You are on page 1of 14

TỔNG QUAN BÀI NGHIÊN CỨU

I. Tóm tắt nội dung nghiên cứu


Bài nghiên cứu “Xuất khẩu ngành da giày Việt Nam vào thị trường EU
trong những năm gần đây” sử dụng phương pháp phân tích tương quan, so sánh
để chỉ ra lí do và tầm quan trọng của ngàng da giày trong xuất khẩu, những ảnh
hưởng tích cực từ các hiệp định thương mại tự do, hội nhập quốc tế và đồng thời
cũng tập trung nghiên cứu về những cơ hội và thách thức cần phải vượt qua của
ngành da giày so với những năm trước đây để nâng cao vị thế của sản phẩm trên
thị trường EU. Trên thực tế, còn nhiều nhân tố cần phải xem xét cân nhắc về
chiến lựợc xuất khẩu trong dài hạn, bài nghiên cứu cũng đề ra một số hướng giải
pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong ngành.
II. Ý nghĩa bài nghiên cứu
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
(EVFTA) theo dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 và được kỳ vọng rằng sẽ là
động lực để thúc đẩy và mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho ngành da giày, túi
xách Việt Nam. Theo nhận định từ Bộ Công Thương, “Quy định về quy tắc xuất
xứ của các hiệp định tự do thương mại sẽ làm thay đổi cơ cấu của chuỗi giá trị
toàn cầu, đặc biệt với các ngành, mặt hàng có yêu cầu về quy trình cụ thể hay tỉ
lệ nội khối cao như da giày. Mặt hàng da - giày có mức thuế nhập khẩu khá cao
vào thị trường các nước CPTPP và EVFTA (>10%), do đó, việc đáp ứng được
quy tắc xuất xứ để được hưởng mức thuế ưu đãi 0% sẽ mang lại lợi thế rất lớn
cho các mặt hàng này.” 1. Nghiên cứu này sẽ chỉ ra những cơ hội lẫn thách thức
về ngành da giày trong xuất khẩu sang thị trường EU trước những tác động của
các hiệp định thương mại kể trên, từ đó đề ra giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu cho các doanh nghiệp trong ngành.
III. Từ khóa

EVFTA
Ngàng da giày Việt Nam
Hàng rào kỹ thuật

1
Phan Linh (2021), “Tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến việc phát triển công
nghiệp vật liệu của Việt Nam”, <https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/tac-dong-cua-cac-
hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-den-viec-phat-trien-cong-nghiep-vat-lieu-cua-viet-nam.html>,
truy cập ngày 23/11/2021
Thương mại
Quy chuẩn kỹ thuật
CHƯƠNG 1. KHUNG LÝ THUYẾT

1.1. Những trở ngại về hành chính, kỹ thuật trong thương mại quốc tế
“Hàng rào kỹ thuật trong thương mại là các biện pháp áp dụng đối với hàng
hóa khi lưu thông trong nước và qua biên giới (nhập khẩu hoặc xuất khẩu), như:
quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn; yêu cầu về an toàn, chất lượng; yêu cầu về ghi
nhãn, thông tin tiêu dùng; các thủ tục đăng ký nhập khẩu; các thủ tục kiểm tra,
chứng nhận phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn;… Bài viết đề cập đến một số
công việc được cho là cấp bách để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hàng rào kỹ
thuật trong thương mại thời gian tới.”2
1.2. Tầm quan trọng của ngành da giày trong xuất khẩu
Những năm vừa qua, ngành da giày luôn thể hiện được năng lực mở rộng
sản xuất, liên tục trong nhiều năm và có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ tư trong
số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Cho đến hiện tại, ngành đã khẳng định vai trò quan trọng, góp phần không
nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất tới các vùng sâu vùng xa
của nhiều vùng kinh tế trọng điểm, giải quyết việc làm, góp phần tích cực vào
công cuộc xóa đói giảm nghèo của chính phủ. Ngành cũng tham gia giảm nhập
siêu, tạo thặng dư thương mại thông qua định hướng phát triền thị trường nội
địa, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các nguyên phụ liệu trong nước để sản
xuất hàng xuất khẩu. Quan trọng hơn con số, ngành da giày, túi xách Việt Nam
ngày càng tham gia sâu vào chuỗi giá trị gia tăng trong lĩnh vực thời trang thế
giới. Hiện nay, Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình khi trở thành nước đứng
thứ 2 thế giới về xuất khẩu da giày, chỉ sau Trung Quốc.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, ngành da giày đang nỗ lực tận dụng hiệu
quả các ưu đãi từ hiệp định bằng cách đầu tư công nghệ, nhân lực, nâng cao nội
lực. Đây cũng là các giải pháp góp phần cho mục tiêu phát triển bền vững hoạt
động sản xuất và xuất khẩu trong tương lai.3

2
Lê Quốc Bảo (2018), “Bàn về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và một số công việc để hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của hàng rào kỹ thuật”,< https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ban-ve-hang-rao-ky-thuat-
trong-thuong-mai-va-mot-so-cong-viec-de-han-che-anh-huong-tieu-cuc-cua-hang-rao-ky-thuat-
52099.htm>, truy cập ngày 23/11/2021
3
Bảo Ngọc (2020), “Đưa ngành da giày tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu”, <
https://congthuong.vn/dua-nganh-da-giay-tham-gia-sau-vao-chuoi-gia-tri-toan-cau-144256.html >, truy
cập ngày 23/11/2021
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU

2.1. Tổng quan ngành


Ngành da giày trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành kinh
doanh chính của Việt Nam. Việt Nam hiện đang đứng thứ ba về sản xuất các
mặt hàng da giày ở châu Á (sau Trung Quốc và Ấn Độ), và đứng thứ tư trên thế
giới. Về sản lượng xuất khẩu, mặt hàng da giày của Việt Nam chỉ đứng sau
Trung Quốc. “Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu hơn 1 tỷ đôi giày các loại sang
hàng trăm quốc gia trên thế giới. Trong đó, xuất khẩu giày dép của Việt Nam
sang Liên minh châu Âu (EU) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch
xuất khẩu.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) có
hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2020 và thương mại tự do Việt Nam – Vương
quốc Anh (UKFTA) trên cơ sở cam kết của Việt Nam và Vương quốc Anh
trong EVFTA, có hiệu lực vào tháng 1 1, 2021, đã có những tác động tích cực
đến xuất khẩu của Việt Nam sang EU nói chung và Vương quốc Anh nói riêng.
2.2. Các biến động của ngành da giày Việt Nam
Theo số liệu thống kê “năm 2020, xuất khẩu giày dép của Việt Nam đạt
16,75 tỷ USD, giảm 8,6% và xuất khẩu túi xách đạt 3,11 tỷ USD, giảm 17,1%
so với năm 2019. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm da giày của Việt Nam
năm 2020 giảm 10% so với năm 2019. Xuất khẩu sang Mỹ Latinh giảm nhanh
nhất (-25,4%), tiếp đến là EU (-15,4%), Bắc Mỹ ( -8,4%) và châu Á (-5,8%),
phản ánh tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với các châu lục khác nhau.
Trong những tháng cuối năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, số lượng
đơn hàng xuất khẩu đã tăng lên:
- Xuất khẩu túi xách: Tháng 3/2021, xuất khẩu túi xách ước tính đạt 285
triệu USD, giảm 5,6% so với tháng 3 năm 2020. Tính chung quý I / 2021,
kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam đạt 766 triệu USD, giảm 9,9%
so với đến quý I năm 2020.
- Xuất khẩu giày dép: Tháng 3/2021, xuất khẩu giày dép ước tính đạt 1.660
triệu USD, tăng 19,8% so với tháng 3 năm 2020. Tính chung quý I / 2021
ước tính đạt 4.738 triệu USD, tăng 13,5% so với quý I năm 2020.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu ngành da giày: Tháng 3/2021, tổng kim ngạch
xuất khẩu ngành da giày ước đạt 1.945 triệu USD, tăng 14,6% so với tháng 3
năm 2020. Tính chung quý I / 2021, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt
Nam là 5.504 triệu USD, tăng 10% so với quý I / 2020.

Hình 2.1. Doanh thu xuất khẩu đồ da và giày dép giai đoạn 2010-2020 (nguồn:
VietnamCredit)

Năm 2018, lượng giày da tiêu thụ của Việt Nam đạt 190 triệu đôi, tương
đương 1,9 đôi/người/năm. Con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời
gian tới do thu nhập và nhu cầu sử dụng sản phẩm giày dép của người Việt
Nam ngày càng tăng.

Ngành da giày được cho là cực kỳ khởi sắc khi đã chủ động được 70%
nguyên liệu cho sản phẩm giày da thuộc phân khúc tầm trung, và 50% sản
phẩm thuộc phân khúc tầm trung.”4

Trong quý 1/2021, ngành da giày đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với
cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, xuất khẩu giày dép sang EU tăng 19,2% so với cùng

4“
Bác cáo ngành da giày Việt Nam: Một cái nhìn sâu sắc”, Vietnamcredit,
< https://baocaonganh.com/bao-cao-nganh-da-giay-viet-nam-mot-cai-nhin-sau-sac/>, truy cập ngày
23/11/2021
kỳ năm 2020. Trong khi đó, tại cùng thời điểm quý 1/2020 chỉ tăng 0,1% và
quý 1/2019 tăng 11,9%. Đặc biệt, xuất khẩu sang nhiều thị trường tăng mạnh ở
mức hai con số: Bỉ tăng 37,0%, Hà Lan tăng 23,4%; Italia tăng 14,3%, Tây Ban
Nha tăng 39,2%, CH Séc tăng 36,5%, Thụy Điển tăng 30,8%...5 
2.3. Cơ hội
Mặt hàng da giày, túi xách của Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu vào thị
trường các nước CPTPP. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) mặt
hàng giày dép năm 2019 đạt 2,1 tỷ USD, tăng 15,1% so với năm 2018; năm
2020 giảm 12,2%, đạt 1,84 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu vào thị trường Canada
và Mexico tăng nhanh.
Tại Hội thảo “Hai năm thực thi Hiệp định CPTPP tại Việt Nam - đánh giá
góc nhìn từ doanh nghiệp” được tổ chức mới đây, bà Phan Thị Thanh Xuân –
Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam cho biết, 90% sản phẩm da
giày sản xuất ở Việt Nam với mục tiêu cung cấp cho các thị trường xuất khẩu.
CPTPP là cơ hội rất lớn để cho ngành da giày phát triển xuất khẩu và thu hút
đầu tư. Một trong những tác dụng lớn nhất của ngành này chính là thu hút vốn
đầu tư hiệu quả trong khi da giày đang có mong muốn phát triển là một ngành
công nghiệp hỗ trợ.
“CPTPP chính là một cú hích đầu tiên, bởi ngành công nghiệp hỗ trợ này đã
phát triển từ lâu nhưng vẫn chưa làm được. Một trong những lý do chính là
chúng ta đang ở rất gần Trung Quốc – một nước công xưởng của thế giới sản
xuất ra các nguyên phụ liệu cho ngành da giày cũng như nhiều ngành khác.
Việc chúng ta nhập khẩu sẽ có lợi hơn việc chúng ta sản xuất để cung ứng cho
các nhà sản xuất, bởi rõ ràng là khả năng của chúng ta không đủ chi phích”, bà
Thanh Xuân cho biết.
“Trong 11 nước CPTPP thì Việt Nam đã xuất khẩu được sang 10 nước trừ
Brunei, do đặc thù thị trường nhỏ và chủng loại không phù hợp. Có 2 nước
chưa xuất khẩu túi xách là New Zelan và Peru, còn lại các nước đều đã xuất
khẩu được túi xách với tốc độ tăng trưởng 10%, đó là điểm sáng mà ngành da
giày tận dụng được các cơ hội của CPTPP”, bà Thanh Xuân nhấn mạnh.
Da giày, túi xách là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam, đang rất phát triển khi đứng thứ hai trên thế giới. Ngành này cũng đứng
5
Song Hà (2021), Xuất khẩu giày dép sang EU tăng mạnh nhờ "cú huých" EVFTA,
< https://vneconomy.vn/xuat-khau-giay-dep-sang-eu-tang-manh-nho-cu-huych-evfta.htm >, truy cập ngày
23/11/2021
trước những cơ hội lớn từ các FTA, như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Liên minh
châu Âu - Việt Nam (EVFTA)... Đồng thời, do tác động của dịch Covid-19,
những chuỗi cung ứng mới đang được xác lập lại, đây chính là cơ hội để các
doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc
biệt, người tiêu dùng ở các thị trường phát triển, như Mỹ, EU rất tín nhiệm với
sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Đây là cơ hội rất lớn cho các nhãn hàng dịch
chuyển sản xuất tại Việt Nam.
2.4. Thách thức

Ðại diện của Hiệp hội Da giày và túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, tác động
của dịch Covid-19 đã khiến 80% các nhà máy sản xuất da giày tại các tỉnh thành phía
nam (chiếm 70% sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của ngành) phải đóng cửa, dừng
sản xuất do không đủ điều kiện thực hiện sản xuất “ba tại chỗ”, “một cung đường hai
điểm đến”.

Phó Chủ tịch Vitas Trương Văn Cẩm cho biết, dệt may và da giày hiện đang sử
dụng gần 3,5 triệu lao động công nghiệp, tuy nhiên, do tâm lý lo sợ lây nhiễm dịch
Covid-19 cùng với đời sống khó khăn không có việc làm, thu nhập đã khiến hàng
triệu lao động bỏ nhà máy về quê. Ðiều này đã tạo áp lực rất lớn tới các doanh nghiệp
muốn đẩy mạnh sản xuất sau giãn cách. Chuỗi cung ứng hai ngành này lại đứng trước
nguy cơ đứt gãy không phải do yếu tố cung cầu bên ngoài mà do chính yếu tố trong
nước được thể hiện qua cách thức phòng, chống dịch mỗi nơi một kiểu. Ðây là bài
toán khó đối với các doanh nghiệp khi bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất theo chủ
trương mới của Chính phủ là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
bệnh thay cho chủ trương “không Covid-19”.6

Trong một cuộc khảo sát gần đây về điều kiện kinh doanh trong ngành da giày
do Thế giới giày dép thực hiện, một số chuyên gia cho rằng khó khăn lớn nhất của
các doanh nghiệp sản xunghcasc mặt hàng giày dép là thiếu nguồn cung.

“Chuyên san về EVFTA quý 1/2021 của Cục Xuất nhập khẩu đánh giá mặc dù
các FTA có hiệu lực đem lại cơ hội rất lớn cho xuất khẩu ngành giày dép của Việt
Nam, nhưng khả năng tận dụng được cơ hội vẫn là thách thức với nhiều doanh
nghiệp.

6
Đức Khôi (2021), “Tìm giải pháp phục hồi ngành da giày”, <https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/tim-giai-
phap-phuc-hoi-nganh-da-giay-671419/ >, truy cập ngày 23/11/2021
Đơn cử, những vấn đề mà các doanh nghiệp ngành giày dép trong nước gặp
phải là: chi phí vận chuyển, giao hàng xuất khẩu (số lượng container quá khan
hiếm) và giá thuê container tăng mạnh.

Bên cạnh đó, việc phát triển nguyên phụ liệu vẫn chủ yếu kêu gọi và phụ thuộc
vào khối đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư trong nước nguồn lực yếu, rất ít doanh
nghiệp đủ khả năng đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu. Hiện 60% nguyên phụ liệu
của ngành vẫn nhập khẩu từ Trung Quốc.

Dù tiêu chí xuất xứ cho mặt hàng da giày trong EVFTA tương đối linh hoạt và
cho phép nhập khẩu nguyên liệu ngoài khối để sản xuất hàng hóa, song việc đứt
gánh chuỗi cung ứng toàn cầu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong thời gian
cũng là hồi chuông báo động cho ngành sản xuất da giày trong nước khi phụ thuộc
lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Nếu phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu
nguyên phụ liệu, khi xảy ra vấn đề về chuỗi cung ứng, doanh nghiệp sẽ rất bị
động.”7

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP


III.1. Cần chủ động về nguồn nguyên liệu

7
Song Hà (2021), Xuất khẩu giày dép sang EU tăng mạnh nhờ "cú huých" EVFTA,
< https://vneconomy.vn/xuat-khau-giay-dep-sang-eu-tang-manh-nho-cu-huych-evfta.htm >, truy cập ngày
23/11/2021
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết, “so với mặt hàng dệt may, cũng là
một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường EU,
tiêu chí xuất xứ hàng hóa đối với mặt hàng da giày trong Hiệp định EVFTA
tương đối linh hoạt. Cùng với đó, lộ trình cắt giảm thuế quan nhanh và sâu của
EU dành cho Việt Nam trong Hiệp định EVFTA cũng là động lực quan trọng
giúp gia tăng xuất khẩu hàng da giày vào thị trường này.
Theo cam kết trong Hiệp định EVFTA, 100% các dòng hàng giày dép được
cắt giảm thuế quan về 0% với lộ trình tối đa 7 năm. Trong đó, các mặt hàng
giày dép thuộc HS 64.01, 64.02, 64.03, 64.05, 64.06 về cơ bản được cắt giảm
về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực (ngoại trừ một số ít dòng cắt giảm trong 3
hoặc 5 năm ở HS 64.04 và 64.05); mặt hàng thuộc HS 64.03 có lộ trình cắt
giảm dài hơn từ 3 đến 7 năm. Điều này giúp doanh nghiệp xuất khẩu da giày có
thể hưởng mức thuế suất 0%, có lợi hơn so với cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập
(GSP) ngay từ thời điểm Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, nguyên phụ liệu chiếm tới 68 - 75%
trong cơ cấu giá thành sản phẩm giày dép, nhưng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm này
của doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ đạt 40 - 45%. Các doanh nghiệp trong
nước chiếm gần 70% về số lượng doanh nghiệp, nhưng chỉ chiếm 35% tổng sản
lượng da thuộc sản xuất tại Việt Nam.
Do đó, để có thể phát triển bền vững và tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan cũng
như các cơ hội từ Hiệp định EVFTA mang lại, theo các chuyên gia, các doanh
nghiệp da giày cần phải tập trung phát triển cân bằng nguồn nguyên liệu sản
xuất trong nước để phục vụ sản xuất, xuất khẩu trong tương lai. Đồng thời, các
doanh nghiệp cần đầu tư mạnh vào công nghiệp chế biến nguyên phụ liệu để
đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ.
Về phía các cơ quan quản lý, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng
khẳng định, Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ có hỗ trợ chính sách, còn việc hiện
thực hóa hiệu quả các chính sách này rất cần sự chủ động của doanh nghiệp tìm
hiểu thông tin, nằm bắt cơ hội từ các Hiệp định thương mại trong thời gian tới.

Theo Nghị quyết 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công
nghiệp hỗ trợ ngày 6/8/2020 của Chính phủ đặt ra mục tiêu đến năm 2025
doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu
dùng trong nội địa; chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.
Năm 2030 sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70% nhu cầu cho sản xuất,
tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp. Có
khoảng 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh
nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam.”8
III.2. Đẩy mạnh sản xuất
Theo Giám đốc Công ty TNHH Giày Tuấn Việt, Trần Văn Tắc cho biết,
“chưa bao giờ công ty phải đối diện với những khó khăn như trong thời gian
vừa qua, khi hoạt động sản xuất bị đình trệ, khách hàng yêu cầu hủy đơn, phạt
chậm giao hàng,... Ðứng trước tình trạng trên, công ty đã phải đàm phán với đối
tác, nên các đơn hàng không bị hủy như một số doanh nghiệp khác nhưng đành
phải chấp nhận việc khách yêu cầu giảm giá sản phẩm từ 5% đến 20% để giãn
thời gian giao hàng. Từ tháng 10 trở đi là thời kỳ cao điểm của ngành da giày
nên công ty đã chủ động lên phương án và tăng cường lực lượng lao động để
đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng. Ðồng thời, công ty cũng đặt gia công bên
ngoài, nhất là những cơ sở sản xuất ở miền Tây Nam Bộ, nơi dễ huy động
nguồn nhân lực hồi hương để thực hiện những công đoạn như: May mũi giày để
nâng cao năng suất, bù đắp lượng hàng bị thiếu hụt do dừng sản xuất.”9

III.3. Phải chớp thời cơ


Theo các chuyên gia, chưa bao giờ EU xuất hiện tình trạng khan hiếm hàng
hóa nhưng hiện nay nguồn hàng vào EU khá hạn chế do nhiều đối tác cung ứng
cho EU đang phải chống chọi với dịch COVID-19, cộng với áp lực về giá cước
vận tải biển tăng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng những tháng cuối năm của
người dân EU đang tăng dần. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải
tận dụng ngay cơ hội để nắm giữ thị trường.
Bà Nguyễn Thảo Hiền cho rằng lợi thế lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam
tại thị trường EU hiện nay chính là ưu đãi thuế quan từ EVFTA. Từ khi Hiệp
định EVFTA có hiệu lực, nhiều ngành hàng như giày dép, dệt may, thủy sản, gỗ,
rau quả đều đã tận dụng khá tốt và gia tăng được kim ngạch xuất khẩu.
8
Thu Trang (2021), Xuất khẩu giày dép sang châu Âu vẫn đạt kết quả tốt dù chịu tác động từ dịch
COVID-19, < https://baotintuc.vn/kinh-te/xuat-khau-giay-dep-sang-chau-au-van-dat-ket-qua-tot-du-chiu-
tac-dong-tu-dich-covid19-20210611150324520.htm >, truy cập 23/11/2021
9
Đức Khôi (2021), “Tìm giải pháp phục hồi ngành da giày”, <https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/tim-giai-
phap-phuc-hoi-nganh-da-giay-671419/ >, truy cập ngày 23/11/2021
Thêm vào đó, nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng đã xúc tiến đàm phán
hiệp định thương mại tự do với EU để khai thác thị trường nhiều tiềm năng này,
áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng dần. Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam, dù
đang khó khăn sau thời gian giãn cách phải dồn mọi nguồn lực để khôi phục sản
xuất, tận dụng tốt nhất thời cơ hiện nay để củng cố và phát triển thị phần tại thị
trường EU.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp và khó dự đoán, doanh
nghiệp và ngành hàng xuất khẩu Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện các hoạt
động xúc tiến thương mại trực tuyến, tham gia các hội chợ, triển lãm trên không
gian ảo và sẵn sàng các điều kiện để cung ứng hàng hóa qua các nền tảng thương
mại điện tử.10

KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu trên đã nêu ra một số cơ hội và thách thức của xuất khẩu ngành da
giày vào thị trường EU trong những năm gần đây và đặc biệt là sau khi kí Hiệp
định EVFTA. Một số khuyến nghị giải pháp đưa ra là chủ động về nguyên liệu,

10
Xuân Anh (2021), “TP.HCM: Nắm bắt cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU”,
<https://www.vietnamplus.vn/tphcm-nam-bat-co-hoi-day-manh-xuat-khau-vao-thi-truong-eu/751204.vnp
>, truy cập ngày 23/11/2021
đẩy mạnh sản xuất, nhanh chónh chớp thời cơ khi thị trường đang chuyển biến tích
cực đối với các mặt hàng nguyên vật liệu.
Bài nghiên cứu được thực hiện trong thời gian ngắn, còn nhiều thiếu sót về thông
tin cũng như giải pháp đối với ngành cá tra xuất khẩu. Tuy nhiên, đây sẽ là tiền đề
cho việc nghiên cứu sâu hơn về tình hình xuất khẩu ngành da giày sau EVFTA
cũng như các giải pháp khắc phục trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Hoàng Thị Chỉnh và cộng sự (2005), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản
Thống kê, TP.Hồ Chí Minh
[2] ), “Tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến việc phát triển
công nghiệp vật liệu của Việt Nam”, <https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-
nghiep/tac-dong-cua-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-den-viec-phat-
trien-cong-nghiep-vat-lieu-cua-viet-nam.html
[3] “Bàn về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và một số công việc để hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực của hàng rào kỹ thuật”,<
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ban-ve-hang-rao-ky-thuat-trong-thuong-mai-
va-mot-so-cong-viec-de-han-che-anh-huong-tieu-cuc-cua-hang-rao-ky-thuat-
52099.htm
[4] “Đưa ngành da giày tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu”, <
https://congthuong.vn/dua-nganh-da-giay-tham-gia-sau-vao-chuoi-gia-tri-toan-cau-
144256.html
[5] “Bác cáo ngành da giày Việt Nam: Một cái nhìn sâu sắc”, Vietnamcredit,
< https://baocaonganh.com/bao-cao-nganh-da-giay-viet-nam-mot-cai-nhin-sau-sac/
[6] Xuất khẩu giày dép sang EU tăng mạnh nhờ "cú huých" EVFTA,
< https://vneconomy.vn/xuat-khau-giay-dep-sang-eu-tang-manh-nho-cu-huych-
evfta.htm
[7] Xuất khẩu giày dép sang châu Âu vẫn đạt kết quả tốt dù chịu tác động từ dịch
COVID-19, < https://baotintuc.vn/kinh-te/xuat-khau-giay-dep-sang-chau-au-van-
dat-ket-qua-tot-du-chiu-tac-dong-tu-dich-covid19-20210611150324520.htm
[8] “Tìm giải pháp phục hồi ngành da giày”,
<https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/tim-giai-phap-phuc-hoi-nganh-da-giay-671419/
[9] “TP.HCM: Nắm bắt cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU”,
<https://www.vietnamplus.vn/tphcm-nam-bat-co-hoi-day-manh-xuat-khau-vao-thi-
truong-eu/751204.vnp

You might also like