You are on page 1of 9

1.

Phân biệt NSNN với quỹ NSNN


Tiêu chí Ngân sách nhà nước Quỹ ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các Quỹ NSNN là toàn bộ các
khoản thu, chi của NN được dự toán và khoản tiền của nhà nước, kể
thực hiện trong một khoảng thời gian cả tiền vay, có trong tài
Khái
nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm khoản của các cấp ngân
niệm
quyền quyết định để bảo đảm thực hiện sách
các chức năng, nhiệm vụ của NN.

Cơ quan Quốc hội (quyết định) Kho bạc nhà nước


quản lý
Là bản kế hoạch thu chi tài chínhcủa Là tài khoản để thực hiện kế
Bản chất
NN hoạch thu chi của nhà nước
2. Xác định cơ cấu nguồn thu một cấp NSĐP? Nguồn thu phân chia theo tỉ
lệ phần trăm có gì khác biệt với nguồn thu bổ sung của 1 cấp NSĐP?
Cho ví dụ minh họa?
Nguồn thu của ngân sách địa phương gồm 3 nguồn:

Khoản thu được hưởng toàn bộ: các thuế từ đất đai, tài nguyên trừ thuế tài
nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, thuế môn bài, lệ phí trước bạ
sang tên, viện trợ cho địa phường, ...

Khoản thu được hưởng theo tỉ lệ phần trăm với ngân sách cấp trên: các
loại thuế gián thu không liên quan đến xuất nhập khẩu, thuế trực thu như thu nhập
cá nhân, thu nhập doanh nghiệp…

Khoản thu bổ sung: khi phát sinh khoản chi thì những khoản hỗ trợ , tài trợ
bổ sung của ngân sách trung ương: bổ sung để cân đối thu, chi; bổ sung có mục
tiêu…
Phân biệt khoản thu hưởng theo tỉ lệ phân trăm và khoản thu bổ sung

Khoản thu hưởng theo tỉ lệ


Tiêu chí Khoản thu bổ sung
phần trăm
Là khoản thu có tính Là khoản ngân sách
Bản chất hoa lợi: các loại thuế cấp trên bổ sung cho ngân
sách cấp dưới
Nhà nước và người Giữa cơ quan nhà
Chủ thể
nộp thuế nước với nhau
Khi tổ chức, cá nhân Khi có sự mất cân
có nghĩa vụ phải nộp thuế đối ngân sách theo hướng
Điều kiện
thâm hụt ngân sách hoặc
tiến hành
khi có mục tiêu, kế hoạch
thu
mà ngân sách không đủ để
thực hiện
Khi NSĐP thu thuế thu Khi tỉnh A thực hiện
nhập cá nhân, khoản thu này dự án làm lại đường quốc
NSĐP không được hưởng lộ đi qua địa phận tỉnh mà
Ví dụ
toàn bộ mà chỉ được hưởng kinh phí không đủ thì sẽ
% khoản thu đó được NSTW bổ sung kinh
phí để thực hiện dự án này

3. Các khoản thu 100% của NS trung ương theo qui định của pháp luật
hiện hành có đặc trưng gì? Cho ví dụ minh họa?
Đặc trưng của khoản thu này:

+ Là khoản thu lớn, phát sinh không đều, không ổn định ở các địa phương
với đặc điểm này bảo đảm cho NSTW có nguồn thu lớn để giữ vai trò chủ đạo và
làm trung tâm điều hoà cho NS các địa phương, đồng thời bảo đảm sự bình đẳng,
công bằng cho các địa phương tránh tình phân hoá giữa các địa phương. Ví dụ các
khoản thuế thu liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu hay các khoản thu liên quan
đến dầu khí... đây là khoản thu lớn có địa phương có, có địa phương không, có địa
phương thu được nhiều, có địa phương thu được ít. Những khoản thu này luật quy
định được tập trung hết về NSTW.

+ Các khoản thu TW hưởng 100% là khoản thu gắn trách nhiệm quản lý nhà
nước trực tiếp của các cơ quan nhà nước ở trung ương. Đặc điểm này nó tác dụng
gắn trách nhiệm quản lý với lợi ích được hưởng...

Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu; Thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu; Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu; Thuế bảo vệ
môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu; Thuế tài nguyên, lãi được chia cho nước
chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí; Viện trợ
không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, ….

4. Các khoản thu 100% của NS địa phương theo qui định của pháp luật
hiện hành có đặc trưng gì? Cho ví dụ minh họa?
Đặc trưng của các khoản thu này:

- Là những khoản thu NSNN phân cấp cho cấp địa phương hưởng: Là những
khoản thu phát sinh tương đối đồng đều ở các địa phương, đảm bảo sự tự chủ của
địa phương, không gây ra tình trạng phân hoá giữa các địa phương. Ví dụ thu từ
hoạt động xổ số kiến thiết thì ở địa phương nào cũng phát sinh, nguồn thu không
lớn, cho địa phương tự thu và hưởng 100%.

- Những khoản thu mà việc thu gắn liền với công tác quản lý của địa
phương, cần phải do địa phương thu để đảm bảo thu đủ, tránh thất thoát nguồn thu.
Ví dụ như thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp,cơ
quan địa phương có đất là cơ quan trực tiếp quản lý, biết rõ tình hình việc sử dụng
đất nhất, do vậy, cho địa phương thu vừa dễ dàng, thuận tiện, đảm bảo nguồn thu.

Ví dụ: Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%: Thuế tài nguyên,
trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí; Thuế môn
bài;Thuế sử dụng đất nông nghiệp;Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Tiền sử
dụng đất, trừ thu tiền sử dụng đất tại điểm k khoản 1 Điều 35 của Luật này; Tiền
cho thuê đất, thuê mặt nước; Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà
nước; Lệ phí trước bạ; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;…

5. Phân tích MQH giữa các khoản thu và các khoản chi của NSNN theo
quy định của pháp luật. Tại sao cần phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
giữa các cấp NSNN?
Mối quan hệ giữa các khoản thu và các khoản chi của NSNN:

Việc phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể giữa các khâu NSTW,
NSĐP của hệ thống ngân sách là hết sức cần thiết.

Phân giao nguồn thu cụ thể cho phép định lượng được các khoản thu của
từng địa phương trên địa bàn chính quyền địa phương quản lý, từ đó có thể dự
đoán được khả năng tự đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cấp ngân sách và phần còn
thiếu mà ngân sách cấp trên phải chi điều tiết bổ sung nhằm đảm bảo khả năng cấp
phát, chi trả, thanh toán của cấp ngân sách đó hoặc phần thừa có thể điều hòa cho
các địa phương khác hoặc cho ngân sách cấp trên để bảo đảm khả năng thanh
toán, chi trả của từng cấp ngân sách cũng như của toàn bộ hệ thống ngân sách.

Đề ra nhiệm vụ chi cụ thể cho các cấp ngân sách cũng là tiền đề giúp cho
việc định lượng nhu cầu chi tiêu của cấp ngân sách để từ đó có thể chủ động bố trí
kế hoạch thu, đáp ứng nhu cầu chi tiêu đó.
Nếu chỉ phân giao nguồn thu mà không quy định nhiệm vụ chi cho các cấp
ngân sách sẽ dẫn đến tình trạng không tận dụng được số bội thu ở một số địa
phương để điều động cho địa phương ở tình trạng bội chi, dẫn đến tình trạng ngân
sách trung ương gánh chịu các khoản trợ cấp cho địa phương bội chi.

Ngược lại, nếu chỉ quy định nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách mà không
phân bổ nguồn thu sẽ dẫn đến tình trạng các địa phương bị hạn chế tiềm năng và
thế mạnh trong việc huy động nguồn tài chính phục vụ cho mục tiêu địa phương,
mặt khác các địa phương sẽ ỷ lại, trông chờ vào sự ban phát kinh phí từ ngân sách
trung ương, làm nảy sinh tiêu cực, tùy tiện trong việc sử dụng ngân sách.

Vì sao cần phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách NN?

Để xác định mỗi cấp ngân sách được tập trung những nguồn thu nào và mức
độ tập trung đến đâu, đồng thời đề ra nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp ngân sách.

Đảm bảo cho ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, ngân sách địa
phương chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao. Ngân sách địa phương giữ vai trò
trong việc thực thi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được giao phó
trên địa bàn mình quản lý.

Đảm bảo nguyên tắc nhiệm vụ chi ngân sách cấp nào thì do ngân sách cấp
đó đảm bảo thực hiện, chi thuộc cấp nào thì sử dụng kinh phí của cấp đó.

6. Phân tích các điều kiện chi NSNN theo quy định của pháp luật
Căn cứ theo quy định tại điều 12 Luật NSNN, có 3 điều kiện chi NSNN

- Khoản chi đã có trong dự toán NSNN được giao, trừ trường hợp quy
định tại Điều 51 (tạm cấp ngân sách)
- Đã được trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người
được ủy quyền quyết định chi
- Đáp ứng các điều kiện trong từng trường hợp sau đây:
a) Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng các điều kiện theo quy
định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng;

b) Đối với chi thường xuyên phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định
mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp các
cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi
tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ;

c) Đối với chi dự trữ quốc gia phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của
pháp luật về dự trữ quốc gia;

d) Đối với những gói thầu thuộc các nhiệm vụ, chương trình, dự án cần phải
đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp
phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

đ) Đối với những khoản chi cho công việc thực hiện theo phương thức Nhà
nước đặt hàng, giao kế hoạch phải theo quy định về giá hoặc phí và lệ phí do cơ
quan có thẩm quyền ban hành.

7. Phân tích trách nhiệm và cách thức giám sát hđ NS của cơ quan kiểm
toán nhà nước.
Trách nhiệm:

- Hoạt động kiểm toán sẽ tạo niềm tin cho xã hội về sự công tâm, đúng đắn
của các cơ quan công quyền trong quá trình tập trung các khoản thu làm
hình thành ngân quỹ của NN và trong lĩnh vực sử dụng quỹ tiền tệ này ở các
cấp chính quyền
- Xác nhận mức độ trung thực của báo cáo quyết toán
- Tạo điều kiện để kịp thời phát hiện những sai phạm, bất cập trong chính
sách, chế độ, từ đó có những giải pháp hợp lý và thích đáng.
- Kiểm toán NN đối với quyết toán ngân sách sẽ phát hiện biểu hiện tiêu cực,
tham nhũng, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý NSNN.
Cách thức giám sát:

- Luật NSNN trao quyền hạn và trách nhiệm cho cơ quan kiểm toán NN trong
việc xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán NSNN các
cấp.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cơ quan kiểm toán NN có quyền độc
lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những kết luận kiểm toán của
mình, khi cần thì được phép phối hợp với các cơ quan chức năng để hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
- Việc kiểm toán NSNN được thực hiện trước khi cơ quan quyền lực NN phê
chuẩn quyết toán, và phải báo cáo kết quả kiểm toán với quốc hội, chính phủ
và cơ quan luật định.
8. Phân biệt quỹ NSNN và các quỹ tài chính công ngoài NSNN theo quy
định.

Tiêu chí Quỹ ngân sách NN Quỹ tài chính công ngoài NSNN
Là toàn bộ các khoản tiền của NN, Là quỹ do cơ quan có thẩm quyền
kể cả tiền vay có trên tài khoản quyết định thành lập, hoạt động độc
Khái của ngân sách nhà nước các cấp tại lập với ngân sách nhà nước, nguồn
niệm một thời điểm thu, nhiệm vụ chi của quỹ để thực
hiện các nhiệm vụ theo quy định của
pháp luật.
Có nguồn hình thành đa dạng Không được phép hình thành những
(thuế, phí, lệ phí, hoạt động kinh tế nguồn thu như thuế, phí, lệ phí, ...
Nguồn
của NN, từ đóng góp của tổ chức
hình
cá nhân, viện trợ, ...), là nguồn thu
thành
riêng có của quỹ NSNN đã được
luật hóa
Phong phú (phát triển kte – xã hội, Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định
Mục
đảm bảo quốc phòng an ninh, đối của pháp luật.
đích
ngoại…)
9. Trường hợp chủ thể kinh doanh không thực hiện chế độ sổ sách, chứng
từ đầy đủ thì có phải thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng hay
không? Tại sao? Nếu có thì nộp theo phương pháp nào? Giải thích tại
sao phải nộp theo phương pháp đó?
Trường hợp chủ thể kinh doanh không thực hiện chế độ sổ sách, chứng từ
đầy đủ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế GTGT nếu chủ thể kinh doanh có
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng hoặc nhập khẩu
hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng. Bởi vì những chủ thể kinh doanh này nằm trong
nhóm đối tượng phải nộp thuế GTGT theo điều 4 Luật thuế GTGT 2008 sửa đổi
2013, cụ thể: “Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh
doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây
gọi là người nhập khẩu)”

Nộp theo pp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Do số thuế GTGT tính bằng
phương pháp khấu trừ thuế được tính theo công thức: “Số thuế giá trị gia tăng đầu
ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa
đơn giá trị gia tăng”. Mà trong trường hợp chủ thể kinh doanh không thực hiện
chế độ sổ sách, chứng từ đầy đủ thì sẽ không có số liệu để tính GTGT. Do đó việc
chủ thể kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ là không thể thực hiện
được.

You might also like