You are on page 1of 10

B NỘI DUNG

1.1 Giới thiệu về Biti’s, sơ lược bối cảnh ngành giày – dép trong và ngoài nước
1.1.1 Giới thiệu về Biti’s
1.1.1.1 Lịch sử hình thành
Qua 40 năm hoạt động sản xuất kinh doanh với bao thăng trầm. Giờ đây, Biti’s đã
lớn mạnh và phát triển đi lên cùng đất nước trở thành một thương hiệu uy tín, tin cậy
và quen thuộc với người tiêu dùng và là niềm tự hào của người Việt Nam về
một “Thương hiệu Quốc gia” trong lĩnh vực Giày dép uy tín và chất lượng.
- Năm 1982: Khởi nghiệp từ hai tổ hợp sản xuất Bình Tiên và Vạn Thành tại đường
Bình Tiên, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh với 20 công nhân, chuyên sản xuất các loại
dép cao su đơn giản.
- Năm 1986: Hai tổ hợp tác sáp nhập lại thành Hợp Tác Xã cao su Bình Tiên hoạt
động tại quận 6, chuyên sản xuất các loại dép, hài, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
sang các nước Đông Âu và Tây Âu.
- Năm 1990: Hợp tác xã Cao su Bình Tiên đầu tư mới hoàn toàn công nghệ của Đài
Loan và sản xuất sản phẩm mới (giày dép xốp EVA) để tăng tính cạnh tranh với hàng
ngoại nhập.
- Năm 1992: Hợp tác xã Cao su Bình Tiên chuyển thể thành Công ty Sản xuất Hàng
tiêu dùng Bình Tiên (Biti's); chuyên sản xuất dép xốp các loại, xăng-đan thể thao, giày
da nam nữ, giày thể thao, giày tây, hài... tiêu thụ trong và ngoài nước. Năm 1995:
Thành lập công ty TNHH Bình Tiên Đồng Nai (Dona Biti's).
- Năm 2000: Thành lập văn phòng đại diện tại Vân Nam, Trung Quốc.
- Năm 2001: Biti's được tổ chức BVQI và QUACERT cấp giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001: 2000.
- Từ năm 2002 đến nay: Biti’s đã thành lập nhiều công ty sản xuất, trung tâm thương
mại, nhiều chi nhánh, các cửa hàng tiếp thị cũng như đại lý phân phối bán lẻ.
1.1.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh
- Tầm nhìn: Trở thành công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn mạnh tại khu vực Châu Á.
Quyết định xây dựng tầm nhìn và khẳng định diện mạo nhằm phát triển Công ty
TNHH SX HTD Bình Tiên thành một công ty lớn mạnh và ngày càng phát triển không
chỉ trong nước mà còn rộng khắp trên toàn thế giới, giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt
Nam và hội nhập tích cực với quốc tế, trở thành công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn
mạnh tại khu vực Châu Á.
- Sứ mệnh: Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm đúng ý
nghĩa của bản sắc thương hiệu Biti's "Uy tín - chất lượng". Công ty TNHH SX HTD
Bình Tiên cam kết sẽ không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm,
đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của quý khách hàng,
đúng như ý nghĩa của bản sắc thương hiệu Biti's "Uy tín - chất lượng", tạo dựng niềm
tin lâu dài đối với tất cả khách hàng.
1.1.1.3 Danh mục sản phẩm
Công Ty TNHH Sản Xuất Hàng Tiêu Dùng Bình Tiên là công ty hàng đầu về giày
dép tại Việt Nam với các sản phẩm mang thương hiệu BITI'S đáp ứng được những thị
trường nổi tiếng và khó tính nhất trong khu vực và trên thế giới. Sản phẩm giày dép
của Biti’s được chia thành 8 nhóm: dép xốp, sandal thể thao, da thời trang, giày thể
thao, giày Tây, dép y tế, hài, guốc gỗ...
1.1.1.4 Doanh thu Biti’s những năm gần đây

Hình 1: Doanh thu Biti’s những năm gần đây


- Biti’s được ca ngợi như case-study thành công trong việc tìm lại “ánh hào quang”
của một thương hiệu Việt Nam lâu đời. Sự trở lại ấy cũng thể hiện rõ ngay trên biểu đồ
doanh thu.
- Doanh thu của Biti’s liên tục tăng trưởng qua các năm từ 2016 đến 2019. Nếu như
kết thúc năm 2016, công ty mẹ Biti’s ghi nhận mức doanh thu thuần 1.291 tỷ đồng thì
đến 2019, chỉ số này bất ngờ tăng 23%, đạt mức 1.588 tỷ đồng. Tiếp đà đi lên, Biti’s
thu về 1.862 tỷ đồng vào năm 2018 và đạt đỉnh 1.954 tỷ đồng vào năm 2019.
- Tuy nhiên, gia tốc đẩy tăng trưởng dường như đã đổi chiều khi doanh thu của Biti’s
đang có xu hướng giảm từ 2020. Năm 2020 chỉ số doanh thu đã giảm 14,3% so với
cùng kỳ, còn 1.673 tỷ đồng. Năm 2021 tiếp tục tuột dốc còn 1.234 tỷ đồng. Lãi ròng
còn vỏn vẹn hơn 10 tỷ đồng, giảm 90%.
-Sở dĩ kết quả kinh doanh của Biti's giảm sút trong 2 năm 2020-2021 là bởi đây chính
là giai đoạn đại dịch Covid diễn biến phức tạp, các quy định về việc ngừng sản xuất và
cách ly chống dịch đã khiến việc sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị ảnh
hưởng nghiêm trọng.
1.1.2 Sơ lược bối cảnh ngành giày – dép trong và ngoài nước
1.1.2.1 Tổng quan về ngành giày – dép trên thế giới

Hình 2: Tổng quan về ngành giày – dép trên thế giới


- Theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), tổng sản lượng giày dép sản
xuất trên thế giới trong năm 2017 là 23 tỷ đôi. Trong đó, châu Á là "công xưởng" của
thế giới với tỷ lệ áp đảo (87%). Các khu vực khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.
- Trung Quốc là nước sản xuất nhiều giày nhất thế giới với hơn 13 tỷ đôi, theo sau là
Ấn Độ (2,2 tỷ đôi) và Việt Nam (1,1 tỷ đôi). Tuy nhiên, về xuất khẩu thì Việt Nam
đứng thứ 2 (hơn 1 tỷ đôi), chỉ sau Trung Quốc (9,3 tỷ đôi).
- "Điều đáng lưu ý là Việt Nam còn xuất khẩu ngược giày dép vào thị trường Trung
Quốc, với tỷ lệ chiếm tới 7,9% tổng kim ngạch xuất khẩu", bà bà Phan Thị Thanh
Xuân, Phó Chủ tịch Lefaso nhấn mạnh.
- Về thị trường tiêu thụ, châu Á, châu u và Bắc Mỹ lần lượt là những nơi tiêu thụ giày
dép nhiều nhất trên thế giới.
- Năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 18 tỷ USD, tăng 10,7% so với
năm 2016. Trái với dự báo và tình trạng ảm đạm của năm trước, hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp sôi động trong cả năm.
1.1.2.2 Tổng quan về ngành giày – dép tại thị trường Việt Nam

Hình 3: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép Việt Nam giai đoạn 2010-
2022 (ĐVT: Tỷ USD)
- Việt Nam là nhà sản xuất giày dép lớn thứ ba ở châu Á, và thứ tư trên thế giới. Sản
lượng xuất khẩu giày dép của Việt Nam chỉ đứng sau thị trườngTrung Quốc . Hàng
năm, Việt Nam xuất khẩu hơn 1 tỷ đôi giày các loại sang nhiều thị trường trên thế giới,
mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
- Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu giày dép của Việt
Nam trong tháng 10/2022 ước đạt kim ngạch trên 1,96 tỷ USD, tăng 9,54% so với
tháng 9/2022 và tăng mạnh 109,42% so với tháng 10/2021. Tính đến hết 10 tháng năm
2022, xuất khẩu mặt hàng này đạt 20,12 tỷ USD, tăng 41,36% so với cùng kỳ và chiếm
trên 6,43% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta trong 10 tháng năm 2022.
- Trong tháng 10/2022, xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp FDI đạt trên 1,62 tỷ
USD, tăng 10,33% so với tháng 9/2022 và tăng mạnh 139,58% so với tháng 10/2021.
Lũy kế 10 tháng năm 2022, xuất khẩu giày dép của khối doanh nghiệp FDI đạt 16,33
tỷ USD, tăng 44,48% so với cùng kỳ năm 2022 và chiếm 81,18% tổng kim ngạch xuất
khẩu nhóm hàng này.
- Theo số liệu thống kê sợ bộ, trong năm 2022 tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của
Việt Nam ước đạt 16,76 tỷ USD, giảm 5,6% so với năm 2021. Trong đó, kim ngạch
xuất khẩu giày dép của doanh nghiệp FDI trong năm 2022 ước đạt 13,61 tỷ USD, giảm
2,76% so với năm 2021, chiếm tỷ trọng 81,25% trong tổng kim ngạch ngành giày dép
của Việt Nam.
- Theo Hiệp Hội Da giày - Túi xách Việt Nam, trong năm 2022, mặc dù ngành da giày
– túi xách Việt Nam đã vượt qua được nhiều khó khăn thách thức để đạt được kim
ngạch xuất khẩu ấn tượng. Nhưng điều này không có gì bảo đảm rằng ngành sẽ duy trì
được sự tăng trưởng trong năm 2023, do có rất nhiều yếu tố khách quan tác động đến
sự tăng trưởng của ngành. Vì vậy, ngành cần phải đảm bảo các mặt hoạt động để giảm
được tối đa các thiệt hại, duy trì hoạt động trong một giai đoạn cực kỳ khó dự đoán
như hiện nay.
Hiện tại hơn 78% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành giày dép là của khu vực
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tại Việt Nam, mỗi năm nguyên phụ
liệu cho ngành công nghiệp da giày nhập khẩu vào là khoảng 300 triệu USD.
- Mặc dù nguyên phụ liệu ở mức khá trong cơ cấu giá thành sản phẩm giày dép, tuy
nhiên tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm ngành da giày Việt Nam vẫn còn thấp( khoảng 40%).
Việt Nam hiện có khoảng 129 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nguyên, phụ liệu,
nhưng chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp trong nước đủ khả năng cung ứng nguồn
nguyên liệu cao cấp, khiến cho các nhà sản xuất da, giày gặp nhiều khó khăn trong
việc chủ động đơn hàng và nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, nguy cơ gián đoạn chuỗi
cung ứng, giá cước vận tải tăng mạnh do giá xăng dầu tăng cao cũng gây bất lợi cho
hoạt động xuất khẩu.
Hiện nay, lạm phát tại các thị trường xuất khẩu, như Hoa Kỳ, Liên minh châu u…
đang tăng cao khiến sức mua suy giảm, làm gia tăng lượng hàng tồn kho, nhất là với
các mặt hàng da giày, túi xách thời trang theo mùa. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ
tới số lượng đơn hàng từ nửa cuối năm 2022 cho đến đầu năm 2023.
- Vì vậy để phát triển nguồn nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành giày dép, Việt
Nam cần có sự đồng nhất cũng như chính sách, giải pháp thu hút đầu tư từ những tập
đoàn lớn; ngoài ra cần kết nối doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng
nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Hiện nay, ngành da giày theo xu hướng thời trang là thay đổi liên tục, do đó cần phát
triển ngành da giày Việt Nam phù hợp với thị hiếu. Ngoài ra ngành da giày Việt Nam
cần tận dụng tốt thế mạnh từ các Hiệp định FTA trong xuất khẩu, để được tạo điều
kiện tận dụng những cơ hội trong nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các thị trường tham
gia Hiệp định. Đặc biệt như thị trường EU có những nguồn nguyên phụ liệu giá trị cao
để sản xuất các mặt hàng giày dép ở chất lượng tốt hơn, cũng như có thể nhập khẩu
được những công nghệ thiết bị mới.
1.2 Quy trình chuỗi cung ứng của Biti’s và các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng theo
khung SCOR.
1.2.1 Quy trình chuỗi cung ứng của Biti’s

Hình 4: Quy trình chuỗi cung ứng của Biti’s


 Mô tả vị trí và vai trò cụ thể của các thành viên trong chuỗi Biti’s
Biti's đã và đang phát triển theo mô hình quản lý chuỗi giá trị đầy đủ, theo đuổi
chiến lược cạnh tranh bằng chất lượng từ thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm đến
người tiêu dùng. Các công ty thành viên đều là mắt xích trong chuỗi giá trị sản phẩm
của công ty, góp phần làm tăng giá trị sản phẩm và giúp làm giảm chi phí sản xuất.
Chuỗi cung ứng của Biti's bao gồm các nhóm nhà cung cấp: Bao gồm các nhà cung
cấp nước ngoài và trong nước; nhóm sản xuất gồm khâu thiết kế và khâu sản xuất
trong đó có hai công ty là Biti's và Dona Biti's, sau đó sản phẩm sẽ được chuyển tới
kho và tới hệ thống kênh phân phối: Các trung tâm thương mại, đại lý bán buôn, đại lý
bán lẻ và các cửa hàng tiếp thị. Từ đây, sản phẩm sẽ tới được người tiêu dùng cuối
cùng…
1.2.1.1 Nhà cung cấp
Hiện nay, theo nhu cầu đa dạng hóa chủng loại mặt hàng tham gia kinh doanh trên
cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng cho các khách hàng của Công ty, Biti's đang
thực hiện chiến lược thuê ngoài, công ty triển khai kế hoạch hợp tác kinh doanh với
các nhà cung cấp trong và ngoài nước chuyên sản xuất các chủng loại vật tư nguyên
phụ liệu như: dây quai lưới; Si PU; Nubuck; PVC; da; da dê; da cừu; nút tán; khoen
khóa nhựa (kim loại); mark kim loại; quai dép lào; nylon viền; bao PP-PE-HD; vải
thun; Satin; Kaky; thun 4 chiều, nhóm gót, đế, xá tẩy, cao su. Hóa chất ngành giày dép
xốp EVA: keo; hạt nhựa EVA-LDPE mực in trên lụa EVA. Biti's có nhu cầu về
nguyên, nhiên vật liệu sản xuất rất lớn tuy nhiên các nguyên liệu này còn rất hạn chế,
các doanh nghiệp có sản xuất nhưng không đảm bảo yêu cầu mà Biti's đã đặt ra. Vì
vậy mà có tới 60% các nguyên liệu đầu vào của Biti's là được nhập từ nước ngoài, chỉ
có 40% được lấy từ các nhà sản xuất trong nước. Với phương châm xem nhà cung cấp
là bạn đối tác “Hợp tác cùng chia sẻ lợi nhuận”, Biti's đem đến cho nhà cung cấp các
chính sách và cơ hội kinh doanh tốt nhất.
Hình 5: Sơ đồ phân loại các mặt hàng mua đầu vào của Biti’s
1.2.1.2 Bộ phận R&D và bộ phận thiết kế
- Nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng.
- Nghiên cứu và dự báo nhu cầu của thị trường.
- Dự báo nguyên liệu đầu vào.
1.2.1.3 Bộ phận sản xuất
- Phương thước sản xuất: MTO (Make yo stock).
- Căn cứ vào dòng thông tin dự báo của bộ phận R&D để đưa ra kế hoạch sản xuất
hợp lý.
1.2.1.4 Nhà phân phối
- Trong nước: 7 chi nhánh, 1500 cửa hàng cùng các đại lý bán buôn và bán lẻ.
- Quốc tế: phân phối đến hơn 40 quốc gia: Trung Quốc, Nga, Mỹ,...
- Các cửa hàng Biti’s luôn được thiết kế theo một quy chuẩn nhất định, tuân thủ
quy định về biển hiệu, không gian, thứ tự sắp xếp sản phẩm và cách phục vụ của nhân
viên.
1.2.1.5 Khách hàng
- Mang đến nguồn doanh thu chính cho công ty.
- Khách hàng người tiêu dùng: là đối tượng trực tiếp sử dụng và đánh giá sản
phẩm.
- Khách hàng tổ chức: là các đại lý, trung tâm kinh doanh trong và ngoài nước, các
điểm tiếp thị. Đây là nơi tiếp xúc với khách hàng cuối cùng, cung cấp hàng hóa cho
khách hàng, đồng thời nhận lại thông tin và nguồn tiền.
1.2.1.6 Kho bãi: Vấn đề kho bãi rất được Biti’s chú trọng, đặc biệt là các vấn đề:
- Nhập hàng hóa vào kho
- Xuất hàng cho các đại lý
- Quản lý, sắp xếp hàng hóa trong kho và quản lý tồn kho.
1.2.1.7 Vận chuyển
- Quá trình vận chuyển hàng hóa trong nước được đội xe của Dona Biti’s quản lý.
- Đội xe gồm nhiều xe tải và 7 xe Mitsubishi Canter
- Việc sử dụng dòng xe Mitsubishi Canter được công ty đánh giá là có hiệu quả
cao về kinh tế, độ tin cậy cũng như bảo đảm chất lượng hàng hóa.
1.2.2 Các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng theo khung SCOR.
1.2.2.1 PLAN (Hoạch định)
1.2.2.2 SOURCE (Cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa)
60% nguồn NVL được nhập từ nước ngoài: dây quai lưới, Sipu, Nubuck, PVC, da, da
dê, da cừu, nút tán, khoen khóa nhựa (kim loại), mark kim loại,…
Chiến lược nguồn cung ứng:
- Nhiều nhà cung cấp.
- Ít nhà cung cấp.
Mục tiêu: đáp ứng đủ nhu cầu, giảm rủi ro trong quá trình cung ứng => làm gián đoạn
quy trình sản xuất => ảnh hưởng đến cả chuỗi cung ứng.
- Thúc đẩy cạnh tranh về số lượng và chất lượng.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất: nguyên vật liệu chính (ít nhà cung cấp) => làm giảm
chi phí (nhiều nha cung cấp) => cạnh tranh giá và chất lượng.
- Thiết lập được mối quan hệ hợp tác chiến lược cùng có lợi với nhà cung cấp.
1.2.2. 3 MAKE (Sản xuất)

You might also like