You are on page 1of 6

1.

LỘ TRÌNH GIẢM THUẾ:

a) Cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hóa:


Nội dung cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong khuôn khổ Khu vực Mậu dịch
Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) được điều chỉnh bởi Hiệp định Khung về
Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc được các nhà lãnh đạo Thượng
đỉnh ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 tại Campuchia (gọi tắt là Hiệp
định Khung), Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN-Trung Quốc được ký kết
ngày 29/11/2004 tại Lào, và Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam-Trung Quốc ký ngày
18/7/2005 tại Trung Quốc. Theo đó, việc cắt giảm và tự do hóa thuế quan của Việt
Nam trong ACFTA được chia thành 3 danh mục hàng hoá: Thu hoạch sớm, thông
thường và nhạy cảm, cụ thể như sau:
 Chương trình thu hoạch sớm (EHP): gồm hầu hết các mặt hàng nông sản và
thuỷ sản từ Chương 1-8 của Biểu thuế nhập khẩu. Các mặt hàng hiện đã được
thực hiện giảm thuế từ năm 2004 và xoá bỏ thuế vào 2008 theo lộ trình sau:
Bảng 1: Lộ trình giảm thuế của Danh mục EHP
Mức thuế EHP qua các
Thuế suất
năm
MFN
2004 2005 2006 2007 2008
MFN ≥ 30% 20% 15% 10% 5% 0%
15≤ MFN <
10% 10% 5% 5% 0%
30%
MFN < 15% 5% 5% 0-5% 0-5% 0%

Nguồn: Hiệp định Khung ASEAN-Trung Quốc


 Danh mục nhạy cảm (ST):
Đối với Việt Nam, Danh mục nhạy cảm của Việt Nam gồm 388 nhóm mặt hàng ở cấp
độ HS 6 số (Phụ lục III của Biên bản ghi nhớ), chủ yếu là các sản phẩm như: trứng gia
cầm, đường, thuốc lá, động cơ, phương tiện vận tải (ô tô, xe máy), xăng dầu, sắt thép,
vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử điện lạnh, giấy, dệt may....Những mặt hàng thuộc
Danh mục nhạy cảm không có lịch trình giảm thuế cụ thể theo từng năm nhưng bị giới
hạn mức thuế suất cuối cùng và năm cuối cùng thực hiện, cụ thể mô hình giảm thuế
Danh mục nhạy cảm của Việt Nam như sau:
- Các mặt hàng nhạy cảm thường (SL): có thuế suất 20% vào 2015 và giảm xuống 0-
5% vào 2020.
- Các mặt hàng nhạy cảm cao (HSL): bao gồm không quá 140 nhóm mặt hàng HS 6 số
và có thuế suất 50% vào 2018.

 Danh mục thông thường (các mặt hàng phải cắt giảm và xoá bỏ thuế quan)
của Việt Nam: gồm 90% số dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu, đã thực hiện
giảm thuế từ năm 2006. Lộ trình giảm thuế của danh mục thông thường được
thể hiện ở Bảng dưới đây.
Bảng 2: Lộ trình giảm thuế của Danh mục thông thường (ACFTA)
Mức thuế suất ACFTA
X = thuế suất MFN tại thời điểm tại thời điểm không muộn hơn ngày 1/1 của
1/1/2003 năm
2005 2006 2007 2008 2009 2011 2013 2015
X > 60% 60 50 40 30 25 15 10 0

45% < X < 60% 40 35 35 30 25 15 10 0

35% < X < 45% 35 30 30 25 20 15 5 0

30% < X < 35% 30 25 25 20 17 10 5 0

25% < X < 30% 25 20 20 15 15 10 5 0

20% < X < 25% 20 20 15 15 15 10 0-5 0

15% < X < 20% 15 15 10 10 10 5 0-5 0

10% < X < 15% 10 10 10 10 8 5 0-5 0

7% < X < 10% 7 7 7 7 5 5 0-5 0

5% < X < 7% 5 5 5 5 5 5 0-5 0


X < 5% Giữ nguyên 0
Nguồn: Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN-Trung Quốc
Ngoài việc giảm thuế theo lộ trình trên, Việt Nam cũng phải thực hiện một số cam kết
bổ sung sau:
- Phải giảm thuế suất của ít nhất 50% các dòng thuế trong Danh mục Thông thường
xuống 0-5% không muộn hơn ngày 1/1/ 2009
- Phải xóa bỏ thuế quan của 45% dòng thuế trong Danh mục Thông thường không
muộn hơn ngày 1/1/2013.
- Phải xoá bỏ thuế quan của ít nhất 85% số dòng thuế vào năm 2015, số còn lại 5% số
dòng thuế - nhưng không được vượt quá 250 dòng thuế ở cấp độ HS 6 số sẽ được xoá
bỏ thuế quan vào năm 2018
- Theo Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam-Trung Quốc ký ngày 18/7/2005, một số mặt
hàng cụ thể (thuộc cả danh mục thông thường và danh mục nhạy cảm) có lộ trình
giảm thuế nhanh hơn quy định chung. Các mặt hàng thuộc danh mục nhạy cảm có
mức thuế suất cam kết sớm hơn quy định chung, chủ yếu gồm:
Mức thuế cam kết
Mặt hàng
% Năm
Ôtô tải loại tải trọng lớn 30% 2012
Ôtô tải loại tải trọng nhỏ 45% 2014
Xe máy 45% 2012
Phụ tùng xe máy 13% 2013
Mức thuế cam kết
Mặt hàng
% Năm

Sắt thép xây dựng 15% 2014


Điện tử-điện lạnh gia dụng 10-15% 2012-2013
Xăng dầu 20% 2009

Các mặt hàng còn lại của Biểu thuế nhập khẩu là các mặt hàng loại trừ (không phải
giảm thuế) phù hợp với quy định của WTO.
b. Cam kết trong lĩnh vực thương mại dịch vụ:
Các nước ASEAN và Trung Quốc hiện chưa kết thúc đàm phán về dịch vụ trong
khuôn khô ACFTA. Hiện các nước tham gia đang đàm phán gói 2 về dịch vụ. Cam kết
của Việt Nam trong gói 1 tương đương với cam kết WTO.
2. CẤC THOẢ THUẬN KHÁC (PHI THUẾ) Việt Nam- Trung Quốc:
- Hiệp định thương mại biên giới Việt – Trung (2016):
Nhằm tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị và thúc đẩy hợp tác thương
mại ở vùng biên giới giữa 2 nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi
- Hiệp định thanh toán về hợp tác giữa ngân hàng nhà nước Việt Nam và
ngân hàng nhân dân Trung Quốc:(1993)
Nhằm tăng cường thúc đẩy phát triển về mậu dịch, kinh tế và hợp tác tiền tệ,
thực hiện tốt công tác thanh toán giữa 2 nước.
- Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (1992):
Việc khuyến khích, bảo hộ và tạo những điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư
của các nhà đầu tư của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết kia trên
cơ sở nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, nhằm mục
đích phát triển sự hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia
- Hiệp định Việt Nam – Trung Hoa về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới
(1998):
Nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị láng giềng giữa hai nước và thúc đẩy
hợp tác thương mại ở vùng biên giới giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng,
cùng có lợi.
- Hiệp định về thành lập uỷ ban hợp tác kinh tế thương mại giữa chính phủ
nước CHXHCN Việt Nam và chính phủ nước CHND Trung Hoa (1994):
Với mục đích tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước,
thúc đẩy sự phát triển và quan hệ hợp tác kinh tế hữu nghị giữa hai nước trên
cơ sở bình đẳng cùng có lợi và tôn trọng chủ quyền của nhau
- Hiệp định về bảo đảm chất lượng hàng hoá xuát nhập khẩu và công nhận
lẫn nhau (1994):
Với mục đích bảo đảm sức khoẻ, sự an toàn của nhân dân, bảo vệ môi
trường tự nhiên và lợi ích người tiêu dùng hai nước, đảm bảo chất lượng
hàng hoá xuất nhập khẩu, chất lượng phục vụ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế
và thương mại hai nước.
- Hiệp định quá cảnh hàng hoá (1994):
Với lòng mong muốn củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế và thương
mại, trên nguyên tắc bình đẳng Cùng có lợi ,qua thương lượng hữu nghị .

3. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC LÊN TOÀN BỘ NGÀNH Ở


VIỆT NAM:
 Tác dộng tích cực:
 Tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng
hóa, dịch vụ thúc đẩy sự phát triển thương mại
- Việc thực hiện Chương trình thu hoạch sớm của ACFTA từ
tháng 01 năm 2004 cũng như thực hiện kế hoạch cắt giảm thuế
quan theo những điều khoản đã được ký kết trong Hiệp định
thương mại về hàng hóa từ giữa năm 2005 là những cơ hội để gia
tăng giá trị trao đổi hàng hóa của Việt Nam sang các nước
ASEAN và Trung Quốc. Việt Nam có cơ hội để mở rộng xuất
khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản, may mặc, giày dép, thủ
công mỹ nghệ, các hàng hóa sử dụng nhiều lao động.
- Hơn nữa, thông qua ACFTA, Việt Nam có thể mở rộng quan hệ
thương mại với các nước khắp các châu lục trên thế giới.
 Nhờ xóa bỏ rào cản thương mại, chuyên môn hóa sản xuất và nâng
cao hiệu quả kinh tế trong khu vực, hàng Việt Nam vào Khu mậu
dịch tự do sẽ có tính cạnh tranh cao hơn nhờ giảm được chi phí vận
tải và gần gũi về văn hóa
- Khu vực ASEAN là thị trường có vị trí địa lý thuận lợi, chi phí
vận chuyển thấp và có nhu cầu, thị hiếu về chất lượng, chủng
loại, giá cả khá tương đồng so với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Đây là cơ hội mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng để
tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, phấn
đấu giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị
trường.
 Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam:
- Sự hình thành Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ tạo
điều kiện thúc đẩy hoạt động đầu tư đối với các nước ASEAN,
trong đó có nước ta.
- Với việc hình thành ACFTA, Việt Nam có rất nhiều cơ hội để
tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài nếu chúng ta sớm cải thiện
được rõ rệt môi trường đầu tư, vận hành hiệu quả hơn nền kinh
tế, cải cách và hoàn thiện hệ thống tài chính và pháp lý, đặc biệt
là thực hiện nghiêm túc và triệt để hơn cuộc chiến chống tham
nhũng và thất thoát, lãng phí...
 Tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp thu khoa học - công nghệ mới, tiếp thu
kiến thức và kinh nghiệm quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh từ
ngay các nước phát triển năng động và có hiệu quả trong khu vực:
 Nâng cao vị thế của Việt Nam trong các vòng đàm phán song
phương và đa Phương Việc Việt:
- Việc Việt Nam tham gia vào ACFTA sẽ giúp cho Việt Nam có
thêm nhiều kinh nghiệm trong đàm phán thương mại và cho phép
Việt Nam có sức mạnh lớn hơn trong việc tạo ảnh hưởng đối với
các chương trình nghị sự thương mại quốc tế nói chung và việc
đàm phán thương mại đa phương nói riêng.
- Đẩy nhanh tốc độ cơ cấu lại nền kinh tế, cải cách hệ thống
thương mại và pháp lý cho phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị
trường. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc Việt Nam sớm gia
nhập WTO và các thể chế quốc tế khác.
 Tác động tiêu cực:
 Chịu tác động của vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc:
- Thâm hụt thương mại của Việt Nam và Trung Quốc ngày càng
lớn.
 Nguy cơ khủng hoảng trong phát triển kinh tế và thương mại giữa
Việt nam và các nước trong khu vực tiếp tục gia tăng:
 Sức cạnh tranh hàng hoá dịch vụ và hệ thống tổ chức quản lí kinh
doanh còn yếu kém.
- Hàng hoá dịch vụ của ta có sức cạnh tranh thấp nên cơ hội thâm
nhập thị trường chỉ mới dừng lại ở tiềm năng, trong khi đó hàng
hoá của các nước ASEAN-Trung Quốc với sức cạnh tranh cao sẽ
có điều kiện thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
- Ở trong nước, Việt Nam đang phải chịu sức cạnh tranh rất lớn,
đặc biệt đối với các ngành công nghiệp non trẻ, nguyên nhân chủ
yếu do các doanh nghiệp Trung Quốc mạnh hơn doanh nghiệp
của Việt Nam, ngay cả với các ngành mà Việt Nam đang có lợi
thế cạnh tranh như dệt may, giày da, công nghiệp hàng tiêu dùng,

 Khó khăn trong quản lí biên mậu:
- Buôn bán biên giới vẫn gặp khó khăn trong việc quản lý, đánh
giá, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, điển hình là
hiện tượng buôn lậu vẫn diễn ra nhiều và ngày càng tinh vi hơn.
Khuôn khổ pháp lý cho trao đổi thương mại vẫn còn một số vấn
đề vướng mắc trong việc thực hiện Hiệp định ACFTA như ký kết
các văn bản quy định về kiểm dịch động thực vật, quản lý hàng
hóa trao đổi qua biên giới,…
- Ngoài ra, với Hiệp định Tự do thương mại ASEAN - Trung
Quốc, các mặt hàng xuất nhập khẩu chính ngạch, đáp ứng các
điều kiện ưu đãi, xuất xứ theo quy định sẽ được hưởng lợi. Song
với Việt Nam, mua bán tiểu ngạch với Trung Quốc, không thuộc
phạm vi điều chỉnh của ACFTA, cũng là một vấn đề quan trọng
không kém, hình thức giao thương này đã gây ra không ít rủi ro
cho thương mại Việt Nam.
 Phát triển quan hệ ASEAN - Trung Quốc đòi hỏi hệ thống chính sách
quản lý kinh tế - thương mại Việt Nam cần sớm hoàn chỉnh, đồng bộ,
thực thi có hiệu lực:
- Chính sách thương mại thiếu linh hoạt và đồng bộ: Công tác
nghiên cứu dự báo, phân tích thị trường Trung Quốc chưa cập
nhật, cụ thể: các doanh nghiệp vẫn còn thiếu thông tin về việc
thay đổi chính sách của Trung Quốc; công tác xúc tiến thương
mại với thị trường Trung Quốc vẫn chưa hiệu quả; chưa khai thác
triệt để được lợi thế về vị trí địa lý để tăng kim ngạch xuất khẩu;
Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội đầu tư từ Trung Quốc để
xuất khẩu sang các thị trường khác.
 Năng lực trình độ cán bộ kinh doanh và tầm nhìn cán bộ quản lí còn
nhiều hạn chế:
- Trong những năm đổi mới chúng ta đã tăng cường công tác đào
tạo, bồi dưỡng nhưng về cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý kinh
doanh còn mỏng, trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế, nhất là
tầm nhìn của cán bộ quản lý trong lĩnh vực xây dựng chính sách,
điều hành quản lý cả hạ tầng phần“ cứng” và hạ tầng phần”
mềm” còn hạn chế.

You might also like