You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
----------

BÀI TẬP NHÓM


SỬ DỤNG MÔ HÌNH SCOR TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NIKE

Thành viên Nhóm 02: Phạm Quỳnh Giang


Trương Nguyên Đình
Nguyễn Phương Thảo
Trần Nguyễn Thanh Thùy
Huỳnh Thị Trúc Ly
Nguyễn Thị Hồng

Năm 2019
I. ĐÔI NÉT VỀ NIKE
Nike, Inc. là nhà cung cấp giày thể thao và may mặc hàng đầu thị trường và là nhà
sản xuất dụng cụ thể thao hàng đầu.
1. Lịch sử hình thành
- Nike được thành lập bởi vận động viên điền kinh Phil Knight và huấn luyện
viên Bill Bowerman vào tháng 1 năm 1964. Tên ban đầu của nó là Blue Ribbon
Sports (BRS). Công ty ban đầu hoạt động như một nhà phân phối cho thợ đóng
giày Nhật Bản Onitsuka Tiger.
- Vào năm 1966, BRS đã mở địa điểm bán lẻ đầu tiên tại California. Sau đó, từ
cửa hàng bán lẻ đầu tiên, BRS đã được mở rộng ở các vùng khác nhau như ở
Bờ Đông, ở Wellesley,...
- Vào năm 1971, mối quan hệ của BRS và Onitsuka Tiger sắp đến hồi kết thúc,
Knight quyết định từ bỏ công việc kế toán (công việc trước đó của ông) để tập
trung kinh doanh. Từ đó tên và logo của công ty cũng được thay đổi, và đó là
Nike - là tên vị nữ thần có cánh tượng trưng cho chiến thắng trong thần thoại
Hy Lạp.
- Trong thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước là giai đoạn thành công
rực rỡ của Nike.
- Đến năm 1980, Nike vượt qua Adidas trở thành công ty dẫn đầu về giày thể
thao ở Mỹ. Cũng trong năm này công ty bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng
khoán
- Năm 1984, Nike ký hợp đồng với Michael Jordan – lúc ấy là vận động viên trẻ
đang lên của đội Chicago Bulls – để quảng cáo loại giày bóng rổ mang tên Air
Jordan. Rồi Michael Jordan trở thành thần tượng của giới trẻ Mỹ; giày Air
Jordan cũng trở thành một phần không thể thiếu trong trang phục của thanh
thiếu niên Mỹ.
- Nike chính thức có mặt trên thị trường Việt Nam từ 1996.
- Năm 2003 Nike mua lại Converse.
- “Người quyền lực nhất trong vương quốc thể thao” chính là danh hiệu dành
cho Knight, ông đã khéo léo gắn kết sự sinh động của nhạc trẻ Mỹ với thể thao,
luôn tập trung quảng cáo sản phẩm cùng với các vận động viên tài năng, quyến
rũ, và nhờ đó hình ảnh của họ dường như tự động gắn liền với hình ảnh của
giày Nike.
2. Sản phẩm và cửa hàng sở hữu
- Ngày nay Nike sản xuất rất nhiều loại sản phẩm, bao gồm giày chạy, tennis,
golf, ván trượt và quần áo chạy. Các sản phẩm của Nike Inc. được bán dưới các
tên thương hiệu sau: Nike, Nike Golf, Nike Pro, Nike +, Air Jordon, Nike
skateboarding.
- Nike cũng sở hữu, Cole Haan, Umbro, Hurley International, Converse,... điều
hành các cửa hàng bán lẻ Nike Town, và tài trợ cho nhiều vận động viên nổi
tiếng cũng như các đội thể thao để được công nhận thương hiệu.
- Đến nay, văn phòng của Nike có mặt tại hơn 46 quốc gia cùng khoảng 700 cửa
hàng trên thế giới.
II. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SCOR TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA
NIKE
1. Lập kế hoạch
Nike là công ty đầu tiên thuê ngoài trong lĩnh vực sản xuất, nó không đầu tư nhà
máy sản xuất trực tiếp mà 100% quy trình sản xuất được đặt tại các nhà máy gia
công bên ngoài mà hầu hết nằm ở các nước châu Á như Trung Quốc, Indonesia,
Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Hàn Quốc. Toàn bộ quá trình sản xuất sản
phẩm được đặt tại các nhà máy gia công đó và được đặt dưới sự kiểm soát của một
nhóm nhân viên từ công ty Nike (họ sẽ theo dõi tiến độ sản xuất sản phẩm và chất
lượng sản phẩm). Nike chỉ tham gia vào quá trình nghiên cứu, tạo mẫu sản phẩm
và chiêu thị, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Chiến lược chuỗi cung ứng của Nike nhấn mạnh đến việc sử dụng nguồn cung ứng
từ nhiều đối tác sao cho chi phí lao động rẻ, thuế nhập khẩu thấp, mức độ hiệu quả
cao.
 Nike luôn liên tục đổi mới trong chuỗi cung ứng của họ:
- Dù là một trong những thương hiệu thời trang có giá trị lớn nhất thế giới, Nike
vẫn luôn tự nhận chuỗi cung ứng của mình vẫn chưa thật sự hoàn hảo và cần
liên tục đổi mới để phát triển.
+ Tập trung vào khả năng quản lý:
Nike hiện đang nắm rõ đến từng đôi vớ trên khắp mạng lưới toàn cầu của
mình, từ các nhà máy sản xuất, đến các sản phẩm đang lơ lửng trên biển
hoặc được trưng bày khắp nơi trên thế giới. Nhưng tham vọng của Nike
không dừng tại đó, với mục tiêu giữ vững thị trường, Nike cố gắng thu thập
thông tin về các sản phẩm của các đối thủ đang có mặt trên thị trường và so
sánh nó với sự tồn tại hiện có của Nike. Việc này sẽ giúp Nike luôn nhanh
hơn đối thủ một bước trong việc đưa ra quyết định phù hợp với thị hiếu luôn
thay đổi của thị trường.
+ Phân tích:
Tập đoàn này đã dần áp dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích và làm rõ các nhu
cầu phát sinh mà không một chuyên gia con người nào có đủ khả năng để xử
lý. Hệ thống dữ liệu lớn cũng dần được áp dụng để đem về hàng loạt thông
tin sản xuất, vận chuyển và bán lẻ để làm nền tảng cho mọi quyết định.
+ Đô thị hóa:
Liên Hợp Quốc dự báo sẽ có từ 60% đến 72% dân số đổ xô về các thành phố
lớn từ giờ cho đến 2050, đây là cơ hội cho những thương hiệu như Nike có
thể thống lĩnh thị trường có diện tích nhỏ nhưng doanh thu lớn. Vì thế Nike
đã bắt đầu sử dụng dần những kho hàng gần đô thị với tốc độ xử lý nhanh
đơn hàng và hệ thống giao hàng phức tạp trong thành phố giúp khách hàng
có thể nhận được sản phẩm với tốc độ nhanh nhất.
+ Vạch định tương lai của sản xuất:
Với sự phát triển vượt bậc của tự động hóa, nhân công giá cao tại Mỹ là lý
do chính mà các thương hiệu nổi tiếng tập trung sản xuất ở nước ngoài,
nhưng với công nghệ ngày càng phát triển, Nike hoàn toàn có khả năng sản
xuất tự động với chi phí cực rẻ ngay tại quốc gia sở hữu thị trường lớn nhất
của mình.
Trích một báo cáo của Morgan Stanley: "Gần 20% hoạt động sản xuất giày
thể thao của Nike và Adidas sẽ được tự động hóa hoàn toàn vào năm 2023
nhằm chạy theo nhu cầu "mua ngay, nhận ngay" của thương mại điện tử."
 Nếu những dự báo trên trở thành hiện thực, ít nhất 1,3 triệu robot sẽ được
đưa vào sử dụng trong vòng 3 năm tới với sự dẫn đầu của Nike.
 Với việc đầu tư vào xây dựng chuỗi cung ứng thành một lợi thế, Nike mong
muốn giảm được thời gian từ lúc nhận đơn đặt hàng cho đến khi giao sản
phẩm cuối cùng đến nhà bán lẻ. Hơn thế nữa, việc đầu tư này sẽ giúp chuỗi
cung ứng trở nên gọn nhẹ (lean supply chain) và có thể đáp ứng nhanh nhu
cầu của khách hàng.

 Quản lý hàng tồn kho:


Hệ thống quản lý đơn hàng/hàng tồn kho của Nike dựa trên dự báo dài hạn
trong tương lai. Nike đã thành lập một chương trình tương lai của Wap, thưởng
cho các nhà bán lẻ giảm giá đáng kể nếu đơn hàng được đặt trước sáu tháng.
Nike sử dụng các đơn đặt hàng này làm cơ sở cho nhu cầu toàn cầu. Thông tin
về nhu cầu này được sử dụng để đặt mức sản xuất tại các địa điểm sản xuất
khác nhau của Nike trên toàn thế giới. Các nhà sản xuất sẽ sản xuất số lượng
hàng hóa theo yêu cầu và phân phối chúng cho các nhà bán lẻ trong vòng một
tháng kể từ ngày giao hàng dự kiến.
 Giảm tỷ lệ hàng sản xuất mà không được sự xác nhận chắc chắn mua hàng
từ các nhà bán lẻ làm lượng tồn kho giảm từ 30% xuống 3%.

2. Cung ứng
- Nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm của Nike sẽ do các nhà máy gia công tự
đặt mua, nhưng danh sách các nhà máy cung cấp nguyên vật liệu đó phải nằm
dưới sự kiểm soát của Nike. Hầu hết các nguyên liệu thô có sẵn và được mua
bởi các nhà thầu và nhà cung cấp độc lập (các nhà máy gia công) ở các quốc
gia nơi sản xuất diễn ra.
- Các nhà cung cấp chính của Nike ở trên 10 nước: Trung Quốc, Indonesia, Việt
Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ma Rốc, Mexico, Honduras và Brazil.
- Cộng tác với các hãng vận chuyển thành lập “Clean Cargo Group”.
- Những vật liệu để sản xuất sẽ được vận chuyển bằng đường hàng không và
đường biển đến hơn 500 nhà máy ở Trung Quốc và các quốc gia khác.
- Nike đã áp dụng sản xuất tinh gọn, và điều đó không chỉ dừng lại ở quá trình
sản xuất, mà còn bắt đầu ngay từ việc nhập nguyên liệu đầu vào, trong đó, đặc
biệt chú ý đến chỉ số nguồn cung và sản xuất bền vững (SMSI) từ chất lượng,
chi phí đến thời gian giao hàng và lựa chọn các nguồn cung.
3. Sản xuất
 Quá trình “sản xuất” của Nike sẽ diễn ra theo trình tự sau:
(1) Nike thiết kế mẫu giày
- Nike sử dụng các kỹ sư và nhà thiết kế lành nghề, khuyến khích họ nắm lấy sự
gián đoạn và tạo ra các sản phẩm sáng tạo.
(2) Nike giao mẫu giày đó cho một nhà máy tiến hành sản xuất mẫu
(3) Nếu sản phẩm mẫu đạt tiêu chuẩn thì Nike sẽ ký hợp đồng với nhà máy đó để
sản xuất đại trà
(4) Nhà máy tiến hành mua nguyên liệu và sản xuất dưới sự giám sát của nhân viên
Nike
- Nike sử dụng hình thức “mua đứt bán đoạn”, tức nhà máy gia công sẽ tự đặt
mua nguyên vật liệu sản xuất. Tuy nhiên danh sách các nhà máy cung cấp
nguyên vật liệu phải nằm dưới sự kiểm soát của Nike. Điều này giúp cho Nike
có thể nắm được giá cũng như chất lượng của nguyên vật liệu. Khi hợp đồng
hoàn thành, Nike sẽ trả tiền theo giá chi phí sản xuất cộng với thù lao gia công.
- Hệ thống nhà máy Nike sẽ được chia thành từng bộ phận chuyên biệt, bao gồm:
Bộ phận nguyên - vật liệu, Bộ phận tổ cắt, Bộ phận tổ may, Tổ làm đế, Bộ
Phận thành hình, Bộ phận vệ sinh và logistic, Bộ phận kiểm tra chất lượng.
- Những sản phẩm của Nike được sản xuất tại
khoảng 600 nhà máy hợp đồng với lực lượng
lao động hơn 1 triệu nhân viên trên toàn thế
giới tại 41 quốc gia. Các nhà máy gia công
bên ngoài hầu hết tập trung ở các nước châu Á
như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam,
Philippines, Đài Loan, Hàn Quốc.
(5) Nike sẽ tiến hành thu mua thành phẩm từ các
công ty, nhà máy gia công
- Không chỉ sản xuất, Nike còn sở hữu một hệ thống các công ty thu mua với văn
phòng chính đặt ngay sát nguồn nguyên liệu. Bước đi này giúp Nike ngay lập
tức cắt được phí "trung gian" và tận dụng khả năng am hiểu địa phương để đem
về nguồn nguyên liệu đầu vào với giá thấp nhất thị trường.

(6) Sau đó Nike sẽ thực hiện tiếp thị và phân phối sản phẩm đến các đại lý và
khách hàng.
 Lực đẩy sản xuất chính của Nike – Sản xuất tinh gọn
- Hiện nay, Nike đang bắt đầu quá trình sản xuất tinh gọn nhằm tinh gọn hóa sản
xuất, giảm thiểu lãng phí trong doanh nghiệp và gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Bắt đầu từ việc trao quyền cho đội ngũ công nhân và các đội sản xuất, vừa để
giải quyết các vấn đề kể trên, vừa hạn chế tối đa thời gian cũng như nguyên vật
liệu đầu vào mà vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Cho đến nay,
85% nhãn hiệu giày dép và 76% thương hiệu may mặc của Nike đều thực hiện
dây chuyền sản xuất tinh gọn.
4. Phân phối
- Kết thúc sản xuất, sản phẩm được chuyển qua khu vực Tổng kho Nike của Nhà
phân phối như: Tổng kho Nike Singapore đại diện cho các nhà máy Nike khu
vực Đông Nam Á. Từ đó các nhà phân phối lên đơn đặt hàng và chuyển về kho
Đại diện Nhà phân phối độc quyền từng nước.
 Trung tâm phân phối Nike
- Hiện nay, Nike sở hữu 17 trung tâm phân phối trong đó có 3 trung tâm phân
phối tại Mỹ: 2 trung tâm tại Memphis, Tennessee và 1 tại Wilsonville, Oregon;
14 trung tâm phân phối còn lại phân bố tại một số nơi trên thế giới, trong đó 2
nơi lớn nhất đặt tại thành phố Tomisato, Nhật Bản và tại thành phố Laakdal, Bỉ.
Các trung tâm phân phối có vai trò như một trung tâm Logistics và hơn cả thế.
Ngoài việc tiếp nhận và quản lý các đơn đặt hàng do công ty Nike cung cấp,
các trung tâm phân phối hoặc đảm nhận luôn vai trò Logistics hoặc liên kết với
các công ty Logistics và vận tải lớn như UPS, Maersk. Từ đó, những sản phẩm
của Nike được phân phối đến mọi nơi trên thế giới.
 Cửa hàng bán lẻ:
+ Factory outlet store: là loại của hàng với quy mô vừa, mục đích là giải quyết
lượng tồn kho lớn hay bán những sản phẩm đã lỗi thời. Tuy nhiên, chất lượng,
số lượng hàng và kích thước hàng bán được đảm bảo và vẫn được đầu tư đúng
mức, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Đây là nơi mà khách hàng có
thể mua được nhiều mặt hàng phù hợp với họ với mức giá giảm đi từ 20% -
60%.
+ Nike retail store: thường ở quy mô nhỏ hơn không như một hệ thống như các
loại store khác của Nike. Đây là loại cửa hàng có số lượng lớn nhất của Nike
trên toàn thế giới. Các cửa hàng bán lẻ này thường bán giá chính thống nhất
của Nike. Các cửa hàng này nằm trực tiếp dưới sự kiểm soát của Nike. Sản
phẩm chính hãng, đảm bảo chất lượng, dịch vụ cung cấp, chăm sóc khách
hàng, quá trình nhập hàng thông qua Nike, hàng hóa, giá cả được đảm bảo
chuẩn hóa về các yêu cầu do Nike đặt ra.
+ Nike clearance store: Là nơi bán các sản phẩm giảm giá do sai sót trong quá
trình sản xuất như một vài khiếm khuyết: các vết rách hay logo lộn xộn trên sản
phẩm. Những sản phẩm thường thuộc loại mới ra lại bị sai sót nên có rất ít lựa
chọn về kích cỡ. Những loại của hàng này thường khá ít, hay kết hợp trong các
loại của hàng khác.
+ Nike employee-only store: Nếu bạn là một thành viên gia đình của nhân viên
Nike hoặc là nhân viên Nike, bạn có thể vào mua tại đây. Mặc dù giá sản phẩm
tại đây thường giảm 50% nhưng đây không phải là những sản phẩm lỗi thời
hay do giải quyết lượng tồn kho lớn như Nike outlet factory hay những sản
phẩm sai sót về thiết kế.
+ Nike.com: hầu hết các chi nhánh của Nike trên toàn thế giới đều cung cấp
những trang web mua hàng qua mạng. Khách hàng thay vì đến trực tiếp các
cửa hàng bán lẻ các loại để mua hàng thì họ có thể truy cập vào đây, lựa chọn
các sản phẩm mong muốn. Hình thức mua hàng qua mạng trở nên dễ dàng và
thuận tiện hơn rất nhiều.
+ Doanh nghiệp: Ngoài việc có thương hiệu chính, Nike còn tạo lập cho mình
những thương hiệu phụ như Air Jordan, Air Max.
 Nike đã tạo ra nhiều hình thức cửa hàng bán lẻ (cửa hàng, website,...) giúp
tăng sự đa dạng trong việc mua sản phẩm Nike của khách hàng. Không chỉ
cố gắng tạo sự thuận tiện nhất cho khách hàng, Nike cũng có những hình
thức hợp tác có thể lựa chọn dành cho những đối tác muốn làm cửa hàng
bán lẻ của mình, có 3 hình thức để hợp tác:
+ Bán sỉ: đối với các cửa hàng thể thao tổng hợp, cần tìm thêm nguồn hàng
chính hãng của Nike.
+ Phân phối: Nike sẽ cấp quyền phân phối (gồm khách hàng và đối tác khác
trong thị trường đó) cho đối tác có khả năng làm nhà phân phối.
+ Lập cửa hàng chuyên nghiệp: đối tác sẽ được công ty tư vấn thiết kế cửa
hàng theo chuẩn và kinh doanh các sản phẩm thể thao chuyên Nike.
5. Thu hồi
- Hoạt động quản lý hàng trả lại thường được xem là hoạt động không đem lại
lợi ích và tốn chi phí trong quá trình quản trị chuỗi cung ứng. Tuy nhiên ngày
nay, hoạt động này được xem như một chiến lược có thể nâng cao được tính
cạnh tranh chuỗi cung ứng trong dài hạn. Khách hàng thường quan sát hành vi
của công ty và sự tín nhiệm của họ dành cho công ty có thể được nâng lên
thông qua việc xử lý tốt quản lý hàng trả lại.
- Nike đã thu hồi lại các đôi giày đã qua sử dụng và tái sản xuất lại thành những
sân bóng rổ và những đường chạy dành cho cộng đồng như một nỗ lực đóng
góp lại cho xã hội.
6. Tích hợp
 Quản lý các mối quan hệ của Nike
Nike đã xây dựng chương trình “kinh doanh liên tục” trong đó xác định rõ từng
người sẽ quản trị rủi ro tại từng mắt xích của chuỗi.
a. Với nhà cung ứng và sản xuất
- Nike đặt ra một số tiêu chí với các nhà cung ứng để có thể tối ưu hóa chuỗi
cung ứng:
+ Chỉ đặt quan hệ làm ăn với các nhà máy sản xuất khi họ đạt được các tiêu
chuẩn về chất lượng sản phẩm, giá cả, thời gian giao hàng và các tiêu chuẩn
CSR (Cooporate Social Responsibility: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Các
tiêu chuẩn này bao gồm: môi trường và điều kiện làm việc, thu nhập và các chế
độ phúc lợi, cung cách quản lý, sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động,...)
+ Nike sẽ từ chối đặt hàng nếu như nhà sản xuất không thể hiện thái độ hợp tác
trong quá trình lựa chọn.
- Nike không chỉ sản xuất hoàn toàn ở các nước có nhân công giá rẻ, mà còn
buộc hơn 85% đối tác sản xuất của mình phải áp dụng phương pháp sản xuất
tinh gọn và đưa cắt giảm chi phí trở thành ưu tiên số 1.
 Những nỗ lực trên đã giúp Nike tiết kiệm được 0,15 USD (khoảng 3.500
đồng) cho mỗi đôi giày của mình. Con số tưởng chừng như không đáng là
bao sẽ được nhân với hơn 900 triệu sản phẩm được cho ra lò mỗi năm, đem
về một lợi thế cạnh tranh có một không hai trên thị trường. (theo
brandsvietnam.com).
- Nike luôn hạn chế rủi ro và kích thích cạnh tranh nội bộ bằng cách trải đều đơn
hàng của mình cho các nhà máy, hiện không có một nhà máy nào đang sở hữu
hơn 5% sản lượng toàn cầu của Nike.
b. Với nhà phân phối
- Để nối liền giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ, Nike đã xác định sự cộng tác là
một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công của chuỗi cung ứng.
Điều này được thực hiện rõ trong quy trình lựa chọn nhà cung cấp.
- Nike sử dụng công nghệ trao đổi dữ liệu trong hệ thống kênh phân phối, điều
đó không chỉ giúp tăng năng suất mà còn giúp Nike kiểm soát được các kênh
phân phối của mình.
c. Với khách hàng
- Tạo ra nhiều kênh phân phối để tạo sự thuận tiện nhất cho khách hàng khi mua
sản phẩm của Nike.
- Tổ chức cuộc thi Marathon thường xuyên cho phụ nữ.
- Thực hiện công nghệ thiết kế trực tuyến theo yêu cầu của khách hàng.
- Có biện pháp xử lý tốt nhất đối với hàng bị trả lại, hàng lỗi.
 Đối với môi trường:
- Từ những năm đầu mới thành lập đến nay, Nike luôn nỗ lực để thân thiện nhất
với môi trường thông qua việc:
+ Sử dụng các nguyên vật liệu ít gây hại nhất tới môi trường..
+ Ngày càng giảm đi số lượng nguyên vật liệu có trong một sản phẩm
+ Xử lý tốt nguyên vật liệu thừa thãi, những chất thải có hại với môi trường.
+...
- Các ví dụ có thể kể đến như:
+ Theo tổ chức môi trường Clean Air Planet, Nike là một trong ba tập đoàn
thân thiện với môi trường nhất trên thế giới. Thương hiệu Mỹ kiên quyết tái
chế giày cũ và chất thải cao su để tạo ra sản phẩm mới nhưng vẫn đảm bảo các
yếu tố môi trường.
+ Công ty đã loại bỏ các hệ thống lò hơi cũ hơn trong hầu hết các nhà máy của
mình, điều này dẫn đến tiết kiệm năng lượng từ 15 đến 20%. Trong năm 2017,
96% chất thải sản xuất giày dép của họ đã được tái chế hoặc chuyển đổi thành
năng lượng.
+ Những đôi giày thường được làm bằng xốp EVA, nhựa nhẹ và vải lưới. Các
vật liệu bị lãng phí được tái chế và sử dụng để sản xuất các sản phẩm khác, như
sân chơi cao su và hộp giày. Theo Nike, hơn 75% hàng hóa của hãng có chứa
vật liệu tái chế.
+ Thương hiệu cũng sử dụng các quy trình sáng tạo như ColorDry và Flyknit
để giảm chất thải. ColorDry, ví dụ, là một công nghệ mới cho phép các nhà sản
xuất nhuộm vải mà không cần nước.
+ Nike đề ra chính sách không nhập gia súc được nuôi trong rừng nhiệt đới
Amazon.
+ Từ năm 1992, Nike chi khoảng 50 triệu USD cho công tác R&D để đổi khí
gas trong đế giày Nike Air từ FS6 – 1 chất có thể gây nên hiệu ứng nhà kính, 1
phần nguyên nhân khiến trái đất nóng lên – sang khí nitrogen.
 Với lao động khắp nơi:
- Nike từ lâu đã bị chỉ trích vì khai thác lao động nước ngoài và đưa ra điều kiện
lao động kém. Trong những năm 90, các nhà hoạt động đã cáo buộc công ty sử
dụng lao động trẻ em để sản xuất bóng đá.
- Từ đó, Nike đã có nỗ lực rất nhiều để cải thiện hình ảnh xấu này, có thể kể đến
như:
+ Nike cam kết về sự minh bạch. Báo cáo CSR năm tài khóa 2004 công khai
danh sách tất cả các nhà cung cấp – thứ mà nhiều công ty coi là "lợi thế cạnh
tranh lớn nhất". Như vậy các tổ chức phi chính phủ (NGO) sẽ ngay lập tức
cảnh báo Nike nếu họ nhìn thấy bất cứ vấn đề nào.
+ Nike cũng tiếp cận với các công ty khác trong ngành, cùng với các đại học và
các tổ chức NGO sáng lập nên Hiệp hội lao động công bằng (FLA).
+ Kể từ năm 2013, Nike cắt giảm 12% số nhà máy mà nó làm việc cùng – từ
785 xuống còn 692. Điều nãy sẽ khiến các nhà máy thực sự đầu tư cho công
nhân của họ.
III. ĐÁNH GIÁ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NIKE
1. Ưu điểm
- Nike quan điểm quản trị chuỗi cung ứng là một bộ phận chiến lược và là một
lợi thế cạnh tranh của công ty. Vì thế, Nike đã xác định, xây dựng và phát triển
chuỗi cung ứng ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Điều này sẽ giúp giảm thiểu
thời gian từ lúc nhận đơn đặt hàng đến khi giao sản phẩm cuối cùng đến nhà
bán lẻ.
- Nike không trực tiếp tham gia vào những công đoạn mà công ty không có thế
mạnh, những công đoạn đó điển hình là sản xuất. Công ty thực hiện thông qua
việc vận dụng tối đa hoạt động thuê gia công bên ngoài từ các quốc gia có chi
phí thấp như các quốc gia châu Á (Trung Quốc,...). Điều này giúp cho công ty
có thể tập trung tốt nhất vào các hoạt động thế mạnh vốn là cốt lõi của mình
như thiết kế sản phẩm, marketing và hoạch định, thu mua, quản lý. Chuỗi cung
ứng mà Nike áp dụng được xem như là một chuỗi cung ứng ảo. Một chuỗi cung
ứng ảo thông qua việc thuê ngoài hoàn toàn việc sản xuất giúp công ty giảm
thiểu chi phí quản trị, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất sản phẩm
cũng như có thể chuyển đổi sang các nhà cung ứng có chi phí thậm chí thấp
hơn nhưng với chất lượng sản phẩm cao. Nó cũng giúp Nike dễ dàng tìm kiếm
và sử dụng các nhà cung ứng thay thế một cách linh hoạt và rộng rãi.
- Nike có thể sử dụng một số lượng nhỏ các đối tác có nhiều đặc điểm tích cực
bao gồm cơ sở hạ tầng, tài nguyên vật liệu, bí quyết kỹ thuật, quản lý lao động
và kinh nghiệm vận hành. Điều này cho phép Nike giảm thiểu rủi ro mất công
nghệ cho các nhà thầu phụ kém tin cậy hơn. Nike đã xây dựng các mối quan hệ
lâu dài, có giá trị với các đối tác này. Những mối quan hệ này không nhất thiết
phải đảm bảo chi phí thấp nhất, nhưng bù lại, Nike đã đạt được thời gian giao
hàng ngắn hơn, tăng chất lượng và khả năng sản xuất các sản phẩm sáng tạo.
Nike cũng đã đưa ra một khái niệm để đa dạng hóa sản xuất như nhau giữa các
cơ sở ở các quốc gia khác nhau. Bằng cách này, Nike có thể dễ dàng chuyển
sản xuất từ quốc gia này sang quốc gia khác nếu sự bất ổn chính trị hoặc hạn
chế thương mại ở một quốc gia nhất định gây ra bất kỳ vấn đề nào cho họ.
- Nike có một hệ thống thông tin điện tử mạnh mẽ. Họ có thể dễ dàng kết nối và
liên lạc, nắm tình hình của đối tác bất cứ lúc nào và có sự kết hợp chặt chẽ. Với
nhiều nhà cung ứng đáng tin cậy, có mối quan hệ bền vững Nike phần nào yên
tâm về những sự cố khẩn cấp trong chuỗi cung ứng. Và với sự đa dạng về nhà
cung ứng, cả cố định lẫn thay thế khi cần, chuỗi cung ứng có thể hoạt động linh
hoạt hơn.
2. Nhược điểm
- Một chuỗi cung ứng ảo giúp Nike dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các nhà cung
ứng thay thế một cách linh hoạt và rộng rãi. Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng sự
cách biệt về địa lý cũng có nhiều bất lợi mang lại cho Nike từ chuỗi cung ứng
ảo đó:
+ Chi phí rất cao để thực hiện một chuỗi cung ứng ảo do những đòi hỏi về các
thiết bị kỹ thuật, nhất là việc quản lý hệ thống thông tin do chính Nike đầu tư.
+ Sự phức tạp khi tích hợp với các nhà cung ứng khi Nike có quá nhiều nhà
cung ứng mà họ có.
+ Khó có thể xây dựng một mối quan hệ chắc chắn với các nhà cung ứng do
khoảng cách địa lý hoặc sự không ăn ý giữa các khâu sản xuất.
- Đã từng thất bại trong việc đồng bộ hóa giữa dự đoán nhu cầu và kế hoạch
cung ứng trong quá trình ứng dụng hệ thống mới quản trị chuỗi cung ứng. Tuy
nhiên, Nike đã có sự khắc phục tốt hơn cho vấn đề này.
IV. LỢI THẾ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NIKE
- Nike – ông lớn vốn được mệnh danh là chuyên gia cắt giảm chi phí và với suy
nghĩ chuỗi cung ứng của mình chưa thực sự hoàn hảo thì việc luôn cải tiến,
thay đổi sao cho chuỗi cung ứng của mình ngày càng tốt hơn là điều tất nhiên.
+ Với việc tập trung vào chuỗi cung ứng từ khi còn chưa đạt được thành công
như hiện tại thì Nike đã khá nắm rõ thế nào là một chuỗi cung ứng, đã khá quen
với việc vận hành một chuỗi cung ứng hiệu quả.
+ Công việc tiếp theo của Nike dường như chỉ là luôn cố gắng để cải tiến tiếp
các mắt xích trong chuỗi cung ứng đó.
- Với việc sử dụng công nghệ trao đổi dữ liệu trong hệ thống kênh phân phối,
Nike dần chứng minh tính hữu hiệu của chính sách đặt hàng trước. Nike đã
đồng bộ hóa giữa dự đoán nhu cầu và kế hoạch cung ứng trong quá trình ứng
dụng hệ thống mới quản trị chuỗi cung ứng.
- Trong tương lai, với sự phát triển vượt bậc của tự động hóa, bỏ qua lý do chính
mà các thương hiệu nổi tiếng tập trung sản xuất ở nước ngoài, thì Nike hoàn
toàn có khả năng sản xuất tự động với chi phí cực rẻ ngay tại quốc gia sở hữu
thị trường lớn nhất của mình.
+ Trích một báo cáo của Morgan Stanley: "Gần 20% hoạt động sản xuất giày
thể thao của Nike và Adidas sẽ được tự động hóa hoàn toàn vào năm 2023
nhằm chạy theo nhu cầu "mua ngay, nhận ngay" của Thương mại điện tử."
+ Nếu những dự báo trên trở thành hiện thực, ít nhất 1,3 triệu robot sẽ được
đưa vào sử dụng trong vòng 3 năm tới với sự dẫn đầu của Nike.

You might also like