You are on page 1of 5

CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ TRỢ CẤP:

Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng to lớn đến chi phí sản xuất của
doanh nghiệp, công ty về khẩu trang y tế. Bằng chính sách của mình, nhà nước có
thể điều chỉnh hành vi và tác động đến các điều kiện sản xuất của các doanh
nghiệp. Khi mà các doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất trong những môi
trường dễ dàng hay thuận lợi hơn, chi phí sản xuất của chúng thường hạ và cung
về khẩu trang sẽ tăng. Ngược lại, những quy định chính sách khiến cho các quá
trình sản xuất trở nên tốn kém hơn, ít thuận lợi hơn, chi phí sản xuất của các
doanh nghiệp sẽ tăng lên và lượng cung về khẩu trang sẽ giảm xuống.

Tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp là chính sách
thuế của nhà nước. Nhà nước sử dụng thuế như công cụ điều tiết sản xuất. Khi
nhà nước tăng thuế đánh vào khẩu trang, chi phí toàn bộ của việc sản xuất khẩu
trang sẽ tăng theo. Theo Thông tư 43/2021/TT-BTC (ngày 11/6/2021) của Bộ
Tài chính (hiệu lực từ ngày 1/8/2021) sửa đổi, bổ sung Khoản 11 Điều 10
Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính - quy định về thuế suất thuế
GTGT 5%, áp dụng mức thuế suất thuế GTGT đối với khẩu trang y tế là 5%. Giả
sử, nhà nước tăng thuế từ 5% lên 10%, lượng cung về khẩu trang trong trường
hợp này sẽ giảm và đường cung về nó sẽ dịch chuyển sang trái và lên trên. Dưới
đây là biểu đồ minh họa:

P
S2

Tăng thuế
P2
S1

P1

Q
Hình 1. Thuế và sự dịch chuyển của đường cung

Ngược lại, nếu chính phủ giảm thuế, chi phí chung để sản xuất khẩu trang sẽ
hạ xuống. Lượng cung về khẩu trang sẽ tăng lên. Đường cung về khẩu trang sẽ
dịch chuyển sang phải và xuống dưới. Dưới đây là biểu đồ minh họa:
P

S1

Giảm thuế
S2
P1

P2

Hình 2. Thuế và sự dịch chuyển của đường cung

Năm 2020, dịch covid-19 trở nên nghiêm trọng hơn. Theo tình hình đó, ngày
Ngày 07/02/2020, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 155/QĐ-BTC về Danh
mục các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu phục vụ phòng, chống dịch viêm
đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra trong đó mặt hàng khẩu
trang y tế. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan vào tháng 11 năm
2021, cả nước có 12 doanh nghiệp chính tham gia xuất khẩu khẩu trang y tế các
loại:

Tháng Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11


Triệu chiếc 12,53 15,64 16,63 37,14 49,01
Tăng/giảm
so với tháng -37,5 +24,8 +6,6 +123,3 +31,9
trước(%)

Bảng 3: Diễn biến xuất khẩu khẩu trang y tế các loại từ tháng 7 -11/2021

Căn cứ vào số liệu của bảng thống kê trên ta thấy, sau khi được Nhà nước
miễn giảm thuế xuất khẩu, chi phí chung để sản xuất khẩu trang giảm xuống thì
thị trường xuất khẩu khẩu trang y tế của nước ta tăng mạnh lên với số lượng là
49,01 triệu chiếc, tăng 31,9% so với số lượng xuất khẩu ghi nhận trong tháng 10
năm 2021. (Nguồn tham khảo: Cục Hải Quan tỉnh Hà Tĩnh)

Có những doanh nghiệp sẽ lợi dụng việc Chính Phủ giảm giá thuế để tăng
thu nhập nên Chính Phủ đã đặt ra chính sách phạt việc vi phạm theo Nghị định số
98/2020/NĐ-CP: Các cơ sở sản xuất sẽ bị xử phạt tuỳ theo các hình thức vi phạm
khác nhau. Khi người tiêu dùng có thắc mắc về cách sử dụng thiết bị y tế thì có
thể liên hệ với các dịch vụ y tế đạt yêu cầu theo mục 1 Chương VII của Nghị định
số 98/2021/NĐ-CP: Các cơ sở tư vấn y tế phải có đủ năng lực chuyên ngành và
đủ điều kiện về thủ tục và hồ sơ tư vấn.
Chính sách trợ cấp của nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh và
sản xuất khẩu trang y tế có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp
thì theo hướng ngược lại với thuế. Khi việc sản xuất khẩu trang được trợ cấp, chi
phí sản xuất ròng của các doanh nghiệp tương ứng sẽ giảm xuống. Trong trường
hợp này, cung về khẩu trang sẽ tăng và đường cung của nó sẽ dịch chuyển sang
phải và xuống dưới. Việc giảm trợ cấp, ngược lại, sẽ làm cung khẩu trang giảm
và đường cung khẩu trang sẽ dịch chuyển sang trái và lên trên. Ví dụ như các
chính sách về giảm chi phí đầu vào như kiến nghị giảm giá điện của Bộ Công
thương. Miễn, giảm giá nhiều dịch vụ hàng không cho tất cả các hãng hàng
không. Ban hành Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ
quy định về lệ phí môn bài…

Về hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất khẩu trang y tế thông qua
nhóm chính sách tài khóa. Gồm: Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ về
gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Được áp dụng rộng rãi cho hầu hết
doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh. Bổ sung Dự án Nghị
quyết của Quốc hội về một số chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhằm hỗ
trợ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ kinh doanh khẩu trang y tế.Còn về
chính sách hỗ trợ xuất khẩu khẩu trang y tế, Chính phủ ban hành Nghị quyết
60/NQ-CP về việc xuất khẩu khẩu trang y tế trong giai đoạn Covid-19. Theo đó,
bỏ áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế.
Giao Bộ Công Thương công khai danh sách, năng lực sản xuất của các doanh
nghiệp sản xuất khẩu trang. Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh khẩu trang y tế khi
xuất khẩu về chất lượng khẩu trang y tế.
Ngoài chính sách thuế và trợ cấp, các quy định khác nhau của nhà nước về
tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn an toàn sản xuất và tiêu dùng, về thông tin sản
phẩm v.v… đều ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Về
nguyên tắc, nếu các quy định điều tiết sản xuất của nhà nước càng mang tính chất
khắt khe, những khoản chi phí nhất định mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đáp ứng
càng lớn. Khi đó, chi phí sản xuất của doanh nghiệp càng tăng và cung về khẩu
trang sẽ giảm. Trái lại, việc nới lỏng các quy định điều tiết sẽ giảm nhẹ chi phí
sản xuất đối với các doanh nghiệp. Lúc này, cung về khẩu trang cũng sẽ tăng lên.

Nguồn tham khảo:


https://hatinh.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=442&tkId=3762&group=Ph
%C3%A2n%20t%C3%ADch&category=undefined
https://nhuycompany.com/chinh-sach-ho-tro-doanh-nghiep-kinh-doanh-khau-
trang-y-te-cua-viet-nam-hien-nay/
https://baotainguyenmoitruong.vn/thong-nhat-ap-dung-thue-gtgt-la-5-voi-mat-
hang-thiet-bi-y-te-329465.html

You might also like