You are on page 1of 6

3.

Tình hình hiện tại của doanh nghiệp

3.1. SWOT

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)


- Công ty có lịch sử lâu đời với tên tuổi và - Doanh thu chủ yếu đến từ giày thể thao
kinh nghiệm sản xuất và đội ngũ chuyên thiếu tập trung vào một dòng sản phẩm
nghiệp chính
- Nike không ngừng nghiên cứu đổi mới - Sản phẩm có giá cao
và phát triển sản phẩm - Mạng lưới quá rộng khó kiểm soát
- Nike không có nhà máy nhưng có rất - Tai tiếng trong sử dụng và bóc lột công
nhiều cơ sở sản xuất nhiều nơi, sản xuất ra nhân giá rẻ
những sản phẩm chất lượng cao và giá rẻ
- Thương hiệu toàn cầu với logo Swoosh
Cơ hội (O) Thách thức (T)
- Nhu cầu mua sắm và thời trang ngày - Đối thủ cạnh tranh lớn và cũng không
càng tăng ngừng phát triển đổi mới sản phẩm như:
- Mở rộng thị trường ra rất nhiều nước Adidas, Puma, Rebook…
trên thế giới - Suy giảm nền kinh tế toàn cầu khiến cho
nhu cầu mua sắm giảm
- Chi phí và lợi nhuận quy đổi dòng tiề
không ổn định
- Phân khúc thị trường quần áo thể thao,
giày thể thao cho phụ nữ chưa được chú
trọng nhiều
- Bản quyền, sản phẩm của thương hiệu
thường xuyên bị đạo nhái

Điểm mạnh:

Công ty có lịch sử lâu đời

Thương hiệu Nike ban đầu có tên gọi là Blue Ribbon Sports (BRS), được thành lập vào
ngày 25 tháng 1 năm 1964 bởi cựu sinh viên của Đại học Oregon là Phil Knight và huấn
luyện viên của ông, Bill Bowerman. Tới nay Nike đã có 57 năm hoạt động trên thị trường
giày và xây dựng nên một thương hiệu Nike được biết đến và ưa chuộng hàng đầu thế
giới

Thương hiệu mạnh mang tính toàn cầu với logo Swoosh

Nike, Inc. trở thành thương hiệu thống trị trên thị trường quần áo thể thao với biểu logo
“Swoosh” và khẩu hiệu “Just do it” dễ nhớ, dễ nhận diện.
Năm 2020, Nike đã đứng đầu danh sách thương hiệu giá trị nhất theo đánh giá của Brand
Finance.

Tính tới thời điểm hiện tại thương hiệu này có mặt tại Nike có:

- Sản phẩm được bán tại 170 quốc gia.

- Có hơn 30.000 nhân viên trên toàn thế giới.

- Hàng chục thương hiệu phục vụ hơn 30 môn thể thao chính và các vận động viên cầu
thủ thể thao nổi tiếng quảng bá cho thương hiệu như Michael Jordon, Cristiano Ronaldo,
Rory Mcllory và Rafael Nadal.

- Làm việc với 600 đối tác nhà máy.

- Phục vụ hàng triệu người tiêu dùng với hàng nghìn sản phẩm.

Nike không ngừng nghiên cứu đổi mới và phát triển sản phẩm

Cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu trong môi trường kinh doanh và Nike cũng không
ngoại lệ để có thể cạnh tranh trên thị trường với các đối thủ mạnh Nike không sáng tạo,
ngừng đổi mới sản phẩm tạo ra những dòng sản phẩm độc đáo củng cố vị trí của thương
hiệu này trên thị trường giày.

Biểu đồ dưới đây cung cấp cách Nike, Inc. thực hiện các sáng kiến khác nhau nhằm đáp
ứng chiến lược đổi mới sản phẩm của họ.
Nike không có nhà máy

Nike không có một nhà máy chính thức nào họ chỉ có những trung tâm thiết kế và các
phòng thí nghiệm hiện đại. Để tạo ra sản phẩm giày Nike họ thuê các cơ sở gia công tại
các quốc gia có nguồn nhân công dồi dào nhưng chi phí thấp, làm ra được sản phẩm chất
lượng ví dụ điển hình là Việt Nam. Không sở hữu bất kỳ nhà máy nào tại Việt Nam
nhưng Nike hợp tác với gần 200 nhà máy sản xuất các mặt hàng chủ lực như giày
sneakers. Theo phó chủ tịch Nike, ông Chris Helzer khẳng định Việt Nam là thị trường
quan trọng nhất của Nike trong sản xuất sản phẩm xuất khẩu, khi có đến 50% sản phẩm
của Nike trên toàn cầu là sản xuất ở Việt Nam, có nghĩa là cứ 2 đôi giày Nike sản xuất ra
trên thế giới thì có 1 đôi sản xuất ở Việt Nam. Nơi sản xuất sản phẩm tiềm năng như Việt
Nam đã khiến cho Nike giảm đi chi phí sản xuất khá nhiều, sản phẩm lại chất lượng là
một ưu điểm cực kỳ lớn trên thị trường cạnh tranh.

Điểm yếu

Phụ thuộc vào sản phẩm giày dép

Nike, Inc. có nhiều sản phẩm đa dạng như may mặc, thiệt bị và giày dép nhưng thực sự
chỉ tập trung phát triển giày dép và bị phụ thuộc nguồn doanh thu từ sản phẩm này. Điều
này gây bất lợi nếu như sản phẩm phân khúc giày dép bị bào mòn và thua lỗ trong năm sẽ
gây mất một khoản thu cực kỳ lớn.

Sơ đồ doanh thu từ các sản phẩm của Nike từ năm 2009 – 2018 (Nguồn Saga)
Giá sản phẩm cao

Nike là một thương hiệu lớn toàn cầu nên những sản phẩm từ thương hiệu này cũng khá
đắt đỏ với giá trung bình một đôi giày Nike bán ra khoảng 65- 87 USD ( Khoảng từ
1.500.000 - 2.000.000 VNĐ). Điều này khiến cho Nike bị giảm đáng kể đối tượng khách
hàng tiềm năng đặt biệt là các quốc gia có thu nhập không cao như Việt Nam và mất các
thị trường trọng điểm như Nhật Bản và Brazil. Bên cạnh đó còn tạo cơ hôi bán sản phẩm
cho đối thủ khi giá sản phẩm của họ thấp hơn Nike.

Mạng lưới quá rộng khó kiểm soát

Các sản phẩm của Nike được gia công, sản xuất tại rất nhiều công ty hợp đồng tại nhiều
quốc gia khác nhau nên cũng dễ hiểu khi sản xuất phân phối được toàn cầu là một thế
mạnh của Nike thì việc khó quản lý và kiểm soát là một điểm bất lợi tất yếu.

Tai tiếng trong sử dụng và bóc lột công nhân giá rẻ

Mặc dù là thương hiệu nổi tiếng toàn cầu và có những sản phẩm được người yêu giày
trên khắp thế giới chờ đợi để mua nhưng Nike cũng không thể tránh khỏi các bê bối
truyền thông cũng như là có một phần cái nhìn không tốt của một bộ phận người tiêu
dùng dành do thương hiệu này khi Nike từng bị chỉ trích dữ vì sử dụng lao động trẻ em
và trả tiền lương rẻ mạt trong khi có thể trích hàng nghìn USD để mời người nổi tiếng về
quảng cáo. Mặc dù sau đó Nike đã bù đắp sự việc bằng việc tạo việc làm cho hơn 1000
nhà máy trên khắp thế giới nhưng tới hiện nay đây vẫn là một sự kiện đen tối và là một
hình ảnh xấu trong mắt công chúng.

Cơ hội

Nhu cầu mua sắm và thời trang ngày càng tăng

Cụ thể, theo báo cáo tài chính mới nhất của Nike trong quý kết thúc ngày 31/5, Nike đạt
doanh thu 12,34 tỉ USD so với dự báo của các nhà phân tích là 11,01 tỉ USD trong khi lợi
nhuận trên cổ phiếu đạt 93 cent so với dự đoán 51 cent.

Trong khi đó lợi nhuận đạt được tăng lên 1,5 tỉ USD so với mức lỗ 790 triệu USD một
năm trước đó. Tổng doanh thu đã tăng mạnh lên 12,34 tỉ USD so với 6,31 tỉ USD tại
cùng kỳ năm ngoái, vượt xa dự báo 11,01 tỉ USD. Tại thị trường Bắc Mỹ, thị trường lớn
nhất của Nike, doanh thu tăng hơn 2 lần lên 5,38 tỉ USD sau khi năm ngoái thị trường
bán lẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch. Tại Trung Quốc đại lục, doanh thu của
Nike chỉ tăng có 17% lên 1,93 tỉ USD mặc dù khu vực này là thị trường tăng trưởng
nhanh nhất của hãng đồ thể thao này.

Điều này có thể thấy rằng mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh có những quãng thời gian
nhưu quý III 2021 doanh thu của Nike bị giảm sút nhưng đến tháng 5 chúng lại tăng lên
chứng tỏ nhu cầu mua sản phẩm thời trang đang tăng lên.

Mở rộng thị trường ra rất nhiều nước trên thế giới

Trong thế kỷ 21, các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi đã thể hiện sự
tăng trưởng kinh tế cao khi các nền kinh tế châu Âu và Mỹ chậm lại. Người tiêu dùng ở
các quốc gia này có thu nhập khả dụng cao với sự quan tâm ngày càng tăng đối với các
thương hiệu phương Tây. Các quốc gia này có thể biến thành thị trường quan trọng cho
Nike, Inc. Khám phá những thị trường này có thể thúc đẩy doanh số của Nike, Inc. bằng
cách đa dạng hóa và do đó làm tăng tỷ suất lợi nhuận. Mặc dù Nike, Inc. đã bước vào các
quốc gia này, nhưng tiềm năng vẫn chưa được khai thác triệt để. Chiến lược chính mà
Nike, Inc. thực hiện để phổ biến sản phẩm của họ tại các quốc gia này là chứng thực các
môn thể thao phổ biến.

Thách thức

- Đối thủ cạnh tranh lớn và cũng không ngừng phát triển đổi mới sản phẩm như: Adidas,
Puma, Rebook…

- Suy giảm nền kinh tế toàn cầu khiến cho nhu cầu mua sắm giảm

- Chi phí và lợi nhuận quy đổi dòng tiền không ổn định

- Phân khúc thị trường quần áo thể thao, giày thể thao cho phụ nữ chưa được chú trọng
nhiều

- Bản quyền, sản phẩm của thương hiệu thường xuyên bị đạo nhái
https://www.vietnamplus.vn/50-san-pham-cua-nike-tren-toan-cau-duoc-san-xuat-o-viet-
nam/574018.vnp
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/10946-Nike-va-chien-luoc-mo-hinh-da-thuong-hieu

https://cafebiz.vn/nike-tro-thanh-cong-ty-100-ty-usd-nhu-the-nao-20190804185451078.chn

https://style-republik.com/nike-dung-dau-danh-sach-thuong-hieu-gia-tri-nhat-theo-danh-gia-cua-brand-
finance/

https://tuoitre.vn/nike-doi-mat-voi-cao-buoc-boc-lot-cong-nhan-446666.htm

You might also like