You are on page 1of 62

1

PHẦN I.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CSXH TP HÀ NỘI

1. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Chi
nhánh NHCSXH TP Hà Nội.

Chi nhánh Ngân hàng CSXH TP Hà Nội trực thuộc Ngân hàng
CSXH Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 18/QĐ-HĐQT ngày
14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng NHCSXH và chính thức đi vào hoạt động
từ tháng 4/2003.

Đến năm 2009, theo Quyết định số 01/QĐ-HĐQT ngày


02/01/2009 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng CSXH thực hiện hợp nhất hai chi
nhánh NHCSXH Tỉnh Hà Tây và NHCSXH TP Hà Nội. Đặt trụ sở chính tại
số 27 đường Nguyễn Cơ Thạch, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ gồm: 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc, 05
phòng ban trực thuộc (Kế toán ngân quỹ; Kế hoạch nghiệp vụ; Hành chính tổ
chức; Kiểm tra kiểm toán nội bộ; Tin học) và 28 Phòng giao dịch trực thuộc.

Mô hình tổ chức của NHCSXH thành phố Hà Nội hiện nay gồm bộ
máy quản trị là Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp và bộ máy
điều hành tác nghiệp là Hội sở NHCSXH Thành phố và các Phòng giao dịch
NHCSXH quận, huyện, thị xã. Với đặc thù, riêng có và sáng tạo, phù hợp với
điều kiện thực tế với hệ thống chính trị của Việt Nam, phương thức ủy thác
bán phần cho các tổ chức chính trị xã hội (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu
chiến binh và Đoàn thanh niên) quản lý, thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn
(Tổ TK&VV) ở các thôn, bản, tổ dân phố.

- Bộ máy quản trị gồm Ban đại diện HĐQT NHCSXH Thành phố, cấp
huyện: với thành viên là đại diện lãnh đạo của các ngành tài chính- kế hoạch,
Ngân hàng Nhà nước, NHCSXH, LĐTB&XH, Kinh tế, ủy ban dân tộc, UB
2

MTTQVN, 04 tổ chức chính trị xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân) và từ năm 2015,
thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại công văn số 1423/VPCP-KTTH ngày
01/3/2015, Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện đã bổ sung thêm thành
viên là Chủ tịch UBND cấp xã.Trưởng Ban đại diệnHĐQT NHCSXH các cấp
do 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND cùng cấp kiêm nhiệm. Tổng số thành
viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH Thành phố và cấp huyện hiện nay là 842
người, trong đó Ban đại diện HĐQT NHCSXH Thành phố có 14 thành viên
và cấp huyện là 828 thành viên, bao gồm 524 thành viên là Chủ tịch UBND
xã, phường, thị trấn.Nhiệm vụ của BĐD HĐQT các cấp là tham gia hoạch
định chính sách nguồn vốn, chính sách đầu tư và phối hợp chỉ đạo việc gắn
cho vay chính sách với kế hoạch xóa đói giảm nghèo bền vững và dự án phát
triển kinh tế xã hội tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn
ưu đãi.
- Bộ máy điều hành: Ban Giám đốc chi nhánh (01 Giám đốc và 03 Phó
Giám đốc); 05 Phòng chuyên môn nghiệp vụ (Phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín
dụng, Phòng Kế toán ngân quỹ, Phòng Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ, Phòng
Hành chính tổ chức, Phòng Tin học); 28 Phòng Giao dịch NHCSXH cấp
quận, huyện, thị xã. Mỗi Phòng Giao dịch có từ 8 đến 13 cán bộ, nhân viên
bao gồm: Ban Giám đốc (2-3 người), Tổ Kế hoạch – Nghiệp vụ, Tổ Kế toán –
Ngân quỹ và nhân viên bảo vệ. Tính đến nay, Chi nhánh NHCSXH Tp Hà
Nội có tổng số 315 cán bộ, nhân viên. Với trách nhiệm chính là tổ chức thực
hiện việc quản lý vốn, đưa vốn vay kịp thời đến đối tượng thụ hưởng, đào tạo
tay nghề cho cán bộ và hướng dẫn các đối tượng vay vốn thực hiện các chính
sách cho vay của Chính phủ. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng
chính sách trong quan hệ giao dịch với ngân hàng, Chi nhánh NHCSXH Tp
Hà Nội đã tổ chức 561 điểm giao dịch tại xã, phường thị trấn trên tổng số 584
xã, phường, thị trấn của toàn Thành phố.
Sơ đồ tổ chức Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội:
3

Giám đốc

Các phó giám đốc

Các phòng giao dịch Các Phòng nghiệp vụ


quận, huyện, thị xã

Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Hình Kế Kế Tin Kiể


giao giao giao giao giao chính hoạch toán học m
dịch dịch dịch dịch dịch tổ nghiệ ngân tra,
quận, quận, quận, quận, quận, chức p vụ quỹ kiểm
huyện huyện huyện huyện huyện toán

- Các tổ chức CT-XH làm dịch vụ ủy thác từng phần cho NHCCSXH:
Việc ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức chính trị xã hội được
thực hiện trên cơ sở Văn bản liên tịch được ký kết giữa NHCSXH thành phố
Hà Nội với tổ chức chính trị xã hội cấp Thành phố, làm căn cứ cho Phòng giao
dịch NHCSXH cấp huyện ký Văn bản liên tịch với tổ chức chính trị xã hội cấp
huyện, Hợp đồng ủy thác với tổ chức chính trị xã hội cấp xã và Hợp đồng ủy
nhiệm một số nội dung công việc đối với Tổ TK&VV được thành lập và hoạt
động theo địa bàn thôn, bản, khu dân cư, Tổ dân phố. Đây là hướng đi đúng
đắn, giúp cho việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng
thụ hưởng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất; đồng thời, huy động được sức
mạnh của cộng đồng và toàn xã hội để giúp người nghèo và các đối tượng
chính sách khác.

Hiện nay, 04 tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác một số nội dung công
việc trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng chính sách với tổng số vốn là
4.468 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73% trên tổng dư nợ, trong đó: Hội Phụ nữ quản
4

lý 2.509 tỷ đồng, chiếm 56% dư nợ uỷ thác; Hội Nông dân quản lý 1.314 tỷ
đồng, chiếm 29% dư nợ uỷ thác; Hội chiến binh quản lý 513 tỷ đồng, chiếm
12% dư nợ uỷ thác; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quản lý 132 tỷ
đồng, chiếm 3% dư nợ uỷ thác.

- Tổ Tiết kiệm và Vay vốn: do tổ chức CT-XH thành lập, được chính
quyền cấp xã chấp thuận cho phép hoạt động, gồm hộ nghèo và các đối tượng
chính sách có nhu cầu vay vốn cùng sống trên một địa bàn dân cư, hoạt động
của Tổ theo nguyên tắc tự nguyện, tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và
đời sống, cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng hạn. Tổ
TK&VV cho vay trên cơ sở bình xét công khai, dân chủ những người có đủ
điều kiện vay vốn vay ưu đãi, có sự quản lý, hướng dẫn và giám sát của các tổ
chức CT-XH, Trưởng thôn (Tổ trưởng dân phố), trình UBND cấp xã phê
duyệt và giải ngân trực tiếp tại điểm giao dịch xã, phường, thị trấn. Việc thực
hiện bình xét cho vay công khai tại các Tổ TK&VV dưới sự chứng kiến Hội
đoàn thể cấp xã và Trưởng thôn, ngân hàng giải ngân trực tiếp cho các hộ vay
vốn tại các điểm giao dịch tại xã đã phát huy hiệu quả và huy động sức mạnh
của toàn xã hội tham gia hoạt động tín dụng chính sách, đảm bảo vốn tín dụng
chính sách đến đúng các đối tượng thụ hưởng một cách nhanh chóng và thuận
tiện. Với phương thức ủy thác cho vay này, Hội đoàn thể có điều kiện lồng
ghép hiệu quả chương trình tín dụng với các chương trình khuyến nông,
khuyến ngư, khuyến công, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp
phần nâng cao hiệu quả vốn tín dụng chính sách, hoạt động của các Hội đoàn
thể được mở rộng, phong phú, uy tín của các Hội đoàn thể được nâng lên, từ
đó góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh ở cơ sở.

2. Chức năng nhiệm vụ của CN Ngân hàng CSXH TP Hà Nội.

- Tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH
Thành Phố Hà Nội triển khai các hoạt động của Ngân hàng CSXH, các
chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5

- Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, tiếp nhận các nguồn vốn cho
vay và các nghiệp vụ Ngân hàng khác theo quy định của pháp luật và của
Ngân hàng CSXH.

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán Ngân quỹ và các dịch vụ Ngân hàng
theo quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH.

- Thực hiện chỉ đạo và quản lý hoạt động của các Phòng giao dịch cấp
huyện theo quy định; Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát nội bộ hoạt động
tín dụng chính sách trên địa bàn thành phố.

- Phối hợp với các tổ chức CT-XH nhận ủy thác triển khai văn bản liên
tịch hợp đồng ủy thác một số công đoạn trong cho vay tín dụng chính sách.
PHẦN II.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHCSXH TP HÀ NỘI TRONG TRIỂN
KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI
2.1.2. Kết quả hoạt động Ngân hàng CSXH Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội
2.1.2.1. Về nguồn vốn
Để đảm bảo đủ nguồn vốn thực hiện chương trình cho vay chính sách, thành phố Hà
Nội đã quan tâm chỉ đạo tập trung huy động các nguồn lực tài chính, chỉ đạo tổ
chức tốt việc tiếp nhận các nguồn vốn vay. Nguồn vốn của NHCSXH CN Tp Hà
Nội được cấu thành từ 3 nguồn chủ yếu là:
(1) Nguồn vốn cân đối từ Trung ương chuyển về: nguồn vốn được NHCSXH
Việt Nam phân bổ cho NHCSXH Tp Hà Nội hàng năm theo quy định nhất định;
(2) Nguồn vốn huy động: là nguồn vốn được huy động từ các tổ chức, cá
nhân gửi tiết kiệm (trực tiếp hoặc thông qua tổ TK&VV) tại NHCSXH Tp Hà Nội.
Nguồn vốn huy động tại địa phương sẽ đượng Trung ương cấp bù lãi suất
(3) Nguồn vốn nhận ủy thác: là nguồn vốn nhận ủy thác từ Ngân sách Thành
phố, quận, huyện, thị xã và nhận ủy thác từ Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam các
cấp để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Tình hình nguồn vốn hoạt động của NHCSXH CN TP Hà Nội thể hiện qua
các số liệu của bảng và biểu đồ dưới đây:
Bảng 2.1: Tổng hợp nguồn vốn qua các năm từ 2013-2017
6

Đơn vị: Tỷ đồng

NV huy động tại địa NV Tốc độ


phương nhận Ủy tăng
NV
Vốn HĐ Tiền Tổng thác đầu Tổng trưởng
Chi tiêu Trung
của tổ gửi TK tư tại cộng qua
ương NV
chức, qua Tổ huy địa từng
các nhân TK&VV động phương năm
Năm
Số tiền 3.197 30 109 139 982 4.318
2013
Số tiền 3.443 64 132 196 1.097 4.736
Năm
Tăng (+) 9,68%
2014
giảm (-) so 246 34 23 57 115 418
với năm 2013

Số tiền 3.620 99 162 261 1.306 5.187


Năm
Tăng (+) 9,52%
2015
giảm (-) so 177 35 30 65 209 451
với năm 2014
Số tiền 3.731 205 206 411 1.435 5.577
Năm
Tăng (+) 7,52%
2016 giảm (-) so 11 106 44 150 129 390
với năm 2015
Số tiền 3.694 555 275 830 1.866 6.390
Năm
Tăng(+) giảm 14,58%
2017 (-) so vớinăm -37 350 69 419 431 813
2016
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động 10 năm sau mở rộng địa giới hành chính giai
đoạn 2008 -2018 của NHCSXH CN Tp Hà Nội)

Đơn vị: %
7

80
70
60
50
40
30
20
10
0
2013 2014 2015 2016 2017
NV TW 74.04 72.7 69.79 66.9 57.81
NV huy động 3.22 4.14 5.03 7.37 12.99
NV nhận ủy thác 22.74 23.16 25.18 25.73 29.2

Biểu đồ 2.1. – Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2013 - 2017


(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động 10 năm sau mở rộng địa giới hành chính giai
đoạn 2008 -2018 của NHCSXH CN Tp Hà Nội)
Đơn vị: Tỷ đồng
4,000
3,500
3,000
2,500
2,000
1,500
1,000
500
0
2013 2014 2015 2016 2017
NV TW 3,197 3,443 3,620 3,731 3,694
NV huy động 139 196 261 411 830
NV nhận ủy thác 982 1,097 1,306 1,435 1,866
Biểu đồ 2.2. Tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2013 - 2017
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động 10 năm sau mở rộng địa giới hành chính giai
đoạn 2008 -2018 của NHCSXH CN Tp Hà Nội)
Từ những số liệu trên có thể thấy rõ tình hình huy động vốn của NHCSXH
CN TPHà Nội giai đoạn từ năm 2013 đến hết năm 2017 như sau:
Xét về tổng nguồn vốn: Nguồn vốn tăng trưởng đều qua từng năm, với mức
tăng bình quân hàng năm >7%. Đặc biệt trong năm 2017 gần đây, tổng nguồn vốn
8

tăng trưởng >14%/năm. Tính đến 31/12/2017, tổng nguồn vốn NHCSXH CN Tp Hà
Nội đạt 6.390 tỷ đồng. Nguồn vốn tăng trưởng mạnh qua các năm thể hiện sự phát
triển tốt của công tác nguồn vốn.
So về tỷ trọng nguồn vốn, nguồn vốn cân đối từ Trung ương có sự giảm đều
qua các năm (74,04% năm 2013 xuống còn 57,81% năm 2017). Tuy nhiên, đây vẫn
là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn, tăng trưởng đều qua các năm, so với năm
2013 nguồn vốn cân đối từ Trung ương năm 2017 đã tăng trưởng hơn 15%, từ 3.197
tỷ đồng lên đến 3.694 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 3%.
Điều này thể hiện, NHCSXH CN TP Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều
kiện trong việc cân đối nguồn vốn cho vay từ NHCSXH Việt Nam.
Đứng vị trí thứ 2 về tỷ trọng nguồn vốn là nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại
địa phương. NHCSXH TP Hà Nội luôn tranh thủ sự chỉ đạo và tạo điều kiện của
chính quyền địa phương, BĐD Hội đồng quản trị NHCSXH CNTP Hà Nội, các
quận, huyện trong việc dành một phần vốn từ ngân sách địa phương chuyển sang để
NHCSXH cho vay. Nguồn vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư từ ngân sách địa phương
đang có sự tăng trưởng đáng kể từ 982 tỷ đồng năm 2013 lên tới 1.866 tỷ đồng năm
2017 chiếm tỷ trọng 29,2% tổng nguồn vốn.
Bên cạnh đó phải kể đến nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ, nhân viên
NHCSXH CN TP Hà Nội trong việc thực hiện huy động vốn được Trung ương cấp
bù lãi suất dưới nhiều hình thức như nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân; huy
động tiết kiệm của người nghèo thông qua Tổ TK&VV. Từ cuối năm 2016, Chi
nhánh NHCSXH Hà Nội đã triển khai thêm hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm
của dân cư tại các điểm giao dịch xã, phường, thị trần, đã tạo điều kiện thuận lợi
cho khách hàng trong việc gửi và rút tiền ngay tại UBND cấp xã vào ngày trực giao
dịch cố định hàng tháng, đồng thời, nguồn vốn này được sử dụng để cho vay trên
chính địa bàn đó. Đến ngày 31/12/2017, 100% điểm giao dịch tại xã, phường, thị
trấn đều có phát sinh huy động vốn. Đây là thành công bước đầu, tạo tiền đề cho
Chi nhánh NHCSXH TP Hà Hội đẩy mạnh việc huy động vốn từ cộng đồng dân cư
nhằm bổ sung nguồn vốn giải ngân cho các chương trình tín dụng chính sách. Do
đố, nguồn vốn này có sự tăng trưởng vượt bậc năm 2017 đã đạt tới 830 tỷ đồng
(tăng 5,9 lần so với năm 2013) và có xu hướng tăng trưởng nhanh trong những năm
9

tiếp theo. Đến nay, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng 12,99% tổng nguồn vốn,
điều này rất đáng khích lệ và biểu dương.
2.1.2.2. Về sử dụng nguồn vốn
Ban đầu với tổng dư nợ nhận bàn giao từ 03 chương trình tín dụng là 334 tỷ đồng,
trong đó: cho vay hộ nghèo từ NHNo&PTNT Hà Nội là 237 tỷ đồng, cho vay giải
quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước Hà Nội là 92 tỷ đồng, cho vay HSSV từ
NHCT là 5 tỷ đồng. Đến nay, Chi nhánh NHCSXH Tp Hà Nội đang triển khai cho
vay 15 chương trình tín dụng chính sách, trong đó có 05 chương trình tín dụng lớn,
chiếm tỷ trọng trên 97% trên tổng dư nợ, đó là: Chương trình cho vay GQVL, cho
vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, cho vay nước sạch và vệ sinh môi
trường và cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
- Về sử dụng nguồn vốn để cho vay:Tỷ lệ sử dụng vốn hàng năm của NHCSXH
CN TP Hà Nội đều đạt trên 99%, cho thấy việc sử dụng vốn hiệu quả, không để
láng phí vốn. Dư nợ tín dụng năm sau so với năm trước đều tăng. Do công tác
nguồn vốn được cải thiện, nhất là nguồn vốn huy động được Trung ương cấp bù lãi
suất tăng với tốc độ rất nhanh từ năm 2016 kéo theo tổng dư nợ tín dụng năm 2016
và năm 2017 tăng mạnh. Điều này được thể hiện qua các số liệu của bảng số liệu
2.2- Công tác sử dụng nguồn vốn:

Bảng 2.2 – Công tác sử dụng nguồn vốn giai đoạn 2013-2017
Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng Tỷ lệ hoàn thành


Chi tiêu Tổng dư nợ
nguồn vốn kế hoạch tín dụng

Năm 2013 Số tiền 4.318 4.299 99,56%

Số tiền 4.376 4.720


Năm 2014 Tăng (+) Giảm (-) 99,66%
418 421
so với năm 2013
10

Số tiền 5.187 5.165


Năm 2015 Tăng (+) Giảm (-) 99,58%
451 445
so với năm 2014
Số tiền 5.577 5.537
Năm 2016 Tăng (+) Giảm (-) 99,28%
390 372
so với năm 2015
Số tiền 6.390 6.339
Năm 2017 Tăng (+) Giảm (-) 99,20%
813 802
so với năm 2016

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động 10 năm sau mở rộng địa giới hành chính giai
đoạn 2008-2018 của NHCSXH CN TP Hà Nội.
Kết quả đạt được của Chi nhánh NHCSXH Tp Hà Nội về doanh số cho vay,
doanh số thu nợ trong những năm qua không chỉ cho thấy sự phát triển mạnh mẽ mà
còn thể hiện sự tin tưởng của khách hành đối với NHCSXH. Phạm vi hoạt động, đối
tượng phục vụ của NHCSXH ngày càng lớn, chất lượng của các khoản vay ngày
cang được nâng cao, các đối tượng chính sách được vay vốn học tập, sản xuất, phát
triển kinh tế hộ gia đình từng bước xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
2.1.2.3. Kết quả hoạt động cho vay của Ngân hàng CSXH Chi nhánh Tp Hà Nội
a) Dư nợ cho vaytheo các chương trình cho vay:
Tình hình hoạt động cho vay của Chi nhánh NHCSXH Tp Hà Nội theo
chương trình tín dụng thể hiện qua các bảng số liệu sau:
Bảng 2.3 – Tình hình dư nợ theo chương trình cho vay giai đoạn 2013-2017
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Năm Năm Năm Năm
Stt Chương trình cho vay
2013 2014 2015 2016 2017
1 Cho vay Hộ nghèo 1.166 908 700 557 388

2 Cho vay Hộ cận nghèo 486 1.089 1.462 1.120 501

3 Cho vay hộ mới thoát nghèo 0 0 40.8 755 1.793

4 Cho vay HSSV có HCKK 838 598 406 269 181

5 Cho vay GQVL 1.057 1.188 1.401 1.570 2.145


11

6 Cho vay XKLĐ 1,38 1,43 1,45 1,20 1,12

7 Cho vay NS&VSMT 582 783 999 1.119 1.187

8 CV Doanh nghiệp nhỏ và vừa (KFW) 23,70 13,40 9,0 4,48 2,60

9 Cho vay hộ SXKD vùng KK 75,6 75,6 87,58 87,56 90,54

10 Cho vay thương nhân tại vùng KK 1,76 1,75 1,75 1,72 1,72

11 Cho vay dự án Nippon 0 1 0,35 0,80 0,60

12 Cho vay theo QĐ 29/2014/QĐ-TTg 0 0 0 0,93 1

Cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển


13 0 0 0 0 0,8
chăn nuôi theo NĐ 75/2015/NĐ-CP

14 Cho vay hộ nghèo về nhà ở 57,7 57,2 54,3 50,3 45,4

15 Cho vay khác (CV dự án bò sinh sản) 10 4,9 1,9 0,23 0,09

Tổng cộng 4.299 4.720 5.165 5.537 6.339


Tăng trưởng dư nợ năm sau so với năm
9,80 9,45 7,20 14,48
trước (%)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động 10 năm sau mở rộng địa giới hành chính giai
đoạn 2008 -2018 của NHCSXH CN Tp Hà Nội)
Bảng 2.4 – Cơ cấu dư nợ theo chương trình cho vay năm 2013 và 2017
Đơn vị: tỷ đồng, %

Năm 2013 Năm 2017


Stt Chương trình cho vay Tỷ Tỷ
Dư nợ Dư nợ
trọng trọng

1 CV hộ nghèo 1.166 27,12 388 6,12


2 CV hộ cận nghèo 486 11,30 501 7,90
3 CV hộ mới thoát nghèo 0 0 1.793 28,29
4 CV HSSV có HCKK 838 19,49 181 2,86
5 CV GQVL 1.057 24,59 2.245 33,84
6 CV XKLĐ 1,38 0,03 1,12 0,02
7 CV NS&VSMT 582 13,54 1.187 18,73
12

8 CV KFW 23,70 0,55 2,60 0,04


9 CV hộ SXKD vùng KK 75,60 1,76 90,54 1,.43
10 CV thương nhân tại vùng KK 1,76 0,04 1,72 0,03
11 CV dự án Nippon 0 0 0,60 0,01
12 CV theo QĐ 29/2014/QĐ-TTg 0 0 1 0,02
CV trồng rừng SX, phát triển chăn
13 0 0 0,80 0,01
nuôi theo NĐ 75/2015/NĐ – CP
14 CV hộ nghèo về nhà ở 57,70 1,34 45,40 0,72
15 CV khác (CV dự án bò sinh sản) 10 0,23 0,09 0,0014
Tổng cộng 4.299 100% 6.339 100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động 10 năm sau mở rộng địa giới hành chính giai
đoạn 2008 -2018 của NHCSXH CN Tp Hà Nội)
Qua các bảng số liệu bảng 2.3 cho thấy dư nợ của NHCSXH đã tăng trưởng
liên tục trong bốn năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,22%. Tổng dư nợ
tăng lên qua từng năm và số chương trình cho vay cũng được đa dạng hơn. Điều đó
chứng tỏ hoạt động cho vay của NHCSXH ngày càng được mở rộng nhằm phục vụ
tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Thông qua bảng 2.4 cho thấy cơ cấu cho vay có chiều hướng thay đổi qua
các năm. Năm 2013, 3 chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay HSSV có hoàn cảnh
khó khăn và cho vay GQVL đóng vai trò chủ đạo, trong đó cho vay hộ nghèo chiếm
tỷ trọng cao nhất (27,12%) sau đó đến chương trình GQVL chiếm 24,59% và đứng
thứ 3 là chương trình HSSV: 19,49%. Đến 31/12/2017 có thể thấy dư nợ của
chương trình GQVL tăng trưởng mạnh chiếm tỷ trọng cao nhất (33,84% trên tổng
dư nợ), tuy nhiên dư nợ của 2 chương trình Cho vay Hộ nghèo và HSSV đã sụt
giảm rất nhanh, cho vay hộ nghèo từ vị trí thứ nhất đã tụt xuống vị trí thứ 5 với tỷ
trọng 6,12% trên tổng dư nợ, tổng dư nợ giảm từ 1.166 tỷ đồng xuống còn 388 tỷ
đồng; chương trình HSSV từ vị trí thứ 3 đã tụt xuống vị trí thứ 6 với tỷ trọng chỉ là
2,86% trên tổng dư nợ, tổng dư nợ giảm từ 838 tỷ đồng xuống còn 181 tỷ đồng.
Bên cạnh đó cũng phải kể đến dư nợ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo, dù
mới được triển khai từ năm 2015, tuy nhiên tổng dư nợ của chương trình này đã
tăng rất nhanh, hiện tại cho vay hộ mới thoát nghèo chiếm tỷ trọng 28,18% đứng
thứ hai trên tổng dư nợ tín dụng.
13

b) Dư nợ cho vay qua các tổ chức hội đoàn thể


Có thể nói cho vay ủy thác qua các tổ chức CT-XH là một cách nhanh nhất
giúp vốn ưu đãi đến tay người nghèo, HSSV có HCKK và các đối tượng chính sách
khác. Giúp thuận tiện trong việc triển khai cho vay – thu hồi vốn, giảm bớt được
khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng mà ngân hàng vẫn quản lý được chất
lượng tín dụng.
Với việc phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể, thực hiện tốt các nội dung cam kết
tại các văn bản ủy thác giữa các cấp hội và NHCSXH.NHCSXH Tp Hà Nội thực hiện
cho vay HSSV có HCKK và các đối tượng chính sách khác chủ yếu theo phương
thức ủy thác qua các tổ chức CT-XH. Phối hợp xây dựng, triển khai kế hoạch cho
vay, thu nợ trong năm. Thông qua tổ chức hội, đoàn thể các cấp, công tác cho vay của
NHCSXH Tp Hà Nội đã được triển khai mạnh mẽ trên địa bàn toàn thành phố.Tổ
chức tập huấn nghiệp vụ tín dụng ưu đãi cho lãnh đạo hội, đoàn thể và các Tổ trưởng
Tổ TK&VV. Xây dựng mạng lưới hoạt động thông qua tổ giao dịch lưuđộng tại địa
bàn cấp xã, phát huy thương hiệu của NHCSXH đến từng địa phương làm cho hiệu
quả tín dụng tăng lên đáng kể. Kết quả dư nợ cho vay ủy thác bán phần qua các hội,
đoàn thể chi tiết cụ thể 2 năm 2016, 2017 qua bảng số liệu 2.5 như sau:
Bảng 2.5- Cơ cấu dư nợ theo hình thức cho vay năm 2016-2017
Đơn vị: tỷ đồng, %

Cho vay ủy thác qua tổ chức CT – XH Cho vay


Tổng
Chỉ tiêu trực
HND HPN HCCB ĐTN Tổng cộng
tiếp
Dư nợ 1.116,17 2.365,28 562,64 171,37 4.215,46 1.321,54 5.537
Tỷ
20,16 42,72 10,16 3,09 76,13 23,87 100
Năm trọng
2016 Nợ quá 0,84 1,51 0,33 0,07 1,91
2,75 4,66
hạn
Tỷ lệ
18,03 32,40 7,08 1,50 59,01 40,99 100
NQH
Dư nợ 1.271,67 2.865,67 652,51 168,42 4.958,27 1.380,73 6.339
Năm Tỷ 20,06 45,21 10,29 2,66 21,78
78,22 100
2017 trọng
Nợ quá
0,61 1,69 0,047 0,02 2,367 2,07 4,437
hạn
14

Tỷ lệ
13,75 38,09 1,06 0,45 53,35 46,65 100
NQH
(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của NHCSXH CN Tp Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên ta thấy đến 31/12/2017,dư nợ 15 chương trình cho vay
ủy thác qua 04 tổ chức CT-XH đạt 4.958,27 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 78.22% trên tổng
dư nợ, tăng 742.81 tỷ đồng so với năm 2016 trong đó tỷ trọng cho vay ủy thác qua
HPN chiếm tỷ trọng cao nhất, quanh mức 45,21% tổng dư nợ;đứng thứ 2 là ủy thác
qua HND với tỷ trọng 20.06%; tiếp đến là dư nợ ủy thác qua HCCB với tỷ trọng
10,29% tổng dư nợ.Nợ quá hạn là 2,37 tỷ đồng giảm 0.38 tỷ đồng so với năm 2016,
chiếm tỷ lệ 0,047% trên tổng dư nợ nhận ủy thác và chiếm tỷ lệ 53.35% trên tổng
dư nợ quá hạn của toàn chi nhánh.Tỷ trọng cho vay ủy thác qua các tổ chức CT-XH
không có nhiều biến động, thể hiện có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các hội đoàn
thể trong công tác nhận ủy thác cho vay với NHCSXH.
2.2. Thưc trạng cho vay HSSV tại NHCSXH Việt Nam – CN Tp Hà Nội
2.2.1. Quy định về cho vay HSSV của NHCSXH Việt Nam – CN Tp Hà Nội
Để phục vụ công tác quản trị, điều hành một cách khoa học, NHCSXH CN Tp Hà
Nội áp dụng đầy đủ cáchệ thống văn bản pháp quy, quy trình, quy định mà
NHCSXH đã xây dựng cho các chương trình cho vay các đối tượng chính sách nói
chung và chương trình HSSV có HCKK nói riêng. NHCSXH CN Tp Hà Nội luôn
kết hợp giữa ngân hàng với các cơ quan chức năng khác (như: chính quyển, tài
chính, pháp lý… từ cấp xã, phường đến quận, huyện, thị xã rồi đến các cấp Tỉnh,
Thành phố và Trung ương) nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu của các đối tượng
chính sách và đặc biệt là đối tượng cho vay HSSV có HCKK. Đây là cơ sở để tiến
hành hoạt động cho vay HSSV có HCKK một cách lành mạnh và có hiệu quả. Dưới
đây là hệ thống văn bản pháp quy, quy trình, quy định tại NHCSXH nói chung và
Chi nhánh NHCSXH Tp Hà Nội nói riêng:
2.2.1.1. Hệ thống văn bản pháp ký liên quan đến chương trình cho vay HSSV của
Ngân hàng CSXH Việt Nam - Chi nhánh Tp Hà Nội
-Quyết định 157/2007/QĐ – TTg ngày 27/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín
dụng đối với HSSV. Căn cứ vào Quyết định này NHCSXH Việt Nam đã ban hành
văn bản số: 2162A/NHCS-TD hướng dẫn thực hiện cho vay đối với HSSV.
15

- Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 30/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về “điều
chỉnh mức cho vay đối với HSSV”.
- Quyết định số 468/NHCSXH – TDSV ngày 02/03/2015 của NHCSXH Việt
Nam về việc“Hướng dẫn xử lý nghiệp vụ cho vay chương trình HSSV”
- Văn bản số 2525/NHCS – TDSV ngày 07/09/2009 vê việc “giải ngân qua
thẻ đối với chương trình tín dụng HSSV”.
- Văn bản số 1964/NHCS – TDSV ngày 15/07/2009 về việc “hướng dẫn giải
ngân đối với bộ đội xuất ngũ đi học”.
- Văn bản thỏa thuận số 3948/VBTT – NHCS – HPN – HND – HCCB-
ĐTNCSHCM ngày 03/12/2014 của NHCSXH về việc “Thực hiện ủy thác cho vay
vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”
- Quyết định 147/NHCS-TDNN ngày 16/01/2015 của NHCSXH về việc
“Thay đổi người đại diện Hộ gia đình đứng tên vay vốn”
- Quyết định số 4086/NHCS-TDNN ngày 26/10/2016 của NHCSXH về việc
“Sửa đổi thủ tục, quy trình gia hạn thông thường”
- Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 của NHCSXH về việc “Ban
hành quy định xử lý nợ rủi ro trong hệ thống Ngân hàng CSXH”
- Quyết định số 1112/NHCS – KHNV ngày 27/01/2011 của Chi nhánh
NHCSXH Tp Hà Nội về việc “Chấn chỉnh các tồn tại chương trình tín dụng đối với
học sinh, sinh viên”
- Quyết định số 1203/NHCS-KHNV ngày 04/09/2013 của Chi nhánh
NHCSXH Tp Hà Nội về việc “Phân kỳ trả nợ chương trình tín dụng HSSV”
2.2.1.2. Các quy định về cho vay HSSV của Ngân hàng CSXH Việt Nam – Chi
nhánh Tp Hà Nội
a) Đối tượng vay vốn
Theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về tín dụng đối với HSSV thì đối tượng vay vốn được quy định như sau:
“HSSV có HCKKtheo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật Việt Nam,gồm:
-HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn
lại không có khả năng lao động.
16

-HSSV là thành viên hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
+Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
+Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức
thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
-HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai,
hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của UBND xã, phường,
thị trấn nơi cư trú.”
-Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù
hợp với nghề cần học, học nghề trong các trường: trường đại học, cao đẳng, trung
cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức
CT-XH, các cơ sở đào tạo nghề khác theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg
ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
-Bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và
các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại Quyết
định số 121/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
-Người lao động bị thu hồi đất theo Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày
10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải
quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất tham gia đào tạo nghề được vay
vốn một lần theo quy định của chính sách tín dụng đối với HSSV.
- HSSV Y khoa có HCKK đã tốt nghiệp (nhưng không quá 12 tháng kể từ
ngày tốt nghiệp) các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và tại các cơ sở đào tạo
chuyên ngành Y được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt
Nam, trong thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh (theo QĐ số 09/2016/QĐ-TTg
ngày 02/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ) được vay vốn theo quy định của chính
sách tín dụng đối với HSSV (Đây là chương trình tín dụng được áp dụng vào cuối
năm 2016 và chi nhánh nơi nghiên cứu sẽ triển khai thực hiện từ năm 2017).
b) Điều kiện vay vốn
(*) Về điều kiện chung
- HSSV đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho
vay;
- Đối với HSSV năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác
nhận được vào học của nhà trường;
17

- Đối với HSSV năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc
đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vị: cờ
bạc, nghiệ hút, trộm cắp, buôn lậu.
(*) Về điều kiện riêng với một số đối tượng
- Đối với bộ đội xuất ngũ, người vay gửi cho ngân hàng nơi cho vay bản sao
quyết định quân nhân xuất ngũ;
- Đối với người lao động bị thu hồi đất tham gia đào tạo nghề phải có Quyết
định thu hồi đất với thời hạn trong vòng 05 năm kể từ ngày có Quyết định thu hồi
đất.
c) Thời hạn cho vay:Theo Quyết định số 157/2007/QĐ-Ttg ngày 27/09/2007 của
Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV thì thời hạn cho vay được quy định
như sau:
“- Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận
món vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi được thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng.Thời hạn cho vay bao gồm: thời hạn phát tiền vay, thời gian ân hạn (nếu
có) và thời hạn trả nợ.
Thời hạn phát tiền vay: là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món
vay đầu tiên cho đến ngày HSSV kết thúc khóa học.
Thời gian ân hạn: Được tính kể từ ngày HSSV kết thúc khóa học cho đến
khi HSSV có việc làm, thu nhập, nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Thời hạn trả nợ: là khoảng thời gian tính từ ngày người vay trả món nợ đầu
tiên đến ngày trả hết gốc và lãi.”
Trường hợp một hộ gia đình vay vốn cho nhiều HSSV thì thời hạn cho vay
được xác định riêng theo từng HSSV.
d) Mức vốn cho vay
Mức cho vay tối đa đối với một HSSV do Chính phủ qui định trong từng thời kỳ.
+ Từ ngày 01/10/2007 mức cho vay là 800.000đ/tháng/HSSV;
+ Từ ngày 26/8/2009 mức cho vay là 860.000đ/tháng/HSSV;
+ Từ ngày 15/11/2010 mức cho vay là 900.000đ/tháng/HSSV;
+ Từ ngày 01/8/2011 mức cho vay là 1.000.000đ/tháng/HSSV;
+ Từ ngày 01/8/2013 mức cho vay là 1.100.000đ/tháng/HSSV;
+ Từ ngày 09/01/2016 mức cho vay là 1.250.000đ/tháng/HSSV;
18

+ Từ ngày 15/06/2017 mức cho vay là 1.500.000đ/tháng/HSSV.


(Mức cho vay tối đa 1 năm học hiện nay là 15 triệu đồng).
NHCSXH nơi cho vay căn cứ vào mức thu học phí của từng trường, sinh hoạt phí
và nhu cầu của người vay để quyết định mức cho vay cụ thể đối với từng HSSV. Số
tiền cho vay đối với mỗi hộ gia đình căn cứ vào số lượng HSSV trong gia đình, thời
gian phải theo học tại trường và mức cho vay đối với mỗi HSSV.
Mức cho Mức cho vay tối đa –
= x Thời gian học tại trường
vay Mức giảm học phí (nếu có)

(Đối với từng trường hợp phát sinh như: trường hợp đang giải ngân dở dang khi có
Quyết định nâng mức cho vay của Thủ tướng Chính phủ; trường hợp HSSV lưu ban,
chuyển trường,…; trường hợp HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính;… thì
NHCSXH đã có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể).
e) Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quy định theo từng thời kỳ. Lãi suất hiện
hành áp dụng từ 01/6/2015 là 6,6%/năm. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất
khi cho vay.
Các khoản cho vay trước ngày thay đổi lãi suất còn dư nợ vẫn được áp dụng
lãi suất cho vay đã ghi trên Sổ vay vốn hoặc Khế ước nhận nợ cho đến khi thu hồi
hết nợ.
f) Trả nợ gốc, lãi tiền vay
Theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về tín dụng đối với HSSV thì việc trả gốc và lãi tiền vay được quy định
như sau:
“Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay
sau khi HSSV có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày
HSSV kết thúc khóa học. Việc trả nợ gốc được thực hiện theo phân kỳ trả nợ đã
thỏa thuận trong sổ vay vốn. Trường hợp người vay có khó khăn chưa trả được nợ
gốc theo đúng kỳ hạn trả nợ thì được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo nhưng tối
đa không quá thời hạn trả nợ cuối cùng.”
19

-Lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến
ngày trả hết nợ gốc. NHCSXH và người vay thỏa thuận trả lãi theo định kỳ hàng
tháng trong thời hạn trả nợ.
g) Chính sách giảm lãi đối với người vay trả nợ trước hạn
Số tiền lãi được giảm tính trên số tiền gốc trả nợ trước hạn và thời gian trả nợ
trước hạn của người vay, được tính theo công thức sau:
Số tiền gốc Lãi suất cho vay
Số tiền lãi Số ngày trả
= trả nợ x x (%năm) x 50%
được giảm nợ trước hạn
trươc hạn 365 ngày

Số ngày trả nợ trước hạn được tính từ ngày trả nợ đến ngày trả nợ cuối cùng ghi trên
khế ước nhận nợ.
Số tiền lãi được giảm được thoái trả một lần khi người vay trả hết nợ cho
NHCSXH (cả gốc và lãi) và không vượt quá tổng số lãi tiền vay phải trả.
h) Phương thức cho vay
- Cho vay thông qua hộ gia đình: Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn
cho HSSV và có trách nhiệm trả nợ cho NHCSXH.
- Cho vay trực tiếp HSSV: HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha
hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động được vay vốn và trả nợ
trực tiếp tại NHCSXH nơi địa bàn nhà trường đóng trụ sở.
i) Quy trình và thủ tục cho vay
(*) Cho vay thông qua hộ gia đình:
Theo công văn số 2162A/NHCSXH-TD ngày 02/10/2007 về thực hiện cho
vay đối với HSSV theo QĐ số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có
hướng dẫn về thủ tục quy trình cho vay đối với HSSV như sau:
“Bước 1:Người vay viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu 01/TD) kèm Giấy xác
nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học gửi cho tổ TK&VV.
Bước 2:Tổ TK&VV nhận được hồ sơ xin vay của người vay, tiến hành họp Tổ
để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối
tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Trường hợp người vay
chưa là thành viên của Tổ TK&VV thì Tổ TK&VV tại thôn đang họa động hiện nay
tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành lập Tổ mới nếu đủ điều kiện. Sau đó
20

lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu 03/TD) kèm Giấy đề nghị
vay vốn, Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học, Giấy xác nhận của
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trình UBND cấp xã xác nhận.
Bước 3:Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ
đề nghị vay vốn cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay.
Bước 4:NHCSXH nhận được hồ sơ do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH
được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ
của bộ hồ sơ vay vốn, trình Trưởng phòng tín dụng (Tổ trưởng tổ tín dụng) và Giám
đốc phê duyệt cho vay. Saukhi phê duyệt, NHCSXH lập thông báo kết quả phê
duyệt cho vay (mẫu 01/TD) gửi UBND cấp xã.
Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức CT-XH (đơn vị nhận ủy thác)
Bước 6: Tổ chức CT – XH cấp xã thông báo cho tổ TK&VV nơi có người vay
được phê duyệt cho vay biết.
Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho người vay đến điểm giao dịch xã hoặc trụ
sở NHCSXH nơi cho vay để nhận tiền vay.
Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay.”
(*) Cho vay trực tiếp HSSV:
+ Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay
(mẫu số 01/TD) kèm hồ sơ cho vay gửi NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở.
+Cán bộ NHCSXH (được Giám đốc phân công) thực hiện việc kiểm tra tính
hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn. Trường hợp cần thiết có thể kiểm tra, đối chiếu
tính chính xác của hồ sơ vay vốn, sau đó trình Trưởng phòng tín dụng (Tổ trưởng tổ
tín dụng) và Giám đốc phê duyệt cho vay.
+ Trong thời gian 30 ngày sau mỗi kỳ giải ngân, NHCSXH nơi cho vay
thông báo đến nhà trường (Phòng công tác HSSV hoặc phòng đào tạo …) tình hình
vay vốn của HSSV mồ côi để cùng phối hợp quản lý, nhắc nhở HSSV có ý thức
trách nhiệm khi vay vốn tại NHCSXH. Đồng thời nhà trường cũng thông báo ngay
cho NHCSXH khi HSSV mồ côi bỏ học, thôi học, kỷ luật, … (mẫu số 02/TBSV).
k) Xử lý nợ đên hạn
(*) Gia hạn nợ: “Gia hạn nợ được áp dụng trong trường hợp khi hộ vay đến thời
điểm trả nợ cuối cùng, nếu người vay có khó khăn khách quan chưa trả được nợ thù
21

được NHCSXH xem xét cho gia hạn nợ.” – Theo QĐ số 157/2007/QĐ-Ttg của Thủ
tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV.
Thời gian cho gia hạn nợ: ngân hàng có thể gia hạn nợ một hoặc nhiều lần
cho một khoản vay tùy trường hợp cụ thể; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng ½ thời
hạn trả nợ, đối với các món vay ngắn hạn thời gian gia hạn nợ tối đa là 12 tháng.
(*) Chuyển nợ quá hạn
“Trường hợp người vay không trả nợ đúng theo ký hạn trả nợ cuối cùng và không
được NHCSXH cho gia hạn nợ thì chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn.” –
Theo QĐ số 157/2007/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV.
Lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn. Saukhi chuyển nợ quá hạn,
NHCSXH phối hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức CT – XH có biện pháp tích
cực thu hồi nợ.
2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay HSSV tại NHCSXH Việt Nam – CN Hà
Nội.
2.2.2.1. Quy mô và dư nợ bình quân
a) Quy mô tín dụng HSSV
- Xét về nguồn vốn tín dụng HSSV: Đánh giá lượng vốn mà Chi nhánh NHCSXH
Thành phố Hà Nội phục vụ tín dụng HSSV để phục vụ học tập. Nguồn vốn của Chi
nhánh bao gồm vốn do ngân sách Nhà nước cấp; vốn huy động và vốn vay (quỹ tín
dụng hay kho bạc Nhà nước); vốn vay ủy thác.
Nguồn vốn dự kiến thực hiện tín dụng HSSV trên địa bàn Thành phố tương
đối phù hợp với nhu cầu HSSV. Trong 05 năm từ 2013-2017 Chi nhánh NHCSXH
Thành phố Hà Nội đã tận dụng được nguồn vốn từ NHCSXH Việt Nam để đầu tư
kịp thời các đối tượng Chính sách nói chung và đối tượng HSSV nói riêng.
Đến 31/12/2017 tổng nguồn vốn tín dụng HSSV là 191 tỷ đồng (chiếm
2.99% tổng nguồn vốn là 6.390 tỷ đồng, trong đó dư nợ HSSV đạt 181 tỷ đồng) đã
góp phần nào đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu của đối tượng theo quy định.
Kết quả về nguồn vốn tín dụng HSSV từ 2013-2017 như sau:
Bảng 2.6. Nguồn vốn tín dụng HSSV
Đơn vị: tỷ đồng

Tổng nguồn Nguồn vốn tín Nguồn vốn tín dụng HSSV/
Năm
vốn dụng HSSV Tổng nguồn vốn
22

2013 4.318 960 22,23%


2014 4.736 770 16,26%
2015 5.187 410 7,90%
2016 5.577 290 5,20%
2017 6.390 191 2,99%
(Nguồn: Báo cáo công tác nguồn vốn qua các năm 2013-2017)
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn tín dụng HSSV từ 2013-2017 có sự
sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân là do từ năm 2013 đến nay chu kỳ trả nợ tín dụng
HSSV đến hạn nhiều, tỷ lệ thu nợ trước hạn lớn không những đủ đáp ứng nhu cầu
cho vay vốn của HSSV thậm chí còn được dùng để hoàn trả số vốn vay của nguồn
vốn vay đến hạn của tổ chức tài chính và điều chỉnh sang cho vay hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác. Mặt khác còn một nguyên nhân khiến cho nguồn vốn
này giảm sụt là tín dụng HSSV không thực hiện cho vay quay vòng để trả nợ như
các chương trình khác.
- Xét về tỷ trọng dư nợ HSSV tại Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội:
Dư nợ cho vay HSSV có HCKK tại NHCSXH TP Hà Nội đã giảm nhanh chóng
trong giai đoạn từ 2013-2017, quy mô tín dụng ngày càng bị thu hẹp. Tỷ trọng dư nợ
tín dụng HSSV có HCKK năm 2013 chiếm 19,49% tổng dư nợ. Năm 2014 giảm
6,82% so với năm 2013; năm 2015 giảm 4,81% so với năm 2014; năm 2016 giảm 3%
so với năm 2015; năm 2017 giảm 2,03% so với năm 2016, tỷ trọng dư nợ hiện tại chỉ
là 2,83% tổng dư nợ. Tính từ 31/12/2013 đến hết năm 2017, tổng dư nợ tín dụng
HSSV giảm từ 838 tỷ đồng xuống còn 181 tỷ đồng. Tỷ trọng cho vay HSSV có
HCKK cụ thể qua từng năm được thể hiện qua bảng số liệu 2.7 dưới đây:
Bảng 2.7: Tỷ trọng dư nợ cho vay HSSV từ năm 2013 – 2017
Đơn vị: tỷ đồng
Tỷ trọng
Chỉ tiêu Tổng dư Dư nợ cho
DN HSSV/
Năm nợ vay HSSV
Tổng DN
2013 Số tiền 4.299 838 19,49%
Số tiền 4.720 598 12,67%
2014
Tăng (+) giảm (-) so với năm 2013 421 - 240 - 6,82%
2015 Số tiền 5.165 406 7,86%
23

Tăng (+) giảm (-) so với năm 2014 445 - 192 - 4,81%
Số tiền 5.537 269 4,86%
2016
Tăng (+) giảm (-) so với năm 2015 372 -137 - 3,0 %
Số tiền 6.399 181 2,83%
2017
Tăng (+) giảm (-) so với năm 2016 862 - 88 - 2,03%
(Nguồn: Báo cáo các năm 2013-2017 của NHCSXH thành phố Hà Nội)
Tỷ trọng dư nợ chương trình cho vay HSSV giảm dần qua các năm bởi
nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, với nhiều cố gắng lỗ lực của các cơ quan ban ngành, sự chỉ đạo sát
sao của Đảng và Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn liên tục giảm theo từng giai
đoạn. Cụ thể giai đoạn 2010-2015, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố giảm từ
6,09% xuống còn 1,5% và theo chuẩn Trung ương giảm từ 4,97% xuống còn
0,27%; giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố giảm từ 3.64% đầu năm
2016 (đầu giai đoạn) xuống còn 1,69% vào cuối năm 2017. Chính vì vậy mà số
lượng đối tượng có thể được vay vốn chương trình HSSV cũng giảm làm cho tổng
dư nợ của chương trình giảm.
Thứ hai, HSSV ra trường trả hết nợ vay ngân hàng, công tác tuyên truyền
chưa sâu rộng nên số lượng HSSV mới được vay vốn các năm sau ít hơn năm trước.
Nhiều HSSV thuộc diện được vay vốn chính sách nhưng lại không có thông tin,
hiểu biết về cơ chế chính sách của Nhà nước nên cũng chưa tiếp cận được nguồn
vốn ưu đãi này, làm cho dư nợ cho vay HSSV giảm dần qua các năm.
- Xét về dư nợ tín dụng HSSV theo phương thức ủy thác qua tổ chức CTXH:
NHCSXH kết hợp các tổ chức chính trị xã hội là Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội
cựu chiến binh, Đoàn thanh niên đến từng thôn, xóm, từng gia đình để tuyên truyền,
triển khai thực hiện Chương trình, thể hiện qua số dư nợ của các Hội đoàn thể.
Bảng 2.8. Dư nợ tín dụng HSSV theo phương thức ủy thác qua tổ chức CTXH
Đơn vị: tỷ đồng, hộ, tổ

Số tổ Dư nợ đến 31/12/2017
Số hộ
TK&VV
Tổ chức đang
Stt đang Trong đó
CT – XH dư nợ Tổng Tỷ
hoạt
HSSV số trọng
động NQH Tỷ lệ
24

1 Hội phụ nữ 3.866 4.656 103,97 57,81% 0,922 69,04%

2 Hội nông dân 2.324 2.465 54,88 30,51% 0,222 16,62%

3 Hội CCB 1.122 806 18,14 10,09% 0,185 13,85%

4 Đoàn thanh niên 7.557 134 2,86 1,59% 0,0065 0,49%

Tổng cộng 14.869 8.061 179,85 100 1,3355 100

(Nguồn: Báo cáo các năm 2013-2017 của NHCSXH TP Hà Nội)


Theo đó, tỷ trọng dư nợ ủy thác qua HPN chiếm tỷ trọng cao nhất trong dư
nợ 4 hội đoàn thể do người phụ nữ cũng đồng thời là người mẹ trong Hộ gia đình
nên có cơ hội để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho con em trong việc vay vốn.
Đến nay, toàn Chi nhánh có 7.557 Tổ TK&VV được thành lập thông qua
hoạt động ủy thác của các tổ chức CT-XH, trong đó tổ hội phụ nữ chiếm 69,04%,
hội nông dân chiếm 16,62%, hội CCB là 13,85% còn lại là của đoàn thanh niên.
Chương trình CV HSSV đã rút ngắn chênh lệch giữa các địa bàn quận và
huyện khó khăn: Bất kể HSSV ở quận nội thành, huyện ngoại thành hay huyện khó
khăn thuộc đối tượng vay vốn Chương trình CV HSSV theo QĐ số 157/2007/QĐ-
TTg và các văn bản sửa đổi, bổ sung, khi thực hiện các quy trình, thủ tục vay vốn
theo quy định sẽ được vay vốn để học tập có cơ hội thoát nghèo vươn lên trong
cuộc sống.
Chương trình có phạm vi bao phủ rộng: Chương trình tín dụng HSSV đã đến với hầu
hết các đối tượng cần được hỗ trợ vay vốn cho con em học tập tại tất cả các phường
xã, các thôn, bản trên địa bàn TP. Hà Nội và về cơ bản là có hiệu quả, giúp hộ nghèo,
hộ cận nghèo, hộ gia đình có HCKK có con em đi học vượt qua khó khăn.
b) Dư nợ bình quân và tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân
Dư nợ bình quân một HSSV trong 5 năm gần đây thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân một HSSV
Đơn vị: Triệu đồng
Dư nợ bình Tốc độ tăng trưởng
Số HSSV
Năm Tổng dư nợ quân/01 dư nợ bình quân
còn dư nợ
sinh viên 01 HSSV
2013 838.000 51.153 16,38
25

2014 598.000 36.468 16,40 0,10%


2015 406.000 22.949 17,69 7,89%
2016 269.000 14.139 19,03 7,54%
2017 181.000 8.966 20,19 6,11%
(Nguồn: Báo cáo các năm 2013 – 2017 của NHCSXH thành phố Hà Nội)
Qua bảng số liệu 2.9 ta thấy, số tiền Ngân hàng CSXH Tp Hà Nội hiện đang
cho vay đối với một HSSV tăng bình quân qua các năm là 5,41%.
Nhận thức được vai trò quan trọng của đầu tư cho giáo dục, với mục tiêu hỗ
trợ đủ vốn cho HSSV nộp học phí và hỗ trợ một phần sinh hoạt phí để theo học tại
các trường Đại Học, Cao Đẳng, Trung cấp nghề. Mức vay được thay đổi qua các
thời kỳ cụ thể như sau: Năm 2003 thực hiện quyết định số 51/1998/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ mức cho vay là 150.000 đồng/người/tháng. Ngày 18/5/2006
Thủ tướng ban hành quyết định số 107/2006/QĐ-TTg quy định mức vay vốn là
300.000 đồng/người/tháng. Ngày 19/7/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết
định số 1196/QĐ-TTg nâng mức vay vốn lên 1.100.000đ/người/tháng. Hiện nay
mức cho vay được thực hiện theo quyết định số 751/QĐ-TTG ngày 30/5/2017 là
1.500.000đ/người/tháng. Điều đó thể hiện sự quan tâm rất lớn của Chính phủ trong
việc đầu tư cho chi thức, đầu tư cho giáo dục. Tuy nhiên mức cho vay hiện tại vẫn
còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu hiện tại của HSSV.
2.2.2.2. Kết quả hoạt động cho vay HSSV
a) Khả năng tiếp cận nguồn vốn của HSSV
Trong những năm qua,NHCSXH CN Tp Hà Nội đã tạo điều kiện tối đa cho HSSV
thuộc diện được vay vốn có nhu cầu vay vốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của
chương trình. Nhờ vậy, tỷ lệ HSSV được vay vốn/tổng số HSSV thuộc diện được
vay vốn có nhu cầu ngày càng cao.Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.10. Số lượng, tỷ lệ HSSV thuộc đối tượng vay vốn
Đơn vị tính: hộ
Năm Năm Năm Năm Năm
Chỉ tiêu
2013 2014 2015 2016 2017
Số hộ thuộc đối tượng may vốn (1) 6.052 4.842 3.656 3.083 2.583
Số hộ thuộc đối tượng vay vốn có
5.839 4.560 3.215 2.645 2.138
nhu cầu vay vốn
26

Số hộ được vay vốn (3) 5.780 4.550 3.211 2.645 2.138


Tỷ lệ (3)/(1) 95,51% 93,97% 87,83% 85,79% 82,77%
Tỷ lệ (3)/(2) 98,99% 99,78% 99,88% 100% 100%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng-Phòng kế hoạch nghiệp vụ 2013-2017)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Trong 02 năm gần dây (năm2016 – 2017),
100% HSSV thuộc diện vay vốn có nhu cầu vay đều được vay vốn. Điều này cho
thấy nguồn vốn luôn đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên số lượng HSSV thuộc diện
vay vốn ngày càng giảm, tính từ năm 2013, số lượng HSSV thuộc diện được vay là
6.052 người đến năm 2017 chỉ còn 2.583 người (giảm hơn 2,3 lần). Bên cạnh đó, tỷ
lệ HSSV thuộc diện vay vốn nhưng không có nhu cầu vay ngày càng tăng.
b) Phân tích số lượng khách hàng và dư nợ HSSV theo đối tượng thụ hưởng
Bảng 2.11: Dư nợ HSSV theo đối tượng thụ hưởng
Đơn vị: triệu đồng, hộ

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Chỉ tiêu
Số hộ Dư nợ Số hộ Dư nợ Số hộ Dư nợ Số hộ Dư nợ Số hộ Dư nợ

Hộ nghèo 17.175 251.871 10.973 189.404 7.265 128.600 3.829 74.013 2.943 53.227

Tỷ trọng
29,7 30,1 30,1 31,7 31,7 31,7 27,1 27,5 32,8 29,4
(%)
Hộ KK
đột xuất
8.593 147.155 5.580 68.839 2.627 46.330 1.924 23.394 897 18.898
về tài
chính
Tỷ trọng
16,8 17,6 15,3 11,5 11,4 11,4 13,6 8,3 10,0 10,4
(%)
HSSV mồ
218 3.774 171 3.029 140 2.480 82 1.342 75 1.170
côi
Tỷ trọng
0,43 0,45 0,47 0,51 0,61 0,61 0,58 0,50 0,84 0,65
(%)
Lao động
nông thôn
561 9.733 331 5.872 225 3.982 56 798 78 799
đi học
nghề
Tỷ trọng
1,10 1,16 0,91 0,98 0,98 0,98 0,4 0,30 0,87 0,44
(%)
Bộ đội
1 17 3 56 5 88 10 180 15 270
xuất ngũ
Tỷ trọng
0,002 0,002 0,008 0,009 0,022 0,022 0,071 0,067 0,167 0,149
(%)
27

Hộ có
mức thu
nhập tối
26.606 425.450 19.410 330.800 12.687 224.520 8.238 170.273 4.958 106.636
đa bằng
150%TN
của HN
Tỷ trọng
52,01 50,77 53,22 53,22 55,28 55,30 58,26 63,30 55,30 58,91
(%)
Tổng
51.154 838.000 36.468 598.000 22.949 406.000 14.139 269.000 8.966 181.000
cộng
(Nguồn: Báo cáo tín dụng từ năm 2013-2017 của NHCSXH thành phố Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên nhận thấy số hộ vay vốn có sự sụt giảm qua các năm trở lại
đây. Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội đối tượng thụ hưởng có dư nợ lớn là:
Mồ côi, hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình nghèo, hộ gia đình vay vốn và Hội gia
đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất về tài chính, các đối tượng còn lại chiếm tỷ
trọng thấp so với tổng dư nợ HSSV trên toàn thành phố. Cụ thể:
Thứ nhất, đối tượng là hộ nghèo vay vốn chương trình tín dụng HSSV
Hiện nay có 2.943 hộ nghèo được vay vốn chương trình HSSV với số tiền là
53.227 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29,4% tổng số hộ vay vốn của chương trình tín
dụng HSSV, chiếm khoảng 20% tổng số hộ nghèo trên toàn thành phố.
Tỷ trọng này biến động giảm qua các năm: Năm 2013 là 30,1%, đến năm
2017 tỷ trọng hộ nghèo vay vốn giảm xuống còn 29,4%.
Xu hướng diễn biến này là hợp lý bởi vì: Với QĐ 157/2007/QĐ-TTg đối
tượng vay vốn được mở rộng hơn,đối tượng hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu
người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo
theo quy định của pháp luật, hộ gia đình có khó khăn đột xuất về tài chínhcũng
được xem xét cho vay vốn. Vì vậy khi triển khai chương trình có thời gian dài, thì
tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ được vay vốn từ chương trình sẽ có xu hướng ngày
càng giảm.
Thứ hai, đối tượng là hộ có hoàn cảnh khó khăn đột xuất về tài chính
Trong các năm vừa qua, thiên tai, dịch bệnh như lũ lụt, rét đậm, rét hại, dịch
lở mồm long móng, cúm gia cầm… liên tục xảy ra tại các vùng miền trong cả nước
đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Nhờ có
chương trình tín dụng HSSV mà con, em của hơn 670 ngàn hộ gặp hoàn cảnh khó
khăn đột xuất do thiên tai, dịch bệnh vẫn có điều kiện tiếp tục đến trường.
28

Đối tượng hộ gia đình khó khăn đột xuất về tài chính chỉ được vay một lần
tối đa 12 tháng, nếu hộ gia đình không còn khó khăn tiếp thì sẽ không được vay.
Trong nhứng năm từ 2013 đến 2017, số lượng hộ gia đình gặp khó khăn đột
xuất được vay vốn giảm rất nhiều cụ thể: Năm 2013 số hộ được vay vốn là 8.593 hộ
nhưng đến năm 2017 số hộ vay vốn là 897 hộ vay. Bởi các hộ vay thuộc đối
tượngkhó khăn đột xuất về tài chính thường chỉ vay vốn cho 01 năm học do năm
tiếp theo không còn thuộc đối tượng được vay vốn. Bên cạnh đó, từ khi thực hiện
thông tư số 34/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/11/2011 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, đối tượng này được UBND cấp xã đã xét duyệt chặt chẽ hơn.
Thứ ba, HSSV mồ côi hiện đang vay vốn chương trình tín dụng HSSV tính đến thời
điểm 31/12/2017 là 1.170 triệu đồng với 75 HSSV vay vốn, chiếm 0,84% tổng số
hộ vay vốn của chương trình.
Đối với những HSSV mồ côi, sau khi có xác nhận của nhà trường NHCSXH
thực hiện cho vay trực tiếp tại NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở, tạo điều kiện
cho các em giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
Thứ tư, đối tượng là bộ đội xuất ngũ và lao động nông thôn học nghề
Thực hiện QĐ số 121/2009/QĐ-TTg và 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
NHCSXH mở rộng đối tượng cho vay chương trình tín dụng HSSVđối vớibộ đội
xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở dạy
nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và lao động nông thôn trong độ tuổi
lao động, học nghề trong các trường: cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề,
trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã
hội, các cơ sở đào tạo nghề.Tính đến thời điểm 31/12/2017, đối tượng là bộ đội xuất
ngũ có 15 hộ vay vốn với dư nợ là 270 triệu đồng chiếm 0,167% tổng số hộ vay
vốn, đối tượng là lao động nông thôn học nghề có 78 hộ vay vốn với dư nợ là 1.170
triệu đồng chiếm 0,84% tổng số hộ vay vốn chương trình HSSV.
Thứ năm, đối tượng là hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa
bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo.
Hiện nay đối tượng hộ gia đình này đang vay vốn chương trình là 4.958 hộ với
106.636 triệu đồng/tổng dư nợ HSSV, chiếm tỷ trọng 55.3% tổng số hộ được vay
vốn chương trình tín dụng HSSV. Trong các năm 2013-2017, tỷ trọng này giao
động khoảng từ 52-55% tổng số hộ vay vốn chương trình.
29

Trước đây từ năm 2003-2012 dư nợ có xu hướng tăng là do HSSV vay vốn


chưa ra trường. Từ năm 2013 đến 2017 dư nợ có xu hướng giảm là do Chi nhánh
thực hiện tốt công tác thông báo thu nợ phân kỳ và đến thời hạn cuối kỳ cho hộ vay
để hộ vay có kế hoạch trả nợ đúng hạn. Đồng thời chính sách miễn giảm lãi khuyến
khích hộ vay trả nợ trước hạn do HSSV ra trường trên địa bàn Thành phố tìm được
việc làm ngay như khối trường Dược, Tài chính, bưu chính viễn thông… và thu
nhập ổn định từ 6-12 triệu đồng/tháng. Tiếp nữa là HSSV đang theo học tại các cơ
sở đào tạo, các trường năm học 2016-2017 giảm 3,3% so với năm học trước nhiều
trường ĐH, Cao đẳng còn không đủ chỉ tiêu tuyển sinh đã đề ra theo số liệu thống
kê của Bộ GD&ĐT trong khi những năm trước số HSSV nhập học tăng 10% mỗi
năm.
c) Phân tích số lượng khách hàng và dư nợ theo trình độ đào tạo
Bảng 2.12: Phân tích số lượng và dư nợ HSSV theo đối tượng đào tạo
Đơn vị: triệu đông, hộ, %

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Chỉ tiêu Số
Số hộ Dư nợ Số hộ Dư nợ Số hộ Dư nợ Số hộ Dư nợ Dư nợ
hộ

Đại học 29.502 501.134 20.631 342.723 14.627 256.065 9.228 174.082 6.475 129.555

Tỷ trọng
57,67 59,80 56,57 57,31 63,74 63,07 65,27 64,71 72,02 71,58
(%)

Cao Đẳng 17.315 265.354 11.875 201.835 6.340 113.844 4.048 77.335 1.992 39.950

Tỷ trọng
33.85 31.67 32.56 33.75 27.63 28.04 28.63 28.75 22.22 22.07
(%)

Trung cấp 3.620 59.440 3.340 45.340 1.541 27.911 585 11.871 315 6.706

Tỷ trọng
7,08 7,09 9,16 7,58 6,71 6,87 4,14 4,41 3,51 3,70
(%)

Học nghề 716 12.072 622 8.102 441 8.180 278 5.712 202 4.789

Tỷ trọng
1,40 1,44 1,71 1,35 1,92 2,01 1,97 2,12 2,25 2,65
(%)
Tổng
51.153 838.000 36.468 598.000 22.949 406.000 14.139 269.000 8.966 181.000
cộng
(Nguồn: Báo cáo tín dụng tư năm 2013-2017 của NHCSXH thành phố Hà Nội)
30

Đơn vị: %
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Đại học 57.67 56.57 63.74 65.27 72.02
Cao đẳng 33.85 32.56 27.63 28.63 22.22
Trung cấp 7.08 9.16 6.71 4.14 3.51
Học nghề 1.4 1.71 1.92 1.96 2.25

Biểu đồ 2.3 – Cơ cấu vay vốn theo hệ đào tạo giai đoạn 2013 - 2017
(Nguồn: Báo cáo năm 2013-2017 của NHCSXH thành phố Hà Nội)
Chính sách tín dụng đối với HSSV là một trong các chính sách của Nhà nước
nhằm thực hiện công bằng xã hội, đối tượng vay vốn đã được mở rộng hơn trước
đây, điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến tất cả các cấp bậc
đào tạo, không có sự phân biệt công lập hay ngoài công lập, không phân biệt thời
gian đào tạo trên 1 năm hay dưới 1 năm. Việc mở rộng đối tượng cho vay nhằm tạo
nhiều cơ hội học tập cho các em HSSV.
Qua bảng số liệu 2.12 và biểu đồ 2.3, đến 31/12/2017 tổng dư nợ cho vay
HSSV đạt 181.000 triệu đồng với 8.966 HSSV được thụ hưởng. Đối tượng vay vốn
tập trung chủ yếu là HSSV trường đại học và cao đẳng. Đối tượng học nghề mặc dù
đã được quan tâm nhưng tỷ lệ HSSV học nghề trên tổng số HSSV vay vốn chiếm tỷ
lệ thấp 2,25%. Tỷ lệ này thấp bởi một số nguyên nhân chính sau đây:
+ Hiện nay các hộ nghèo cư trú tại các huyện đã được hỗ trợ kinh phí đào tạo
nghề ngắn hạn. Hơn nữa ngân sách địa phương, các doanh nghiệp cũng tài trợ kinh
phí cho đào tạo nghề ngắn hạn.
+ Trường dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề ngắn hạn dưới 1 năm thường được
mở ngay tại đại phương và có thời gian đào tạo ngắn, vì vậy một số gia đình lo mắc
31

nợ, ngại vay vốn nên đã cố gắng tự trang trải bằng cách tằn tiện, vay họ hàng, làng
xóm để nuôi con đi học, nên đã không làm thủ tục vay vốn của Chương trình.
+ Do công tác tuyên truyền của địa phương và nhà trường chưa sâu rộng triệt
để, người dân chưa nắm được chủ trương, chính sách của chính phủ. Bên cạnh đó,
người dân chưa có ý định hướng học nghề gì vì vậy tỷ lệ đăng ký học nghề thấp.
d) Phân tích dư nợ theo phương thức cho vay đối với HSSV
Hiện nay, NHCSXH thành phố Hà Nội thực hiện cho vay HSSV theo 2
phương thức: Cho vay trực tiếp và cho vay qua hộ gia đình.
Bảng 2.13: Phương thức cho vay HSSV từ năm 2013 – năm 2017
Đơn vị: triệu đồng, hộ, %
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Chỉ tiêu Số Số Số Số Số Số
Số hộ Số hộ Số hộ Số hộ
tiền tiền tiền tiền hộ tiền
Cho vay
qua hộ 50.912 833.981 36.297 594.971 22.809 403.575 14.054 267.315 8.891 179.505
gia đình

Tỷ trọng 99,53 99,52 99,53 99,49 99,39 99,40 99,42 99,37 99,16 99,17
Cho vay
241 4.019 171 3.029 140 2.425 82 1.685 75 1.495
trực tiếp
Tỷ trọng 0,47 0,48 0,47 0,51 0,61 0,60 0,58 0,63 0,84 0,83

Tổng 51.153 838.00 36.468 598.000 22.949 406.000 14.139 269.000 8.966 181.000

(Nguồn: Báo cáo năm 2013-2017 của NHCSXH thành phố Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, NHCSXH thực hiện cho vay chủ yếu thông
qua hộ gia đình. Doanh số cho vay thông qua hộ gia đình chiếm trên 99% tổng
doanh số cho vay HSSV. Cho vay thông qua hộ gia đình áp dụng với những HSSV
là con em của các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ khó khăn đột xuất về tài
chính,lao động nông thôn đi học nghề, bộ đội xuất ngũ, hộ có mức thu nhập tối đa
bằng 150% hộ nghèo. Cho vay trực tiếp chỉ áp dụng với HSSV mồ côi.
Trước đây khi NHCSXH thực hiện phương thức cho vay trực tiếp tới HSSV
đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý dư nợ và tình trạng nợ quá hạn
ngày càng tăng. NHCSXH đã có những giải pháp tích cực để thu hồi nợ như: gửi
thư về gia đình HSSV, phối hợp với nhà trường để xác minh địa chỉ của HSSV, gửi
32

danh sách HSSV đã vay vốn đến NHCSXH cấp huyện nơi HSSV đăng ký hộ khẩu
thường trú trước khi nhập học để nhờ đôn đốc thu hồi nợ, nhưng các giải pháp trên
cũng chưa mang lại hiệu quả.
Để khắc phục những tồn tại trên và nâng cao chất lượng tín dụng, thu hồi
được số dư nợ cho vay trực tiếp HSSV trước đây, qua nghiên cứu tình hình thực tế
và trên cơ sở tổ chức mạng lưới hiện có, NHCSXH đã chuyển sang phương thức
cho vay thông qua hộ gia đình và ủy thác dư nợ cho các tổ chức chính trị - xã hội
quản lý và thu hồi lãi vay. Phương thức cho vay thông qua hộ gia đình đến nay đã
phát huy được hiệu quả do hộ gia đình là người đại diện HSSV trưc tiếp vay vốn và
trả nợ ngân hàng. Sự thay đổi này đã đóng góp rất lớn vào việc nâng cao chất lượng
cho vay HSSV, giảm tỷ lệ quá hạn trong những năm gần đây.
2.2.2.3. Thực trạng thu hồi nợ
a) Doanh số cho vay thu nợ
Bảng 2.14. Doanh số cho vay, thu nợ
Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Doanh số Doanh số
Năm Tổng dư nợ Tỷ lệ thu nợ
cho vay thu nợ

2013 838 128 171 20,41

2014 598 117 309 51,67

2015 406 104 240 59,11

2016 269 96 163 60,59

2017 181 89 120 66,30

(Nguồn: Báo cáo chất lượng tín dụng hàng năm)

Đơn vị: Tỷ đồng


33

350
309
300
240
250

200 171 163


150 128 120
117
104 96 89
100

50

0
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Doanh số cho vay 128 117 104 96 89
Doanh số thu nợ 171 309 240 163 120

Biểu đồ 2.4. – Doanh số cho vay, thu nợ năm 2013 - 2017


(Nguồn: Báo cáo chất lượng tín dụng hàng năm)
Qua biểu đồ trên ta thấy doanh số thu nợ hàng năm luôn ở mức cao, nhưng
doanh số cho vay lại giảm mạnh qua từng năm. Điển hình là năm 2014, doanh số
thu nợ gấp 2.6 lần doanh số cho vay (Doanh số cho vay là 117 triệu đồng, doanh số
thu nợ là 309 triệu đồng). Doanh số thu nợ hàng năm luôn cao hơn nhiều lần so với
doanh số cho vay nguyên nhân đầu tiên là do:
Thứ nhất, nguồn vốn đến hạn thu hồi hàng năm lớn hơn nhu cầu cho vay, đối
tượng vay vốn chương trình HSSV có xu hướng giảm dần qua các năm do tốc độ
giảm nghèo của Thành phố Hà Nội vượt chỉ tiêu đề ra. Bên cạnh đó, các hộ vay
thuộc đối tượng khó khăn đột xuất về tài chính thường chỉ vay vốn cho 01 năm học
do năm tiếp theo không còn thuộc đối tượng được vay vốn.
Thứ hai, công tác thu hồi nợ tại Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội đã có nhiều
giải pháp tích cực, quyết liệt để tăng cường đôn đốc thu hồi nợ đến hạn đồng thời

nhiều hộ gia đình có nhu cầu trả nợ trước hạn để được hưởng chính sách miễn giảm
lãi tiền vay; bên cạnh đó việc nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp cấp 3, đã lựa chọn
con đường học nghề, đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài,… thay vì vay vốn ngân

hàng để đi học đại học, cao đẳng;


Thứ ba, chính sách giảm lãi đối với các hộ vay trả nợ trước hạn cũng là một
nguyên nhân quan trọng làm giảm dư nợ; mức chênh lệch lãi suất giữa NHCSXH và
34

NHTM không nhiều, mặt bằng lãi suất cho vay của chương trình là 6,6%/năm và
tiệm cận với lãi suất các NHTM, bằng với tín dụng hộ nghèo mà mức vay hộ nghèo
và các đối tượng chính sách khác tối đa lên đến 50 triệu đồng so với mức 15 triệu
đồng/năm của HSSV, do đó các hộ vay không mặn mà làm thủ tục vay.
Một nguyên nhân nữa là: Nhiều học sinh, sinh viên đã thực hiện tốt việc định
hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông nên khồng thi Đại học,
Cao đẳng mà chỉ đi học nghề, hoặc trực tiếp vào làm tại các khu công nghiệp, các
cơ sở không qua đào tạo nghề.
b) Tình trạng nợ quá hạn
Bảng 2.15: Bảng số liệu nợ quá hạn, nợ gia hạn nợ
Đơn vị tính: tỷ đồng

Nợ quá hạn Gia hạn nợ


Tổng dư
Chỉ tiêu
nợ HSSV
Dư nợ Tỷ lệ NQH Dư nợ Tỷ lệ GHN

Năm 2013 838 2,87 0,34% 1,34 0,16%

Năm 2014 598 2,37 0,40% 0,83 0,14%

Năm 2015 406 1,68 0,41% 0,57 0,14%

Năm 2016 269 1,52 0,57% 0,41 0,15%

Năm 2017 181 1,12 0,62% 0,23 0,13%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng từ năm 2013-2017 của NHCSXH thành phố Hà Nội)
Quabảng số liệu cho thấy:tỷ lệ nợ quá hạn tăng từ 0,34% năm 2013 đến 0,62% của
năm 2017; cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn trung bình của toàn Chi nhánh (Toàn chi nhánh
là 0,07%/tổng dư nợ), tỷ lệ nợ quá hạn tăng sẽ làm chi phí quản lý nợ tăng lên và
có nguy cơ mất vốn.Tỷlệ gia hạn nợ đến 31/12/2017 là 0,13%/tổng dư nợ HSSV
không phải là con số nhỏ điều đó chứng tỏ còn nhiều hộ vay đến hạn cuối kỳ không
trả được nợ.
Tỷ lệ quá hạn hiện nay đang là cao nhất trong 5 năm từ 2013 – 2017 và có xu hướng
tăng trong những năm tiếp theo. Nguyên nhân một phần do đặc thù của cho vay
HSSV, NHCSXH TP Hà Nội tiến hành giải ngân một năm 02 lần vào đầu mỗi kỳ học
đối với hộ vay thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và giải ngân 01 lần vào đầu năm học
35

đối với hộ vay thuộc diện khó khăn đột xuât về tài chính. Việc phân kỳ trả nợ được
chia 06 tháng một lần, số tiền trả mỗi lần do hộ vay và ngân hàng thỏa thuận. Tuy
nhiên đến hạn trả nợ kỳ con, nếu khách hàng không trả được nợ thì dư nợ được tự
động chuyển sang kỳ hạn tiếp theo mà khách hoàng không phải chịu lãi phạt. Như
vậy, khách hàng thường có xu hướng bỏ qua kỳ con mà để dồn nợ vào kỳ cuối mới
trả một thể. Điều này tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ quá hạn trong tương lai.
Nguyên nhân cũng rất quan trọng nữa là, như đã phân tích ở trên về doanh số thu nợ
và doanh số nợ đến hạn. các hộ có điều kiện hơn đã thực hiện trả nợ trước hạn để
được hưởng chế độ giảm lãi tiền vay, còn những hộ khác dù có muốn trả trước hạn
để giảm lãi tiền vay nhưng do khó khăn, họ không thể trả đúng hạn và phải tiến
hành xin gia hạn nợ, có thể nói rằng, nhừng hộ vay này đều là những hộ rất khó
khăn về tài chính chính điều này đặt ra áp lực cho năm 2018 và những năm tiếp
theo về bài toán thu hồi nợ. Nguy cơ nợ quá hạn tăng là rất lớn.
2.3. Đánh giá thực trạng cho vay HSSV tại Ngân hàng CSXH Chi nhánh TP.
Hà Nội
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Đối với NHCSXH Chi nhánh Tp Hà Nội
Về nguồn vốn cho vay của Chương trình tín dụng đối với HSSV đã được Thường
trực Chính phủ trực tiếp chỉ đạo thông qua các cuộc họp giao ban hàng tháng do
Phó Thủ tướng trực tiếp chủ trì, có lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Giáo dục và Đào
tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ tham dự đã tạo điều
kiện rất lớn cho NHCSXH thành phố Hà Nội triển khai thực hiện trên địa bàn. Đáp
ứng đầy đủ nhu cầu vốn theo chế độ cho các hộ vay.
NHCSXH Tp Hà Nội đãthực hiện nghiêm túc quy trình cho vay, thu nợ đối với
HSSV; cho vay đúng đối tượng, thủ tục thuận tiện phù hợp với quan điểm đường
lối, chính sách, luật pháp, các quy định của Luật ngân hàng và điều kiện của người
vay vốn. Có biện pháp phối hợp thu hồi nợ đến hạn để bảo toàn nguồn vốn cho
Ngân hàng.
Tại Hội sở và các điểm giao dịch xã phường, NHCSXH Thành phố luôn phổ
biến kịp thời các quy định, các văn bản hướng dẫn của ngành, ban hành các văn bản
hướng dẫn cụ thể và kịp thời khi có sự thay đổi về cơ chế chính sách. Chính vì vậy,
36

trong các năm qua, chưa có trường hợp cho vay sai đối tượng, sai mục đích xảy ra
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nguồn vốn cho vay HSSV đã được phân bổ đến 29 quận, huyện, thị xã để
thực hiện tín dụng ưu đãi. Tất cả hồ sơ vay vốn HSSV nếu đúng đối tượng đều được
hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi, giải ngân kịp thời, đúng chế độ.
Việccho vay trực tiếp hộ gia đình HSSV thông qua ủy thác mộ số nhiệm vụ
đối với tổ chức chính trị - xã hội đã giúpchuyển tải vốn tín dụng ưu đãi nhanh
chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả ngân hàng và người vay. Đồng
thời tranh thủ được sự chỉ đạo kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương, sự
tham gia của Tổ TK&VV, của các tổ chức chính trị cùng triển khai thực hiện tự
bình xét, hướng dẫn thủ tục cho vay đến việc sử dụng và trả nợ tiền vay đến hạn.
Mạng lưới hoạt động của NHCSXH thành phố được tổ chức giao dịch đến tận xã,
phường thông qua 7.483 Tổ TK&VV. Với 561 điểm giao dịch tại xã của NHCSXH
thành phố đã kịp thời nắm bắt được đối tượng và nhu cầu vay vốn từ cơ sở. Việc tổ
chức giải ngân cho vay tại xã, cùng với phương thức ủy thác từng phần qua các tổ
chức chính trị - xã hội (HLHPN, HND, HCCB vàĐoàn thanh niên) thông qua việc
quản lý và giám sát hoạt động của các Tổ TK&VV ở các xã, phường là một nhân tố
quan trọng, góp phần đẩy nhanh tiến độ cho vay đối với HSSV.
Nội dung chính sách cho vay HSSV và kết quả thực hiện cho vay đều được
công khai tại UBND các xã, vì vậy, chương trình tín dụng chính sách đã nhận được
sự kiểm tra, giám sát của người dân tại địa phương.
2.3.1.2. Đối với HSSV đươc vay vốn
Nhờ có nguồn vốn cho vay ưu đãi, đã có trên 140.000 HSSV có HCKK đã được vay
vốn để theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trường nghề.
Hộ vay khi có nhu cầu vay vốn đã được cán bộ ngân hàng, hội đoàn thể, ban
quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn hướng dẫn làm hồ sơ theo quy định. Vốn vay được
giải ngân kịp thời, HSSV có tiền nộp học phí, trang trải chi phí trong quá trình học
tập, nhiều HSSV sau khi ra trường đã có việc làm và hoàn trả nợ vay ngân hàng.
Cho vay ưu đãi đối với HSSV đã giúp các hộ vay tiếp cận được với nguồn
vốn ưu đãi của Chính phủ, giảm gánh nặng tài chính, góp phần ngăn chặn tệ nạn
cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố, giúp cho người nghèo
và các đôi tượng chính sách của Hà Nội có điều kiện tự lực vươn lên. Người dân
37

được làm quen với việc vay, trả nợ ngân hàng, do đó đã thay đổi cơ bản nhận thức
về nguồn vốn ưu đãi, sử dụng có hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng
cuộc sống.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế:
Tuytrong quá trình triển khai chương trình tín dụng HSSV có những kết quả
đáng khích lệ như trên song bên cạnh đó cũng nảy sinh rất nhiều vấn đề tồn tại.
- Một là, quy mô tín dụng ngày càng nhỏ: Tổng dư nợ hàng năm giảm mạnh,
doanh số cho vay ngày càng ít. Trong năm 2017, chỉ thực hiện cho vay mới được 89
tỷ giảm 39 tỷ so với năm 2013.
- Hai là, tỷ lệ nợ quá hạn được cho là cao và có nguy cơ tăng mạnh trong
năm 2018: So với tỷ lệ nợ quá hạn chung của các chương trình tín dụng, tỷ lệ nợ
quá hạn chương trình tín dụng HSSV là cao hơn. Năm 2017 tỷ lệ nợ quá hạn là
0,62%, cao nhất trong 05 năm gần đây và đang có xu hướng tăng lên.
- Ba là, mức cho vay còn thấp, lãi suất cho vay còn nhiều ý kiến khác nhau:
Mứccho vay tuy đã được điều chỉnh nhiều lần từ 1.250.000đ/tháng/01 sinh
viên lên 1500.000đ/tháng/01 sinh viên so với mức học phí tăng 2 – 3 lần như hiện
nay thì mức vay này vẫn chưa đáp ứng được chi phí hàng tháng của HSSV. Hiện
nay hộ gia đình có 02 con đi học trở lên rất khó khăn nhưng lại không thuộc đối
tượng vay vốn theo QĐ số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mức vay
chưa đủ để trang trải chi phí học tập hiện nay. Mức cho vay tối đa được đưa ra dựa
trên cân đối nguồn vốn và tính toán trên toàn quốc nên không phù hợp với Thành
phố đắt đỏ như Hà Nội. Về lãi suất cho vay thì một số ý kiến cho rằng lãi suất cho
vay hiện nay còn cao. Tuy nhiên, hiện có nhiều luồng ý kiến khác nhau về lãi suất
cho vay đối với chương trình này. Trên quan điểm của tác giả, mức lãi suất 6,6%
như hiện nay là hợp lý. Ngân hàng CSXH nói chung, bản chất vẫn là một tổ chức
tín dụng. Do đó, yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo sự bền vững về tài chính là
khả năng tự chi trả chi phí hoạt động. Bởi vậy là chương trình tín dụng đã có chính
sách ưu đãi giảm lãi suất khi trả nợ trước hạn nếu thực hiện hạ lãi suất cho vay thì
Ngân hàng CSXH sẽ không bù được chi phí hoạt động.
- Bốn là, chất lượng hoạt động của các tổ chức CT-XH, Tổ TK&VV còn hạn chế:
38

+ Cáctổ chức hội, đoàn thể chưa bao quát toàn diện đến cả 6 công đoạn được
ủy thác, đặc biệt là chưa chú ý đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát hoạt động
của Tổ TK&VV, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các tổ viên và đôn đốc tổ viên
sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ, trả lãi cho ngân hàng.
+ Một số Tổ TK&VV không thực hiện tốt việc thu lãi bằng biên lai, có khi
thu lãi của hộ vay mà không đưa biên lai, có khi chưa thu lãi cũng đưa biên lai gây
khó khăn cho công tác thu lãi tại tổ. Một số không ít Tổ trưởng Tổ TK&VV vẫn
thực hiện thu nợ gốc của hộ vay, (nhiều hộ vay vẫn tin tưởng ở Tổ trưởng, gửi tiền
nợ gốc cho Tổ trưởng để Tổ trưởng trả ngân hàng giúp) điều này không đúng quy
định của ngân hàng (theo quy định hộ vay phải trực tiếp đến Phòng giao dịch
NHCSXH cấp huyện hoặc tới điểm giao dịch xã để trả nợ gốc). Chính vì vậy đã xảy
ra nhiều trường hợp Tổ trưởng xâm tiêu vốn, không trả nợ ngân hàng kịp thời.
+ Chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV còn chưa được cao. Nhiều Tổ
trưởng Tổ TK&VV thường xuyên làm hồ sơ sai dẫn đến phải đi lại nhiều lần, làm
chậm tiến độ giải ngân. Việc sinh hoạt tại Tổ không được duy trì theo định kỳ. Việc
vay vốn không bị ràng buộc bởi việc trả nợ của các thành viên khác trong Tổ, không
tạo được sức ép trả nợ từ phía Tổ.
+ Ở một số nơi không tiến hành họp bình xét công khai dân chủ, Tổ trưởng
tự lập biên bản cuộc họp bình xét rồi đưa Ban quản lý thôn (khu phố), hội, đoàn
thểxã (phường) ký rồi trình lên ngân hàng. Một số nơi, hội, đoàn thể cấp xã chỉ
đóng vai trò là người ký hồ sơ cho đủ thủ tục của ngân hàng, không thực hiện được
chức năng của đơn vị nhận ủy thác. Điều này dễ dẫn đến tình trạng vay ké, vay hộ,
vay không đúng đối tượng, vay vốn sử dụng sai mục đích,…
+ Ở một số xã vẫn còn tình trạng hộ vay không thuộc diện khó khăn về tài
chính vẫn được vay vốn; hộ thuộc diện khó khăn về tài chính nhưng lại không được
vay vốn hoặc được vay nhưng không được vay tất cả các kỳ học. Bên cạnh đó, còn
một số hộ mặc dù thuộc đối tượng vay vốn, không có nhu cầu vay nhưng vẫn thực
hiện làm thủ tục để vay hộ cho các gia đình khác. Việc này là rất khó kiểm soát,
Ngân hàng cũng chưa có biện pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này.
- Năm là, cách giải quyết công việc của cán bộ ngân hàng còn chưa tốt:
39

+ Cán bộ tín dụng đôi khi làm thay công việc của hội, đoàn thể nhận ủy thác.
Chất lượng tổ chức họp giao ban tại xã chưa sâu, nội dung còn sơ sài. Việc kiểm tra,
đối chiếu nợ trực tiếp tới hộ vay còn chưa được đầy đủ.
+ Công tác đào tạo, tập huấn cán bộ hội, đoàn thể, cán bộ Tổ TK&VV một
số nơi chưa thực sự chủ động, còn trông chờ NHCSXH và Hội cấp trên. Việc phối
hợp với các ngành tổ chức tập huấn, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn, chuyển giao kỹ
thuật, trao đổi kinh nghiệm sản xuất… thực hiện chưa thường xuyên, chưa nhiều.
+ Vẫn còn một số ý kiến chưa hài lòng với thái độ phục vụ của nhân viên
ngân hàng, theo phản ánh của các Tổ trưởng Tổ TK&VV, cán bộ ngân hàng đôi lúc
còn nóng tính, chưa giải thích dễ hiểu cho hộ vay vốn. Điều này gây cho hộ vay
những tâm lý ỷ lại trong việc trả nợ, lãi tiền vay làm ảnh hưởng đến chất lượng tín
dụng của ngân hàng.
- Sáu là, công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của
Chính phủ, quy định của NHCSXH ở một số nơi còn chưa kịp thời. Do vậy, còn một
bộ phận khách hàng nhận thức chưa đúng về chính sách tín dụng ưu đãi, dẫn đến
việc tham gia và thực hiện nghĩa vụ về vay vốn chưa đầy đủ. Vẫn còn hiện tượng
chây ỳ, không chịu trả nợ đúng hạn. Hoặc có tâm lý đòi hỏi ngân hàng, phải cho vay
món vay khác để đảo nợ. (Yêu cầu ngân hàng phải cho tôi vay món vay khác thì tôi
mới trả)
2.4.2.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân hạn chế về quy mô tín dụng:
Nguyên nhân chính là do việc định hướng cho con, emsau khi học hết cấp 3,
đi lao động công ty, mà không cho đi học tiếp lên đại học, cao đẳng,… Họ cho rằng,
đầu tư cho con đi học sẽ rất tốn kém và khả năng xin việc sau khi ra trường là rất
khó khăn. Hơn nữa, hiện có rất nhiều công ty tuyển dụng lao động phổ thông với
mức lương hấp dẫn đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều đối tượng học sinh vừa
mới tốt nghiệp cấp 3 (Ví dụ như công ty Sam Sung ở Bắc Ninh, Sam Sung ở Thái
Nguyên…). Cùng với đó, là việc các gia đình đầu tư cho con đi lao động xuất khẩu
ở nước ngoài, mà việc đi lao động này họ cũng được tham gia vay vốn tín dụng ưu
đãi của NHCSXH. Do đó, số lượng HSSV vay vốn ngày càng ít. Quy mô tín dụng
bị thu nhỏ lại.
40

Bên cạnh đó, do các đối tượng vay vốn ngoài được tham gia vay vốn HSSV
có HCKK thì lại đủ điều kiện được vay nhiều chương trình tín dụng khác mà
NHCSXH đang triển khai như cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, cho vay GQVL,…
Trong khi các chương trình này được giải ngân một lần là xong, không phải đi lại
nhiều lần làm đơn xác nhận của nhà trường như vay HSSV, khi số dư nợ của các hộ
vay là lớn, do e ngại áp lực trả nợ họ thường bỏ qua vay vốn chương trình tín dụng
HSSV. Điều này làm cho tỷ lệ HSSV thuộc diện vay vốn có nhu cầu ngày càng
giảm.
- Nguyên nhân hạn chế về nợ quá hạn: Những hộ vay vốn có điều kiện đã bắt đầu
trả nợ vốn vay và có nhiều hộ trả nợ trước hạn để hưởng ưu đãi giảm lãi suất (diễn
ra chủ yếu vào năm 2012, 2013). Số hộ vay còn dư nợ hiện tại, phần lớn là các hộ
vay trong diện rất khó khăn về tài chính đã thực hiện gia hạn nợ một lần. Do đó, áp
lực trả nợ sẽ dồn vào năm 2018. Do vậy, nguy cơ nợ quá hạn tăng trong năm 2018
là rất lớn.
- Nguyên nhân hạn chế về mức cho vay và lãi suất cho vay: Mặc dù, Chính phủ đã
điều chỉnh mức cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn hiện nay là
1.500.000đ/tháng/HSSV, tuy nhiên theo ước tính chi phí để trang trải việc học tập
cho HSSV bao gồm tiền học phí, chi phí ăn ở, sinh hoạt, mua đồ dùng học tập vào
khoảng 2.500.000đ/1 tháng. Cùng với đó, thu nhập hàng tháng của hộ gia đình vay
vốn đều ở mức rất thấp, họ là các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn về tài
chính,… Do đó, mức vay mới chỉ đáp ứng trang trải được 60,70% chi phí học tập
của HSSV. Theo quy định của Chính phủ, các khoản giải ngân từ ngày 01/06/2015
lãi suất là 6,6%/1 năm, lãi suất này được các hộ vay đánh giá là đã tiệm cận với lãi
suất cho vay của các NHTM cho các đối tượng vay vốn vào mục đích chăn nuôi,
sản xuất mà họ là đối tượng được vay vốn. Do vậy, họ đánh giá lãi suất cho vay như
vậy là cao.
- Nguyên nhân hạn chế về hoạt động của các tổ chức CT-XH, Tổ TK&VV
Thành viên BĐD HĐQT NHCSXH là trưởng một số ban ngành khác, hoạt động
trên lĩnh vực chuyên môn riêng, lại thường xuyên có thay đổi qua các kỳ bầu cử,
công tác ngân hàng chỉ là kiêm nhiệm nên chưa nắm bắt được hết nhiệm vụ, trách
nhiệm của mình với ngân hàng,do vậyvẫn còn tình trạng một số địa phương sự quan
tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với hoạt động của NHCSXH còn hạn chế.
41

Cấp ủy chính quyền xã chưa thực sự vào cuộc, còn trông chở ỷ lại ngân hàng trong
việc thực hiện nhiệm vụ. Cá biệt ở một số chính quyền địa phương cấp xã (phường)
chưa thực sự quan tâm tới cho vay HSSV có HCKK, còn khoán trắng cho các tổ
chức hội, đoàn thể.
Một sốtổ chức CT-XH nhận ủy thác đối với NHCSXH chưa làm hết trách
nhiệm,việc xét duyệt cho vay các tổ chức CT-XH chưa cao. Công tác kiểm tra, giám
sát của Ban đại diện HĐQT,tổ chức CT-XH nhận làm dịch vụủy thác các cấp còn
hạn chế, nên không phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực xảy ra trong
quá trình vay vốn như: sử dụng sai mục đích, chây ỳ, vay ké, xâm tiêu vốn tại một
số địa phương làm ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng vốn, dẫn đến chất lượng tín
dụng chưa cao…
Một bộ phận không nhỏ các thành viên Ban quản lý Tổ TK&VV có trình độ
văn hóa thấp, thiếu hiểu biết về hoạt động ngân hàng nên thường chủ quan, không
tuân thủ quy trình vay vốn, thu nợ, thu lãi, tiết kiệm mà ngân hàng đã hướng dẫn,
dẫn đến làm sai, làm không đúng. Khả năng điều hành Tổ TK&VV của Ban quản lý
tổ còn hạn chế nên chưa vận động được các tổ viên tham gia sinh hoạt tổ và thực
hiện quy ước của tổ về thực hiện thu lãi, thu tiêt kiệm. Những Tổ trưởng có trình độ
văn hóa thì lại hay lợi dụng sự thiếu hiểu biết của hộ vay để trục lợi bằng hình thức
vay ké, xâm tiêu vốn,…
- Nguyên nhân hạn chế về cách giải quyết công việc của cán bộ ngân hàng:
Do số lượng khách hàng rất lớn, địa bàn rộng, với rất nhiều chương trình tín
dụng triển khai, cán bộ ngân hàng số lượng ít, cùng với đó là phần lớn cán bộ tại
các Phòng giao dịchNHCSXH cấp huyện không phải là người dân địa phương, việc
am hiểu địa bàn và tập quán sinh hoạt của hộ vay ở cơ sở là rất khó khăn. Với khối
lượng công việc lớn, lại phải làm việc trong điều kiện khó khăn tại các xã với rất
nhiều đối tượng khách hàng, đôi khi làm việc quá căng thẳng mà dẫn tới thái độ
phục vụ chưa thật sự tốt. Việc đi kiểm tra vốn vay, đối chiếu nợ trực tiếp tới từng hộ
vay còn chưa được đầy đủ. Việc cán bộ ngân hàng còn làm thay việc của Tổ
TK&VV nguyên nhân chính là do trình độ của Ban quản lý tổ chưa tốt, chưa làm
đúng quy trình, làm sai, làm chậm gây ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân cho khách
hàng và nhiều hoạt động khác.
42

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 luận văn đã đặt trọng tâm vào phân tích, đánh giá thức trạng
và kết quả cho vay HSSV có HCKK tại NHCSXH CN TP Hà Nội trong thời gian từ
năm 2013 – 2017.
Thứ nhất, luận văn nghiên cứu khái quát quá trình hình thành và phát triển của
NHCSXH Việt Nam – CNTp Hà Nội; đồng thời phân tích kết quả hoạt động của
NHCSXH Việt Nam – CN Tp Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017.
Thứ hai, luận văn phân tích thực trạng cho vay HSSV tại NHCSXH Việt Nam – CN
Tp Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017, gồm quy mô, dư nợ bình quân và kết quả hoạt
động cho vay HSSV.
Từ nghiên cứu, luận văn đã chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế.
Đưa ra nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế, từ đó làm cơ sở cho việc
đưa ra những định hướng và giải pháp phù hợp giải quyết những tồn tại để tăng
cường hoạt động cho vay HSSV tại chi nhánh NHCSXH CN Hà Nội.
43

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHO VAY HSSV TẠI NGÂN
HÀNG CSXH VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP HÀ NỘI

3.1. Định hướng hoạt động cho vay HSSV của NHCSXH Việt Nam – Chi
nhánh Tp Hà Nội
3.1.1. Định hướng cho vay HSSV của Ngân hàng CSXH Việt Nam
Đểchương trình cho vay HSSV phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả, Ngân
hàng CSXH Việt Nam đã đề ra một số hoạt động cho chương trình trong giai đoạn
2017 – 2022như sau:
-Tiếp tục nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế triển khai chương trình
để từng bước kiến nghị Chính phủ sửa đổi Quyết định số 157/2005/QĐ-TTg nhằm
hoàn thiện hơn chính sách cho vay HSSV;
-Đảm bảo an toàn tài chính cho chương trình, đảm bảo việc triển khai
chương trình ổn định và liên tục;
-Đảm bảo thực hiện lồng ghép có hiệu quả chương trình cho vay HSSV với
các chương trình tín dụng khác;
-Chủ động hơn trong công tác huy động vốn, hạn chế dần sự phụ thuộc vào
nguồn vốn do NSNN cấp, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thực hiện huy động vốn
theo cơ chế thị trường, tập trung thu hồi và xử lý nợ đến hạn theo phân kỳ trả nợ để
đáp ứng đủ và kịp thời nguồn vốn chương trình giai đoạn 2017 -2022;
-Nâng cao hơn nữa hiệu quả xã hội chương trình cho vay HSSV, tăng cung
nguồn nhân lực có qua đào tạo cho xã hội, đặc biệt là tăng cung công nhân kỹ thuật
có tay nghề và kỹ năng làm việc tốt cho nền kinh tế.
3.1.2. Định hướng cho vay HSSV của NHCSXH Chi nhánh Tp Hà Nội
Ngân hàng CSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội đã đưa ra phương hướng, mục tiêu
hoạt động 2022 như sau:
Ngân hàng CSXH Tp Hà Nội phấn đấu đến năm 2022có nguồn lực tài chính đủ
mạnh, đa dạng kênh cho vay chính sách; có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn chính
44

sách, phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần phát triển thị trường
tài chính ở nông thôn; cung cấp vốn vay chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với
người nghèo, người có thu nhập thấp, vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người chưa có
điều kiện tiếp cận với tín dụng thương mại để giúp họ có điều kiện phấn đấu vươn
lên làm chủ trong cuộc sống, góp phần gìn giữ sự ổn định chính trị, xã hội.
Ổn định cơ cấu tổ chức, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên có trình
độ chuyên môn nghiệp vụ tốt đáp ứng được nhu cầu về hiện đại hóa tin học và nắm
bắt quy trình nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp tốt. Nâng cao năng lực quản lý của
Ngân hàng, tăng cường công tác kiểm tra giám sát nhằm phát hiện và chấn chỉnh,
xử lý kịp thời các sai xót, sai phạm; củng cố niềm tin của nhân dân và chính quyền
địa phương về hình ảnh của NHCSXH nói chung và Chi nhánh NHCSXH Tp Hà
Nội nói riêng.
Tiếp tục duy trì và hoàn thiện mô hình tổ chức, mạng lưới giao dịch hiện có;
nâng cao chất lượng giao dịch tại các điểm giao dịch nhằm phục vụ tốt nhu cầu của
khách hàng, tiết kiệm chi phí cho ngân hàng. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách
vay vốn, khuyến khích tính năng động, sáng tạo cải tiến quy trình nghiệp vụ đơn
giản dễ tiếp cận đối tượng thụ hưởng nhưng vẫn đảm bảo cho vay đúng đối tượng
theo quy định của Chính phủ.
Triểnkhai thực hiện đề án tăng cường năng lực quản lý theo hướng xây dựng
ngân hàng hiện đại trong tương lai, thay thế quy trình công nghệ thủ công năng suất
lao động thấp, thực hành tiết kiệm chống tham nhũng lãng phí, phấn đấu giảm chi
phí giao dịch tối thiểu cho khách hàng và ngân hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của tín dụng HSSV Chi nhánh NHCSXH
Hà Nội đưa ra phương hướng đến năm 2022 như sau:
- Tiếp tục triển khai chương trình vay vốn đối với HSSV theo Quyết định
157 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn đầy đủ, kịp thời
không để một trường hợp HSSV nào phải bỏ học vì không đủ chi phí trang trải cho
việc học tập.
-Thực hiện tăng trưởng tín dụng HSSV bám sát tỷ lệ tăng trưởng dư nợ
chung của Chi nhánh. Đây thực sự là một nỗ lực lớn bởi qua 5 năm trở lại doanh số
thu nợ HSSV rất cao.
45

- Đáp ứng được 100% nhu cầu vay vốn của HSSV có HCKK trên địa bản
Thành phố. Mở rộng đối tượng cho vay HSSV được vay vốn, tăng quy mô tín dụng
- Điều chỉnh mức cho vay theo quy định để phù hợp hơn với tình hình diễn
biến của thị trường. Tạo điều kiện tốt nhất cho HSSV
-Thường xuyên củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ nợ quá hạn
HSSV dưới mức 1%. Không phát sinh nợ xâm tiêu, chiếm dụng, nợ bị vay ké.
-Giai đoạn 2017 – 2022 NHCSXH Tp Hà Nội cần tập trung thu hồi và xử lý
nợ đến hạn phải trả, phấn đấu thu hồi nợ đến hạn đạt từ 95% số nợ đến hạn phải thu
theo phân kỳ trả nợ, nhằm bổ sung nguồn vốn cho vay quay vòng cho vay HSSV.
- 100% cán bộ hội đoàn thể nhận ủy thác và thành viên ban quản lý tổ
TK&VV được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng, nhận thức đúng đắn và
có trách nhiệm với hoạt động ủy thác với NHCSXH.
3.2. Giải pháp tăng cường cho vay HSSV tại Ngân hàng CSXH Việt Nam –
Chi nhánh TP Hà Nội
3.2.1. Đa dạng hóa nguồn vốn hoạt động, mở rộng đối tượng vay vốn, tăng
quy mô tín dụng
Để đảm bảo nguồn vốn dài hạn ổn định, NHCSXH TP Hà Nội cần tranh thủ tối đa
các nguồn thu khác như nguồn tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, huy động
vốn dân cư, huy động các tổ chức, cá nhân. Nguồn vốn ổn định, đảm bảo thanh khoản
chính là điều kiện để NHCSXH có thể kéo dài thời gian trả nợ cho HSSV. Từng bước
đổi mới phong cách phục vụ khác hàng, nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng,
nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút được nhiều nguồn vốn khác nhau.
Hiện hệ thống CoreBanking mới của NHCSXH đã đi vào triển khai, mở ra
cơ hội phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đây cũng là điều kiện để phát triển
các dịch vụ thanh toán, dịch vụ tiền gửi nhằm huy động vốn trong cộng đồng dân
cư. Tuy nhiên, do hệ thống hoạt động chưa được ổn định, chính vì thế đòi hỏi
NHCSXH cần tập trung đầu tư phát triển hơn nữa hạ tầng ứng dụng công nghệ
thông tin để đáp ứng tốt nhất các hoạt động của ngân hàng.
Nhằmtăng quy mô tín dụng, ngân hàng cần mở rộng đối tượng vay vốn cho các hộ
gia đình có từ 2 con trở lên cùng đi học đại học, cao đẳng, trung cấp,… mà không
nằm trong đối tượng được vay vốn hiện nay. Hiện nay học phí cho 1 sinh viên đi học
1 năm trung bình từ 15 đến 20 tiệu đồng/1 sinh viên, nên đối với trường hợp gia đình
46

phải nuôi từ 2 con trở lên cùng học đại học một lúc đã tạo ra nhiều áp lực về tài chính
cho những hộ gia đình này.Đểtạo điều kiện cho các con đi học bố mẹ các em đã phải
cố gắng làm việc nhiều hơn với công việc nặng hơn nên đã có nhiều trường hợp bố
mẹ các em vì quá lao lực nên đổ bệnh. Đặc biệt có những gia đình phải đi vay nặng
lãi bên ngoài để kịp thời có tiền cho con đóng học phí, chi trả các khoản phí sinh hoạt
nên đã lâm vào cảnh nợ nần. Đây là nguyên nhân căn bản làm nghèo hóa những hộ
gia đình có từ 2 con trởlên cùng đi học đại học,đồng thời nâng cao được vai trò của
tín dụng ưu đãi HSSV.
Bên cạnh đó, ngày 02/03/2016 Chính phủ ban hành quyết định số
09/2016/QĐ-TTg mở rộng đối tượng vay vốn HSSV có HCKK đối với HSSV Y
khoa sau khi đã tốt nghiệp, trong thời gian thực hành tại các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh để được cấp chứng chỉ hành nghề. Theo đó, NHCSXH TP Hà Nội cần phải bắt
tay vào triển khai luôn hoạt động vay vốn với đối tượng này. Tuyên truyền phổ biến
rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua các tổ chức CT-XH để mọi
người được biết.
3.2.2. Điều chỉnh thời hạn, mức cho vay và lãi suất cho vay
Cách tính thời hạn cho vay hiện nay của NHCSXH đã được quy định khá chi tiết và
phù hợp với đại đa số hộ vay. Về mức cho vay đã nhiều lần được điều chỉnh tăng
nhưng so với thời giá hiện tại vẫn thấp hơn so với nhu cầu về chi phí học tập của
HSSV có HCKK. Tuy nhiên so với chi phí hiện nay của sinh viên tại địa bàn TP Hà
Nội mức cho vay còn thấp, để giải quyết vấn đề này, tác giả đề xuất biện pháp giải
quyết như sau:
- Về mức cho vay: Kiến nghị với NHCSXH Việt Nam đề xuất với Chính phủ
tăng mức vay tối đa lên 2.000.000 đồng/01 tháng/ 01 HSSV (↔ 20 triệu đồng/01
năm/01 HSSV) để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, trang trải chi phí học tập của
HSSV.
- Về thời hạn: Gia hạn thông thoáng hơn, thời gian gia hạn tối đa bằng thời
hạn trả nợ thay vì bằng ½ thời hạn trả nợ như hiện nay.
- Về lãi suất cho vay: Từ nay tới năm 2020, đối với những trường hợp gia
đình HSSV thuộc diện hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đăc biệt khó khăn về tài chính có
thể áp dụng với mức lãi suất thấp hơn hiện tại là 6,6%/năm, thực hiện áp dụng giữ
nguyên mức lãi suất hiện nay đối với đối tượng thuộc diện hộ cận nghèo. Trong
47

tương lai NHCSXH cầnxây dựng một chính sách lãi suất đảm bảo sự bền vững về
tài chính, cần xây dựng lộ trình giảm dần sự ưu đãi về lãi suất cho vay, chỉ ưu đãi về
thủ tục, điều kiện, thời hạn vay vốn.
3.2.3. Tiếp tục cải cách thủ tục vay vốn, phương thức giải ngân
Để khách hàng dễ tiếp cận nguồn vốn, rút ngắn thời gian làm thủ tục, cán bộ
tín dụng cần cung cấp thông tin kịp thời, một lần toàn bộ các thủ tục liên quan cho
khách hàng. Cán bộ cần cung cấp và hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ danh mục đầy đủ một
hồ sơ và các nội dung yêu cầu của hồ sơ về nội dung chính, hình thức bản gốc hay
bản sao, những nơi xác nhận giấy tờ, thông tin liên lạc và địa chỉ những cơ quan
đơn vị mà khách hàng cần đến để xác nhận… Thông tin đầy đủ và sự hướng dẫn tận
tình sẽ giúp khách hàng thuận tiện hơn rất nhiều trong khâu làm hồ sơ.
Cải tiến phương thức giải ngân. Năm 2011, NHCSXH đã ký kết với
NHNNo&PTNT và NHTMCP Công Thương Việt Nam về việc phát hành thẻ ATM
đê thực hiện giải ngân cho vay chương trình tín dụng HSSV trực tiếp tới HSSV.
Tuy nhiên, do thời điểm bắt đầu triển khai, hệ thống CoreBanking của NHCSXH
lạc hậu dẫn tới việc giải ngân theo hình thức này còn gặp nhiều bất cập và hạn chế.
Đến giai đoạn hiện nay, khi NHCSXH đang phát triển các dịch vụ để đảm bảo hoạt
động theo chuẩn ngân hàng hiện đại, hình thức giải ngân này được áp dụng và triển
khai sâu rộng hơn.

3.2.4. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền


Đẩy mạnhthông tin tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng như:
đài phát thanh, truyền hình, cơ quan báo đài, tổ chức CT-XH, Ủy ban nhân dân các
cấp tại địa phương, các cơ sở đào tạo... về chính sách cho vay đối với HSSV theo
Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chính sách giảm lãi
tiền vay đối với trường hợp hộ vay có điều kiện và tự nguyện trả nợ trước hạn.
Tuyên truyền để người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, nhận thức về ý nghĩa
của chương trình cho vay đối với HSSV cũng như trách nhiệm trả nợ đầy đủ khi
đến hạn.
NHCSXH, các tổ chức hội đoàn thể và chính quyền địa phương tham gia tác
động, tuyên truyền tới gia đình; thậm chí ngay cả các cơ quan, đơn vị nơi tiếp nhận
48

HSSV vay vốn cũng sẽ có trách nhiệm phối hợp cùng NHCSXH yêu cầu các em
phải có trách nhiệm trong việc trả nợ.
Hiện tại NHCSXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ GD&ĐT xây dựng xong
trang web vay vốn đi học, trang web đã cung cấp thông tin về các chủ trương chung
của Chính phủ và các quy định vay vốn của NHCSXH; danh sách chi tiết HSSV của
các trường đang vay vốn, số tiền đã vay, số tiền đã trả nợ gốc, nợ lãi và số tiền chưa
trả. Do vậy, NHCSXH CN Tp Hà Nội cần phối hợp quản lý khai thác sử dụng hiệu
quả hơn và tuyên truyền sâu rộng Website vay vốn đi học đến các cơ quan, đơn vị
liên quan và đông đảo nhân dân biết để nắm bắt thông tin và tích cực hỗ trợ cho
công tác quản lý, giám sát việc thực hiện chương trình đảm bảo đúng chính sách
theo quy định của Chính phủ, đặc biệt là cơ quan tiếp nhận HSSV đó sau khi ra
trường.
3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố đặc biệt quan trọng có vai trò quyết định đối với
hiệu quả hoạt động của NHCSXH, vì vậy cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về
số lượng, phù hợp về cơ cấu với chất lượng đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện
chức năng nhiệm vụ của NHCSXH. Để có nguồn nhân lực phù hợp cần chú trọng
công tác tuyển dụng, đào tạo phát triển, bố trí và sử dụng với chế độ đãi ngộ hợp lý
đối với nguồn nhân lực.
Về công tác tuyển dụng, cần xác định rõ khối lượng công việc cụ thể mà đội
ngũ cán bộ của NHCSXH trong từng giai đoạn phát triển cần thực hiện làm căn cứ
đánh giá nhu cầu tuyển dụng cán bộ. Để có thể thực hiện tốt các chức năng đặc thù
của NHCSXH, cần có nguồn nhân lực không những thông thạo về nghiệp vụ, mà cần
phải có đủ bản lĩnh và phẩm chất. Nếu cán bộ của NHCSXH không có tinh thần phục
vụ tận tụy thì khó có thể đạt được hiệu quả mong muốn. Do vậy, cần không những
chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên, mà cần phải đặc biệt
quan tâm rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức đối với cán bộ làm công tác tín dụng
để phục vụ tốt nhiệm vụ của NHCSXH trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Cần xác định rõ những kiến thức chuyên môn mà từng cán bộ đảm nhận từng
cương vị cần phải có, đồng thời chú trọng không ngừng nâng cao trình độ cán bộ về
công nghệ thông tin, ngoại ngữ và tiếng dân tộc. Để có đội ngũ cán bộ chuyên môn
cao cần phối kết hợp đào tạo và đào tạo lại theo các hệ đào tạo tập trung và không
49

tập trung, ưu tiên tuyển dụng cán bộ trẻ được đào tạo theo các hệ tập trung, cán bộ
là người thiểu số tại địa phương. Quan tâm đến việc lựa chọn, đào tạo xây dựng đội
ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến Phòng giao dịch NHCSXH các huyện
có phẩm chất chính trị, có ý thức tổ chức kỷ luật và phong cách giao tiếp văn minh
lịch sự, không ngại khó, bám sát cơ sở, am tường văn hóa, phong tục, tập quán,
ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số để nắm bắt thông tin, nguyện vọng, nhu cầu
vay vốn; tôn trọng khách hàng và phải được nhanh chóng nắm bắt các hoạt động
dịch vụ của ngân hàng hiện đại.
Xây dựng phương án rà soát, sắp xếp bố trí lại cán bộ phù hợp với trình độ
chuyên môn và năng lực công tác. Đào tạo tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ. Kiên quyết thay đổi lãnh đạo ở các huyện đã được đào tạo vẫn yếu kém;
bố trí lại cán bộ được bổ nhiệm nhưng năng lực còn yếu, không đáp ứng được
yêucầu nhiệm vụ. Thực hiện đào tạo cán bộ tại Hội sở thành phố để tăng cường cho
cơ sở, tập trung theo hướng: đối với cán bộ tại Hội sở thành phố phải nắm chắc
nghiệp cụ, có khả năng phát hiện, hướng dẫn, chỉ đạo; rà soát lại lãnh đạo các phòng
của Hội sở thành phố, cam kết về việc phấn đấu làm tốt công việc được giao, thể
hiện trong hiệu quả tham mưu cho Giám đốc trong việc chỉ đạo điều hành đến
NHCSXH cấp quận, huyện và xử lý, quản lý tốt hoạt động tín dụng trên địa bàn
NHCSXH cấp thành phố phụ trách. Thực hiện đánh giá cán bộ theo đúng quy định.
Xử lý nghiêm đối với cán bộ cố tình vi phạm quy trình nghiệp vụ, chậm khắc phục,
chỉnh sửa những tồn tại, sai sót.
Bổ nhiệm đủ các chức danh cán bộ lãnh đạo theo quy định đối với các đơn vị
còn thiếu, tiếp tục thực hiện tốt công tác luôn chuyển và điều động cán bộ theo
hướng ưu tiên bố trí cán bộ trẻ có năng lực, sức khỏe về các phòng giao dịch huyện
yếu kém, giành phần lớn số cán bộ có chất lượng để giải quyết khó khăn vướng mắc
tại cơ sở, đặc biệt tại Tổ TK&VV, thôn, xã.
Trong cơ chế hoạt động của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội, ngoài cán bộ
Ngân hàng là lực lượng nòng cốt, chúng ta có ủy thác qua các hội, đoàn thể các cấp.
Đây là lực lượng trợ giúp đắc lực cho Ngân hàng trong quá trình triển khai cho vay,
đôn đốc thu hồi nợ. Hàng năm Chi nhánh phải thanh toán tiền phí ủy thác và hoa
hông cho các cấp hội, đoàn thể này là tương đối lớn so với tổng chi phí hoạt động
của toàn Chi nhánh.
50

Những cán bộ hội, đoàn thể phối hợp kết hợp cùng Chi nhánh làm công tác
quản lý vốn vay phần lớn đều là kiêm nhiệm, ngoài công việc này họ phải làm
những công việc khác của hội tại địa phương, vì vậy họ không thể có chuyên môn
nghiệp vụ sâu như một cán bộ Ngân hàng và họ không thể tập trung hết thời gian,
chuyên môn cho công việc ủy thác của Ngân hàng.
Có nhiều lúc, nhiều nơi vốn của Chi nhánh không phải là thiếu nhưng do các
cấp hội, đoàn thể cũng như chính quyền địa phương không có đầy đủ trách nhiệm
và tâm huyết nên không thể bám sát được nhu cầu của người dân. Cũng có hiện
tượng cán bộ hội, đoàn thể các cấp lợi dụng sự tin tưởng của nhân dân khi thu hồi
vốn hô cho các hộ dân nhưng không đến nộp cho Ngân hàng để quay vòng mà xâm
tiêu chiếm dụng vốn. Có nhiều nơi, tổ trưởng TK&VV sợ chịu trách nhiệm về
những món vay của hội viên, trong quá trình bình xét những gia đình có hoàn cảnh
khó khăn thực sự có con em đang theo học tại các trường chuyên nghiệp thì không
được bình xét đưa vào danh sách hộ vay vì họ sợ những gia đình này không trả
được nợ, dẫn đến những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn không được tiếp cận
nguồn vốn ưu đãi. Bên cạnh đó nhiều tổ trưởng sợ mất thời gian, ngại tham gia các
lớp bồi dưỡng đào tạo cho cán bộ Ngân hàng, do đó Chi nhánh Hà Nội cần chủ
động hơn và làm tốt việc tuyên truyền trong việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, ý
thức cho lực lượng làm công tác ủy thác này, giúp họ thông suất và hiểu được
quyền và nghĩa vụ trách nhiệm vủa mình.
Chính vì cậy cần tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tập
huấn theo phương châm “cầm tay chỉ việc” để đội ngũ này có kiến thức cơ bản về
quản lý tín dụng, kiểm tra giám sát, phát hiện phòng ngừa rủi ro, tư vấn, hướng dẫn
sử dụng vốn có hiệu quả và đúng mục đích.
3.2.6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ giao dịch lưu
động
Tranh thủ sự chỉ đạo của trưởng BĐD HĐQT NHCSXH các cấp trong việc
bố trí địa điểm và lịch giao dịch lưu động tại xã. Ban hành văn bản chỉ đạo chi tiết
cụ thể và quán triệt tới từng cán bộ để làm cơ sở triển khai thực hiện trên cơ sở các
văn bản chỉ đạo của NHCSXH đặc biệt lưu ý tới việc nghiêm túc duy trì lịch giao
dịch cố định hàng tháng và việc công khai các nội dung thông tin tại UBND
51

phường, xã. Điều này giúp thuận tiện cho người dân khi giao dịch với ngân hàng và
tạo thói quen cho người dân đi giao dịch tại điểm giao dịch.
Hiện nay, để thuận tiện cho giao dịch của khách hàng, Ngân hàng CSXH có phần
mềm giao dịch xã (Intellect Ofline) để thu nợ, thu lãi tại điểm giao dịch. Tuy nhiên,
phần mềm này cần được nâng cấp hơn nữa để không chỉ phục vụ các nhu cầu giao
dịch về thu nợ, thu lãi, thu chi tiết kiệm, rút hoa hồng, phí ủy thác… mà còn truy
vấn các dữ liệu lịch sử của khoản vay, tài khoản thanh toán… hỗ trợ công tác giải
đáp các thắc mắc của khách hàng, đặc biệt đối với khách hàng vay vốn chương trình
HSSV, có rất nhiều hộ vay yêu cầu giải thích về lãi suất cho vay do chính sách thu
lãi đối với chương trình HSSV là: lãi tiền vay được tính từ ngày hộ vay nhận món
vay đầu tiên, nhưng trong thời gian HSSV đi học thì chưa thu lãi, lãi vay sẽ được
thu khi HSSV ra trường, do vậy, đến thời điểm thu lãi số tiền lãi của nhiều hộ vay
lên đến hàng triệu đồng, có hộ vay cho 2 sinh viên đi học trở lên sau 4 năm học đại
học lãi tiền vay lên đến hàng chục triệu đồng dẫn đến rất nhiều khách hàng thắc mắc
về lãi do họ không tự tính được số tiền lãi phát sinh. Do đó nhiều hộ vay nghĩ rằng
lãi mẹ đẻ lãi con nên họ yêu cầu tính lại số tiền lãi phát sinh. Để giải thích được cụ
thể rõ ràng cho hộ vay thì cần phải truy vấn được lịch sử giải ngân, thu nợ của món
vay. Tuy nhiên, hiện nay chương trình giao dịch xã không hỗ trợ chức năng truy
vấn thông tin lịch sử do dữ liệu quá nặng không thể xuất đi xã nên cán bộ Ngân
hàng không kịp thời giải thích được cho hộ vay hiểu mà cần phải về trung tâm truy
vấn lại lịch sử giao dịch của món vay nên đã làm giảm tính công khai, minh bạch,
ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng. Do vậy, NHCSXH Việt Nam cần phải nâng
cấp phần mềm giao dịch Offline để phục vụ khách hàng được tốt hơn.
Ngân hàng cần phải đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại cho tổ giao dịch
lưu động. Đồng thời phải triển khai các đường truyền mạng, triển khai cả đưởng
truyền dự phòng tới tận các điểm giao dịch xã để thực hiện đáp ứng 2 nhiệm vụ
trong thời gian tới: Thực hiện giao dịch Online trên dữ liệu tập trung, lắp đặt camera
giám sát tại điểm giao dịch để đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt giao dịch và cho chính
sự an toàn của cán bộ ngân hàng giao dịch tại xã. Đề xuất với NHCSXH Việt Nam
triển khai đồng bộ giải pháp này trên toàn hệ thống của NHCSXH.
3.2.7. Tăng cường củng cố chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV
52

Tiếptụcphối hợp chặt chẽ với các tổ chức CT-XH,nâng cao chất lượng dịch vụ ủy
thác, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các Tổ TK&VV,
trong việc bình xét đối tượng vay vốn cũng như quá trình sử dụng vốn vay của
người vay. Đảm bảo công khai, minh bạch, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
trong quá trình triển khai chủ trương, chính sách đồng thời thường xuyên tuyên
truyền để người vay nâng cao ý thức, phát huy hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay.
Cần chú trọng đến công tác tập huấn nghiệp vụ cho các Tổ trưởng Tổ K&VV theo
hướng cầm taty chỉ việc từ cách thức tổ chức họp tổ, bình xét cho vay, hướng dẫn
thủ tục vay vốn, cách ghi chép, theo dõi việc thu lãi, thu tiết kiệm, nợ đến hạn…
Tăng cường mở các lớp đào tạo, tập huấn để các thành viên Ban quản lý Tổ
TK&VV nắm bắt được các việc cần thực hiện, in các nội dung quy định về chức
năng quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý Tổ TK&VV tại trang bìa cuối của
sổ sách cung cấp cho Tổ TK&VV. Đồng thời yêu cầu cán bộ tín dụng phụ trách địa
bàn phải nắm rõ địa chỉ, thân nhân và hoàn cảnh gia đình của từng thành viên trong
Ban quản lý Tổ TK&VV.
Tăng cường kỷ luật tín dụng của tổ: Xây dựng kỷ luật chặt chẽ nghiêm minh
trong tổ chức và hoạt động vay vốn. Làm cho các thành viên hiểu được nghĩa vụ
của mình khi tham gia sinh hoạt tổ, thực hiện đúng quy ước hoạt động của tổ đã
được biểu quyết thông qua. Việc bình xét vay vốn phải được đưa ra bàn bạc công
khai, dân chủ tại cuộc họp tổ. Các thành viên trong tổ có trách nhiệm kiểm tra
sửdụng vốn vay lẫn nhau và trách nhiệm trong việc hoàn trả gốc và lãi cho ngân
hàng. Cán bộ tín dụng phối hợp với hội, đoàn thể nhận ủy thác kiểm tra việc thực
hiện kỷ luật tín dụng tại Tổ TK&VV như: kiểm tra việc ghi chép sổ sách của Tổ
trưởng, biên bản họp tổ, tình hình thu lãi, thu tiết kiệm theo quy ước hoạt động của
tổ; tham gia các buổi sinh hoạt của tổ để nắm bắt kịp thời những tồn tại vướng mắc,
kiến nghị của các thành viên để có hướng xử lý kịp thời.
Cần củng cố sắp xếp lại Tổ TK&VV theo thôn, số lượng tổ viên nên có từ 35
đến 50 người, Tổ TK&VV phải có số lượng tổ viên như vậy mới đảm bảo có thu
nhập ổn định từ tiền hoa hồng co NHCSXH trả và họ mới gắn bó với hoạt động của
tổ nhiều hơn. Việc sắp xếp tổ chức lại Tổ TK&VV đồng thời phải tổ chức bầu chọn
Tổ trưởng, Ban quản lý tổ, để tổ có thể thực hiện được nhiệm vụ thì ngân hàng phải
phối hợp với các tổ chức hội cấp xã hướng dẫn Tổ TK&VV chọn Tổ trưởng là
53

người có đủ năng lực, uy tín. Việc bình xét Ban quản lý tổ, Tổ trưởng Tổ TK&VV
phải do các tổ viên bình chọn và bầu ra.

3.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát


Ngaytừ đầu năm NHCSXH TP Hà Nội đề rakế hoạch kiểm tra; trong đó, chia theo
quý. Đồng thời, có văn bản chỉ đạo NHCSXH cấp quận, huyện lập kế hoạch kiểm
tra. Hàng tháng, phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ tham mưu cho Giám đốc CN
NHCSXH TP Hà Nội thành lập các đoàn kiểm tra theo từng chuyên đề hoặc toàn
diện. Định kỳ quý hoặc đột xuất, lãnh đạo NHCSXH TP HN mời các thành viên
Ban đại diện Hội đồng quản trị tỉnh đi kiểm tra theo kế hoạch đã phân công từ đầu
năm.
NHCSXHTp Hà Nội phải thực hiện kiểm tra đối với100% ngân hàng cấp
huyện ít nhất một năm một lần, ngân hàng cấp huyện kiểm tra 100% hoạt động tín
dụng tại cấp xã. Đối với hội, đoàn thể cấp xã nhận ủy thác phải thực hiện kiểm tra
100% các tổ TK&VV. Trong đó, công tác đối chiếu trực tiếp dư nợ tới từng hộ vay
phải được NHCSXH thực hiện hàng năm.
CácPhòng giao dịch NHCSXH quận, huyện phảixây dựng được cơ chế tự
kiểm tra một cách chặt chẽ, quy định trách nhiệm của tưng cán bộ trong thực hiện
các quy trình nghiệp vụ, trách nhiệm trong việc thẩm định đối tượng vay vốn, sử
dụng vốn vay, thu hồi vốn.Công táckiểm tra kiểm toán nội bộ cầnđược thực hiện
định kỳ, đột xuất, kiểm tra tại chỗ, kiểm tra chéo… giữa các đơn vị. Thường xuyên
báo cáo kịp thời tình hình xâm tiêu, chiếm dụng cho BĐD HĐQT cấp huyện để có
chỉ đạo kịp thời đối với các ban ngành liên quan phối hợp thu hồi dứt điểm kể cả
dùng biện pháp cưỡng chế; không để một tổ chức hay cá nhân nào xâm tiêu tiền vốn
của NHCSXH.
3.2.9. Tăng cường sự phối kết hợp với chính quyền và các ngành, đoàn thể
trong hoạt động cho vay HSSV
Phối hợp với các cơ quan Lao động thương binh và xã hội trong việc chỉ đạo Ban
XĐGN cấp xã, phường và tham mưu UBND xác nhận đối tượng vay vốn theo quy
định. Phối hợp với sở Giáo dục và Đào tạo trong khâu thông tin, tuyên truyền và
kiểm tra, giám sát việc triển khai chương trình tín dụng HSSV có HCKK trên địa
bàn thành phố.
54

Phối hợp với Nhà trường, chính quyền địa phương và Hội, đoàn thể cấp xã,
phường trong việc quản lý đối tượng vay vốn trước, trong và sau khi cho vay, kịp
thời xử lý những trường hợp cho vay sai đối tượng, sử dụng vốn sai mục đích hoặc
HSSV bỏ học, mắc tệ nạn xã hội…
Phối hợp tốt chính quyền địa phương, Ban, Ngành, hội, đoàn thể các cấp
cũng như các phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, báo, đài, đặ biệt tận
dụng thế mạnh của hệ thống phát thanh, chức năng tuyên truyền của các hội, đoàn
thể để đây mạnh công tác tuyên truyền, chuyển tải các nội dung thông tin về chương
trình cho vay HSSV đến các đối tượng chính sách.
Đốivới các cán bộ ban XĐGN, cán bộ hội, đoàn thể phảiphân định rõ địa bàn
kiểm tra gắn quyền lợi với trách nhiệm. Nếu thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra
tiêu cực, tham nhũng, gây lãng phí, mất vốn thì phải bồi hoàn vật chất.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
Chínhphủ tiếp tục có văn bảnchỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, thực
hiện nghiêm túc việc bình xét hộ nghèo từng năm; việc bình xét phải thực hiện công
khai, dân chủ, đúng với thực tế. Tránh tình trạng như hiện nay, việc báo cáo chạy
theo thành tích mà hầu hết các địa phương số hộ nghèo có tên trong danh sách ít
hơn nhiều so với hộ nghèo thực tế.
Ngoài việc thực hiện “Ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn”
kiến nghị Chính phủ bổ sung thêm hình thức ưu đãi “Xóa nợ cho những sinh viên
vay vốn có kết quả học tập trung bình toàn khóa đạt loại xuất sắc”.Điều nàysẽ
khích lệtinh thần thi đua trong học tập, tạo động lực cho HSSV vay vốn phấn
đấu;tác động tích cực đến kết quả học tập của HSSV, góp phần tăng tỷ lệ HSSV vay
vốn tốt nghiệp đúng hạn, tăng tỷ lệ HSSV vay vốn trả nợ đúng hạn cho NHCSXH,
tạo nguồn vốn quay vòng cho chương trình cho vay HSSV.
Điều chỉnh mức cho vay phù hợp với tình hình mới: Do điều kiện nền kinh tế
hiện nay lạm phát và chi phí tăng cao, để HSSV có kinh phí trang trải nhu cầu cần
thiết phục vụ học tập là từ 2 triệu đồng/tháng. Theo tính toán của NHCSXH nếu
nâng mức cho vay thêm100.000 đồng/HSSV/tháng thì nguồn vốn cho vay tăng
them 670 tỷ đồng/năm. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan nghiên
cứu, cân đối để xác định tăng mức cho vay hợp lý. Tiếp tục tháo gỡ những khó
55

khăn, vướng mắc để tạo lập nguồn vốn cho vay của Chương trình theo hướng ổn
định và bền vững.
Bổ sung đối tượng được vay vốn đó là: “Hộ gia đình có từ 2 con trở lên đang đi
học nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học nhưng không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận
nghèo theo quy định của pháp luật, hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai
nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học”
3.2.2. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành
3.3.2.1. Đối với Bộ Tài chính
Chủ trì phối hợp với NHNN Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội, NHCSXH và các cơ quan liên quan để:
- Dự báo nhu cầu vốn thực hiện chương trình để xây dựng kế hoạch, cơ cấu về
nguồn vốn đảm bảo thực hiện đến năm 2020.
-Nghiên cứu, đề xuất nâng mức cho vay đối với HSSV đảm bảo đủ để các
em trang trải học phí và hỗ trợ một phần chi phí sinh hoạt ở mức hợp lý trên cơ sở
lộ trình tăng học phí đã được Chính phủ phê duyệt, có sự khác nhau theo học phí
của các chương trình đào tạo.
Trên cơ sở cân đối về khả năng đáp ứng từ ngân sách, rà soát, nghiên cứu, đề
xuất chính sách cụ thể về cho vay đối với hộ gia đình gặp khó khăn có từ 2 con trở
lên đang theo học tại các trường, cơ sở đào tạo mà hiện nay chưa thuộc đối tượng
được vay vốn.
3.3.2.2. Đối với liên ngành Giáo dục và Đào tạo
Để thực hiện tốt công tác cho vay HSSV thì cần có sự vào cuộc của Bộ GD&ĐT, là
cơ quan chỉ đạo các trường đại học. Cần yêu cầu các trường đại học cần xác nhận
thông tin trên giấy xác nhận chính xác, kịp thời tạo điều kiện cho Ngân hàng xác
định đúng số tiền vay, thời hạn trả nợ và giải ngân kịp thời cho HSSV yên tâm bước
vào năm học mới, kỳ học mới.
Tăng cường vai trò của nhà trường trong việc triển khai thực hiện chương trình tín
dụng HSSV để nắm bắt tình hình HSSV vay vốn, phối hợp quản lý việc sử dụng
nguồn vốn vay; tổ chức công tác tuyên truyển sâu rộng trong toàn thể HSSV về ý
nghĩa, mục đích của chương trình, nhắc nhở các HSSV được vay vốn sử dụng vốn
vay có hiệu quả, sau khi tốt nghiệp có trách nhiệm trả nợ để đảm bảo nguồn vốn vay
của Chương trình.
56

3.3.2.3. Đối với Bộ Lao động – Thương binh và xã hội


Yêucầu Bộ LĐTBXHchỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong việc điều tra, phân
loại hộ nghèo phải phù hợp với thực trạng nghèo đói tại cơ sở, thường xuyên rà soát
bổ xung kịp thời đối tượng là hộ nghèo; hộ có thu nhập bình quân đầu người tối đa
bằng 150% thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo; hộ gia đình gặp khó khăn
về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo
học theo các Thông tư hướng dẫn số 27/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2007, số
34/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/11/2011 và số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày
28/06/2016 của Bộ LĐTBXH để đảm bảo không còn trường hợp nào thuộc đối
tượng vay vốn có nhu cầu vay vốn mà không được rà soát xác nhận theo quy định.
Bên cạnh đó, hiện nay BộLĐTBXH cũng là cơ quan quản lý các trường cao đẳng,
trung tâm đào tạo nghề, yêu cầu Bộ LĐTBXH chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghề phải
tuyên truyền chính sách cho vay ưu đãi đối với HSSV, giúp cho các em có đầy đủ
thông tin về chương trình tránh tình trạng HSSV phải thôi học, dừng học giữa
chừng vì không có đủ khả năng tài chính để theo học tại trường.
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước có vai trò là quản lý, điều hành hệ thống ngân hàng trên
địa bàn. Do đó, NHNN cần:
Tổng hợp phân tích nắm chắc tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng
trên địa bàn để có báo cáo, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương và
Thống đốc NHNN về biện pháp quản lý hoạt động và phát triển mạng lưới của
hệ thống tín dụng, sửa đổi chính sách cho vay phù hợp với điều kiện thực tế của
địa phương và của ngành.
Riêng đối với NHCSXH, NHNN cần tăng cường hỗ trợ vốn cho NHCSXH thông
qua hình thức cho vay, trước mắt để có đủ nguồn vốn cho vay người nghèo và các
đối tượng chính sách khác, NHNN cần nghiên cứu và sớm có cơ chế cho vay đối
với NHCSXH với lãi suất ưu đãi và thời hạn cho vay hợp lý, giúp NHCSXH có khả
năng đáp ứng tối đa nhu cầu về vốn của các khách hàng là đối tượng thụ hưởng
chính sách.
Bên cạnh đó, NHNN cần phải thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát
dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong
hoạt động tín dụng. Chương trình thanh tra cũng cần xây dựng chi tiết, phù hợp với
57

từng thời điểm kiểm tra và phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng Ngân hàng. Nội
dung kiểm tra cũng cần thay đổi linh hoạt thường xuyên vừa đảm bảo kiểm soát
được Ngân hàng, thể hiện được vai trò cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro
mà vừa không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của Ngân hàng.
3.3.4. Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam
Cầnphối hợpchặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, trung tâm dạy nghề thuộc Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội theo dõi nợ vay đối với HSSV nhất là khi HSSV
ra trường có việc làm, và đối tượng vay trực tiếp qua ngân hàng. Bởi có nhiều
trường hợpHSSV sau khi học tập trên địa bàn đã chuyển đi làm ở một địa phương
khác không thuộc phạm vi quản lý của chi nhánh. Do đó việc theo dõi phải có sự
phối hợp của nhiều bộ ban ngành nhằm hạn chế được tình trạng chây ỳ trong việc
trảnợ.
NHCSXH Việt Nam cần tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên hơn; Tổ
chức hội thảo, hội nghị để trao đổi, học tập giữa các cơ quan, đoàn thể, địa phương
và ban hành các văn bản hướng dẫn, giải đáp thắc mắc đến hoạt động cho vay
HSSV để rút ra bài học kinh nghiệm kịp thời.
Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống CoreBanking để đáp ứng tốt hơn nữa yêu
cầu về nghiệp vụ, triển khai đồng bộ việc lắp đặt hệ thống đường truyền dự phòng
tới tận điểm giao dịch xã, lắp đặt hệ thống an ninh, camera giám sát hoạt động giao
dịch tại điểm giao dịch xã. Phát triển hệ thống ứng dụng Thông tin báo cáo, khai
thác tốt dữ liệu tập trung trên toàn hệ thống…
Cóthể thực hiện tạo hướng đi mới cho NHCSXH: “Từng bước xóa bỏ bao
cấp của chính phủ như xóa bỏ cấp bù lãi suất; huy động vốn và cho vay với lãi suất
ngang bằng lãi suất thị trường, tiến đến thị trường hóa hoạt động tài chính vi mô
nhằm duy trì và phát triển nguồn vốn một cách bền vững.”
3.3.5. Kiến nghị đối với Ban đại diện – chính quyền các cấp
Tổ chức họp giao ban Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp theo đúng định kỳ
hàng quý để triển khai nghị quyết có những giải pháp kịp thời. Hàng năm có cơ chế
động viên,khen thưởng đối với các hội, đoàn thể có thành tích trong việc thực hiện
tín dụng ưu đãi với NHCSXH.
58

Chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể xã, phường chủ động hơn nữa
trong công tác tuyên truyền về chương trình tín dụng ưu đãi đối với HSSV để mọi
người dân được hiểu và tiếp cận được với chủ trương đúng đắn của Chính phủ.
Tăng cường hơn nữa công tác phối kết hợp với NHCSXH trong việc giám sát
vốn vay, kịp thời thông báo cho Ngân hàng biết những biểu hiện có nguy cơ gây ra
thất thoát vốn như: sử dụng vốn sai mục đích, cho vay không đúng đối tượng,
HSSV bỏ học, bị đuổi học nhưng vẫn vay vốn, HSSV mắc tệ nạn xã hội…
3.3.6. Kiến nghị đối với tổ chức CTXH nhận ủy thác
Hội đoàn thể các cấp cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của đơn vị ký hợp đồng
nhận ủy thác; thẳng thắn nhìn nhận các mặt chưa được trong thời gian qua để khắc
phục sửa đổi, tự giác hơn trong thực hiện nhiệm vụ của mình. Tổ chức hội cấp trên
thường xuyên kiểm tra hoạt động nhận ủy thác của hội cấp dưới, thường xuyên có
văn bản chỉ đạo hội cấp dưới về các vấn đề phải làm để phối hợp tốt với NHCSXH,
ban hành quy chế sử dụng vốn ủy thác một cách hợp lý nhằm hỗ trợ và thúc đẩy
hoạt động nhận ủy thác cho vay của hội, đoàn thể các cấp. Tăng cường và nâng cao
chất lượng công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các Tổ TK&VV, cán
bộ tổ chức hội cơ sở, đặc biệt tại các đơn vị có nợ quá hạn cao, số tổ TK&VV trung
bình, yếu kém cao.
Đề nghị Hội đoàn thể các cấp đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về
chương trình cho vay đối với HSSV theo QĐ số 157/2007/QĐ-TTg để người dân
cũng như các đơn vị liên quan biết và thực hiện đúng chính sách cho vay đối với
HSSV bằng các hình thức như: thông qua công tác tập huấn của hội cho các cán bộ
tổ chức chính trị - xã hội; lồng ghép trong các buổi họp giao ban của Hội đoàn thể.
Chỉ đạo cơ sở thực hiện tốt công tác rà soát đối tượng đủ điều kiện được vay vốn để
đảm bảo không có trường hợp nào có nhu cầu vay vốn mà không được vay vốn; bên
cạnh đó cũng phải thực hiện tốt công tác bình xét các đối tượng đủ điều kiện để đảm
bảo cho vay đúng đối tượng, từ đó phát huy tinh thần chủ động, trách nhiệm của hội
viên trong việc vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ đúng kỳ hạn cam kết.
59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã nêu định hướng cho vay HSSV của Ngân hàng CSXH Việt
Nam, trên cơ sở đó Ngân hàng CSXH Chi nhánh Tp Hà Nội đã đề ra định hướng
cho vay HSSV đến năm 2022.
Với những nguyên nhân, hạn chế của cho vay HSSV tại NHCSXH Chi
nhánh Tp Hà Nội đã phân tích ở chương 2 tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm tăng
cường cho vay HSSV có HCKK trong thời gian tới:
Thứ nhất, giải pháp đa dạng hóa nguồn vốn hoạt động, mở rộng đối tượng vay vốn,
tăng quy mô tín dụng;
Thứ hai, điều chỉnh thời hạn, mức cho vay và lãi suất cho vay;
Thứ ba, tiếp tục cải cách thủ tục vay vốn, phương thức giải ngân;
Thứ tư, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền;
Thứ năm, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
Thứ sáu, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ giao dịch lưu
động;
Thứ bảy, tăng cường củng cố chất lượng hoạt động của các tổ TKVV;
Thứ tám, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát;
Thứ chín,tăng cường sự phối kết hợp với chính quyền và các ngành, đoàn thể trong
hoạt động cho vay HSSV.
Đồng thời luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ,
NHCSXH Việt Nam và một số các ban, ngành, đoàn thể… liên quan nhằm thúc đẩy
cho vay HSSV có HCKK tại NHCSXH Chi nhánh Tp Hà Nội nói riêng và
NHCSXH Việt Nam nói chung.
60

KẾT LUẬN

Sau hơn 15 năm hoạt động, kể từ ngày thành lập năm 2002 đến nay NHCSXH TP
Hà Nội đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng, toàn diện góp phần vào thành
công chung của NHCSXH Việt Nam. Chương trình cho vay HSSV có HCKK được
chi nhánh triển khai mang lại rất nhiều hiệu quả tích cực, nhận được sự đánh giá cao
của nhân dân, mang lại lợi ích lớn cho toàn xã hội. Bên cạnh những kết quả rất đáng
ghi nhận thì chương trình tín dụng HSSV vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Qua nghiên
cứu những lý luận khoa học kết hợp với thực tiến về hoạt động tín dụng HSSV có
HCKK tại chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội, luận văn “Cho vay học sinh sinh viên
tại Ngân hàng CSXH – Chi nhánh TP Hà Nội” được tác giả hoàn thành và có những
đóng góp cơ bản sau đây:
Thứ nhất,luận văn đã hệ thống được một số lý luận cơ bản về tín dụng HSSV có
HCKK.
Thứ hai,luận văn đã phân tích và khẳng định sự cần thiết khách quan của chương
trình cho vay HSSV đối với công cuộc XĐGN, phát triển giáo dục đại học và giáo
dục nghề nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực qua đào tạo cho xã hội,…
Thứ ba,luận văn đã nghiên cứu về hoạt động vay HSSV của một số Quốc gia trong
khu vực, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Thứ tư,luận văn phân tích thực trạng kết quả, hoạt động cho vay HSSV có HCKK
của NHCSXH TP Hà Nội, trên cơ sở đó, luận văn đánh giá những thành tựu đạt
được đồng thời chỉ ra những hạn chế, tồn tại cũng như nguyên nhan của những hạn
chế, tồn tại làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay này.
Thứ năm,luận văn đã đưa ra những nhóm giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho
vay HSSV có HCKK trong thời gian tới.
Thứ sáu,luận văn còn đưa ra một số kiến nghị: với Chính phủ, NHCSXH Việt Nam,
Ban đại diện HĐQT các cấp, các tổ chức CT-XH, Bộ GD&ĐT, các cơ sở đào tạo,…
để thực hiện hiệu quả nhất các giải pháp đề ra.
Vớinhững nội dung cơ bản trên, luận văn đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu
đề ra. Việc nghiên cứu đề tài nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường
hoạt động cho vay HSSV có HCKK của chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội nói riêng
và toàn hệ thống NHCSXH Việt Nam nói chung.
61

Mặcdù có nhiều cố gắng, song vì điều kiện thời gian và khả năng còn hạn
chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự
góp ý của Quý Thầy Cô và những bạn đọc quan tâm, để bản luận văn được hoàn
thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

You might also like