You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


******

TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU (EVFTA)

Sinh viên: Phạm Phương Linh – MSV:1813330044


Chu Thị Huyền – MSV: 1813330033
Lớp tín chỉ: KTE308(20192).1
Giảng viên HD: Ths. Lê Thị Kiều Phương

Hà Nội, tháng 3 năm 2020


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, khu vực và liên kết kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng rộng
rãi, phổ biến. Các nền kinh tế xâm nhập lẫn nhau, liên kết với nhau để đưa nền kinh tế thế giới ngày
một tiến lên và mơ ước về một thị trường chung cho toàn thế giới cũng đang có cơ sở để thực hiện.
Các quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù mạnh hay yếu đều tham gia vào thương mại quốc tế, các liên kết
kinh tế quốc tế. Các quốc gia, dân tộc đang sẵn sàng cho một kỷ nguyên mới mà một trong những
đặc trưng của nó là xu thế hợp tác, liên kết giữa các quốc gia để giải quyết các vấn đề kinh tế, chính
trị, văn hóa- xã hội. Với xu thế đó, các quốc gia trong quá trình phát triển và hội nhập của mình
đang từng bước tạo nên các mối quan hệ song phương và đa phương, nhằm từng bước tham gia vào
các liên kết kinh tế quốc tế ở nhiều mức độ khác nhau. Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang
là những vấn đề nóng hổi với hầu hết các nước. Mỗi quốc gia không thể tự mình giải quyết những
vấn đề nhất định. Để giải quyết thì phải tham gia vào các liên kết, hội nhập với quốc gia khác để
cùng nhau phát triển, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu tất yếu, xu thế khách quan đối với
sự phát triển của mỗi quốc gia.
Trong sự phát triển của các liên kết kinh tế quốc tế ấy, chúng em sẽ đi sâu vào nghiên cứu
liên kết kinh tế quốc tế: EVFTA. Thông qua bài nghiên cứu, chúng em muốn thấy được cái nhìn
chung nhất về EVFTA và các vấn đề, nội dung xung quanh liên kết kinh tế quốc tế này. Trong quá
trình làm chúng em không thể tránh khỏi sai sót, kính mong nhận được sự góp ý của cô để chúng
em có thể hoàn thiện hơn bài tiểu luận này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
I. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ EU
EU - khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châu Âu, là thị trường
lớn thứ hai cho hàng xuất khẩu Việt Nam.

Quan hệ thương mại Việt Nam – EU đã phát triển nhanh chống và hiệu quả, giúp mở rộng hơn nữa
thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt
Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ,
v.v. là rất đáng kể; đồng thời giúp người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận nguồn cung các sản
phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ EU trong các lĩnh vực như dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, xây
dựng hạ tầng và giao thông công cộng…

II) TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH EVFTA

Hiệp định EVFTA ( European-Vietnam Free Trade Agreement), viết tắt là EVFTA là Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam - EU, là thỏa thuận được kí kết giữa 28 nước thành viên liên minh
châu Âu và Việt Nam.

1. Việt Nam tham gia kí kết hiệp định EVFTA


Tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đã đồng ý khởi động đàm
phán Hiệp định EVFTA. Sau 10 năm đàm phán và rà soát pháp lý thì đến ngày 21 tháng 1 năm
2020, Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh châu Âu thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA.

Việc Nghị viện châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chặng
đường 30 năm phát triển quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
(EU). Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, việc đàm phán, ký kết và phê chuẩn Hiệp
định EVFTA thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của cả hai bên trong việc thúc đẩy quan hệ song phương,
góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam và EU phát triển sâu rộng và thực chất hơn.

2.Động lực tiến đến EVFTA của Việt Nam

Với EVFTA, Việt Nam thực sự có thêm cánh cửa lớn cho giao thương quốc tế, động lực để thúc
đẩy quá trình phát triển trên cả hai khía cạnh là không gian thị trường, tiếp cận các nguồn lực về
công nghệ, về vốn cho sự phát triển, là cơ hội rất tốt để Việt Nam tiếp cận thị trường trên 500 triệu
người có thu nhập cao, một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới

Việt Nam có thể tăng cường được quan hệ hợp tác về thương mại và đầu tư giữa các doanh nghiệp
trong nước với các tập đoàn toàn cầu và công ty đa quốc gia, gia nhập được vào chuỗi giá trị toàn
cầu hàng đầu của thế giới, thu hút các dòng đầu tư có chất lượng cao hơn vào Việt Nam và thân
thiện với môi trường hơn, có giá trị gia tăng lớn hơn và phù hợp với yêu cầu phát triển mới của nền
kinh tế. EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam
thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
vào EU. Đây là cơ hội rất tốt để DN Việt Nam cắt giảm chi phí, hạ giá thành nhằm tăng tính cạnh
tranh. Chủ động thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa sang các nước thuộc nhóm EU.

3
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ VỀ THƯƠNG MẠI ĐƯỢC KÍ KẾT TRONG HIỆP
ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM- EU ( EVFTA)
EVFTA là một FTA thế hệ mới, với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao. Cụ thể ở lĩnh
vực thương mại, EVFTA bao gồm những cam kết sau:

I). CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CỦA EU

- EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc
85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào
EU.

- Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong
biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.

- Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (một số sản phẩm gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường và
các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cá ngừ đóng hộp), EU cam kết mở cửa cho
Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Bảng tóm tắt cam kết của EU dành cho một số sản phẩm xuất khẩu Việt Nam
Cam kết Cam kết của EU dành cho Việt Nam
Nhóm hàng Nông-thủy sản
Thủy sản (trừ cá ngừ Xóa bỏ ngay khoảng 50% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực
đóng hộp và cá viên) 50% số dòng thuế còn lại được xóa bỏ theo lộ trình từ 3 đến 7 năm.
Riêng với cá ngừ đóng hộp và cá viên áp dụng hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500
tấn và 500 tấn.
Gạo Áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan, lương nhập khẩu trong hạn ngạch được hưởng
mức thuế 0%.
Tổng hạn ngạch là 80.000 tấn, cụ thể:
- Gạo chưa xay xát: lượng hạn ngạch là 20.000 tấn
- Gạo xay xát: lượng hạn ngạch là 30.000 tấn
- Gạo thơm: lượng hạn ngạch là 30.000 tấn
Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với gạo tấm sau 5 năm, và các sản phẩm từ gạo
sau 3-5 năm.
Cà phê Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực
Đường Áp dụng hạn ngạch thuế quan với mức là 10.000 tấn đường trắng và 10.000 tấn sản
phẩm chứ trên 80% đường
Mật ong tự nhiên Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực
Sản phẩm rau củ quả Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực
tươi và chế biến nước
hoa quả, hoa tươi
Các hàng nông sản Một số sản phẩm được áp dụng cam kết về hạn ngạch thuế quan của EU dành cho Việt
khác Nam:
- Trứng gia cầm đã qua chế biến: 500 tấn
- Tỏi: 400 tấn
- Ngô ngọt: 5000 tấn
- Tinh bột sắn: 30.000 tấn
- Nấm: 350 tấn
- Cồn etylic: 1000 tấn
- Một số sản phẩm hóa chất (manitol, sorbitol, dextrins...):2000 tấn

4
Nhóm hàng công nghiệp
Dệt may 42,5% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực
Số còn lại sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3 đến 7 năm.
Giày dép 37% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực
Số còn lại sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3 đến 7 năm.
Gỗ và sản phẩm gỗ Khoảng 83% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu
lực
Khoảng 17% còn lại (gồm ván dăm, ván sợi và gỗ dán,...) sẽ được xóa bỏ thuế nhập
khẩu theo lộ trình từ 3 đến 5 năm.
Máy vi tính, sản phẩm 74% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực
điện tử và linh kiện Các sản phẩm còn lại sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3 đén 5 năm
Một số sản phẩm khác Một số mặt hàng sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngày khi Hiệp định có hiệu lực ví dụ
như sản phẩm nhựa, điện thoại các loại và linh kiện, túi xách, ví, vali, mũ, ô dù...
Nguồn: trungtamwto

Việt Nam là nền kinh tế chủ yếu dựa vào gia công, chế xuất. Lợi thế so sánh của Việt Nam là các
lợi thế tĩnh hay còn gọi các lợi thế cấp thấp, nếu các lợi thế này không có khả năng tái sinh thì nó sẽ
mất dần đi. Điều này thấy rất rõ ở hai lợi thế mà Việt Nam đang có là tài nguyên thiên nhiên và
nguồn lao động dồi dào. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn là
sản phẩm tuyền thống, có thế mạnh như hàng dệt may, dày dép, các loại nông lâm thủy sản,…đều
là các mặt hàng có lợi thế so sánh liên quan đến lao động, tài nguyên thiên nhiên. Với mức độ giảm
nhanh, sâu của thuế quan thì chắc chắn sẽ đem lại những bước tiến có ý nghĩa cho những mặt hàng
này xuất khẩu vào EU

Trước khi EVFTA có hiệu lực, mặt hàng gạo từ Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu khá cao 5%-
45%. Thậm chí có một số nước trong khối EU áp mức thuế nhập khẩu với gạo Việt Nam lên tới
100% hoặc cao hơn. Khi EVFTA có hiệu lực, thuế suất bằng 0%, nếu Việt Nam tận dụng tốt xuất
khẩu được hết hạn ngạch 80.000 tấn mà EU cấp thì kim ngạch xuất khẩu có thể tăng gấp 4 lần so
với hiện nay. Quan trọng nhất là gạo Việt sẽ được bán với mức giá cao và có giá cạnh tranh so với
các đối thủ khác như Campuchia, Thái Lan.

Về rau củ quả: EU là thị trường xuất khẩu đứng thứ tư của rau quả Việt Nam, sau Trung Quốc, Mỹ,
Nhật Bản. Khi EVFTA có hiệu lực, việc miễn giảm thuế nhập khẩu vào thị trường EU sẽ giúp tăng
khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các nước khác.

Ngành hàng thủy hải sản: EU đang là thị trường thủy sản quan trọng hàng đầu của nước ta khi chiếm
23%-25% tổng lượng xuất khẩu hằng năm. Mức thuế nhập khẩu thủy sản vào EU hiện nay trung
bình là 14%. Trong đó, nhiều mặt hàng chịu thuế cao tới 26%. Nhưng khi hiệp định có hiệu lực sẽ
có khoảng 840 dòng thuế suất cơ sở, chiếm khoảng 50% số dòng thuế đối với sản phẩm thủy sản,
sẽ giảm về 0%; số còn lại có lộ trình cắt giảm 3-7 năm. Đặc biệt mặt hàng tôm sẽ tạo điều kiện cho
thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU có sức cạnh tranh hơn so với các nước có lợi
thế xuất khẩu thủy sản như Thái Lan, Philipines…

Như vậy, khi EVFTA có hiệu lực, việc miễn giảm thuế nhập khẩu vào thị trường EU sẽ giúp các
mặt hàng của Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh với các nước khác, tăng qui mô sản xuất và phát
huy lợi thế kinh tế nước mình, tăng phúc lợi ròng của quốc gia, sử dụng nguồn lực có hiệu quả hơn,
tạo ra nhiều việc làm mới và góp phần cải thiện thu nhập cho người lao động,…Bên cạnh đó, các

5
nhà sản xuất tại EU lo ngại mất thị trường, tạo áp lực buộc EU tăng các biện pháp bảo hộ và áp
đặt thêm các rào cản kĩ thuật phi thuế quan với hàng nhập khẩu.

II) CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
Việt Nam cam kết ưu đãi thuế quan cho hàng hóa EU nhập khẩu vào Việt Nam theo lộ trình như
sau:
- Xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 48.5% số dòng thuế, tương đương
64.5% kim ngạch xuất khẩu tại EU sang Việt Nam;
- Sau 7 năm, sẽ xóa bỏ thuế quan đối với tổng cộng 91,8% số dòng thuế, tương đương 97,1%
kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam;
- Sau 10 năm, sẽ xóa bỏ thuế quan đối với tổng cộng 98,3% số dòng thuế, tương đương 99,8%
kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam;
- Khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại Việt Nam cam kết dành hạn ngạch thuế quan như cam
kết WTO, hoặc áp dụng lộ trình xóa bỏ đặc biệt (như thuốc lá, xăng dầu, bia, linh kiện ô tô,
xe máy)

Bảng tóm tắt cam kết của EU dành cho một số sản phẩm xuất khẩu Việt Nam
Cam kết Cam kết thuế quan của Việt Nam dành cho EU

Máy móc, thiết bị 61% dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực
Thuế nhập khẩu của số còn lại sẽ được đưa về 0% sau lộ trình tối đa 10 năm.
Ô tô nguyên chiếc và Ô tô phân phối lớn (trên 2500 𝑐𝑚3 vớ xe chạy dầu diesel, trên 3000 𝑐𝑚3 đối với xe
linh kiến, phụ tùng ô tô, chạy xăng) sẽ có thuế nhập khẩu về 0% sau 9 năm.
xe máy Các loại ô tô khác được áp dụng lộ trình cam kết giảm thuế trong vòng 10 năm
Các loại phụ từng ô tô sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 7 năm
Xe máy thường và xe máy trên 150 𝑐𝑚3 sẽ có thuế nhập khẩu 0% sau lần lượt 10
năm và 7 năm.
Đồ uống nồng độ cồn Rượu vang và rượu mạnh sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 7 năm
Lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu với bia là 10 năm
Các loại thịt sống Thuế nhập khẩu thịt lợn đông lạnh sẽ về 0% sau 7 năm; thuế nhập khẩu các loại thịt
lợn khác sẽ về 0% sau 9 năm
Thịt gà sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 10 năm
Thịt bò sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 3 năm
Dược phẩm Khoảng 71% các sản phẩm dược từ EU sẽ có thuế nhập khẩu 0% ngay khi Hiệp định
có hiệu lực
Phần còn lại sẽ được xóa bỏ thuế quan theo lộ trình từ 5 đến 7 năm
Hóa chất và sản phẩm Khoảng 70% nhóm sản phẩm này sẽ được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu
hóa chất lực
Phần còn lại sẽ có thuế suất 0% sau lộ trình tối đa là 7 năm
Nguyên phụ liệu dệt Khoảng 80% nhóm hàng này sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu
may, da giày lực
Phần còn lại sẽ được xóa bỏ thuế sau từ 3 đến 5 năm
Sữa và sản phẩm từ sữa Khoảng 44% nhóm sản phẩm này sẽ có mức thuế 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực
hoặc sau 3 năm
Phần còn lại sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 5 năm
Xăng dầu Thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ sau 10 năm
Nguồn: trungtamwto
6
Theo những cam kết trong EVFTA, có rất nhiều loại hàng hóa được áp dụng chính sách miễn
giảm thuế. Có thể nói đến ô tô nhập khẩu từ các nước Châu Âu, không chỉ ô tô nhập khẩu nguyên
chiếc mà ngay cả phụ tùng cũng được xóa bỏ thuế. Điều này mở ra mở ra nhiều cơ hội cho ô tô nhập
khẩu từ EU khi các dòng xe nhập khẩu từ các nước này hầu hết là xe hạng sang, siêu sang với giá
bán cao sẽ được hưởng lợi. Ví dụ một mẫu BMW Series 5 nhập khẩu Đức có giá xuất xưởng 48.900
Euro. Xe nhập về Việt Nam chịu thuế nhập khẩu 70%, thuế tiêu thụ đặc biệt 150%, thuế giá trị gia
tăng 10%, thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Về lí thuyết, chiếc xe này sẽ có giá sau thuế khoảng
171.150 Euro, với mức giá này người dân Việt Nam rất khó để có thể sở hữu một chiếc xe được sản
xuất tại Đức. Tuy nhiên sau khi kí kết EVFTA, thuế nhập khẩu về 0%- tức giá của chiếc BMW
Series 5 lúc này được giảm khoảng 34.230 Euro, bên cạnh đó các loại thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế
giá trị gia tăng cũng giảm đi. Chưa kể, với EVFTA, các phụ tùng ô tô cũng được xóa bỏ thuế nhập
khẩu sau 7 năm, điều này sẽ góp phần giảm giá thành của xe sản xuất ở nội địa vì phần lớn linh
kiện, phụ tùng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước hiện nay được nhập khẩu.
Bên cạnh ngành công nghiệp, EU cũng được biết đến là nơi chế chiến và xuất khẩu thực phẩm
có chất lượng cao. Các loại sữa, thịt, cá nhập khẩu thường có giá cao gấp 1,5- 3 lần sản phẩm nội
địa. Với việc kí kết EVFTA giữa EU và Việt Nam, các hộ gia đình Việt có thể mua và sửa dụng
những thực phẩm này với giá rẻ hơn.
Như vậy với cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, người tiêu dùng và các doanh nghiệp Việt Nam
sẽ được lợi từ nguồn hàng, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng ổn định, mức giá hợp lý. Đặc biệt,
các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ cao, qua đó
nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên nó cũng tồn tại một vài hạn chế khi hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài trở nên rẻ hơn sẽ
khiến các ngành sản xuất nội địa phải cạnh tranh khốc liệt ngay trên chính địa phận quốc gia của
mình.

III) CAM KẾT VỀ THUẾ XUẤT KHẨU

Việt Nam và EU cam kết không đánh thuế xuất khẩu đối với hàng hóa khi xuất khẩu từ lãnh thổ
một bên sang bên kia. Lí do của cam kết cắt giảm thuế xuất khẩu là nhiều nước trên thế giới coi việc
đánh thuế xuất khẩu là một hình thức trợ cấp gián tiếp gây ra cạnh tranh không lành mạnh giữa hàng
hóa của các nước.

Trong EVFTA, Việt Nam đã bảo lưu quyền áp dụng thuế xuất khẩu đối với 57 dòng thuế, trong
đó có các sản phẩm quan trọng như dầu thô, than đá (trừ than để luyện cốc và than cốc).
Đối với các dòng thuế có mức thuế xuất khẩu hiện hành tương đối cao, Việt Nam cam kết mức
trần thuế xuất khẩu về 20% trong thời gian tối đa là 5 năm (riêng quặng mangan có mức trần 10%).
Với các sản phẩm khác, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu theo lộ trình tối đa là 16 năm.

IV) CAM KẾT VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN

Rào cản về kĩ thuật đối với thương mại(TBT): Thương mại tự do giúp mở rộng thị trường loại
bỏ dần hàng rào thuế quan nhưng cũng thúc đẩy các nước nhâp khẩu sử dụng phương pháp mới để
kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, đó chính là các hàng rào phi thuế quan như kiểm dịch thực vật, tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Hai bên thỏa thuận tăng cường thực hiện các quy tắc của Hiệp
định về các Rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO (Hiệp định TBT) Việt Nam tăng cường
7
sử dụng tiêu chuẩn quốc tế trong ban hành các quy định về TBT của mình; quy định về các hàng
rào phi thuế đối với ô tô ( COC) của EU; Việt Nam cam kết chấp nhận nhãn” Made in EU” cho các
sản phẩm phi nông sản (trừ dược phẩm) đồng thời vẫn chấp nhận nhãn xuất xứ cụ thể ở một số nước
EU.

Các hàng rào thuế quan có thể sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các nước xuất khẩu hàng hóa sang
nước ngoài. Ví dụ, rào cản kỹ thuật đối với cà phê Việt Nam nhập khẩu vào EU rất lớn. EU có hàng
loạt các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cho nông sản nói chung cũng như cà phê nói riêng muốn xuất
khẩu vào thị trường này ( Luật REACH về vệ sinh an toàn thực phẩm; Quy định về giám sát HACCP;
Yêu cầu về đóng gói, bao bì, xuất xứ...)

Các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS): Việt Nam và EU đạt được thỏa thuận về một số nguyên
tắc về SPS nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại đối với các sản phẩm động vật, thực vật.
Đặc biệt, đối với hàng hóa xuất nhập khẩu với Việt Nam, chủ thể quản lý phía EU là cơ quan có
thẩm quyền của từng nước thành viên EU cụ thể (nơi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa Việt Nam)
chứ không phải là cơ quan chung cấp liên minh của EU. Ủy ban châu Âu chỉ chịu trách nhiệm về
phối hợp chung, kiểm tra/thanh tra hệ thống kiểm soát và hệ thống pháp luật liên quan của các nước
thành viên nhằm bảo đảm việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong toàn thị
trường EU.

Các biện pháp phi thuế quan khác Hiệp định cũng bao gồm các cam kết theo hướng giảm bớt
hàng rào thuế quan khác (ví dụ về cam kết về cấp phép xuất khẩu/nhập khẩu, thủ tục hải quan…)
nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai Bên.

8
KẾT LUẬN

Qua bài phân tích trên có thể thấy được vai trò to lớn của liên kết kinh tế quốc tế. Sự hợp tác giữa
các bên thông qua đàm phán kí kết các hiệp định hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội hội nhập sâu rộng.
Cụ thể xét về kinh tế, các nước sẽ phải có những chính sách để phân công lao động, sử dụng nguồn
lực một cách hiệu quả, phát huy những thế mạnh sẵn có để tiến tới chuyển dịch cơ cấu sản xuất,
xuất nhập khẩu, thay đổi cơ cấu kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế có tính khu vực.

Liên kết kinh tế quốc tế nói chung và FTA nói riêng thúc đẩy mối quan hệ giữa các nước hợp tác
với nhau, các nước đều có lợi khi có thương mại quốc tế. Hiệp định EVFTA được khởi động và kết
thúc tốt đẹp trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam- EU ngày càng tốt đẹp, đặc biệt trong
lĩnh vực kinh tế- thương mai. Đặc điểm nổi bạt trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU
là tính bổ sung mạnh mẽ, do đó Hiệp định EVFTA được dự đoán sẽ mang lại những tác động tích
cực cho cả Việt Nam cà EU, trong đó nổi bật là lợi ích kinh tế.

Việc kí kết FTA với EU là thực sự cần thiết, nó sẽ mang lại cơ hội tiếp cận thị trường hàng hóa,
dịch vụ của 2 bên trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Thông qua FTA, Việt Nam được hưởng các ưu
đãi về thuế quan, giảm nhẹ các biện pháp phòng vệ thương mại, có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào
thị trường thông qua cơ hội liên kết với các tập đoàn bán lẻ; mở rộng cơ hội lựa chọn nguồn cung
chất lượng cao và công nghệ tiên tiến từ EU với giá cả tốt hơn. EU là nền kinh tế lớn có trình độ
phát triển cao, sức mua lớn và đa dạng nên thuận lợi cho việc tiêu thụ các mặt hàng xuất khẩu của
nước ta.

Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội và thuận lợi, FTA cũng đặt ra nhiều thách thức với các bên tham
gia. Những thuận lợi về vấn đề xuất nhập khẩu, thông qua những chính sách mở cửa, miễn giảm
thuế sẽ làm cho hàng hóa nội địa phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nhập khẩu ở nước ngoài.
Ngoài ra các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những yêu cầu kiểm định gắt gao của một số loại
hàng hóa khi xuất khẩu sang nước ngoài. Đối với Việt Nam, xuất khẩu vào EU chủ yếu là các sản
phẩm thô, hàng hóa thực phẩm rau quả, thủy sản; EU đưa ra các yêu cầu về kĩ thuật, vệ sinh và chất
lượng sản phẩm rất cao, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng và đưa hàng vào EU.

Từ những thách thức đó đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp phải có những biện pháp thích hợp để
từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. FTA giữa Việt Nam và EU sẽ mang lại cơ hội cho những
doanh nghiệp có tiềm lực cạnh tranh thông qua khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường nhưng cũng sẽ
là thachsthuwcs lớn với các doanh nghiệp không thay đổi để thích ứng.

You might also like