You are on page 1of 24

1.

Giới thiệu về loại hàng hóa dc lựa chọn, sơ lược nội dung biện pháp dc chọn, điều kiện
nhập khẩu của loại hàng hóa đó
2. Điều kiện xuất khẩu hàng hóa đó qua 2 thị trường, so sánh, cột 1 là tiêu chí so sánh
3. Hàm ý chính sách và kết luận (qua thị trường 1 cần lưu ý gì và doanh nghiêpj cần chuẩn
bị gì)

I/ NỘI DUNG TỔNG QUÁT:


1. Định nghĩa quy tắc xuất xứ:
Cùng với sự gia tăng về số lượng các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) được kí kết trên toàn
cầu, việc miễn thuế đối với những mặt hàng xuất xứ từ nước thành viên tham gia hiệp định cũng
dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, tự do hóa không diễn ra tự động vì việc cắt giảm thuế còn phụ
thuộc vào việc đáp ứng các quy tắc xuất xứ (Nguyễn Thị Xuân, 2023). Đươc hiểu là tập hợp các
tiêu chí cần thiết nhằm đảm bảo xác định được nguồn gốc quốc tịch của hàng hóa (Trung tâm
WTO, 2017), quy tắc xuất xứ giúp xác định xem liệu một mặt hàng khi xuất hay nhập khẩu đã
tuân thủ các quy định về xuất xứ đến mức đủ để nhận được những ưu đãi thuế quan quy định
trong Hiệp định FTA hay chưa. Trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (Hệ thống
HS), các mặt hàng dệt may sẽ được giới hạn từ Chương 50 đến 63. Trong đó, các Chương 50-60
sẽ quy định chủ yếu về nguyên phụ liệu, vật liệu dệt may và một số sản phẩm dệt (như nhãn,
băng tải, thảm,...), còn các Chương 61-63 sẽ mô tả về quần áo; hàng may mặc phụ trợ, và các sản
phẩm dệt hoàn thiện khác (như màn, mảnh rèm vải, chăn,...) (Trung tâm WTO, 2019).
2. Tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam:
Từ lâu, ngành dệt may Việt Nam vẫn luôn được xem là ngành đóng góp quan trọng trong tăng
trưởng của nền kinh tế (Nguyễn Văn Nghi, 2022). Bởi bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao, đây cũng
là lĩnh vực có kim ngạch xuẩt khẩu lớn, chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Thật vậy, năm 2021, không chỉ nằm trong nhóm những ngành đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu
với 40,4 tỷ USD (chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước), dệt may còn là ngành xuất siêu
lớn của nước ta (Song Hà, 2022). Đặc biệt, năm 2018 còn được xem là năm đỉnh cao của ngành
dệt may Việt Nam. Bởi nhờ kim ngạch toàn ngành đạt hơn 36 tỷ USD, tăng 16,1% so với năm
2017 (Hà Anh, 2019), ta trở thành nước đứng thứ hai thế giới về quy mô xuất khẩu hàng dệt may,
chỉ sau Trung Quốc và đứng thứ tư thế giới về quy mô sản xuất hàng dệt may (Nguyễn Văn Nghi,
2022).
Bên cạnh những đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của cả nước, ngành dệt may còn giữ vai trò
quan trọng trong xã hội khi giải quyết nhu cầu việc làm cho khoảng 4,3 triệu lao động, chiếm gần
30% lao động công nghiệp trên cả nước (Lê Tiến Trường, 2023). Đặc biệt, trong giai đoạn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, ngành dệt may lại góp phần quan trọng trong sự dịch
chuyển kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp (Chế Thị Oanh, 2023). Bởi đây là ngành công
nghiệp nhẹ, nhu cầu lao động lớn, máy móc thiết bị lại đơn giản và an toàn hơn so với các ngành
công nghiệp nặng nên thu hút đông đảo lao động nông thôn. Ngoài ra, do đặc thù công việc cần
sự tỉ mỉ, khéo léo nên tỷ trọng lao động nữ trong các nhà máy dệt may nhiều hơn nam (lao động
nữ chiếm 73,80%) (Lê Tiến Trường, 2023). Qua đó giúp giải quyết bài toán nhức nhối về thất
nghiệp ở lao động nữ do những định kiến của xã hội về giới tính, tuổi tác, sự thay đổi công nghệ,
mối quan tâm đến gia đình và văn hóa (Hồng Đào, 2023). Như vậy, có thể thấy rằng, ngành dệt
may đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (Lê Tiến
Trường, 2019).
3. Sơ lược về hàng dệt may được chọn:
Là hàng hóa mà Việt Nam có ưu thế và truyền thống về sản xuất hàng xuất khẩu (Hoàng Phương,
2023), áo jacket được xem là mặt hàng xuất cảng chủ lực của ta. Thật vậy, 9 tháng đầu năm 2023,
trong số 36 loại mặt hàng dệt may được Việt Nam bán ra ngoài thị trường quốc tế, áo jacket là
mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất với hơn 4,3 tỷ USD (Ngọc Linh, 2023). Bên cạnh đó,
trong khi áo jacket được xếp vào một trong ba hàng hóa chủ lực của ta khi bán qua thị trường EU
(Bộ Công thương, 2020), thì tại Nhật Bản, đây vẫn được xem là một trong các mặt hàng dệt may
xuất khẩu chủ lực sang thị trường này (Trung tâm WTO, 2011). Động lực đằng sau dẫn đến sự
tăng trưởng trong nhu cầu mua áo jacket có thể nói bắt đầu từ nhận thức ngày càng tăng lên của
người tiêu dùng về việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại do ô nhiễm, biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện dẫn đến sức mua của người tiêu dùng
tăng cũng là một nguyên nhân khác dẫn đến việc chiếc áo jacket trở thành xu hướng. Để khai
thác triệt để tiềm năng của mặt hàng này, Việt Nam dự kiến mở rộng xuất khẩu áo jacket với tốc
độ bình quân tăng trưởng hàng năm là 5.1%/ năm (từ 2022 – 2028), chuyển sang sử dụng nguyên
liệu bền vững và đầu tư đổi mới phát triển các sản phẩm hòng bắt kịp xu hướng tiêu dùng xanh.
Chính vì vai trò xuất khẩu chủ lực của áo jacket, mặt hàng này sẽ được dùng cho các ví dụ được
đề cập đến trong bài báo cáo của nhóm.

II/ NỘI DUNG CHI TIẾT VÀ SO SÁNH HAI HIỆP ĐỊNH:


4. Nội dung các Hiệp định:
4.1. Hiệp định giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA):
4.1.1. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng dệt may Việt Nam sang EU:
Chỉ sau Mỹ, Liên minh Châu Âu được xem là đối tác nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 của Việt
Nam (Bộ Công thương, 2023). Do đó, việc nỗ lực để giữ được chỗ đứng trong thị trường này là
vô cùng quan trọng. Năm 2020, trước những tác động của đại dịch Covid-19, việc nhập khẩu
hàng dệt may sang EU đã bị ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể, 7 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đạt 1,68 tỷ USD, giảm 15,98% so với cùng kỳ năm
2019 (Vũ Thị Nhung, 2022). Tuy nhiên, kể từ tháng 8 năm 2020 (thời điểm Hiệp định EVFTA
bắt đầu có hiệu lực), giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này nhận thấy những tín hiệu tích cực
và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2020 và 2021, cho thấy các doanh nghiệp dệt may
nước ta đã nỗ lực rất nhiều để vượt lên khó khăn (Bộ Công thương, 2021). Thật vậy, từ mức giảm
6,4% ở 5 tháng cuối năm 2020 so với 5 tháng cuối năm 2021, xuất khẩu hàng may mặc của Việt
Nam sang thị trường EU trong quý I/2021 đã tăng 3,44% so với cùng kỳ năm trước (Vũ Khuê,
2021). Đặc biệt, giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của nước ta sang thị trường EU
tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2022, đạt mức 1,66 tỷ USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm
trước (Vũ Thị Nhung, 2022). Trong 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
EU lại tăng lên gần 2,9 tỷ USD (Văn Anh, 2023).
Để đạt được những con số tích cực như vậy, một phần cũng nhờ vào vai trò của Hiệp định
EVFTA. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), bên cạnh việc là một FTA thế hệ
mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên Liên minh Châu Âu, đây còn là một trong hai FTA có
phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất mà Việt Nam từng kí kết từ trước tới nay
(Nguyễn Thị Thanh Tâm, 2020). Ngày 26/06/2018, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là
Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA). Hai Hiệp định
được ký kết ngày 30/06/2019 và được phê chuẩn bởi Nghị viện châu Âu (12/2/2020) cũng như
Quốc hội Việt Nam (8/6/2020). Hội đồng châu Âu cũng đã thông qua EVFTA vào ngày
30/3/2020. Do đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn, Hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực từ
ngày 1/8/2020. Mặc khác, Hiệp định EVIPA vẫn còn đang đợi Nghị viện của tất cả 27 nước
thành viên EU phê chuẩn tiếp mới đi vào hiệu lực.
4.1.2. Hàng hóa có xuất xứ:
Hàng hóa được coi là có xuất xứ từ một Bên nếu hàng hóa đó:
(a) là hàng hóa có xuất xứ thuần túy từ một Bên theo quy định tại Mục 3.1.3 (Hàng hóa có xuất
xứ thuần túy);
(b) là hàng hóa của một Bên được tạo ra từ các nguyên vật liệu không có xuất xứ từ Bên đó, với
điều kiện những nguyên liệu đó phải trải qua công đoạn gia công, chế biến cơ bản hay còn gọi là
công đoạn gia công, chế biến đầy đủ tại Bên đó như quy định tại Mục 3.1.3 (Hàng hóa có xuất xứ
không thuần túy).
3.1.3. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy:
Đối với các mặt hàng dệt may, các sản phẩm sau đây sẽ được xem là có xuất xứ thuần túy:
(a) cây trồng và các sản phẩm rau quả được trồng và thu hoạch hoặc thu lượm tại Bên đó;
(b) sản phẩm thu được từ động vật sống được nuôi dưỡng tại Bên đó;
(c) sản phẩm thu được từ giết mổ động vật sinh ra và nuôi dưỡng tại Bên đó;
(d) sản phẩm thu được từ săn bắn hoặc đánh bắt tại Bên đó
(e) sản phẩm thu được từ nuôi trồng thủy sản trong đó cá, động vật giáp xác và động vật thân
mềm được sinh ra hoặc nuôi dưỡng từ trứng, cá bột, cá nhỏ và ấu trùng
(f) sản phẩm đã qua sử dụng thu được từ Bên đó chỉ phù hợp để tái chế thành nguyên liệu thô;
(g) phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất tại Bên đó;
(h) hàng hoá sản xuất tại Bên đó chỉ từ các sản phẩm được quy định từ điểm (a) đến (g).
4.1.3. Hàng hóa không xuất xứ thuần túy:
Phụ lục II của Nghị định thư 1: Quy định hàng hóa có xuất xứ và phương thức hợp tác quản lý
hành chính ở Hiệp định EVFTA quy định về các công đoạn gia công, chế biến cơ bản mà hàng
hóa phải trải qua để được xem là có xuất xứ. Trong đó, ngoài quy tắc (d) được áp dụng cho
nguyên vật liệu có xuất xứ thuần túy, thì cả 3 quy tắc (a), (b) và (c) đều được dùng trong trường
hợp nguyên vật liệu có xuất xứ không thuần túy. Khi đó, để được hưởng những ưu đãi của Hiệp
định EVFTA, các hàng hóa được tạo ra từ nguyên vật liệu không có xuất xứ phải đáp ứng ít nhất
một trong các quy tắc sau:
(a) Quy tắc hạn mức nguyên liệu không có xuất xứ: Giới hạn tối đa tỷ lệ nguyên vật liệu không
có xuất xứ được phép sử dụng trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa. Cụ thể, hàng hóa phải
là sản phẩm pha trộn được làm từ hai hoặc nhiều nguyên liệu dệt may cơ bản, và nguyên vật liệu
không có xuất xứ phải chiếm 10% hoặc ít hơn tổng trọng lượng của thành phẩm.
Ví dụ: Vải áo jacket được làm từ lông động vật loại mịn và một loại sợi vải tổng hợp. Biết rằng
lông động vật loại mịn và sợi vải tổng hợp đều là các nguyên liệu dệt may cơ bản, và sợi vải tổng
hợp là nguyên liệu không đáp ứng được quy tắc xuất xứ. Do các sợi được sử dụng đều là hai
nguyên liệu dệt may cơ bản riêng biệt, nên vải áo jacket sẽ là sản phẩm pha trộn. Sợi vải tổng
hợp không đáp ứng quy tắc xuất xứ vẫn có thể được sử dụng, với điều kiện tổng trọng lượng của
sợi vải đó không vượt quá 10% trọng lượng của vải áo jacket.
Ngoài ra, có hai trường hợp đặc biệt. Trường hợp 1, đối với các sản phẩm có chứa sợi làm từ
polyurethane đã được phân đoạn với những đoạn linh hoạt từ polyether, đã hoặc chưa bọc, thì tỷ
lệ linh hoạt được áp dụng cho sợi này là 20%. Trường hợp 2, đối với các sản phẩm có chứa một
lõi làm từ lá nhôm hoặc lõi làm từ màng nhựa đã hoặc chưa được phủ bột nhôm, có chiều rộng
không quá 5 mm, được kẹp vào giữa bởi chất kết dính trong suốt hoặc có màu hai lớp màng
nhựa, thì tỷ lệ linh hoạt áp dụng cho mảnh này là 30%.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, tùy từng sản phẩm, tỷ lệ 10%, 20% và 30% được nhắc đến ở
đây không được vượt quá tỷ lệ phần trăm tối đa cho phép về trọng lượng của nguyên vật liệu
không xuất xứ được quy định cụ thể tại Phụ lục II Nghị định thư 1.
(b) Quy tắc chuyển đổi mã hàng hóa: So với mã số HS của nguyên liệu đầu vào, sản phẩm cuối
cùng sẽ có mã HS bị chuyển đổi ở cấp độ 4 số (CTH) hoặc ở cấp độ 6 số (CTHS).
Ví dụ: Một trong các nguyên liệu để sản xuất áo jacket là lông động vật loại mịn. Trong khi lông
động vật có mã số HS thuộc chương 51 thì áo jacket thành phẩm lại có mã HS thuộc chương 62.
Như vậy, nguyên liệu đầu vào và thành phẩm đã có sự thay đổi cơ bản về bản chất hàng hóa. Mã
số HS của thành phẩm cũng khác với mã số HS của sản phẩm lông động vật ban đầu. Trong
trường hợp này, quốc gia diễn ra quá trình gia công, chế biến làm thay đổi bản chất ấy sẽ được
gọi là nước xuất xứ hàng hóa.
(c) Quy tắc công đoạn gia công, chế biến cụ thể: Yêu cầu nguyên liệu không có xuất xứ phải trải
qua một quá trình chế biến hoặc gia công, sản xuất cụ thể tại một Bên thành viên FTA. Một khi
hàng hóa được sản xuất theo một công đoạn cụ thể thì bất kể nguồn gốc hay chi phí nguyên liệu,
nhân công và các chi phí đầu vào khác có thay đổi cũng không ảnh hưởng đến tính đạt chuẩn của
hàng hóa.
Ví dụ: Nếu một sản phẩm áo thun có tiêu chí WO; áo choàng có tiêu chí LV; áo gió có tiêu chí
CTC, áo mưa có tiêu chí “LV hoặc CTC” thì áo jascket nếu được quy định về công đoạn sản xuất
cụ thể sẽ không phải là một tiêu chí đơn lẻ nào từ các tiêu chí đã nêu của áo thun, áo choàng, áo
gió hoặc áo mưa mà sẽ là một quy trình sản xuất cụ thể được mô tả trong quy định dành riêng cho
áo jacket, hoặc là quy trình sản xuất cụ thể kết hợp với một/ một vài các tiêu chí được liệt kê ở
trên.
4.1.4. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản:
Dù đã đáp ứng quy định tại Mục 3.1.3 (Hàng hóa không có xuất xứ thuần túy), hàng hóa vẫn bị
xem là không có xuất xứ nếu chỉ thực hiện những công đoạn sau:
(a) công đoạn bảo quản để giữ sản phẩm trong tình trạng tốt trong quá trình vận chuyển và lưu
kho;
(b) tháo dỡ và lắp ghép kiện hàng;
(c) rửa, làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, ôxit, dầu mỡ, sơn hoặc các vết che phủ khác;
(d) là ủi hoặc là hơi vải và sản phẩm dệt may
(e) công đoạn rây, sàng lọc, sắp xếp, phân loại, xếp loại hoặc kết hợp (bao gồm công đoạn tạo
nên bộ sản phẩm);
(f) công đoạn đặt hàng hóa, cho hàng hóa vào chai, lon, bình, túi, hòm, hộp, gắn trên thẻ hoặc
bảng thông tin sản phẩm và các công đoạn đóng gói đơn giản khác;
(g) dán hoặc in nhãn, mác, logo và những dấu hiệu dùng để phân biệt tương tự khác trên sản
phẩm hoặc trên bao bì của sản phẩm;
(h) công đoạn lắp ghép đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên sản phẩm hoàn thiện hoặc
tháo rời sản phẩm thành các bộ phận;
(i) công đoạn thêm nước, pha loãng, rút nước hoặc làm biến tính đơn giản sản phẩm
(j) kết hợp hai hoặc nhiều công đoạn được đề cập từ tiểu đoạn (a) đến (i);
Nói tóm lại, bất kể các công đoạn sản xuất được thực hiện ở Việt Nam hay Liên minh Châu Âu,
các công đoạn gia công, chế biến sản phẩm sẽ được coi là đơn giản nếu không dùng kỹ năng đặc
biệt hoặc máy móc, thiết bị hay công cụ được sản xuất hoặc lắp đặt chuyên dụng để thực hiện.
4.1.5. Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Dựa trên đơn đề nghị bằng văn bản của nhà xuất khẩu hoặc của người đại diện được uỷ quyền
hợp pháp của nhà xuất khẩu, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
cho nhà xuất khẩu.
Theo đó, nhà xuất khẩu hoặc người đại diện được uỷ quyền của nhà xuất khẩu phải hoàn thiện
khai báo giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của Nghị định thư
1 Hiệp định EVFTA và mẫu đơn đề nghị. Mẫu đơn đề nghị đối với hàng hoá xuất khẩu từ Liên
minh Châu Âu sang Việt Nam được quy định tại Phụ lục VII của Nghị định thư 1 Hiệp định
EVFTA; riêng mẫu đơn đề nghị sử dụng đối với hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên minh
Châu Âu sẽ được quy định theo pháp luật hiện hành của Việt Nam. Các mẫu phải được khai báo
phù hợp với quy định của Bên xuất khẩu và bằng một trong các ngôn ngữ của Hiệp định EVFTA.
Không được để trống dòng khi kê khai mô tả hàng hoá tại ô tương ứng. Trong trường hợp không
thể kê khai mô tả hết hàng hóa, để tránh kê khai bổ sung sau này, dưới dòng mô tả hàng hóa cuối
cùng cần có dấu gạch ngang và tại khoảng trống cần có dấu gạch chéo. Khi được điền tay, nội
dung khai báo của các mẫu này phải được viết bằng mực và chữ in hoa.
Tại bất kỳ thời điểm nào, cơ quan có thẩm quyền của Bên xuất khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu
trình giấy tờ thích hợp nhằm chứng minh tình trạng xuất xứ của hàng hóa liên quan cũng như
việc tuân thủ các quy định khác của Nghị định thư 1 Hiệp định EVFTA. Do đó, nhà xuất khẩu đề
nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cần phải luôn chuẩn bị hồ sơ sẵn có để nộp.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chỉ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Bên xuất khẩu
khi hàng hoá đó được coi là có xuất xứ Việt Nam hoặc Liên minh Châu Âu và đáp ứng các quy
định khác của Nghị định thư 1 Hiệp định EVFTA.
Để xác minh tình trạng xuất xứ của hàng hóa và việc tuân thủ các quy định khác của Nghị định
thư 1 Hiệp định EVFTA, cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu xuất trình chứng từ chứng
minh xuất xứ hoặc kiểm tra tài khoản của nhà xuất khẩu hoặc hình thức kiểm tra thích hợp khác.
Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ phải kiểm tra nhằm đảm bảo giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa và mẫu đơn đề nghị do doanh nghiệp cung cấp là hợp lệ. Đặc biệt, để loại trừ khả năng
kê khai bổ sung gian lận, cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ kiểm tra phần khai báo mô tả hàng hóa.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được phát hành sớm nhất có thể nhưng không quá ba ngày
làm việc kể từ ngày xuất khẩu hàng hoá (thời điểm được kê khai là ngày tàu chạy).
4.1.6. Chứng từ chứng nhận xuất xứ:
Sản phẩm có xuất xứ từ một Bên khi được xuất khẩu sang Bên kia, nếu có một trong những
chứng từ chứng nhận xuất xứ sau, sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA:
(a) giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; hoặc
(b) khai báo xuất xứ được thực hiện theo Mục 4.1.7 (Điều kiện tự chứng nhận xuất xứ) bởi:
i. bất kỳ nhà xuất khẩu nào với lô hàng có trị giá không quá 6000 euro;
ii. nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định tại Mục 4.1.8 (Nhà xuất khẩu đủ điều kiện) đối với
lô hàng có trị giá bất kỳ.
(c) khai báo xuất xứ được thực hiện bởi nhà xuất khẩu đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu điện tử phù
hợp với quy định của Bên xuất khẩu sau khi Bên xuất khẩu thông báo với Bên nhập khẩu quy
định đó được áp dụng với nhà xuất khẩu của Bên xuất khẩu.
4.1.7. Điều kiện tự chứng nhận xuất xứ:
Nhà xuất khẩu có thể tự chứng nhận xuất xứ khi hàng hóa liên quan được coi là có xuất xứ từ
Liên minh Châu Âu hoặc Việt Nam và đáp ứng các quy định khác của Nghị định thư này.
Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ sẽ chuẩn bị để nộp, tại bất kỳ thời điểm nào, theo yêu cầu
của cơ quan có thẩm quyền của Bên xuất khẩu, các chứng từ thích hợp chứng minh tình trạng
xuất xứ của hàng hóa liên quan cũng như việc tuân thủ các quy định khác của Nghị định thư này.
Nhà xuất khẩu sẽ khai báo xuất xứ hàng hóa bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung tự
chứng nhận xuất xứ trên phiếu giao hàng, hoá đơn hoặc bất kỳ chứng từ thương mại nào thể hiện
rằng hàng hoá được chứng nhận xuất xứ vởi đủ thông tin để xác định được hàng hoá đó; mẫu lời
văn khai báo xuất xứ cũng như phiên bản ngôn ngữ dùng để khai báo được quy định tại Phụ lục
VI của Nghị định thư 1 Hiệp định EVFTA. Trường hợp khai báo được viết tay thì sẽ được viết
bằng mực và chữ cái in hoa.
Chữ ký gốc của nhà xuất khẩu phải được thể hiện trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ. Tuy
nhiên, đối với nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định tại Mục 4.1.8 (Nhà xuất khẩu đủ điều
kiện), thay vì phải ký tên trên tờ tự chứng nhận xuất xứ, nhà xuất khẩu đủ điều kiện sẽ cung cấp
cho cơ quan có thẩm quyền một văn bản cam kết rằng nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm toàn bộ về
bất kỳ tự chứng nhận xuất xứ nào như là đã được ký.
Việc khai báo xuất xứ vẫn có thể được thực hiện sau khi hàng hoá đi vào lãnh thổ Bên nhập khẩu,
với điều kiện là tờ khai báo xuất xứ đó phải được xuất trình cho Bên nhập khẩu không muộn hơn
2 năm hoặc theo một khoảng thời gian được xác định theo luật của Bên nhập khẩu.
4.1.8. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện:
Cơ quan có thẩm quyền của Bên xuất khẩu có thể uỷ quyền cho nhà xuất khẩu (sau đây gọi là
“nhà xuất khẩu đủ điều kiện”), được tự chứng nhận xuất xứ mà không tính đến trị giá của lô hàng
liên quan. Nhà xuất khẩu muốn tự chứng nhận xuất xứ phải cung cấp các đảm bảo cần thiết để
đáp ứng quy định của cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định tình trạng xuất xứ của hàng hóa
cũng như việc tuân thủ các quy định khác tại Nghị định thư 1 Hiệp định EVFTA.
Nhà xuất khẩu có thể được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trở thành nhà xuất khẩu đủ điều
kiện khi đảm bảo đủ các điều kiện thích hợp được quy định cụ thể trong pháp luật hiện hành của
Bên đó.
Sau khi được công nhận là nhà xuất khẩu đủ điều kiện, nhà xuất khẩu ấy sẽ được cơ quan có
thẩm quyền cấp cho mã số tự chứng nhận xuất xứ để thể hiện trên chứng từ tự chứng nhận xuất
xứ.
Bên cạnh quản lý việc tự chứng nhận xuất xứ của các nhà xuất khẩu đủ điều kiện, cơ quan có
thẩm quyền cũng có thể thu hồi mã số tự chứng nhận xuất xứ tại bất kỳ thời điểm nào nếu nhà
xuất khẩu đủ điều kiện không đáp ứng được các đảm bảo cần thiết giúp xác định tình trạng xuất
xứ của hàng hóa cũng như việc tuân thủ các quy định khác tại Nghị định thư 1 Hiệp định
EVFTA, hoặc không hoàn thành được các quy định trong pháp luật hiện hành để trở thành nhà
xuất khẩu đủ điều kiện, hoặc sử dụng không đúng việc chấp thuận được tự chứng nhận xuất xứ.
1.1.1. Các vấn đề khác:
1. Trong trường hợp hàng hóa đáp ứng các quy định tại Điều 13 (Sản phẩm không thay đổi xuất
xứ), các hàng hóa đó sẽ được xem là:
(a) hàng hóa có xuất xứ từ Ceuta và Melilla nếu:
i. hàng hóa có xuất xứ thuần tuý từ Ceuta và Melilla; hoặc
ii. hàng hóa sản xuất tại Ceuta và Melilla từ quá trình sản xuất mà trong đó hàng hóa , trừ hàng
hóa được quy định tại tiểu đoạn (a) được sử dụng, với điều kiện:
A. hàng hóa đó trải qua quá trình gia công hoặc chế biến đầy đủ theo quy định tại Điều 5 (Hàng
hóa có xuất xứ không thuần túy); hoặc
B. những hàng hóa đó có xuất xứ từ một Bên, với điều kiện phải trải qua những công đoạn gia
công hoặc chế biến vượt quá những công đoạn được quy định tại Điều 6 (Gia công hoặc chế biến
đơn giản);
(b) hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam nếu:
i. hàng hóa có xuất xứ thuần tuý từ Việt Nam; hoặc
ii. hàng hóa thu được tại Việt Nam từ quá trình sản xuất mà trong đó hàng hóa, trừ hàng hóa được
quy định tại tiểu đoạn (a) được sử dụng, với điều kiện:
A. hàng hóa đó trải qua quá trình gia công hoặc chế biến đầy đủ theo quy định tại Điều 5 (Hàng
hóa có xuất xứ không thuần túy); hoặc
B. những hàng hóa đó có xuất xứ từ Ceuta và Melilla hoặc từ Liên minh Châu Âu, với điều kiện
phải trải qua những công đoạn gia công hoặc chế biến vượt quá những công đoạn được quy định
tại Điều 6 (Gia công hoặc chế biến đơn giản).
2. Ceuta và Melilla sẽ được coi là một lãnh thổ duy nhất. Do đó, Nhà xuất khẩu hoặc người đại
diện được uỷ quyền của nhà xuất khẩu sẽ ghi rõ “Việt Nam” và “Ceuta và Melilla” trên chứng từ
xuất xứ. Cơ quan hải quan Tây Ban Nha có trách nhiệm trong việc áp dụng Nghị định thư này tại
Ceuta và Melilla.
1.2. Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA):
1.2.1. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản:
Hiện nay, Nhật Bản có thể thể được xem là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu
của Việt Nam. Bởi không chỉ là nước G7 (Nhóm Các nước Công nghiệp Hàng đầu Thế giới) đầu
tiên công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường (tháng 10/2011) (Đông Đô, 2023), đây
còn là quốc gia đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương
nhất với ta (Ngọc Lan, 2023). Hơn nữa, trong khi Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản
các loại thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép... thì Nhật Bản lại xuất khẩu chủ yếu máy
móc, phụ tùng, thiết bị… sang Việt Nam. Chính việc xuất khẩu hàng hóa theo thế mạnh như vậy
đã cho thấy cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của hai nước không có sự cạnh tranh trực tiếp mà
mang tính bổ sung cho nhau (Phan Trang, 2023). Nhờ đó, kim ngạch thương mại song phương
giữa hai quốc gia cũng tăng đều qua các năm (Trung tâm WTO, 2023).
Năm 2010, một năm sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được đi
vào hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam sang Nhật Bản tăng đột biến đạt
1,2 tỷ USD, chiếm 11% trong tổng giá trị xuất khẩu của ngành và tăng 20% so với cùng kỳ năm
2009. Kể từ đó đến nay, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang
“xứ sở hoa anh đào” vẫn tăng lên hàng năm (Trung tâm WTO, 2011). Trong 11 tháng đầu năm
2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 3,7 tỷ USD
- dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu cả nước khi chiếm đến 17,4% tỷ trọng xuất khẩu, tăng 0,26% so
với cùng kỳ năm ngoái (Thế Hoàng, 2023). Trong năm 2024, chỉ tính riêng tháng 1, xuất khẩu
các mặt hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản đã đạt 387 triệu USD, tăng 55,2% so với cùng kỳ
năm trước (Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2024).
1.2.2. Hàng hóa có xuất xứ:
Một hàng hóa được coi là có xuất xứ của một nước thành viên nếu hàng hóa đó:
(a) có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên đó như quy định tại Mục
3.2.3; hoặc
(b) đáp ứng các quy định tại Mục 3.2.4 trong trường hợp sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ;
hoặc
(c) được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên đó từ những nguyên liệu có xuất xứ của nước thành
viên đó, và đáp ứng các quy định khác về quy tắc xuất xứ.
1.2.3. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy:
Các sản phẩm liệt kê dưới đây được xem là được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên hoặc
có xuất xứ thuần túy:
(a) cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại
nước thành viên đó;
(b) Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước thành viên đó;
(c) các sản phẩm thu được từ động vật sống tại nước thành viên đó;
(d) Sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, thu lượm hoặc săn bắt tại nước thành
viên đó;
(e) Các vật phẩm được thu lượm ở nước thành viên đó mà không còn thực hiện được chức
năng ban đầu hoặc không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ, lấy làm
phụ tùng hoặc dùng làm nguyên liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;
(f) Phụ tùng hoặc nguyên liệu thô thu được tại nước thành viên đó từ những sản phẩm không
còn thực hiện được chức năng ban đầu và không thể sửa chữa hay khôi phục được;
(g) Phế liệu và phế thải có nguồn gốc từ quá trình sản xuất hoặc gia công, bao gồm việc khai
thác mỏ, trồng trọt, chế tạo, tinh chế, thiêu đốt và xử lý chất thải; hoặc có nguồn gốc từ
việc tiêu dùng tại nước thành viên đó, và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm nguyên liệu thô;

(h) Hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại nước thành viên đó từ các hàng hoá được quy
định từ điểm (a) đến điểm (g) của Mục 3.2.3 này.
1.2.4. Hàng hóa không xuất xứ thuần túy:
Hàng hóa không có xuất xứ thuần túy vẫn được hưởng những ưu đãi của Hiệp định VJEPA nếu
đáp ứng ít nhất một trong các quy tắc sau:
(a) Trong quá trình sản xuất ra thành phẩm tại nước thành viên đó, tất cả các nguyên liệu không
có xuất xứ đều phải được trải qua một quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số
(chuyển đổi nhóm-CTH) theo Hệ thống hài hòa; hoặc
(b) Thành phẩm có hàm lượng giá trị nội địa (gọi là LVC) không nhỏ hơn 40% và công đoạn sản
xuất cuối cùng để tạo ra hàng hóa đó được thực hiện tại nước thành viên đó. Hàm lượng giá trị
nội địa sẽ được tính theo công thức sau:
FOB−VNM
LVC = FOB
× 100%

Trong đó:
“FOB” là giá trị hàng hoá đã giao qua mạn tàu, bao gồm cả chi phí vận tải hàng hóa từ nơi sản
xuất tới bến cảng hoặc tới địa điểm cuối cùng để chất hàng lên tàu;
“LVC” là hàm lượng giá trị nội địa của hàng hóa, được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm; và
“VNM” là giá trị nguyên vật liệu đầu vào không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản
xuất ra thành phẩm.
Ngoài ra, đối với hàng hóa dệt may, trọng lượng của nguyên liệu không có xuất xứ không đạt tiêu
chí xuất xứ CTC được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó không được vượt quá 10% của tổng
trọng lượng hàng hóa.
(c) Trường hợp một quy tắc sản phẩm cụ thể quy định tại Phụ lục 2: Quy tắc cụ thể mặt hàng của
Hiệp định VJEPA yêu cầu việc lựa chọn áp dụng một trong các tiêu chí như CTC, LVC công
đoạn gia công chế biến hàng hoá, hoặc là sự kết hợp của các tiêu chí này, thì nhà xuất khẩu thuộc
nước thành viên được lựa chọn một tiêu chí phù hợp để xác định xuất xứ hàng hóa.
Lưu ý rằng, đối với một sản phẩm, hàm lượng giá trị nội địa được quy định ở điểm (b) và ở điểm
(c) không được nhỏ hơn tỷ lệ phần trăm cụ thể quy định cho sản phẩm đó.
1.2.5. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản:
Nếu chỉ thực hiện những công đoạn sau, thì một sản phẩm sẽ không được coi là đã đáp ứng tiêu
chí CTC hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến hàng hoá:
(a) Những công đoạn bảo quản để giữ cho hàng hóa trong tình trạng tốt trong quá trình vận
chuyển và lưu kho (như sấy khô, làm đông lạnh, ngâm muối) và các công đoạn tương tự;
(b) Thay đổi bao bì, tháo dỡ và lắp ghép các kiện hàng;
(c) Tháo rời;
(d) Đóng vào chai, thùng, hộp và các công đoạn đóng gói bao bì đơn giản khác;
(e) Tập hợp lại các linh kiện và phụ tùng được phân loại cùng mã với mã hàng hoá được quy định
theo Hệ thống Hài hoà;
(f) Sắp xếp đơn thuần các bộ sản phẩm lại với nhau; hoặc
(g) Kết hợp những công đoạn được đề cập từ Khoản (a) đến Khoản (f).
1.2.6. Chứng từ chứng nhận xuất xứ:
Sản phẩm có xuất xứ từ một Bên khi được xuất khẩu sang Bên kia, để được hưởng ưu đãi thuế
quan theo Hiệp định VJEPA, chỉ có thể cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thể hiện đủ
các nội dung sau:
(a) Mã số chứng nhận xuất xứ.
(b) Tên, địa chỉ và quốc gia của người xuất khẩu.
(c) Tên, địa chỉ và quốc gia của người nhập khẩu hoặc người được chỉ định nhận hàng (nếu có).
(d) Thông tin chi tiết về quá trình vận chuyển (bao gồm ngày giao hàng, cảng nơi dỡ hàng và tên
tàu hoặc số hiệu chuyến bay) (nếu biết được).
(e) Mã hiệu, số hiệu của gói hàng và loại, số hiệu của bao bì; mã số HS; bảng mô tả hàng hóa.
(f) Các thông tin yêu cầu để nhận được ưu đãi về thuế quan (bao gồm thông tin về WO,CTC,
LVC, quy trình sản xuất hoặc chế biến hàng hóa cụ thể, cộng gộp và hạn mức tối thiểu quy định
(nếu được áp dụng)
(g) Trọng lượng hàng hóa hoặc đơn vị đo lường khác.
(h) Số và ngày của hóa đơn thương mại.
(i) Tuyên bố của nhà xuất khẩu (bao gồm xuất xứ hàng hóa, tên của người xuất khẩu hoặc người
đại diện được ủy quyền bởi nhà xuất khẩu, chữ ký và tên người đại diện được ủy quyền, địa điểm
và ngày nộp đơn).
(j) Chứng nhận (gồm chữ ký và tên của người người cấp, con dấu của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền Bên nhà xuất khẩu hoặc của người đại diện được ủy quyền, địa điểm và ngày phát hành
chứng nhận).
(k) Đối với hàng hóa dệt may, nguyên vật liệu, quá trình sản xuất và gia công được thực hiện ở
Bên nhà nhập khẩu hoặc của các Bên khác thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),
cũng như tên của Bên nhà nhập khẩu hoặc của các Bên khác thuộc ASEAN cũng phải được thể
hiện nếu có tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa.
1.2.7. Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Theo yêu cầu được viết bằng tay bởi nhà xuất khẩu hoặc bởi người đại diện được ủy quyền của
nhà xuất khẩu, cơ quan có thẩm quyền của Bên quốc gia xuất khẩu hàng hóa phải phát hành giấy
chứng nhận xuất xứ, hoặc có thể chỉ định một cơ quan khác thay mình phát hành giấy chứng
nhận xuất xứ (nếu được cho phép theo luật quy định của Bên nước nhập khẩu).
Mỗi Bên sẽ cung cấp cho Bên kia một danh sách bao gồm tên, địa chỉ và danh sách chữ ký mẫu
và mẫu dấu niêm phong hoặc con dấu xác nhận về việc phát hành giấy chứng nhận xuất xứ từ cơ
quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ
định.
2. So sánh các Hiệp định:

III/ HÀM Ý CHÍNH SÁCH:

1. Đối với thị trường Liên minh Châu Âu:


2. Đối với thị trường Nhật Bản:

Thuế suất EVFTA (%)


Mã hàng Mô tả hàng hóa
2022 2023 2024 2025 2026 2027
Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc
Áo khoác dài, áo khoác mặc khi đi xe (car-coat), áo khoác không tay, áo
61.01 choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo
jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai,
dệt kim hoặc móc, trừ các loại thuộc nhóm 61.03
6101.20.00 Từ bông 10 6,6 3,3 0 0 0
6101.30.00 Từ sợi nhân tạo 5 0 0 0 0 0
6101.09.00 Từ các vật liệu dệt khác 5 0 0 0 0 0
61.02 Áo khoác dài, áo khoác mặc khi đi xe (car-coat), áo khoác, áo choàng không
tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket
chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim
hoặc móc, trừ các loại thuộc nhóm 61.04
6102.10.00 Từ lông cừu hoặc lông động vật 10 6,6 3,3 0 0 0
loại mịn
6102.20.00 Từ bông 5 0 0 0 0 0
6102.30.00 Từ sợi nhân tạo 5 0 0 0 0 0
6102.90.00 Từ các vật liệu dệt khác 5 0 0 0 0 0
61.03 Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, quần dài, quần yếm có
dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho nam giới
hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc
6103.23.00 Bộ com-lê từ sợi tổng hợp 10 6,6 3,3 0 0 0
6103.33.00 Áo jacket và blazer từ sợi tổng 5 0 0 0 0 0
hợp
6103.39.10 Áo jacket và blazer từ ramie, sợi 5 0 0 0 0 0
lanh hoặc tơ tằm
6103.39.90 Áo jacket và blazer từ loại khác 5 0 0 0 0 0
6103.42.00 Quần dài, yếm có dây đeo, ống 10 6,6 3,3 0 0 0
chẽn và soóc từ bông
6103.43.00 Quần dài, yếm có dây đeo, ống 10 6,6 3,3 0 0 0
chẽn và soóc từ sợi tổng hợp
6103.49.00 Quần dài, yếm có dây đeo, ống 5 0 0 0 0 0
chẽn và soóc từ các vật liệu khác
61.04 Bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, blazer, váy liền thân, chân váy
(skirt), chân váy dạng quần, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn
và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim
hoặc móc
6104.33.00 Áo jacket và blazer từ sợi tổng 10 6,6 3,3 0 0 0
hợp
6104.43.00 Váy liền thân từ sợi tổng hợp 5 0 0 0 0 0
6104.53.00 Các loại chân váy (skirt) và chân 10 6,6 3,3 0 0 0
váy dạng quần từ sợi tổng hợp
6104.63.00 Quần dài, yếm có dây đeo, ống 5 0 0 0 0 0
chẽn và soóc từ sợi tổng hợp
61.05 Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc
6105.10.00 Từ bông 10 6,6 3,3 0 0 0
6105.20.10 Từ sợi tổng hợp 10 6,6 3,3 0 0 0
6105.20.20 Từ sợi tái tạo 10 6,6 3,3 0 0 0
61.07 Quần lót (underpants), quần sịp, áo ngủ, bộ pyjama, áo choàng tắm, áo
choàng dài mặc trong nhà và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ
em trai, dệt kim hoặc móc
6107.11.00 Quần lót, quần sịp từ bông 10 6,6 3,3 0 0 0
6107.12.00 Quần lót, quần sịp từ sợi nhân 5 0 0 0 0 0
tạo
6107.21.00 Áo ngủ và pyjama từ bông 10 6,6 3,3 0 0 0
61.08 Váy lót, váy lót bồng (petticoats), quần xi líp, quần đùi bó, váy ngủ, bộ
pyjama, áo ngủ của phụ nữ bằng vải mỏng và trong suốt (negligees), áo
choàng tắm, áo choàng dài mặc trong nhà và các loại tương tự, dùng cho phụ
nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc
6108.11.00 Váy lót và lót bồng từ sợi nhân 5 0 0 0 0 0
tạo
6108.21.00 Quần xì líp và đùi bó từ bông 10 6,6 3,3 0 0 0
6108.22.00 Quần xì líp và đùi bó từ sợi nhân 10 6,6 3,3 0 0 0
tạo
6108.31.00 Váy ngủ và pỵjama từ bông 10 6,6 3,3 0 0 0
6108.32.00 Váy ngủ và pỵjama từ sợi nhân 5 0 0 0 0 0
tạo
61.09 Áo phông, áo ba lỗ (singlet) và các loại áo lót khác, dệt kim hoặc móc
Tất cả mặt hàng từ bông hoặc
vật liệu khác cho mọi giới tính, 10 6,6 3,3 0 0 0
độ tuổi
61.10 Áo bó, áo chui đầu, áo cardigan, gi-lê và các mặt hàng tương tự, dệt kim
hoặc móc
Tất cả mặt hàng từ lông cừu 10 6,6 3,3 0 0 0
hoặc lông động vật loại mịn
61.12 Bộ quần áo thể thao, quần áo trượt tuyết và quần áo bơi, dệt kim hoặc móc
6112.20.00 Bộ quần áo trượt tuyết 5 0 0 0 0 0
6112.31.00 Bộ quần áo bơi cho nam giới 5 0 0 0 0 0
hoặc trẻ em trai từ sợi tổng hợp
6112.41 Quần áo bơi cho phụ nữ hoặc trẻ 5 0 0 0 0 0
em gái từ sợi tổng hợp
61.19 Găng tay, găng tay hở ngón và găng bao tay, dệt kim hoặc móc
6116.10.10.20 Găng tay của thợ lặn được làm
từ vật liệu dệt khác, từ sợi tổng 5 0 0 0 0 0
hợp
6116.10.90.20 Găng tay loại khác được làm từ 5 0 0 0 0 0
vật liệu dệt khác, từ sợi tổng hợp
Chương 62: Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc
62.01 Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (car-coats), áo khoác không tay, áo
choàng không tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió,
áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai,
trừ các loại thuộc nhóm 62.03
6201.20 Từ lông cừu hoặc lông động vật 12,5 10 7,5 5 2,5 0
loại mịn
6201.30 Từ bông 12,5 10 7,5 5 2,5 0
6201.40 Từ sợi nhân tạo 12,5 10 7,5 5 2,5 0
6201.90 Từ các vật liệu dệt khác 12,5 10 7,5 5 2,5 0
62.02 Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (car-coats), áo khoác không tay, áo
choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo
jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, trừ
loại thuộc nhóm 62.04
6202.20 Từ lông cừu hoặc lông động vật 12,5 10 7,5 5 2,5 0
loại mịn
6202.30 Từ bông 12,5 10 7,5 5 2,5 0
6202.40 Từ sợi nhân tạo 12,5 10 7,5 5 2,5 0
6202.90 Từ các vật liệu dệt khác 12,5 10 7,5 5 2,5 0
62.03 Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, quần dài, quần yếm có
dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho nam giới
hoặc trẻ em trai
6203.11.00 Bộ com-lê từ lông cừu hoặc lông 12,5 10 7,5 5 2,5 0
động vật loại mịn
6203.12.00 Bộ com-lê từ sợi tổng hợp 12,5 10 7,5 5 2,5 0
Bộ quần áo đồng bộ từ mọi loại 10 6,6 3,3 0 0 0
vật liệu dệt
6203.32 Áo jacket và blazer từ bông 10 6,6 3,3 0 0 0
6203.33.00 Áo jacket và blazer từ sợi tổng 10 6,6 3,3 0 0 0
hợp
6203.39.00 Áo jacket và blazer từ các vật 10 6,6 3,3 0 0 0
liệu dệt khác
6203.41.00 Quần dài, yếm có dây đeo, ống
chẽn và soóc từ lông cừu hoặc 10 6,6 3,3 0 0 0
lông động vật loại mịn
6203.42 Quần dài, yếm có dây đeo, ống 10 6,6 3,3 0 0 0
chẽn và soóc từ bông
6203.43.00 Quần dài, yếm có dây đeo, ống 10 6,6 3,3 0 0 0
chẽn và soóc từ sợi tổng hợp
6203.49 Quần dài, yếm có dây đeo, ống 5 0 0 0 0 0
chẽn và soóc từ vật liệu dệt khác
62.04 Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, váy liền thân, chân váy
(skirt), chân váy dạng quần, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần
soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái
6204.13.00 Bộ com-lê từ sợi tổng hợp 10 6,6 3,3 0 0 0
6204.32 Áo jacket và blazer từ bông 10 6,6 3,3 0 0 0
6204.33.00 Áo jacket và blazer từ sợi tổng 10 6,6 3,3 0 0 0
hợp
6204.39 Áo jacket và blazer từ các vật 5 0 0 0 0 0
liệu dệt khác
6204.41.00 Váy liền thân từ lông cừu hoặc 10 6,6 3,3 0 0 0
lông động vật loại mịn
6204.42 Váy liền thân từ bông 10 6,6 3,3 0 0 0
6204.43.00 Váy liền thân từ sợi tổng hợp 12,5 10 7,5 5 2,5 0
6204.44.00 Váy liền thân từ sợi tái tạo 12,5 10 7,5 5 2,5 0
6204.49 Váy liền thân từ vật liệu dệt 10 6,6 3,3 0 0 0
khác
6204.51.00 Các loại chân váy và chân váy
dạng quần từ lông cừu hoặc lông 10 6,6 3,3 0 0 0
động vật loại mịn
6204.52 Các loại chân váy và chân váy 12,5 10 7,5 5 2,5 0
dạng quần từ bông
6204.53.00 Các loại chân váy và chân váy 12,5 10 7,5 5 2,5 0
dạng quần từ sợi tổng hợp
6204.59 Các loại chân váy và chân váy 12,5 10 7,5 5 2,5 0
dạng quần từ vật liệu dệt khác
6204.61.00 Quần dài, yếm có dây đeo, ống
chẽn và soóc từ lông cừu hoặc 10 6,6 3,3 0 0 0
lông động vật loại mịn
6204.62.00 Quần dài, yếm có dây đeo, ống 12,5 10 7,5 5 2,5 0
chẽn và soóc từ bông
6204.63.00 Quần dài, yếm có dây đeo, ống 12,5 10 7,5 5 2,5 0
chẽn và soóc từ sợi tổng hợp
6204.69.00 Quần dài, yếm có dây đeo, ống 12,5 10 7,5 5 2,5 0
chẽn và soóc từ vật liệu khác
62.05 Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai
6205.20 Từ bông 10 6,6 3,3 0 0 0
6205.30 Từ sợi nhân tạo 12,5 10 7,5 5 2,5 0
6205.90 Từ các vật liệu khác 12,5 10 7,5 5 2,5 0
62.06 Áo blouse, sơ mi và sơ mi cách điệu (shirt-blouses) dùng cho phụ nữ hoặc
trẻ em gái
6206.10 Từ tơ tằm hoặc phế liệu tơ tằm 5 0 0 0 0 0
6206.20.00 Từ lông cừu hoặc lông động vật 5 0 0 0 0 0
loại mịn
6206.30 Từ bông 5 0 0 0 0 0
6206.40.00 Từ sợi nhân tạo 10 6,6 3,3 0 0 0
62.07 Áo ba lỗ (singlet) và các loại áo lót khác, quần lót (underpants), quần sịp, áo
ngủ, bộ pyjama, áo choàng tắm, áo choàng dài mặc trong nhà và các loại
tương tự dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai
Quần lót (underpants) và quần 10 6,6 3,3 0 0 0
sịp từ mọi loại vật liệu dệt
6207.21 Áo ngủ và bộ pyjama từ bông 10 6,6 3,3 0 0 0
6207.29 Áo ngủ và bộ pyjama từ vật liệu 10 6,6 3,3 0 0 0
dệt khác
6209.20 Quần áo may sẵn và phụ kiện 10 6,6 3,3 0 0 0
may mặc cho trẻ em từ bông
6209.30 Quần áo may sẵn và phụ kiện 10 6,6 3,3 0 0 0
may mặc trẻ em từ sợi tổng hợp
62.10 Quần áo may từ các loại vải thuộc nhóm 56.02, 56.03, 59.03, 59.06, 59.07
6210.10 Từ các loại vải thuộc nhóm 10 6,6 3,3 0 0 0
56.02 hoặc 56.03
6210.20 Quần áo khác, loại được mô
tả trong nhóm 62.01 (trừ quần áo 10 6,6 3,3 0 0 0
chống cháy)
6210.30 Quần áo khác, loại được mô
tả trong nhóm 62.02 (trừ quần áo 10 6,6 3,3 0 0 0
chống cháy)
6210.40 Quần áo khác dùng cho nam
giới hoặc trẻ em trai (trừ quần áo 10 6,6 3,3 0 0 0
chống cháy)
6210.50 Quần áo khác dùng cho phụ nữ
hoặc trẻ em gái (trừ quần áo 10 6,6 3,3 0 0 0
chống cháy)
Quần áo chống cháy thuộc nhóm
6210.20, 6210.30, 6210.40, 2,5 1,6 0,8 0 0 0
6210.50
62.11 Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và quần áo bơi; quần áo khác
6211.32 Quần áo khác, dùng cho nam 10 6,6 3,3 0 0 0
giới hoặc trẻ em trai từ bông
6211.33.10 Quần áo đấu kiếm hoặc đấu vật 5 0 0 0 0 0
từ sợi nhân tạo
6211.33.20 Quần áo chống cháy sợi nhân 1,2 0 0 0 0 0
tạo
6211.33.30 Quần áo chống các chất hóa hợc 5 0 0 0 0 0
hoặc phóng xạ từ sợi nhân tạo
6211.33.40 Áo choàng hành hương từ sợi 5 0 0 0 0 0
nhân tạo
6211.33.90 Quần áo loại khác từ sợi nhân 5 0 0 0 0 0
tạo
6211.42 Quần áo khác, dùng cho phụ nữ 5 0 0 0 0 0
hoặc trẻ em gái từ bông
6211.43 Quần áo khác, dùng cho phụ nữ 5 0 0 0 0 0
hoặc trẻ em gái từ sợi nhân tạo
62.12 Xu chiêng, gen, áo nịt ngực (corset), dây đeo quần, dây móc bít tất, nịt tất,
các sản phẩm tương tự và các chi tiết của chúng, được làm hoặc không được
làm từ dệt kim hoặc móc
6212.10 Xu chiêng 10 6,6 3,3 0 0 0
6212.20 Gen và quần gen 10 6,6 3,3 0 0 0
6212.30 Áo nịt toàn thân (corselette) 10 6,6 3,3 0 0 0
6212.90 Loại khác 10 6,6 3,3 0 0 0
6214.10 Khăn choàng, khăn quàng cổ,
khăn choàng rộng đội đầu, khăn
choàng vai, mạng che và các 10 6,6 3,3 0 0 0
loại tương tự từ tơ tằm hoặc phế
liệu tơ tằm
6215.10 Cà vạt, nơ con bướm và cravat 5 0 0 0 0 0
từ tơ tằm hoặc phế liệu tơ tằm
Chương 63: Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt và các loại hàng
dệt đã qua sử dụng khác; vải vụn
63.02 Vỏ ga, vỏ gối, khăn trải giường (bed linen), khăn trải bàn, khăn trong phòng
vệ sinh và khăn nhà bếp
6302.10.00 Vỏ ga, vỏ gối, khăn trải giường 3 0 0 0 0 0
(bed linen), dệt kim hoặc móc
6302.21.00 Vỏ ga, vỏ gối, khăn trải giường 3 0 0 0 0 0
(bed linen) khác, đã in từ bông
6302.22 Vỏ ga, vỏ gối, khăn trải giường
(bed linen) khác, đã in từ sợi 3 0 0 0 0 0
nhân tạo (trừ vải không dệt)
6302.29.00 Vỏ ga, vỏ gối, khăn trải giường
(bed linen) khác, đã in từ vật liệu 6 4 2 0 0 0
khác
6302.31.00 Vỏ ga, vỏ gối, khăn trải giường 6 4 2 0 0 0
(bed linen) khác từ bông
6302.32 Vỏ ga, vỏ gối, khăn trải giường
(bed linen) khác từ sợi nhân tạo 6 4 2 0 0 0
(trừ vải không dệt)
6302.39.00 Vỏ ga, vỏ gối, khăn trải giường 6 4 2 0 0 0
(bed linen) khác từ vật liệu khác
6302.51 Khăn trải bàn khác từ bông 6 4 2 0 0 0
6302.53.00 Khăn trải bàn khác từ sợi nhân 3 0 0 0 0 0
tạo
6302.59 Khăn trải bàn khác từ vật liệu 6 4 2 0 0 0
dệt khác
6302.60.00 Khăn trong phòng vệ sinh và 6 4 2 0 0 0
khăn nhà bếp, từ vải dệt vòng
lông hoặc các loại vải dệt vòng
lông tương tự, từ bông
63.04 Các sản phẩm trang trí nội thất
khác, trừ các loại thuộc nhóm 6 4 2 0 0 0
94.04
6309.00.00 Quần áo và các sản phẩm dệt 72,7 63,6 54,5 45,4 36,3 27,2
may đã qua sử dụng khác
63.10 Vải vụn, mẩu dây xe, chão bện (cordage), thừng và cáp đã qua sử dụng hoặc
mới và các phế liệu từ vải vụn, dây xe, chão bện (cordage), thừng hoặc cáp,
từ vật liệu dệt
6310.10 Đã được phân loại 36,3 31,8 27,2 22,7 18,1 13,6
6310.90 Loại khác 36,3 31,8 27,2 22,7 18,1 13,6
Tất cả các mặt hàng còn lại từ chương 50 đến 0 0 0 0 0 0
63 mà không được đề cập đến trong bảng

Thuế suất VJEPA (%)


Mã hàng Mô tả hàng hóa
2022 2023 2024 2025 2026 2027
Chương 51: Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô; sợi từ lông đuôi hoặc bờm
ngựa và vải dệt thoi từ các nguyên liệu trên
Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu
chải kỹ hoặc từ sợi lông động
vật loại mịn chải kỹ, có chứa
lông cừu hoặc lông động vật loại
51.12 mịn từ 85% trở lên tính theo 5,5 5,5 5,5 5,5 5 5
trọng lượng, trọng lượng không
quá 200 g/m2 và không được in
bằng phương pháp batik truyềnt
hống (SEN)
Chương 52: Bông
Vải dệt thoi từ bông, có chứa
bông từ 85% trở lên tính theo
5208.19.00 trọng lượng, trọng lượng không 12 12 12 12 5 5
quá 200 g/m2, chưa tẩy trắng và
được làm từ vật liệu dệt khác
Vải dệt thoi từ bông, có chứa
bông từ 85% trở lên tính theo
5208.29.00 trọng lượng, trọng lượng không 12 12 12 12 5 5
quá 200 g/m2, đã tẩy trắng và
được làm từ vật liệu dệt khác
5208.39.00 Vải dệt thoi từ bông, có chứa 12 12 12 12 5 5
bông từ 85% trở lên tính theo
trọng lượng, trọng lượng không
quá 200 g/m2, đã nhuộm và
được làm từ vật liệu dệt khác
Vải dệt thoi từ bông, có chứa
bông dưới 85% tính theo trọng
lượng, pha chủ yếu hoặc pha duy
5210.39.00 nhất với xơ sợi nhân tạo, có 12 12 12 12 5 5
trọng lượng không quá 200
g/m2, đã nhuộm và được làm từ
vật liệu dệt khác
Vải dệt thoi từ bông, có chứa
bông dưới 85% tính theo trọng
lượng, pha chủ yếu hoặc pha duy
nhất với xơ sợi nhân tạo, có 12 12 12 12 5 5
5211.12.00
trọng lượng trên 200 g/m2, chưa
tẩy trắng và là vải vân chéo 3 sợi
hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải
vân chéo dấu nhân
Vải dệt thoi khác từ bông, có
5212.12.00 trọng lượng không quá 200 g/m2 12 12 12 12 5 5
và đã tẩy trắng
Chương 54: Sợi filament nhân tạo; dải và các dạng tương tự từ nguyên liệu dệt nhân tạo
Vải dệt thoi từ sợi có độ bền cao
bằng ni lông hoặc các polyamit 2 1 1 0 0 0
5407.10.91
hoặc các polyeste khác và chưa
tẩy trắng
Vải dệt thoi từ sợi có độ bền cao
bằng ni lông hoặc các polyamit 2 1 1 0 0 0
5407.10.99
hoặc các polyeste khác và loại
khác ngoài loại chưa tẩy trắng
Vải dệt thoi khác, có chứa sợi
filament bằng ni lông hoặc các
5407.42.00 polyamit khác từ 85% trở lên 12 12 12 12 5 5
tính theo trọng lượng và đã
nhuộm
Chương 55: Xơ sợi staple nhân tạo
Các loại vải dệt thoi từ xơ staple
polyeste từ 85% trở lên tính theo
5512.19.00 trọng lượng và là loại khác ngoài 12 12 12 12 5 5
loại đã được tẩy trắng hoặc chưa
tẩy trắng
Các loại vải dệt thoi từ xơ staple
bằng acrylic hoặc modacrylic từ
5512.99.00 85% trở lên tính theo trọng 12 12 12 12 5 5
lượng và là loại khác ngoài loại
đã được tẩy trắng hoặc chưa tẩy
trắng
5513.29.00 Vải dệt thoi khác bằng xơ staple 12 12 12 12 5 5
tổng hợp, có chứa loại xơ này
dưới 85% tính theo trọng lượng,
pha chủ yếu hoặc pha duy nhất
với bông, trọng lượng không quá
170 g/m2 và đã nhuộm
Vải dệt thoi khác từ xơ staple
polyeste, có chứa loại xơ này
5514.23.00 dưới 85% tính theo trọng lượng, 12 12 12 12 5 5
pha chủ yếu hoặc pha duy nhất
với bông, trọng lượng trên 170
g/m2.
Vải dệt thoi khác từ xơ staple
5515.91.00 tổng hợp, pha chủ yếu hoặc duy 12 12 12 12 5 5
nhất với sợi filament nhân tạo
Vải dệt thoi từ xơ staple tái tạo,
5516.12.00 có tỷ trọng xơ staple tái tạo từ 12 12 12 12 5 5
85% trở lên và đã nhuộm
Vải dệt thoi từ xơ staple tái tạo,
có tỷ trọng xơ staple tái tạo dưới
5516.22.00 85%, được pha chủ yếu hoặc duy 12 12 12 12 5 5
nhất với sợi filament nhân tạo và
đã nhuộm
Vải dệt thoi từ xơ staple tái tạo,
có tỷ trọng xơ staple tái tạo dưới
85%, được pha chủ yếu hoặc duy
12 12 12 12 5 5
5516.41.00 nhất với bông và chưa tẩy trắng
hoặc đã tẩy trắng
Chương 56: Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe, chão
bện (cordage), thừng và cáp và các sản phẩm của chúng
Các sản phẩm không dệt, đã
hoặc chưa ngâm tẩm, tráng phủ
hoặc ép lớp, được làm từ xơ dệt 12 12 12 12 5 5
5603.92.00
khác ngoài filament nhân tạo và
trọng lượng trên 25 g/m2 nhưng
không quá 70 g/m2
Các sản phẩm không dệt, đã
hoặc chưa ngâm tẩm, tráng phủ
5603.94.00 hoặc ép lớp, được làm từ xơ dệt 12 12 12 12 5 5
khác ngoài filament nhân tạo và
trọng lượng trên 150 g/m2
Chương 57: Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác
5702.32.00 Thảm “Kelem”, “Schumacks”, 12 12 12 12 5 5
“Karamanie” và các loại thảm
dệt thủ công tương tự, loại khác
với hàng trải sàn từ xơ dừa, có
cấu tạo nổi vòng, chưa hoàn
thiện và được làm từ vật liệu dệt
nhân tạo
Chương 58: Các loại vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải dệt tạo búi; hàng ren; thảm trang
trí; hàng trang trí; hàng thêu
Các các loại vải sơnin (chenille),
trừ các loại vải thuộc nhóm
5801.26.10 58.02 hoặc 58.06, được làm từ 12 12 12 12 5 5
bông, và đã được tráng, phủ
hoặc ép lớp
Các các loại vải sơnin (chenille),
trừ các loại vải thuộc nhóm
5801.26.90 58.02 hoặc 58.06, được làm từ 12 12 12 12 5 5
bông, và là các loại khác ngoài
loại đã được tráng, phủ hoặc ép
lớp
Các loại vải tuyn và các loại vải
dệt lưới khác, không bao gồm
vải dệt thoi, dệt kim hoặc móc;
5804.10.91 hàng ren dạng mảnh, dạng dải 12 12 12 12 5 5
hoặc dạng mẫu hoa văn, trừ các
loại vải thuộc các nhóm từ 60.02
đến 60.06 và đã được ngâm tẩm,
tráng, phủ hoặc ép lớp
Các loại vải tuyn và các loại vải
dệt lưới khác, không bao gồm
vải dệt thoi, dệt kim hoặc móc;
hàng ren dạng mảnh, dạng dải
5804.10.99 hoặc dạng mẫu hoa văn, trừ các 12 12 12 12 5 5
loại vải thuộc các nhóm từ 60.02
đến 60.06 và là loại khác loại đã
được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc
ép lớp
Các loại ren dệt bằng máy, từ xơ
nhân tạo, không bao gồm vải dệt
thoi, dệt kim hoặc móc; hàng ren
5804.21.10 dạng mảnh, dạng dải hoặc dạng 12 12 12 12 5 5
mẫu hoa văn, trừ các loại vải
thuộc các nhóm từ 60.02 đến
60.06 và đã được ngâm tẩm,
tráng, phủ hoặc ép lớp
Các loại ren dệt bằng máy, từ xơ
nhân tạo, không bao gồm vải dệt
thoi, dệt kim hoặc móc; hàng ren
dạng mảnh, dạng dải hoặc dạng
5804.21.90 mẫu hoa văn, trừ các loại vải 12 12 12 12 5 5
thuộc các nhóm từ 60.02 đến
60.06 và là loại khác loại đã
được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc
ép lớp
Các loại ren dệt bằng máy, từ vật
liệu dệt khác, không bao gồm vải
dệt thoi, dệt kim hoặc móc; hàng
5804.29.10 ren dạng mảnh, dạng dải hoặc 12 12 12 12 5 5
dạng mẫu hoa văn, trừ các loại
vải thuộc các nhóm từ 60.02 đến
60.06 và đã được ngâm tẩm,
tráng, phủ hoặc ép lớp
Các loại ren dệt bằng máy, từ vật
liệu dệt khác, không bao gồm vải
dệt thoi, dệt kim hoặc móc; hàng
ren dạng mảnh, dạng dải hoặc
5804.29.90 dạng mẫu hoa văn, trừ các loại 12 12 12 12 5 5
vải thuộc các nhóm từ 60.02 đến
60.06 và là loại khác loại đã
được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc
ép lớp
Vải dệt thoi khổ hẹp, băng loại
dùng để quấn tay cầm hoặc cán
5806.20.10 của các dụng cụ thể thao (SEN), 12 12 12 12 5 5
có chứa sợi đàn hồi
(elastomeric) hoặc sợi cao su từ
5% trở lên tính theo trọng lượng
Vải dệt thoi khổ hẹp khác ngoài
loại băng dùng để quấn tay cầm
5806.20.90 hoặc cán của các dụng cụ thể 12 12 12 12 5 5
thao (SEN), có chứa sợi đàn hồi
(elastomeric) hoặc sợi cao su từ
5% trở lên tính theo trọng lượng
Các loại nhãn, phù hiệu và các
mặt hàng tương tự từ vật liệu dệt,
5807.90 dạng chiếc, dạng dải hoặc đã cắt 2 1 1 0 0 0
thành hình hoặc kích cỡ, không
thêu và được dệt theo cách khác
ngoài dệt thoi
Các dải, mảnh trang trí dạng
chiếc, không thêu, trừ loại dệt
kim hoặc móc; tua, ngù và các 5,5 5,5 5,5 5,5 5 5
5808.90.90
mặt hàng tương tự, và là loại
khác loại được kết hợp với sợi
cao su
Chương 60: Các loại hàng dệt kim hoặc móc
6001.99.00.90 Vải nổi vòng (pile), kể cả các 12 12 12 12 5 5
loại vải “vòng lông dài” và vải
khăn lông, dệt kim hoặc móc, từ
các vật liệu dệt khác thuộc nhóm
vải làm từ bông, ngoại trừ loại
chưa tẩy trắng, không ngâm
kiềm
Vải dệt kim hoặc móc có khổ
rộng không quá 30 cm, có chứa
6002.90.00 sợi cao su từ 5% trở lên tính theo 12 12 12 12 5 5
trọng lượng, trừ loại thuộc nhóm
60.01
Chương 63: Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt và các loại hàng
dệt đã qua sử dụng khác; vải vụn
Quần áo và các sản phẩm dệt
6309.00.00
may đã qua sử dụng khác
Vải vụn, mẩu dây xe, chão bện
(cordage), thừng và cáp đã qua Không được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt
63.10 sử dụng hoặc mới và các phế
liệu từ vải vụn, dây xe, chão bện
(cordage), thừng hoặc cáp, từ vật
liệu dệt.
Tất cả các mặt hàng còn lại từ chương 50 đến 0 0 0 0 0 0
63 mà không được đề cập đến trong bảng

You might also like