You are on page 1of 2

Tiêu chí tham gia

Về mặt thời gian, Nike bước vào thị trường toàn cầu từ năm 1972. Với một công ty giàu
tham vọng như Nike, sau khi đã có được những thành công nhất định tại thị trường Mỹ,
Nike bắt đầu bán các sản phẩm của mình sang Canada - với ưu thế về vị trí địa lý (nằm
cạnh Mỹ), tiềm năng (về mức sống và nhu cầu của người dân). Từ một công ty mới thành
lập với tiềm lực còn hạn chế, phải chịu sự cạnh tranh từ những hãng lâu đời hơn đặc biệt
là hãng Adidas của Đức, đến cuối những năm 1960, BRS (Blue Ribbon Sports) đã mở
rộng công việc kinh doanh với một số cửa hàng, 20 nhân viên và doanh thu bán hàng đạt
gần $ 300.000. Hiện nay Nike bản sản phẩm của mình tại hơn 180 quốc gia với thương
hiệu Nike và các thương hiệu khác như Nike Golf, Nike Pro, Nike+, Air Jordan, Nike
Skateboarding, ngoài ra còn các công ty con bao gồm Cole Haan, Hurley International,
Umbro và Converse. Nike bán hàng của mình thông qua các kênh phân phối là các cửa
hàng thuộc sở hữu của Nike, website bán hàng hay các nhà bán lẻ đồ thể thao, chẳng hạn
như Foot Locker.

Về mặt không gian, Ngày nay, Nike đã cung cấp giày thể thao với tất cả các mức giá trên
thị trường toàn thế giới. Nike duy trì vị trí hàng đầu của mình thông qua việc sản xuất và
phân phối các đôi giày chất lượng, liên tục đổi mới và một chiến lược marketing rầm rộ.
Ngoài ra, Nike còn phát triển mạnh các sản phẩm liên quan đến ngành thể thao khác
ngoài giày thể thao như quần áo, đồ bảo hộ, dụng cụ thể thao. Năm 2011, những sản
phẩm này mang lại cho Nike 36,5% tổng doanh thu của hãng trên toàn thế giới.

Về kênh quan hệ, Nike tham gia vào quan hệ quốc tế qua quan hệ giữa công ty đa quốc
gia với quốc gia khác, giữa công ty đa quốc gia với công ty khác mà còn trong nội bộ
công ty qua quan hệ giữa trụ sở với các chi nhánh của mình ở nước ngoài như tại Trung
Quốc, Việt Nam...

Về lĩnh vực tham gia, hoạt động của Nike không chỉ diễn ra ở giày thể thao, mà còn
có quần áo, thiết bị và phụ kiện được sản xuất tại hơn 700 nhà máy ở 42 quốc gia. Không
chỉ về bề rộng, mức độ tham gia quan hệ quốc tế của Nike rất sâu sắc, đặc biệt trong kinh
tế. Điều này tạo khả năng cho Nike tham gia sâu hơn nữa vào đời sống kinh tế chính trị
và xã hội quốc tế.

Tiêu chí mục đích

Công ty Nike có mục đích lợi nhuận tuy nhiên đi kèm với đó là khẩu hiệu "chất lượng
hơn số lượng", thực hiện trách nhiệm công dân toàn cầu,bảo vệ môi trường,mang lại giá
trị kinh tế và xã hội thông qua sản phẩm. Thông qua quá trình kinh doanh quốc tế công ty
Nike có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế các nước ví dụ Việt Nam
thông qua hoạt động đầu tư vốn, kích thích xuất khẩu, mở rộng sản xuất, cải tổ cơ
cấu,chuyển giao công nghệ, phát triển kỹ năng quản lý, tạo việc làm.

You might also like