You are on page 1of 12

Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp và cách

tính, kê khai
26/04/2022

1,725

Chọn chuyên mục

Mục lục Hiện

Bài viết thú vị? Chia sẻ cho đồng nghiệp ngay

Tăng tốc độ xử lý với AMIS Kế Toán


Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel

AMIS Kế Toán
Tìm hiểu

MISA SME
Tìm hiểu
Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh phổ biến ở nước ta nhưng đây lại không phải một loại
hình doanh nghiệp như nhiều người vẫn lầm tưởng. Hãy cùng tìm hiểu về hộ kinh doanh và
các loại thuế hộ kinh doanh cần nộp theo các quy định mới nhất của Bộ Tài Chính trong bài
viết sau đây.

Nhưng trước tiên, đây là nội dung có thể bạn sẽ quan tâm:

Trả lời cho câu hỏi “Tại sao nên sử dụng phần mềm kế toán cho hộ kinh doanh cá thể?“, đồng thời gợi ý
cách lựa chọn loại phần mềm phù hợp nhất. Quý vị độc giả là hộ kinh doanh cá thể nếu quan tâm có thể
tìm hiểu chi tiết hơn với bài viết Phần mềm kế toán cho hộ kinh doanh cá thể đáp ứng quy định thông tư
88.

Trân trọng!

Còn bây giờ, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu về các loại thuế mà hộ kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể
phải nộp.
1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hộ kinh doanh là đơn vị kinh doanh
do một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm
đối với hoạt động của hộ bằng toàn bộ tài sản của mình.

Đồng thời, cũng theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì chủ hộ kinh
doanh là một trong các đối tượng sau:

 Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh;


 Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh trong
trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

2. Các loại thuế hộ kinh doanh cần nộp


Căn cứ theo quy định của luật quản lý thuế thì hộ kinh doanh cá thể phải nộp một số loại thuế,
phí như sau:

 Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh; (mức phí hiện nay là 50,000đ)


 Lệ phí môn bài;
 Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT);
 Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN);
 Một số loại phí, lệ phí khác như thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh
doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.
Hộ, cá nhân kinh doanh sẽ phải nộp đầy đủ các loại thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Để tính, kê khai thuế tiện lợi hơn, hộ cá nhân kinh doanh nên sử dụng phần mềm kế toán
được thiết kế riêng theo chế độ kế toán cho hộ cá thể, tiêu biểu như phần mềm kế toán online
MISA AMIS phiên bản dành riêng cho hộ kinh doanh cá thể, đáp ứng Thông tư 88, cho phép
tính, kê khai và nộp thuế ngay trên phần mềm khá tiện lợi.

>>> Xem thêm: Phần mềm kế toán cho hộ kinh doanh cá thể đáp ứng thông tư 88
3. Mức nộp thuế môn bài cho hộ, cá nhân kinh doanh
Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC hướng dẫn Khoản 2 Điều 4 Nghị
định 139/2016/NĐ-CP và căn cứ theo Điểm c, Khoản 1, Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP

Mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể được tính dựa theo doanh thu bình quân
hàng năm. Bậc thuế môn bài cụ thể như sau:

Trường
Doanh thu bình quân Lệ phí môn bài phải nộp
hợp

1.000.000 (một triệu)


1 trên 500 triệu đồng/năm
đồng/năm

500.000 (năm trăm nghìn)


2 trên 300 đến 500 triệu đồng/năm
đồng/năm

300.000 (ba trăm nghìn)


3 trên 100 đến 300 triệu đồng/năm
đồng/năm.

 Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở


xuống
 Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi
4 trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ
Miễn lệ phí môn bài
hậu cần nghề cá
 Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh
không thường xuyên, không có địa
điểm cố định
Miễn lệ phí môn bài năm đầu
5 Hộ kinh doanh thành lập sau ngày 25/02/2020
tiên
Lưu ý:

 Đối với hộ kinh doanh cá thể thì doanh thu được sử dụng làm căn cứ xác định mức
lệ phí môn bài phải nộp là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân năm trước liền
kề của hoạt động sản xuất, kinh doanh (không bao gồm hoạt động cho thuê tài sản)
của các địa điểm kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC
Đối với những hộ kinh doanh đã giải thể, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh sau đó ra kinh
doanh trở lại thì doanh thu năm trước liền kề sẽ không xác định được nêm doanh thu làm cơ
sở xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm tính thuế của cơ sở sản xuất, kinh
doanh cùng quy mô, địa bàn, ngành nghề.

 Đối với hộ kinh doanh cá thể hoạt động cho thuê tài sản thì doanh thu để làm căn cứ
xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của các
hợp đồng cho thuê tài sản của năm tính thuế. Các trường hợp: cá nhân phát sinh
nhiều hợp đồng, phát sinh cho thuê tại nhiều địa điểm, cho thuê kéo dài nhiều năm,
mức lệ phí được quy định rõ tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC.
Bạn là hộ kinh doanh cá thể đang cần tìm hiểu, thực hành kế toán, thuế? Xem ngay:

Chọn vào ảnh trên để đăng ký nhận toàn bộ Video & Tài liệu chế độ kế toán, thuế cho hộ kinh doanh cá
thể

4. Cách tính thuế GTGT, thuế TNCN dành cho hộ kinh


doanh cá thể

4.1. Trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai


Căn cứ theo khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế số 38; khoản 1, Điều 8, Luật Quản lý thuế số
38 và Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ cá nhân kinh doanh thuộc nhóm quy mô lớn thì
bắt buộc phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN theo phương pháp kê khai

Nghĩa là việc khai thuế, tính thuế được tính theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế phát sinh theo kỳ
(tháng hoặc quý)

>>> Tìm hiểu chi tiết: Cách tính thuế theo phương pháp kê khai cho hộ, cá nhân kinh doanh

4.2 Trường hợp nộp thuế khoán

Thuế khoán là gì?


 Khái niệm: Thuế khoán là mức thuế cố định hàng tháng/quý hộ kinh doanh cá thể
phải nộp dựa trên một mức tỷ lệ trên mức doanh thu do cơ quan Thuế quy định.
Hiện nay, hộ cá nhân kinh doanh phải nộp thuế khoán với hai sắc thuế là: Thuế GTGT và thuế
TNCN.

 Đặc điểm: Hộ, cá nhân kinh doanh không phải tính mức thuế khoán của mình. Cơ
quan Thuế sẽ tính và chỉ định mức thuế khoán cần nộp và thông báo cho hộ cá nhân
kinh doanh. Thời hạn kê khai thuế của hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp
khoán ghi trên thông báo nộp tiền của cơ quan thuế.
 Đối tượng áp dụng: Hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo
phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.
Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC hộ kinh doanh cá thể phải nộp thuế giá trị
gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Công thức tính như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

 Đối với hộ, cá nhân kinh doanh thì doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế
TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền
bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính
thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả:
o Các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương
mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền;
o Các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy
định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính
vào doanh thu tính thuế TNCN);
o Doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng
không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

 Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu:


o Bao gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng
lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo
Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Tỷ lệ % tính thuế Thuế suất thuế


STT Danh mục ngành nghề
GTGT TNCN

Phân phối, cung cấp hàng hóa

1. 1% 0,5%

– 0,5%

2. Dịch vụ, xây dựng không bao thầu


nguyên vật liệu

5% 2%
– 2%

5% 5%

– 5%

3% 1,5%
3.
– 1,5%

4. Hoạt động kinh doanh khác

2% 1%

Chi tiết xem tại Phụ lục I đính kèm Thông tư 40 ===> Tải ngay Phụ lục I

Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ, cá nhân
kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng
lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh
vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực
hiện ấn định doanh thu tính thuế

4.3. Trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh
Căn cứ pháp lý: Thông tư 40/2021/TT-BTC

 Đối tượng áp dụng: Hộ, cá nhân kinh doanh cá nhân kinh doanh không thường
xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định
 Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh bao gồm:
o Cá nhân kinh doanh lưu động;

o Cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân;


o Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”;
o Cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nếu
không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

 Về phương pháp nộp thuế theo từng lần phát sinh: Hộ, cá nhân kinh doanh chọn
phương pháp này sẽ khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế theo từng
lần phát sinh; cách tính như phương pháp khoán được giới thiệu trong mục 4.2

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:


Chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
Lưu ý: Hộ, cá nhân kinh doanh không bắt buộc phải thực hiện chế độ kế toán, nhưng phải
thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp
pháp và xuất trình kèm theo hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh;

Mới đây, MISA chính thức phát hành phần mềm kế toán dành cho hộ kinh doanh, cá nhân
kinh doanh đáp ứng quy định về chứng từ, sổ kế toán theo Thông tư 88/2021/TT-BTC, xuất
hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và nộp thuế theo Thông tư 40/2021/TT-BTC
để giúp hộ kinh doanh cá thể trên cả nước có được giải pháp quản trị tài chính kế toán phù
hợp. Cụ thể:

 Phần mềm AMIS Kế toán đáp ứng đầy đủ mẫu chứng từ, sổ sách, chế độ kế toán
theo quy định tại Thông tư 88/2021/TT-BTC: Với tính năng tự động hóa nhập liệu,
tổng hợp sổ sách cùng giao diện đơn giản, báo cáo trực quan, phần mềm kế toán
này giúp người không có chuyên môn cũng dễ dàng hạch toán mà không cần phải
chọn tài khoản kế toán như trước.
 Kết nối cùng các giải pháp như hóa đơn điện tử MISA meInvoice, dịch vụ thuế điện
tử mTax và dịch vụ chữ ký số MISA eSign:
o Kết nối giải pháp hóa đơn điện tử MISA meinvoice đáp ứng Nghị định
123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC giúp các hộ kinh doanh, cá
nhân kinh doanh phát hành hóa đơn ngay trên phần mềm kế toán, tự động
truyền hóa đơn sang hệ thống của cơ quan thuế đúng theo quy định về
pháp luật về thuế.
o Tích hợp sẵn chữ ký số từ xa MISA eSign thuận tiện ký điện tử phát hành
hóa đơn mọi lúc, mọi nơi ngay cả trên điện thoại di động mà không phải
mang theo USB Token.
 …
Kính mời Quý hộ kinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh đăng ký trải nghiệm miễn phí bản
demo phần mềm kế toán MISA AMIS dành riêng cho hộ kinh doanh

You might also like