You are on page 1of 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DỰ ÁN

Giới thiệu dự án
Tên dự án : DỰ ÁN SẢN XUẤT GIÀY DA
Lĩnh vực hoạt động : Sản xuất kinh doanh
Quản lý dự án : Công ty TNHH Nhóm 7
Thời gian thực hiện dự án : 5 năm
- Năm bắt đầu: 2021 – năm đầu tư
- Năm kết thúc: 2025

1.1 Lý do triển khai dự án

Cuộc sống sinh hoạt của con người không thể thiếu giày dép, giày dép có vai trò quan trọng đem
lại nhiều lợi ích như bảo vệ sức khỏe, bảo vệ đôi chân của con người. Là phương tiện thể hiện
tích cách và gu ăn mặc của con người, để hoàn thiện một bộ trang phục đẹp mắt không thể thiếu
đôi giày dép phù hợp, tạo nên sự hài hòa và thẩm mỹ cho cả bộ đồ. Những đôi giày dép đẹp, phù
hợp với hoàn cảnh khác nhau sẽ giúp người dùng trở nên tự tin và thoải mái hơn.

Hiện nay có thể khẳng định việc kinh doanh giày dép là một con đường rất có triển vọng bởi
càng ngày càng có nhiều thương hiệu giày nổi tiếng ra đời thu hút người dùng, cùng với đó khi
đời sống càng nâng cao giày dép không chỉ là đồ dùng để đi nữa mà còn trở thành thú vui sưu
tầm của nhiều người.

1.2 Căn cứ pháp lý


Pháp luật Việt Nam đã có một số quy định trong các Bộ luật, Nghị định hiện hành liên quan
đến việc thành lập và điều hành công ty sản xuất da, giày dép như sau:

– Luật doanh nghiệp 2020

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP

– Thông tư 01/2021/TT-BKHDT

Bên cạnh đó còn một số điều kiện mà công ty cần tìm hiểu như sau:

 Phải tìm được địa điểm sản xuất thích hợp đủ điều kiện về sản xuất như đảm bảo về cháy nổ, môi
trường.
 Thông thường các nhà đầu tư hay tìm nơi sản xuất là các khu công nghiệp, nơi đã đảm bảo đủ
các điều kiện về PCCC cũng như vệ sinh môi trường, cơ sở hạn tầng điện nước.
 Nơi có thể thu hút được nguồn lao động dồi dào.
 Khu công nghiệp hoặc nơi đặt công ty sản xuất giày dép thuận tiện cho vận chuyển giao thương
cho việc thực hiện bán buôn, bán lẻ trong và ngoài nước
 Các nhãn hiệu liên quan đến sản xuất giày dép cần được bảo hộ, đăng ký nhãn hiệutrước khi đưa
sản phẩm ra thị trường trong nước và nước ngoài.
 Đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm giày dép
 Cần công bố chất lượng sản phẩm đủ điều kiện để đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường trong
nước, trong trường hợp xuất khẩu cần làm công bố chất lượng sản phẩm.
 Đăng ký lưu hành sản phẩm giày dép
 Đăng ký mã số mã vạch: Để quản lý các sản phẩm của công Ty theo hệ thống nội bộ, đưa sản
phẩm vào các siêu thị, truy xuất nguồn gốc sản phẩm qua các ứng dụng như scan & check, là
một trong những thủ tục bắt buộc khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài.
 Là nhà đầu tư nước ngoài thì các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư 100% vốn nước ngoài
vào Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, bán buôn bán lẻ giày dép.
 Dự án xây dựng cơ sở sản xuất giầy dép, Công suất từ 1.000.000 đôi/năm trở lên thì không cần
xin đánh giá tác động môi trường, nếu sản xuất hơn 1.000.000 đôi/năm thì phải thực hiện đánh
giá tác động môi trường.
 Nếu nhà đầu tư trong và ngoài nước nếu thuê đất của nhà nước để làm cơ sở sản xuất kinh doanh
thì nhà đầu tư phải xin chấp thuận chủ trương của Uỷ Ban Nhân Dân cấp tỉnh.
 Lưu ý các loại thuế phải nộp: Thuê môn bài hàng năm theo vốn điều lệ: Lớn hơn 10 tỷ thì thuê
môn bài là 3tr/năm, nhỏ hơn 10 tỷ thì thuế môn bài là 2 tr, Chi nhánh và địa điểm kinh doanh
thuế môn bài là 1 tr/ năm. Theo nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định
139/2016/NĐ-CP thì doanh nghiệp được thành lập 01/01/2021 được miễn thuế môn bài trong
vòng 1 năm đầu, thuế sử dụng đất, thuê bảo môi trường, thuê xuất nhập khẩu giày dép.

You might also like