You are on page 1of 9

• 1- Thu bổ sung để cân đối ngân sách là khoản thu thường

xuyên của các cấp NS.


• 2- Khoản thu từ thuế GTGT là khoản thu được phân chia theo
tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP.
• 3- Kết dư ngân sách nhà nước hàng năm được nộp vào quỹ
dự trữ nhà nước theo quy định của pháp luật NSNN hiện
hành.
• 4- Trong mọi trường hợp, dự toán NSNN phải đựơc Quốc
Hội thông qua trước ngày 15/11 của năm trứơc.
• 5- Kho bạc nhà nước là cơ quan có thẩm quyền thu NSNN.
• 6. Tất cả các cơ quan nhà nước đều là chủ thể tham gia vào
quan hệ pháp luật chi NSNN.
• 7- Các đơn vị dự toán ngân sách được trích lại 50% kết dư
ngân sách để lập quỹ dự trữ tài chính của đơn vị.
• 8- Số tăng thu NS cấp tỉnh đựơc dùng để thưởng cho các đơn
vị dự toán NSNN theo quyết định của Chủ tịch UBND.
• 9- Nguồn vốn vay nợ của Chính Phủ được sử dụng để đảm
bảo hoạt động thường xuyên của các cơ quan quản lý hành
chính nhà nước.
• 10- Mức bội chi NSNN được xác định bằng tổng mức bội chi
của NSTW và NSĐP trong năm ngân sách.
• 11- Phát hành thêm tiền là một trong những biện pháp góp
phần giải quyết bội chi NSNN.
• 12- Việc lập và quyết định dự toán Ngân sách Nhà nước do
cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc Hội thực hiện.
• 13.Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định về
mức thu phí trên địa bàn thuộc quyền quản lý.
• 14.Ủy ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền quyết định dự
toán ngân sách của cấp mình.
• 15. Tỷ lệ phân chia % giữa NSTW và NS địa phương đối với
1 số khoản thu của các địa phương khác nhau luôn là khác
nhau.
• 16.Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong lĩnh
vực chấp hành ngân sách nhà nước.
Trong năm ngân sách 2017, chủ tịch UBND Tỉnh B đã có một số quyết
định như sau:
• a- Sử dụng 300 triệu đồng từ dự phòng ngân sách của Tỉnh để phục vụ
cho công tác phòng chống dịch cúm gia cầm.
• b- Trích 10 tỷ đồng từ quỹ dự trữ tài chính của Tỉnh để thực hiện các
khoản chi nhằm khắc phục hậu quả thiên tai diễn ra trên địa bàn của
Tỉnh. Biết rằng dự phòng NS tại thời điểm này đã hết.
• c- Chỉ đạo Chi cục Kho bạc nhà nước Tỉnh trích 50% số tăng thu của
Tỉnh để thưởng tết cho các cán bộ thuộc Cục thuế Tỉnh.
• d- Cho phép chuyển khoản chi xây dựng cầu trên sông A từ năm 2017
sang thực hiện vào năm 2018.
• Hỏi: Những quyết định trên của Chủ tịch UBND tỉnh là đúng, sai như
thế nào? Vì sao?
Tháng 2 năm 2018, để chuẩn bị cho việc lập quyết toán ngân sách nhà nước của tỉnh
H năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định:
• 1. Đối với một số khoản chi thuộc dự toán chi ngân sách tỉnh năm 2017, nhưng
vì những lý do khách quan mà chưa được thực hiện trong năm 2017, sẽ được tiếp
tục thực hiện trong năm 2018 và được hạch toán vào quyết toán ngân sách tỉnh
năm 2017.
• 2. Cho phép các đơn vị dự toán ngân sách của ngân sách cấp tỉnh được giữ lại
phần kết dư ngân sách 2017, (nếu có), và phần tài chính này được khấu trừ vào
kinh phí hoạt động của các đơn vị này trong năm 2018.
• 3. Sử dụng Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh bù đắp vào phần kinh phí chi vượt quá
định mức chi của đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh khi đi tham gia xúc tiến thương mại
tại Pháp, Ba Lan trong tháng 12/2018.
• 4. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: quá trình lập quyết toán chi năm 2017 của tỉnh
phải bao gồm tất cả số đã thực chi, kể cả phần kinh phí do ngân sách TW uỷ quyền
cho tỉnh để thực hiện một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trên điạ bàn tỉnh.
Theo anh, chị, những quyết định chỉ đạo trên của Chủ tịch UBND tỉnh H là đúng
hay sai theo pháp luật NSNN hiện hành? Giải thích rõ tại sao?
Trong dự toán ngân sách của huyện X năm 2017 có một số nội dung sau
đây:
• 1. Trích 3% tổng số chi ngân sách huyện để lập dự phòng ngân sách
huyện.
• 2. Thực hiện hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Hội sản xuất đồ mỹ nghệ
của huyện nhằm phát triển ngành kinh tế truyền thống này của địa
phương. Theo đó, mức hỗ trợ được xác định tương ứng với mức chênh
lệch giữa nhu cầu chi và khả năng tài chính của Hội.
• 3. Sử dụng toàn bộ số thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ các doanh
nghiệp trên địa bàn huyện để thực hiện các chương trình phát triển
kinh tế của huyện.
Theo anh, chị, những nội dung trên trong dự toán ngân sách của huyện
X có phù hợp với quy định của pháp luật NSNN hiện hành hay không?
Tại sao?
Trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách năm 2017, Chủ tịch UBND
tỉnh A đã có một số quyết định sau đây:
• a- Quyết định ban hành một số khoản phí trên địa bàn Tỉnh A để tăng
thu cho ngân sách của Tỉnh.
• b- Yêu cầu Cục Hải quan của Tỉnh giữ lại 50 tỷ đồng tiền thu từ thuế
XK-NK tiểu ngạch biên giới phát sinh trên địa bàn để đưa vào ngân
sách của Tỉnh đáp ứng nhu cầu chi của tỉnh.
• c- Chỉ đạo Kho bạc nhà nước của Tỉnh phát hành tín phiếu kho bạc để
bù đắp thiếu hụt tạm thời ngân sách của Tỉnh.
• d- Quyết định sử dụng toàn bộ số tăng thu của Tỉnh để thưởng Tết cho
các cơ quan, đơn vị thuộc Tỉnh.
Hỏi: Các quyết định trên của Chủ tịch UBND Tỉnh A là đúng hay sai?
Vì sao?
Trong dự toán ngân sách 2017 của tỉnh A có một số nội dung sau
đây:
1. Tỉnh A thực hiện bổ sung 50 tỷ cho huyện B, (thuộc tỉnh A),
nhằm uỷ quyền cho huyện B tiến hành nâng cấp Hệ thống cấp
nước sạch trên địa bàn huyện. (Đây vốn là nhiệm vụ của tỉnh A).
2. Giảm mức bổ sung cân đối ngân sách cho huyện C, (thuộc
tỉnh A), là 30% so với mức thực hiện năm 2016 do dự kiến nguồn
thu của huyện C trong năm 2017 sẽ tăng hơn nhiều so với năm
2016.
3. Trong trường hợp cần thiết, cho phép UBND tỉnh A có quyền
sử dụng tối đa 70% số dư của Quỹ dự trữ tài chính tỉnh nhằm xử lý
cân đối ngân sách tỉnh.
Căn cứ vào quy định của pháp luật NSNN hiện hành, anh,
chị hãy nêu nhận xét của mình về từng vấn đề nêu trên trong dự
toán ngân sách của tỉnh A năm 2017?

You might also like