You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

MÔN HỌC: KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU


ĐỀ TÀI: “”
GIẢNG VIÊN : TH.S Nguyễn Thị Phương Thảo
LỚP : 47K01.7
NHÓM :1
THÀNH VIÊN NHÓM
Vũ Ngọc Kiều Giang
Trần Võ Mai Uyên
Nguyễn Ngọc Duyên
Hoàng Thị Thanh Huyền
Bùi Thị Tuyết Ngân

Đà Nẵng, 2023

Lời mở đầu
Thời trang là một vòng tuần hoàn, chúng thay đổi và cập nhật liên tục. Tuy nhiên, xu
hướng mới cũng chỉ là xu hướng cũ được biến tấu và cách điệu cho phù hợp và chúng
cũng khác ở cách nhận diện cái đẹp trong mỗi thế hệ. Xã hội ngày càng hiện đại kéo
theo nhu cầu về thời trang của con người ngày càng lớn và đa dạng. Tất nhiên, nó
không chỉ xuất hiện ở giới trẻ mà còn ở độ tuổi trung niên, người cao tuổi hay thậm
chí là trẻ em. Ngoài các kiểu dáng quần áo đa dạng, giày dép cũng là một trong những
phụ kiện quan trọng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Hiện nay, giày dép rất đa dạng về chức năng nên thị trường giày dép trên toàn cầu
cũng vô cùng lớn mạnh. Phổ biến nhất là các mẫu giày phục vụ cho mục đích về sức
khỏe, đặc biệt là dành cho độ tuổi “xế chiều” trở đi - đó là giày thể thao. Giày thể thao
là loại giày được thiết kế và sản xuất để sử dụng trong các hoạt động thể thao và giải
trí. Các loại giày thể thao được phát triển với nhiều tính năng và công nghệ khác nhau,
giúp tăng cường độ bền, độ bám, độ đàn hồi và độ thoáng khí, đồng thời cũng cung
cấp sự thoải mái và hỗ trợ chân khi tập luyện, chạy bộ, đi bộ và các kiểu vận động
khác.

I. Hoạt động xuất khẩu giày dép của Devialet


1. Lĩnh vực kinh doanh giày dép
a. Trên toàn cầu
Thị trường giày dép toàn cầu ước tính đạt 384,2 tỷ USD vào năm 2020, dự kiến sẽ đạt
quy mô thị trường sẽ tăng lên 440 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng với tốc độ bình
quân 2,3%/năm trong giai đoạn 2020 - 2026.
Giày dép thông thường dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ bình quân 2,6%/năm đạt
213,3 tỷ USD vào năm 2026. Giày thể thao dự kiến tăng trưởng bình quân 1,9%/năm.
Phân khúc giày thể thao hiện chiếm 37,6% thị phần giày dép toàn cầu.
Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Italia, Việt Nam, Indonesia, Mexico, Thái Lan, Thổ Nhĩ
Kỳ và Tây Ban Nha là những nhà sản xuất giày dép hàng đầu thế giới, trong khi Hoa
Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và Italia là những nhà tiêu thụ và nhập khẩu giày dép
chính. Các nhà sản xuất giày dép Hàn Quốc và Đài Loan là những kẻ bị lãng quên
từng thống trị thị trường sản xuất toàn cầu.
Nhu cầu ngày càng tăng đối với giày dép thời trang, hợp thời trang nhưng thoải mái ở
tất cả các nhóm tuổi là yếu tố chính thúc đẩy ngành công nghiệp giày dép toàn cầu. Sự
gia tăng tăng trưởng của giày dép tập trung vào thể thao, như bóng đá, cricket, bóng rổ
và golf, cùng với đầu tư theo cấp số nhân của các chính phủ và các tổ chức toàn cầu
để thúc đẩy các giải đấu thể thao và sự tham gia, là động lực chính cho thị trường. Các
nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam là những nhà xuất khẩu giày da
lớn trên khắp các nước phát triển.
Sự nhiệt tình và nhận thức ngày càng tăng về lợi ích sức khỏe của các hoạt động thể
thao và thể dục, lĩnh vực thương mại điện tử bán lẻ phát triển mạnh trên toàn thế giới
và mức thu nhập khả dụng ngày càng tăng của người tiêu dùng là những yếu tố chính
tạo điều kiện cho tăng trưởng phân khúc. Mối quan tâm về sức khỏe gia tăng vì lối
sống ít vận động và các vấn đề do nó gây ra đang mang lại lợi ích cho nhu cầu giày
dép thể thao. Điều này ảnh hưởng đến mọi người tích cực tham gia vào cả các hoạt
động thể chất trong nhà và ngoài trời. Thị trường giày dép đã chứng kiến sự gia tăng
mạnh mẽ trong nhu cầu về giày dép thể thao nổi lên từ những người dùng lối sống, do
ý thức về sức khỏe ngày càng tăng.
https://vsi.gov.vn/vn/tin-cong-nghiep-ho-tro/thi-truong-giay-dep-toan-cau-dat-440-ty-
usd-vao-nam-2026-c2id1964.html#:~:text=Th%E1%BB%8B%20tr
%C6%B0%E1%BB%9Dng%20gi%C3%A0y%20d%C3%A9p%20to%C3%A0n%20c
%E1%BA%A7u%20%C6%B0%E1%BB%9Bc%20t%C3%ADnh
%20%C4%91%E1%BA%A1t%20384,t%E1%BB%B7%20USD%20v%C3%A0o
%20n%C4%83m%202026.
b. Việt Nam
Việt Nam chiếm 10,2% tổng số lượng giày dép xuất khẩu của thế giới.
Việt Nam xếp thứ hai thế giới về xuất khẩu giày dép, với lượng xuất khẩu đạt 1,233 tỷ
đôi trong năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam vượt qua mức 10% tổng số lượng giày dép
xuất khẩu của thế giới (chiếm 10,2%), tăng 4,4 lần so với năm 2011 (chiếm 2,3%, với
316 triệu đôi giày được xuất khẩu).
Giày dép là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (chiếm khoảng
7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước), với kim ngạch xuất khẩu tăng
bình quân 11,2%/năm trong giai đoạn 2015 – 2019. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch
Covid-19, xuất khẩu giày dép của Việt Nam giảm 8,3% so với năm 2019, đạt 16,79 tỷ
USD.
https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/viet-nam-chiem-10-2-tong-so-
luong-giay-dep-xuat-khau-cua-the-gioi.html
2. Mục tiêu ngắn hạn của hoạt động xuất khẩu
- Nâng cao sản lượng hàng Việt Nam xuất khẩu trong phân khúc giày thể thao ở
thị trường giày dép Trung Quốc.
- Tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu thông qua tham gia hội chợ và công
tác xã hội
- Tiếp tục xây dựng và nâng cao nhận biết về hình ảnh một thương hiệu Devialet
chất lượng cao, chuẩn quốc tế.
II. Lựa chọn thị trường xuất khẩu
1. Thị trường giày dép ở Trung Quốc
Từ vị trí thứ 19 về sản lượng tiêu thụ giày dép thì hiện nay Trung Quốc đã vươn lên
trở thành thị trường tiêu thụ giày lớn thứ 13 trên thế giới. Bên cạnh tăng lên về sản
lượng tiêu thụ thì thị hiếu về giày dép nhập khẩu về sản phẩm chất lượng cao và giá
cao cũng dần thay đổi theo.
a. Một thị trường có quy mô rộng mở và đầy cơ hội đối với Devialet
Với quy mô dân số hơn 1,3 tỷ người, tiềm năng tiêu thụ giày dép của Trung Quốc là
vô cùng lớn. Tuy nhiên, thị trường nhập khẩu giày dép của Trung Quốc rất nhỏ, chỉ
chiếm 1% toàn bộ thị trường và nhắm vào bộ phận tiêu dùng có thu nhập cao, lượng
từ thấp đến trung bình và thị trường giày dép có chất lượng cao chỉ nằm trong top 5%
dân số có thu nhập cao. Nhiều công ty thừa nhận: “So với một số thị trường khác,
Trung Quốc là một thị trường dễ tính”. Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của người dân
trung Quốc gần giống như người dân Việt Nam bởi hai nước có nhiều điểm tương
đồng về văn hóa. Hơn nữa, do mức thu nhập đại đa số người dân Trung Quốc chưa
cao nên đòi hỏi đầu tư cho một sản phẩm không gắt gao.
b. Sức ép từ đối thủ cạnh tranh và bất lợi từ thị trường Trung Quốc.
Đối thủ cạnh tranh chủ yếu là các doanh nghiệp da giày sở tại. Các doanh nghiệp da
giày Trung Quốc đã thống trị cả thị trường trong nước và quốc tế. Trung quốc hiện là
nước sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới.
2. Kinh nghiệm xuất khẩu giày dép sang Trung Quốc
Devialet là một doanh nghiệp khá dày dặn kinh nghiệm trong việc xuất khẩu đặc biệt
là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc - nước láng giềng của Việt Nam
a. Nhạy bén nắm bắt cơ hội kinh doanh:
Devialet đã đặt Văn phòng đại diện tại Hà Khẩu, Côn Minh (tỉnh Vân Nam), Nam
Ninh (Quảng Tây) - những thành phố trung tâm kinh tế, nơi tập trung kinh doanh xuất
nhập khẩu; đăng ký bảo hộ thương hiệu tại thị trường Trung Quốc và thiết lập mạng
lưới phân phối với 15 tổng kinh tiêu và trên 200 kinh tiêu tại nhiều thành phố.
*Kinh tiêu: đại lý (ko ghi vào slide, word)
b. Nghiên cứu tìm ra "ngách" thị trường:
Thị trường Trung Quốc quá rộng lớn, do vậy muốn thâm nhập, Devialet đã nghiên cứu
và tìm cho mình một "ngách" để "len" vào dựa trên những lợi thế so sánh. Tiêu biểu là
hai điểm:
- Vị trí địa lý: Việc vận chuyển giao thương buôn bán giữa các tỉnh phía đông có kinh
tế phát triển và các tỉnh phía tây diễn ra không thuận lợi do điều kiện về giao thông, xa
xôi cách trở.
- Sản phẩm và công nghệ: Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn
nhất thế giới. Do vậy việc đổi mới công nghệ diễn ra rất nhanh. Chính điều này đã làm
các nhà sản xuất bỏ qua nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà đặc biệt là các
tỉnh Tây Nam đang có mức sống thấp hơn, nhưng lại cần những sản phẩm có chất
lượng cao. Nhu cầu này hoàn toàn phù hợp với sản phẩm được sản xuất trên chất liệu
EVA mà Công ty đang có thế mạnh.
c. Từng bước chinh phục người tiêu dùng:
Bước đầu Devialet đã chinh phục khách hàng từ dễ tính đến khó tính với nhiều phân
loại sản phẩm đạt chất lượng cao, phù hợp với người tiêu dùng địa phương. Từ đó đã
gây dựng nên uy tín và thương hiệu mà chưa cần đến những chiến dịch quảng cáo rầm
rộ. Devialet sẽ càng đổi mới và tiên tiến hơn nữa để đến gần hơn với khách hàng.
d. Chiến lược "vết dầu loang":
Chỉ cần hàng hoá có mặt tại các dịp hội chợ triển lãm hoặc tại khu thương mại biên
giới là thương nhân Trung Quốc đã tìm mua về bán lại. Do đó, doanh nghiệp tranh thủ
cơ hội đó theo cách thẩm thấu dần và hỗ trợ tích cực cho bạn hàng để có được kênh
phân phối với một thị phần nhất định tại Trung Quốc.
e. Chú ý đặc điểm và tâm lý của thương nhân Trung Quốc:
Khi làm việc với đối tác, kinh nghiệm của Devialet là tôn trọng quyết định về thị
trường của bạn hàng nhưng không bỏ qua mục tiêu tìm kiếm thị trường mới cho công
ty. Các thương nhân Trung Quốc có kinh nghiệm sẽ biết nơi nào tiêu thụ tốt sản phẩm
của doanh nghiệp và sẽ tập trung đầu tư, làm hết sức để đạt đến thành công như dự
tính.
Doanh nghiệp phải biết kiên trì thuyết phục khách hàng bằng một chính sách kinh
doanh thống nhất. Thương nhân Trung Quốc luôn muốn có một sự quan tâm đặc biệt,
được hưởng những ưu đãi hơn hẳn người khác và ngược lại họ càng không muốn thua
thiệt bất kỳ ai. Do vậy, khi giao dịch với họ, doanh nghiệp phải luôn thể hiện sự công
bằng, kiên định và có một quan điểm chính kiến thống nhất. Điều đó làm cho doanh
nhân Trung Quốc tôn trọng và tin tưởng hơn vào sự ổn định lâu dài trong quan hệ hợp
tác.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải biết đón nhận góp ý của họ. Khi đã hợp tác họ luôn
có những góp ý chân tình và có trách nhiệm với nhau. Nghe những góp ý, có khi là
chê trách sản phẩm của các kinh tiêu Trung Quốc sẽ giúp đôi bên cùng có lợi trong
việc chinh phục người tiêu dùng.
Ngoài ra, trước khi đi đến quyết định hợp tác, để giúp các doanh nhân Trung Quốc
quyết định nhanh, chúng ta phải tạo điều kiện cho họ có niềm tin bằng cách so sánh
giữa cái lợi và hại, đưa họ đi thăm một số nơi đang kinh doanh sản phẩm của doanh
nghiệp.
https://vnexpress.net/biti-s-tim-ngach-vao-thi-truong-trung-quoc-2669585.html
III. Thích nghi bắt buộc
Nhìn chung, giữa thị thị trường Trung Quốc và thị trường Việt Nam không có quá
nhiều khác biệt về các tiêu chuẩn với giày dép như: an toàn sản phẩm, các hóa chất bị
hạn chế,...Vì vậy khi xuất khẩu giày sang Trung Quốc, doanh nghiệp chỉ cần thay đổi
một số điểm sau
● Đánh dấu nhãn mác: In thêm nhãn mác ghi tên Made in Vietnam vào mặt sau
cổ giày
Quy định: Trung Quốc quy định các mặt hàng với mã HS có bề mặt và mặt đế giày
bằng các chất liệu có thành phần chủ yếu là cao su, plastic, da thuộc, da tổng hợp, chất
liệu dệt, gỗ... đều phải sử dụng các phương pháp như in, in đúc nhiệt hoặc khâu thêm
nhãn mác ghi rõ tên nước sản xuất bằng tiếng Trung Quốc hoặc tiếng nước ngoài trên
phần dễ nhìn của sản phẩm. Các sản phẩm giày dép không bảo đảm quy định trên sẽ
không được thông quan nhập khẩu.
● Kích cỡ giày: Vào ngày 12 tháng 10 năm 2022, Cục Quản lý Tiêu chuẩn và
Giám sát Thị trường Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đã ban hành tiêu
chuẩn sản phẩm cỡ giày mới, GB/T 43293-2022, sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng
5 năm 2023.
1. Cách thể hiện size giày: Cỡ giày được biểu thị bằng phép đo, tính bằng
milimet, tương ứng với chiều dài và theo chiều rộng tuyến tính của bàn chân
thay vì chỉ đo chiều dài bàn chân như ở Việt Nam
2. Mẫu dấu giày dép: thay vì như ở Việt Nam là đánh dấu cỡ giày theo chiều dài
của bàn chân rồi quy đổi sang các con số (vd: chân 210mm - size 35, chân
220mm - size 36) thì khi xuất khẩu giày sang Trung Quốc, đánh dấu cỡ giày
phải bao gồm chiều dài bàn chân, theo sau là chiều rộng tuyến tính của bàn
chân hoặc sử dụng mã để biểu thị chiều rộng tuyến tính hay chu vi khớp của
bàn chân (vd: 260/94, 237-82, 260(2.5),...)
https://www.sgs.com/en/news/2023/01/safeguards-0123-china-updates-
footwear-product-standard-for-shoe-sizing-gb-t-43293-2022

IV. Lựa chọn sản phẩm


1. Phân khúc khách hàng mục tiêu
● Khách hàng ở độ tuổi trung niên - cao tuổi: 40 tuổi trở lên
● Nguyên nhân lựa chọn phân khúc khách hàng:
- Trung Quốc là một quốc gia có cơ cấu dân số già: Năm 2022, Trung Quốc
bước vào giai đoạn già hóa dân số nghiêm trọng với tỷ lệ người từ độ tuổi 65
tuổi trở lên chiếm trên 14% dân số (tăng 7% sau hai thập niên - mức tăng
nhanh nhất trên thế giới). Đồng thời, xu hướng già hóa của dân số cao tuổi
ngày càng rõ nét: người già từ 80 tuổi trở lên đang tăng với tốc độ 5%/năm và
sẽ tăng lên hơn 74 triệu người vào năm 2040. Theo dự báo của Chính phủ
Trung Quốc, tới năm 2035, nước này có khoảng 400 triệu người từ 60 tuổi trở
lên, chiếm khoảng 30% dân số.
- Theo các chuyên gia, tốc độ già hóa dân số ở Trung Quốc sẽ vượt qua tốc độ
già hóa dân số ở Nhật Bản (nước có tốc độ già hóa nhanh hàng đầu thế giới)
vào năm 2025
2. Giày thể thao có đế ngoài và mũ giày bằng cao su
● Mã hs: 64021990
● Lý do lựa chọn sản phẩm:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cùng những tiến bộ khoa học - kỹ
thuật và sự nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe
cho bản thân, đặc biệt là người cao tuổi. Họ thường tham gia các câu lạc bộ
dưỡng sinh, nhảy, tham gia các cuộc thi leo núi hay duy trì thói quen đi bộ mỗi
ngày.
- Sản phẩm giày với đế ngoài và mũ giày bằng cao su có độ bền cao, khi mang sẽ
cảm nhận được độ linh hoạt, êm ái khi di chuyển. Đế có độ đàn hồi và hấp thụ
lực tốt giúp khách hàng không cảm thấy bị đau chân khi đi lại, vận động. Bên
cạnh đó, những đôi giày đế cao su non có độ bám dính cao giúp họ đứng vững
bề mặt trơn trượt, tránh nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe.
V. Chiến lược kênh phân phối (PLACE)
Với tiêu chí mang sản phẩm chất lượng với giá tốt nhất đến tay khách hàng. Devialet
hướng tới hệ thống phân phối đa kênh để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận, tận
hưởng và trải nghiệm sản phẩm dù ở bất cứ nơi đâu.

1. Kênh trực tiếp

- Hệ thống các cửa hàng con tại Trung Quốc: Quảng Châu, Trùng Khánh, Bắc
Kinh, Cáp Nhĩ Tân, Vũ Hán.

Với 5 cửa hàng nằm ở 5 siêu đô thị lớn nhất, trải dọc từ Bắc đến Nam Trung Quốc,
nơi có mật độ dân số cực kỳ khủng với tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao, người dân
sẽ có xu hướng tiêu tiền vào các sản phẩm thời trang và giày dép. Devialet đã tận
dụng lượng lớn người tiêu dùng có sẵn tại những điểm này. Hơn nữa, đây là những
nơi mà người dân có mức thu nhập trung bình khá - cao, phù hợp với tệp khách hàng
mà Devialet hướng tới.

- Nền tảng thương mại điện tử: Tmall, Taobao, JD.com, 1688, Pindoudou.

Trung Quốc là một trong những thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, với
hàng tỷ người sử dụng internet và mua sắm trực tuyến. Tiềm năng tăng trưởng vẫn rất
lớn khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng mới tham gia vào mô hình mua sắm trực
tuyến. Để nhận diện thương hiệu mạnh mẽ hơn trong ngành này, doanh nghiệp đã
đánh mạnh vào xu hướng mua hàng của người dân tại Trung Quốc, ngoài mua sắm
trực tiếp tại các cửa hàng, Devialet còn có xây dựng các kênh bán hàng qua các nền
tảng trên. Bởi thương mại điện tử đã trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống
hàng ngày của người dân Trung Quốc. Họ đã có thói quen mua sắm trực tuyến và có
niềm tin vào các nền tảng thương mại điện tử sẽ mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng và
uy tín.

Ngoài ra, Devialet cũng sẽ xây dựng website chính thống tại đất nước Trung Quốc
thông qua các nền tảng truyền thống mạng xã hội: Wechat, Weibo, Twitter để lan toả
thương hiệu đến cho khách hàng nhiều hơn. Khách hàng có thể tùy chọn các kênh
mua sắm trực tuyến mà mình muốn.

2. Kênh gián tiếp

- Hợp tác với các nhà bán lẻ tại địa phương: Cửa hàng bán lẻ giày hoặc siêu thị
bách hoá địa phương sẽ là đối tác cực kỳ quan trọng với Devialet. Đây là kênh phân
phối mà công ty mong muốn hợp tác càng nhiều càng tốt. Thông qua các cửa hàng
bán lẻ này, công ty có thể tăng độ phủ sóng sản phẩm, mang chúng đến với lượng lớn
khách hàng một cách nhanh chóng. Hơn nữa còn có thể hiểu rõ hơn về văn hoá tiêu
dùng giày nơi địa phương đó.

- Tham gia vào các hội chợ quốc tế: Tích cực tham gia hội chợ, công tác xã hội để
bán sản phẩm và quảng bá thương hiệu. Trung quốc là một nước sản xuất giày dép lớn
nhất thế giới nên hàng năm ở đây thường diễn ra các cuộc hội chợ lớn với sự tham gia
của rất nhiều các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Quyết định tham gia hội chợ sẽ là cơ
hội tốt để quảng bá thương hiệu Devialet và tìm đối tác mở ra thị trường mới cho công
ty. Tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá của công ty được thâm nhập vào thị trường
một cách nhanh chóng và dễ dàng.
VI. Xúc tiến sản phẩm (PRODUCT)
6.1.Chiến lược Marketing của Devialet về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Với chiến lược Marketing của Devialet về xúc tiến hỗn hợp (Promotion), thương hiệu
đã chú trọng vào triển khai các chiến dịch quảng cáo cũng như khuyến khích khách
hàng lựa chọn sản phẩm của mình với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

● Quảng cáo:

DEVIALET rất quan tâm và chú trọng tới các hợp đồng quảng cáo và tiếp thị trên thị
trường. Nhiều hợp đồng đã đem lại hiệu quả làm cho công chúng biết tới sản phẩm
của, từ đó nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu sản phẩm. Những hoạt động quảng
cáo của Devialet được mở rộng trên các phương tiện tivi, đài, báo, pano, áp phích với
mục tiêu quảng bá tới công chúng biết đến sản phẩm của mình và phục vụ cho việc
giới thiệu sản phẩm mới, góp phần gia tăng thị phần theo kế hoạch của công ty.
Devialet cũng thể hiện tinh thần đổi mới táo bạo thông qua màn trình diễn 3D DOOH
tương tác đầy ấn tượng trên bộ đôi màn hình LED quảng cáo ngoài trời khổng lồ tại
Hàng Châu, Trung Quốc. Màn trình diễn của Devialet đã khiến người dân Hàng Châu
vô cùng bất ngờ và thích thú. Thực chất, công nghệ quảng cáo LED 3D không còn quá
xa lạ tại Trung Quốc bởi trước đó người dân ở đây và khách du lịch đã có cơ hội
thưởng thức rất nhiều tác phẩm LED 3D ấn tượng khác. Thế nhưng sự xuất hiện của
một thương hiệu gắn liền với những đôi giày vẫn là một điều gì đó vô cùng đặc biệt và
thu hút ánh nhìn của những người có mặt tại đây.

● Thông qua các hội chợ:

Do tập quán của những người dân nơi đây là thích đi lại tụ họp ở những nơi đông
người nên hàng năm ở đây tổ chức rất nhiều cuộc triển lãm hội trợ thu hút rất nhiều
người tham gia mua sắm đồng thời cũng quảng bá được sản phẩm của mình một cách
thiết thực và gần gũi nhất tới tay người tiêu dùng. Devialet đã tận dụng những hội chợ
đó để đưa sản phẩm của mình tới gần hơn người tiêu dùng. Việc tham gia hội chợ là
cơ hội tốt để quảng bá thương hiệu của mình và tìm đối tác mở ra thị trường mới cho
công ty. Mặc dù mức sống chưa cao nhưng tâm lý tiêu dùng của người dân rất chuộng
các sản phẩm chất lượng cao, hàng giá rẻ, chất lượng kém hơn khó có thể đứng vững
trên thị trường này. Chính vì vậy việc mà Devialet đã làm trong hoạt động quảng bá
của mình là nêu bật ý nghĩa của một sản phẩm nổi tiếng Việt Nam với những đặc
điểm độc đáo mới lạ để thu hút chú ý của người tiêu dùng.
● Khuyến mãi

Để kích cầu mua sắm, Devialet đã hợp tác với Alibaba tung ra các chương trình siêu
khuyến mãi lớn. Điều này đã giúp lượng tiêu thụ sản giày thể thao tăng trưởng vượt
bậc, khiến cho lượng người dùng và mua sắm qua Taobao, 1688, Tmall... tăng lên
đáng kể. Ngoài ưu đãi bằng giá bán sản phẩm, Công ty còn có chương trình tặng quà
cho khách, tạo sự bất ngờ và thú vị vào dịp lễ tết, giáng sinh, hoặc sinh nhật của shop,
khách hàng thân thiết được nhận một món quà để cùng chung vui. Điều này tăng sự
gắn kết với khách hàng và thúc đẩy họ thường xuyên quay lại mua sắm.

Devialet cũng nâng mức chiết khấu và thưởng thích đáng cho các đơn vị đại lý hoàn
thành vượt mức doanh thu. Ngoài ra thương hiệu này còn thực hiện chương trình bán
hàng có tặng quà cho khách hàng khi mua sản phẩm của công ty…

● Hoạt động xã hội

Tổ chức những hoạt động xã hội cũng là một chiến lược Marketing của công ty.
Devialet đã đề ra một số chương trình lớn, liên kết với nhân dân và chính quyền sở tại
nhằm tuyên truyền và vận động sự ủng hộ của chính quyền, nhân dân ở địa phương
thông Devialet qua các hoạt động như: tài trợ cho những học sinh, sinh viên nghèo
học giỏi, ủng hộ đồng bào lũ lụt, đóng góp từ thiện, tài trợ cho các sự kiện thể thao…
Qua đó nhằm đề cao hình ảnh sản phẩm của DIAVELET và gây ấn tượng tốt đối với
khách hàng.

6.2 Chiến lược Marketing của Devialet theo mô hình AIDA

● Attention (Sự chú ý)


Để thu hút sự chú ý của khách hàng, Devialet đã tận dụng mạng xã hội (social media
marketing) cũng như hợp tác với những ca sĩ, diễn viên, người mẫu nổi tiếng để
khuyến khích khách hàng quan tâm hơn đến sản phẩm. Hiểu được khách hàng mục
tiêu của mình là những người lớn tuổi, trung niên– những con người yêu thích và
thường xuyên quan tâm tới sức khỏe, Devialet đã tổ chức các chương trình cùng với
đó là những phần quà hấp dẫn đầy ưu đãi.

Tận dụng sức mạnh của các nền tảng xã hội để truyền thông cho chiến lược, kích thích
sự yêu thích, yêu mến và tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm. Các KOLs tham
gia thảo luận về Devialet, Social đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra bàn luận
xuyên suốt chuyến dịch. Thông qua các mini game, livestream, và các poster thể
hiện quan điểm trên trang cá nhân của một đội ngũ KOLs nổi tiếng như Troy Allen,..
vốn có ảnh hưởng đã lần lượt chia sẻ về Devialet và đóng góp khá tốt đến độ lan
truyền của thương hiệu. Qua kênh KOLs, Devialet đã thu hút khách hàng và phát triển
vững mạnh trên thị trường Trung Quốc.

● Interest (Sự quan tâm)

Để thu hút sự quan tâm với khách hàng nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu, đã hợp
tác với người nổi tiếng (Influencer Marketing) để cho ra đời Viral Video – một
phương pháp nổi bật trong chiến lược marketing. Các video cùng với sự kết hợp của
những ca sĩ diễn viên nổi tiếng của những tính năng của sản phẩm đã thu hút hàng
chục triệu view và gây sốt cộng đồng mạng. Cùng với Chiến dịch “Sức khỏe của ba
mẹ là niềm vui của con” đã tạo nên cơn sốt lớn trong ngày ba mẹ ở Trung Quốc. Với
đoạn quảng cáo dài 30 giây trên WeChat - ứng dụng di động phổ biến của Tencent đã
giúp những người con hiếu thảo quan tâm tới sức khỏe ba mẹ nhiều hơn, từ đó tạo sự
kích thích mua hàng của người tiêu dùng.

● Desire (Sự mong muốn)

Để kích thích sự mong muốn của khách hàng, Devialet đã đẩy mạnh những hoạt động
PR, những bài viết báo. Những tuyến bài PR này Devialet đa phần đều đánh vào lòng
mong muốn chăm sóc sức khỏe. Tiếp đó là loạt bài PR trực diện nhắm trực tiếp vào
sản phẩm, đăng tải trên những site báo lan truyền xu hướng chăm sóc sức khỏe, làm
đẹp điển hình như Weibo, wechat, douyin,..Cùng với những gương mặt đại diện
thương hiệu là: Chương Tử Di, Ngô Kinh,.. tiếp tục xây dựng hình ảnh mạnh hơn
trong tâm trí khách hàng hình ảnh đôi giày mang lại sự thoải mái, thuận tiện trên mỗi
chuyến đi tìm kiếm một nửa hay cùng những người yêu thương của chính khách hàng.
Từ đó dễ đi sâu vào tâm trí khách hàng, gây ấn tượng mạnh mẽ.

● Hành động (Action)


Để khuyến khích khách hàng hành động và mua sản phẩm, chiến lược Marketing của
Devialet là đưa ra những chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn. Chương trình kích
thích tiêu thụ được Devialet chú trọng linh hoạt như giảm giá nhân dịp những ngày
Quốc khánh Trung Quốc, ngày của cha mẹ, ngày lễ Noel và Tết dương lịch..

Chiến lược này càng thành công hơn khi Devialet đã kết hợp với những website
thương mại điện tử như: Taobao,1688, Tmall,.. đưa ra các mã giảm giá trong những
khung giờ nhất định. Giá bán niêm yết của giày Devialet tại các đơn vị bán hàng
online luôn giống nhau, chỉ thỉnh thoảng vào những dịp đặc biệt, hoặc khi có liên kết
với ngân hàng để kích cầu việc sử dụng thẻ ATM, Visa/ Master, thì họ mới tung ra các
mã giảm giá khác nhau nên mức giá sau khi khuyến mãi tại mỗi đơn vị có thể chênh
lệch nhau 30-50 tệ/đôi giày. Khi mua giày tại Devialet một số trang web khác còn có
thể nhận được những quà tặng vô cùng hấp dẫn như: áo thun, bình nước, gối hơi,…
Giao hàng miễn phí cho đơn hàng trị giá từ 20-30 tệ. Ưu đãi với thành viên khách
hàng thân thiết: Khách hàng mới đăng ký tài khoản mua hàng tại website https://
Devialet.com.cn/ và sẽ được tích lũy điểm cho mỗi đơn hàng thành công. Nếu sau 1
năm thăng hạng, thành viên không đạt đủ số điểm tích lũy của hạng thẻ, cấp độ thành
viên sẽ bị chỉnh giảm tương ứng.

VII. Định giá sản phẩm (PRICE)


7.1 Mục tiêu định giá và chiến lược định giá.
Devialet có mục tiêu tăng trưởng thị phần trong phân khúc giày thể thao ở thị trường
Trung Quốc và tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu. Vì vậy, Devialet áp dụng
chính sách "một giá", chiến lược đã tạo hiệu ứng tốt ngay sau khi ra đời. Do đó, chiến
lược Định giá dựa trên chi phí (Cost-based pricing) là chiến lược của Devialet cho
sản phẩm Giày Thể Thao Nữ Devialet Embrace.
Hình: Giày Thể Thao Nữ Devialet Embrace (Hồng)
1. Giá xuất khẩu
- Việt Nam áp dụng mức thuế ưu đãi 0% cho các sản phẩm có mã HS: 640411 và
mức VAT nhập khẩu là 13%.
https://www.transcustoms.com/China_HS_Code/China_tariff_calculator.asp?
HS_Code=6404110000
Hình: Thuế áp dụng cho sản phẩm có mã HS: 640411 nhập khẩu vào Trung
Quốc

- Giá cước vận tải tham khảo từ FedEx

https://www.fedex.com/content/dam/fedex/international/rates/fedex-rates-exp-
en-vn-2023.pdf
- Sau khi cộng các chi phí sản xuất, cước vận tải và các chi phí liên quan, giá
Landed Cost tại Vân Nam, Trung Quốc là 322,700 VND. Dưới đây là Bảng
tính giá xuất khẩu ước tính cho Nhà phân phối, Nhà bán lẻ và Người tiêu dùng
tại Trung Quốc.

+ Chi phí cho nhà phân phối là 327,770 vnd/ 1 đôi giày (markup 40%) và tới các
nhà bán lẻ là 451,880 vnd/ 1 đôi giày (markup 50%).
+ Giá bán tới người tiêu dùng là như nhau trên tất cả các nền tảng bán hàng là
919,120 vnd/ 1 đôi giày (khoảng 265 Nhân dân tệ). Mức giá bán lẻ này ngang
với mức giá nhập khẩu trung bình của giày dép Việt Nam sang Trung Quốc và
thấp hơn mức trung bình của thế giới (Theo thống kê của Trade Map 2022).

You might also like