You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


TÌM HIỂU VỀ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM MILO CỦA
TẬP ĐOÀN NESTLÉ TẠI VIỆT NAM

GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Dũng


Lớp: L01 – Nhóm 06
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Quang 2114510


Nguyễn Thị Thu Quế 2114563
Thạch Ngọc Đa 2113106
Nguyễn Hoài Quế Phương 2110465
Phan Mai Trâm 2110603
Bùi Thị Hoàng Minh 2114037
Võ Thị Phương Hằng 2111150
Diệp Phước Thịnh 2114881

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


TÌM HIỂU VỀ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM MILO CỦA
TẬP ĐOÀN NESTLÉ TẠI VIỆT NAM

GVHD: ThS. Nguyễn Tiến Dũng


Lớp: L01 – Nhóm 06
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Quang 2114510


Nguyễn Thị Thu Quế 2114563
Thạch Ngọc Đa 2113106
Nguyễn Hoài Quế Phương 2110465
Phan Mai Trâm 2110603
Bùi Thị Hoàng Minh 2114037
Võ Thị Phương Hằng 2111150
Diệp Phước Thịnh 2114881

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

ii
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em – nhóm 67 xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn
Tiến Dũng đã giảng dạy tận tình, chi tiết và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình
hoàn thành bài báo cáo này. Trong quá trình tham gia lớp học Quản Lý Logistics của
thầy, nhóm chúng em đã tích góp được nhiều kinh nghiệm, kiến thức để có thể hoàn
thiện hơn cho bài báo cáo và các công việc trong cuộc sống sau này.
Bên cạnh đó, nhóm 06 cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn trong lớp đã
luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhóm nhiều để nhóm có thể tiếp thu kiến thức và hoàn thành các
nhiệm vụ được thầy giao, học tốt môn học này.Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá
trình thực hiện, song bài báo cáo không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại,
và nhiều chỗ còn chưa chính xác. Vì vậy, nhóm chúng em kính mong nhận được
những ý kiến đóng góp chân thành từ thầy và các bạn trong lớp nhằm bổ sung, hoàn
thiện hơn trong những bài báo cáo sau này.
Xin chân thành cảm ơn!

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2023


Sinh viên thực hiện
Nhóm 06

iii
TÓM TẮT

Chuỗi cung ứng mà nhóm lựa chọn để nghiên cứu là một chuỗi cung ứng của tập
đoàn Nestlé, với mong muốn tìm hiểu các quy trình trong một chuỗi cung ứng đi liền
với môn học từ đó dựa vào kiến thức được giảng dạy để tổng hợp, phân tích, đưa ra
quan điểm, kiến nghị và rút kinh nghiệm.Sau quá trình học tập, nghiên cứu tài liệu,
thông tin, bài báo cáo bài tập lớn môn Quản Lý Logistics nhóm 06 chúng em sẽ trình
bày phần nghiên cứu và thảo luận gồm các phần chính sau:
Phần 1, trình bày tổng quan về tập đoàn Nestlé, bao gồm: giới thiệu sơ lược tập
đoàn, logo, slogan và lịch sử hình thành;
Phần 2, tìm hiểu các sản phẩm, qua quá trình phân rã sản phẩm, ta tập trung nghiên
cứu đặc tính, yêu cầu, tìm năng phát triển các dòng sản phẩm;
Phần 3, phân tích chuỗi cung ứng của tập đoàn Nestlé đối với dòng sản phẩm Milo,
phân tích mô hình chuỗi cung ứng, marketing, quản lý đơn hàng, chiến lược kinh
doanh, thu mua, tồn kho và phân phối sản phẩm;
Phần 4, tìm hiểu phương hướng phát triển, phân tích những thành tựu và khó khăn
mà tập đoàn đang đối mặt cùng với việc tìm hiểu những đối thủ cạnh tranh; Từ đó đưa
ra những quan điểm, kiến nghị của nhóm, nhận xét chuỗi cung ứng, cơ hội và thách
thức, bài học rút ra. Cuối cùng là đưa ra kết luận.

iv
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. iii


TÓM TẮT ........................................................................................................................iv
MỤC LỤC ........................................................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ viii
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NESTLÉ, SẢN PHẨM NESTLÉ MILO VÀ CHUỖI
CUNG ỨNG ..................................................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu về tập đoàn Nestlé .............................................................................1
1.2 Sản phẩm của Nestlé .......................................................................................... 2
1.2.1 Các sản phẩm: ......................................................................................... 2
1.2.2 Sản phẩm Milo ........................................................................................ 3
1.3 Chuỗi cung ứng của Nestlé Milo ....................................................................... 4
PHẦN II: SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU ...........................................................................5
2.1 Phân rã sản phẩm ................................................................................................5
2.2.1 Cấu tạo sản phẩm ................................................................................... 5
2.2.2. Phân rã quy trình từ tập đoàn đến tay khách hàng .................................7
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NESTLÉ ĐỐI VỚI DÒNG
SẢN PHẨM SỮA MILO ............................................................................................... 11
3.1 Mô hình chuỗi cung ứng: ................................................................................. 11
3.1.1 Sơ lược về định nghĩa chuỗi cung ứng ................................................. 11
3.1.2 Sơ đồ chuỗi cung ứng ............................................................................12
3.2 Hoạt động lên kế hoạch thu mua, sản xuất: ..................................................... 13
3.2.1 Hoạt động Marketing ............................................................................ 14
3.2.2 Hoạt động dự báo và lên kế hoạch ........................................................14
3.2.3 Quản lý thu mua .................................................................................... 15
3.2.4 Sản xuất ................................................................................................. 17
3.2.5. Tồn kho .................................................................................................19
3.2.6 Phân phối ............................................................................................... 22
3.2.7 Dịch vụ khách hàng ...............................................................................24

v
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ...................................................... 25
4.1 Thành tựu đạt được của Nestle Việt Nam ........................................................25
4.1.1 Qui mô và thành tựu ..............................................................................25
4.1.2 Thành tựu về mặt xã hội ........................................................................26
4.2 Những khó khăn ............................................................................................... 27
4.2.1 Đối thủ cạnh tranh ................................................................................. 27
4.2.2 Ảnh hưởng hậu đại dịch ........................................................................ 28
4.2.3 Ảnh hưởng do đứt gãy chuỗi cung ứng ................................................ 28
4.3 Phương hướng phát triển tương lai .................................................................. 29
4.4 Một số kiến nghị của nhóm ..............................................................................30
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ..............................................................................................31
5.1 Về đề tài ............................................................................................................31
5.2.Về môn học .......................................................................................................31
5.3 Kiến nghị đối với môn học ...............................................................................32

vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Milo teen x2 protein canxi (lon) 240ml ................................................................... 5


Milo bịch uống liền 180ml ....................................................................................... 5
- Đóng gói: Dạng bịch .............................................................................................. 5
- Dung tích: 180ml ....................................................................................................5
Milo hộp nhí uống liền 115ml ..................................................................................5
- Đóng gói: Dạng hộp ............................................................................................... 5
- Dung tích: 115ml ....................................................................................................5
Milo hộp ít đường 180ml ......................................................................................... 5
- Đóng gói: Dạng hộp ............................................................................................... 5
- Dung tích: 180ml ....................................................................................................5
Milo hộp uống liền 180ml ........................................................................................ 5
- Đóng gói: Dạng hộp ............................................................................................... 5
- Dung tích: 180ml ....................................................................................................5
Milo bột gói 3in1 220g .............................................................................................5
- Đóng gói: Dạng gói ................................................................................................5
- Dung tích: 220g ......................................................................................................5
Milo bữa sáng cân bằng 195ml ................................................................................ 5
- Đóng gói: Dạng hộp ............................................................................................... 5
- Dung tích: 195ml ....................................................................................................5
Milo bột gói 3in1 22g ...............................................................................................5
- Đóng gói: Dạng gói ................................................................................................5
- Dung tích: 22g ........................................................................................................5
- Dung tích: 285g ......................................................................................................6
Milo bột hũ nhựa 400g ............................................................................................. 6
- Đóng gói: Dạng hũ nhựa ........................................................................................ 6
- Dung tích: 400g ......................................................................................................6
Milo teen x2 protein canxi (hộp giấy) 210ml .......................................................... 6
- Đóng gói: Dạng hộp (nắp vặn) ...............................................................................6
- Dung tích: 210ml ....................................................................................................6

vii
Milo tee bữa sáng 200ml .......................................................................................... 6
- Đóng gói: Dạng hộp (nắp vặn) ...............................................................................6
- Dung tích: 210ml ....................................................................................................6
Bảng 1 : Các sản phẩm của Nestlé Milo ................................................................. 6
Bảng 2: Đối thủ cạnh tranh của Nestlé Milo ........................................................ 27

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 : Các thương hiệu của Nestlé ...................................................................... 2


Hình 2 : Các sản phẩm của Nestlé Việt Nam ......................................................... 3
Hình 4 : Dây chuyền sản xuất sữa đóng hộp Milo ..................................................8
Hình 5 : Trung tâm Phân phối Nestlé Bông Sen .....................................................9
Hình 9. Hình ảnh wholesalers ................................................................................ 10
Hình 10. Milo trong một cửa hàng tạp hóa ............................................................10
Hình 6 : Quy trình thu mua của Nestlé ................................................................. 17
Hình 7 : Quy trình sản xuất bột Milo ................................................................... 17
Hình 8 : Kho nguyên liệu của Nestlé .................................................................... 20
Hình 9 : Kho thành phẩm tại nhà máy Nestlé Bông Sen (Hưng Yên) ................. 21
Hình 10 : Kết quả của Nestlé trên sàn LAZADA qua các giai đoạn. ...................23

viii
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NESTLÉ, SẢN PHẨM NESTLÉ MILO
VÀ CHUỖI CUNG ỨNG

1.1 Giới thiệu về tập đoàn Nestlé

- Nestlé được thành lập từ năm 1866 có trụ sở chính tại Vevey, Thụy Sĩ, là một
trong những tập đoàn thực phẩm lớn nhất thế giới.
- Cha đẻ của Nestlé là dược sĩ Henri Nestlé, người đã đã phát triển một loại thực
phẩm cho những trẻ em không thể được nuôi bằng sữa mẹ, và thành công trong việc
cứu sống một đứa bé sinh non không thể được nuôi bằng sữa mẹ hay những thực
phẩm thay thế thông thường khác. Từ đó giá trị sản phẩm của ông được công nhận
và sữa bột Farine Lactée Henrie Nestlé đã được bày bán rộng rãi tại Châu Âu.
- Năm 1905, Nestlé hợp nhất với Công ty sản xuất sữa đặc Anglo-Swiss. Từ đầu
những năm 1900, công ty đã điều hành nhiều nhà máy ở Mỹ, Anh, Đức và Tây Ban
Nha. Và đạt được rất nhiều thành công trong thế chiến thứ nhất.
- Sau đó Nestlé rơi vào khó khăn nên những năm 1920, Nestlé bắt đầu mở rộng
sang sản xuất các sản phẩm mới và chocolat trở thành ngành hàng quan trọng đứng
thứ hai của Nestlé.
- Giai đoạn 1938 -1944, Các nhà máy đã được đặt tại những nước đang phát triển,
đặc biệt là Châu Mỹ La tinh để cung cấp sản phẩm mới trong thế chiến thứ hai.
Nescafé là thức uống chủ yếu của quân đội Mỹ.
- Nestlé liên tục phát triển nhanh chóng và thu mua lại nhiều công ty như hãng
sản xuất bột nêm và súp Maggi, Cross & Blackwell, Findus, Liffy’s, Stouffer’s.
Nestlé cũng bắt đầu đa dạng hóa sản phẩm khi nắm cổ phần tại L’Oréal năm 1974.
Năm 1975-1981 Nestlé tiến hành đầu cơ lần thứ hai bên ngoài ngành công nghiệp
thực phẩm qua việc mua lại Công ty Alcon Laboratories Inc.
- Năm 1984, Nestlé tiến hành cải tiến mấu chốt, cho phép công ty khởi động
những hoạt động mua lại, đang chú ý là công ty đã mua lại "người khổng lồ trong
ngành thực phẩm Hoa Kỳ" Carnation và công ty bánh kẹo Rowntree của Anh vào
năm 1988

1
- Tiếp sau đó trong thời kỳ hội nhập, khi mà các rào cản thương mại được dở bỏ,
Nestlé sát nhập thêm ngành kinh doanh kem và tháng 12/2005, Nestlé mua công ty
Delta Ice Cream của Hi Lạp với giá 240 triệu euro. Tháng 1, năm 2006, công ty
hoàn toàn làm chủ hãng Dreyer's, và nhờ đó trở thành công ty sản xuất kem lớn nhất
thế giới với 17,5% thị phần.

Hình 1 : Các thương hiệu của Nestlé


- Nestlé có sự đầu tư đa ngành nhưng hoạt động kinh doanh chính là trong lĩnh
vực thực phẩm và giải khát. Họ có chi nhánh, công ty, nhà máy ở khắp thế giới với
một chuỗi cung ứng rộng toàn cầu.
- Nestlé cũng có một lịch sử lâu đời tại Việt Nam hơn 100 năm, với văn phòng
đại diện đầu tiên tại Sài gòn năm 1912. Đến năm 2017, tập đoàn đã có 6 nhà máy tại
Việt Nam.

1.2 Sản phẩm của Nestlé

1.2.1 Các sản phẩm:

- Nestlé không ngừng nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm không chỉ có
hương vị thơm ngon mà còn đưa ra những giải pháp dinh dưỡng cho sức khỏe dành
cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Good Food, Good Life - là khẩu hiệu của Nestlé,
tạm dịch là “thực phẩm tốt cho cuộc sống chất lượng”- nhằm nâng cao cuộc sống
của người tiêu dùng thông qua việc cung cấp các lựa chọn thực phẩm và đồ uống tốt
cho sức khỏe.

2
Hình 2 : Các sản phẩm của Nestlé Việt Nam
- Các sản phẩm của Nestlé rất đa dạng, tại Việt Nam, các sản phẩm thực phẩm
bao gồm các lĩnh vực:
+ Sữa dinh dưỡng cho trẻ em, sản phẩm sữa dinh dưỡng y khoa.
+ Sản phẩm thức uống cà phê Nescafe, nước khoáng Lavie, các loại trà đóng gói.
+ Sản phẩm bánh kẹo Kitkat, bánh ăn sáng Koko Krunch, các sản phẩm ngũ cốc,
sô cô la,…, các loại kem.
+ Sản phẩm gia vị nước tương, hạt nêm Maggi.
+ Và đặc biệt, một trong những mặt hàng bán chạy nhất là sản sữa lúa mạch Milo.
Trong bài này, sẽ tập trung vào sản phẩm chính sữa lúa mạch Milo và cách mà công ty
đã tạo nên một chuỗi cung ứng ở Việt Nam và toàn cầu.

1.2.2 Sản phẩm Milo

- Milo là một sản phẩm đồ uống có nguồn gốc từ Australia do Nestlé sản xuất và
được Thomas Mayne phát triển, có thành phần từ sữa, kết hợp với chocolate, mạch
nha. Loại đồ uống này được sản xuất tại nhiều nước như Malaysia, Singapore,
Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam …Khi phát triển sang thị trường một số
nước như Vietnam, Phillipines, Singapore, Ghana,.. thì sản phẩm đã có những biến
tấu theo phong cách địa phương để phù hợp hơn với khẩu vị của người tiêu dùng.

3
- Vào năm 1995 Milo xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường Việt với sản phẩm đầu
tiên là sữa bột Milo. Sau 4 năm hoạt động, Nestlé chính thức khánh thành nhà máy
sản xuất Milo bột tại Đồng Nai để đáp ứng nhu cầu và khẩu vị ngày càng tăng của
người tiêu dùng Việt Nam. Vào năm 2005, Milo chính thức đưa ra các sản phẩm sữa
bột cái tiến.Vào năm 2006, Milo đưa ra sản phẩm sữa nước đầu tiên tại thị trường
Việt Nam.
- Các sản phẩm Milo trên thị trường Việt:
+ Sữa hộp nhiều loại dung tích
+ Sữa bột nguyên chất gồm loại hộp giấy 285g và hộp nhựa 400g.
+ Dạng gói nhỏ 22g
+ Sữa bịch uống liền 180g
+ Hộp giấy nắp vặn
+ Dạng lon
- Sữa Milo được đóng gói đa dạng phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng và có
nhiều hương vị như Milo buổi sáng, Milo có đường, Milo ít đường.
- Sản phẩm có thể được bảo quản ở điều kiện thường và hạn sử dụng trong thời gian
khá dài.

1.3 Chuỗi cung ứng của Nestlé Milo

- Chuỗi cung ứng của Nestlé phụ thuộc vào việc mua lại các thương hiệu, họ sử
dụng lại các cơ sở của công ty con để tạo nên một mạng lưới chuỗi cung ứng rộng
khắp cho các sản phẩm của mình trong đó có sữa Milo. Sản phẩm sữa Milo được
bán nhiều nhất tại Malaysia và Singapo và Việt Nam cũng là một trong những thị
trường lớn bán chạy của sản phẩm sữa này.
- Tại Việt Nam, công ty Nestlé Việt Nam có nhà máy Bông Sen sản xuất sữa
Milo tại tỉnh Hưng Yên và phía nam có 3 nhà máy và phân xưởng ở Đồng Nai. Các
nhà máy chịu trách nhiệm cung ứng sản phẩm sữa Milo cho toàn quốc. Và họ có các
trung tâm phân phối lớn nhỏ khắp cả nước để đảm bảo sản phẩm đến đúng tay
người tiêu dùng.
- Milo là sản phẩm trong ngành công nghiệp thực phẩm đóng gói gánh chịu hậu
quả tiêu cực từ đại dịch COVID-19, nỗ lực nhằm đảm bảo tính liên tục của hoạt

4
động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh các chuỗi cung ứng chung bị ảnh hưởng
ngoài ra còn các khó khăn liên quan tới vấn đề nguyên vật liệu, nhu cầu tiêu dùng
giảm, thiếu nhân công.

PHẦN II: SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU

2.1 Phân rã sản phẩm

2.2.1 Cấu tạo sản phẩm

2.2.1.1 Các dòng sản phẩm Milo phổ biến hiện tại trên thị trường Việt Nam hiện nay:

- Các loại Milo sữa uống liền có hạn sử dụng 12 tháng


- Các loại Milo sữa bột có hạn sử dụng 12 tháng và 1 tháng khi mở nắp

Milo teen x2 protein Milo bịch uống liền


canxi (lon) 240ml 180ml
- Đóng gói: Lon - Đóng gói: Dạng
- Dung tích: 240ml bịch
- Dung tích: 180ml

Milo hộp nhí uống Milo hộp ít đường


liền 115ml 180ml
- Đóng gói: Dạng hộp - Đóng gói: Dạng hộp
- Dung tích: 115ml - Dung tích: 180ml

Milo hộp uống liền Milo bột gói 3in1


180ml 220g
- Đóng gói: Dạng hộp - Đóng gói: Dạng gói
- Dung tích: 180ml - Dung tích: 220g

Milo bữa sáng cân Milo bột gói 3in1 22g


bằng 195ml - Đóng gói: Dạng gói
- Đóng gói: Dạng hộp - Dung tích: 22g
- Dung tích: 195ml

5
Milo bột hộp giấy 285g
Milo bột hũ nhựa
- Đóng gói: Dạng hộp
400g
giấy
- Đóng gói: Dạng hũ
- Dung tích: 285g
nhựa
- Dung tích: 400g

Milo teen x2 protein Milo tee bữa sáng


200ml
canxi (hộp giấy) 210ml
- Đóng gói: Dạng hộp - Đóng gói: Dạng hộp
(nắp vặn)
(nắp vặn) - Dung tích: 210ml
- Dung tích: 210ml

Bảng 1 : Các sản phẩm của Nestlé Milo

2.2.1.2 Thành phần chính của sữa Milo

Đường, Sữa bột tách kem (skimmed milk powder), Protomalt (chiết xuất từ mầm
lúa mạch 1.4%) , Siro glucose, Dầu bơ, Dầu thực vật, Bột cacao, Bột whey, Các
khoáng chất, Chất nhũ hóa lecithin 332(i) – chiết xuất từ đậu nành (soya lecithin),
Các vitamin, Chất ổn định carrageenan 407, Chất tạo ngọt tổng hợp, Hương vani
tổng hợp.

2.2.1.3 Điều kiện bảo quản

Milo bột: bảo quản ở điêu kiện bình thường, nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi có nhiệt độ,
độ ẩm cao.

Milo uống liền: Bảo quản ở điều kiện thường, để sản phẩm nơi khô ráo, thoáng mát, tránh
ánh nắng trực tiếp.

2.2.1.4 Xác định được các thành phần, từ đó xác định supplier

 Nhóm nhà cung cấp về nguyên liệu


 Nhóm nhà cung cấp về bao bì đóng gói.

6
2.2.2. Phân rã quy trình từ tập đoàn đến tay khách hàng

Chuỗi cung ứng Milo của Nestlé cũng cũng có những thành phần và chức năng vận hành
của một chuỗi cung ứng điển hình. Điều này ta có thể nhìn thấy khi phân rã quy trình từ khi
nhận thông tin đến tay khách hàng.

Một chuỗi cung ứng là một hệ thống gồm các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động,
thông tin và tài nguyên liên quan đến việc di chuyển vật liệu, sản phẩm và dịch vụ trong suốt
quá trình sản xuất, từ nhà cung cấp nguyên liệu ban đầu đến khách hàng cuối cùng.

Phân rã quy trình: Để một sản phẩm đến tay khách hàng, thì trước hết phải trải qua các
giai đoạn được thể hiện ở sơ đồ bên dưới:

Hình 3 : Đơn giản hóa chuỗi cung ứng sản phẩm

- Suppliers: Sau khi lên kế hoạch sản xuất, tập đoàn sản xuất sẽ liên hệ với suppliers để
tìm và nhập nguồn hàng nguyên liệu cần thiết

- Manufacturers: Là quá trình chuyển đổi nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng không
qua các phương tiện sản xuất và công nghệ cụ thể, cần có sự tính toán cẩn thận về kế hoạch
sản xuất, kế hoạch tồn kho.

- Distributors: Nhà phân phối.


- Wholesalers: Là đơn vị tập kết một lượng lớn hàng hóa để bán lại cho các đơn vị bán lẻ.
- Retails: Nhà bán lẻ, cung cấp sản phẩm đến tay khách hàng.
- End customers: điểm đến cuối cùng của chuỗi cung ứng, tác động đến toàn bộ chuỗi
cung ứng.
Có thể thấy mỗi một mắt xích trong chuỗi cung ứng có mối quan hệ chặt chẽ và
tác động qua lại rất lớn đối với khả năng vận hành của toàn bộ chuỗi cung ứng còn
lại.

7
2.2.2.1 Suppliers

Nhà cung ứng hay còn được gọi là Supplier Nhà cung cấp cung cấp nguyên liệu
cần thiết để doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm. Đối với Milo thì Suppliers
chính là người cung cấp bao bì, nguyên liệu, dịch vụ vận chuyển.
Tác động đến chuỗi cung ứng: là một đối tượng và hoạt động quan trọng và tốn
nhiều chi phí nếu không có kế hoạch cụ thể, do đó cần đặt ra bài toán lên kế hoạch
cụ thể về mua bán, nắm bắt đơn hàng, lượng nguyên vật liệu còn dư, kế hoạch sản
xuất.

2.2.2.2 Manufatures

Nhà sản xuất tác động đến lượng hàng hóa được đưa ra trong chuỗi cung ứng, sản
lượng sản xuất được đưa ra thị trường phụ thuộc vào năng lực mà yêu cầu sản xuất của
nhà máy. Đối với Milo thì đây là nơi sản xuất hàng hóa ra thị trường.

Hình 4 : Dây chuyền sản xuất sữa đóng hộp Milo


Tác động: Một quy trình sản xuất hàng loạt thường tốn kém chi phí đầu tư và yêu cầu một
kế hoạch sản xuất cụ thể để tránh lãng phí và trễ đơn, dẫn đến chất lượng dịch vụ thấp.

Yêu cầu: yêu cầu về phòng ban lên kế hoạch vật liệu/nhu cầu. cung ứng, quản lý nhu cầu,
dự báo, cải tiến, hậu cần,…

8
2.2.2.3 Distributors (Nhà phân phối)

Nhà phân phối là đơn vị trung gian giúp kết nối các sản phẩm của doanh nghiệp sản
xuất đến đại lý và người tiêu dùng. Trong chuỗi cung ứng của Milo, thì distributors có
chức năng tập hợp sản phẩm từ tập đoàn sản xuất để chuẩn bị đem ra thị trường.

Hình 5 : Trung tâm Phân phối Nestlé Bông Sen


Tác động: distributors làm việc trực tiếp với nhà sản xuất với số lượng sản phẩm rất
lớn. trữ hàng trong kho cho doanh nghiệp rồi bán lại cho những nhà phân phối nhỏ lẻ
(wholesale hoặc retail), và từ nhà phân phối nhỏ lẻ, hàng hóa sẽ được vận chuyển đến
tay khách hàng.

Yêu cầu: khả năng tài chính, khả năng phân phối hàng hóa, điều hành và quản lý,
khả năng hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng, tồn kho, bảo quản hàng hóa.

2.2.2.4 Wholesalers (Nhà bán sỉ)

Wholesalers được xem là trung gian trong chuỗi cung ứng, vừa đóng vai trò vừa là
người mua và người bán, hàng hóa cũng được mua và lưu trữ với số lượng lớn và bán
theo dạng bán sỉ, phân phối lại cho các nhà bán lẻ (retailers) . Đối với milo thì đây có thể
là các kho trung tâm với lượng hàng hóa đa dạng, cũng là nơi phải đảm bảo các điều kiện
để lưu trữ tốt hàng hóa trước khi đến tay khách hàng.
Tác động: đóng vai trò là người mua hàng, wholesalers tác động đến lượng hàng
bán ra, giá thành sản phẩm, kế hoạch vận tải hàng hóa,..
Yêu cầu: Yêu cầu về vận chuyển, kế hoạch sản xuất, điều độ, bán hàng,...

9
Hình 9. Hình ảnh wholesalers

2.2.2.5 Retailers (Nhà bán lẻ)

Retailer là các cửa hàng bán lẻ với quy mô nhỏ, tập hợp đa dạng hàng hóa với số
lượng trung bình và nhỏ để cung cấp sản phẩm đến tay khách hàng. Retailers có mặt và
phân bố rộng rãi bên giúp hàng hóa đến tay khách hàng dễ dàng và tiện lợi hơn. Trong
chuỗi cung ứng của milo đó có thể là tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị,...

Hình 10. Milo trong một cửa hàng tạp hóa


Tác động: Đóng vai trò là một điểm phân phối trong chuỗi cung ứng, là điểm cuối cùng
trước khi sản phẩm đến tay người mua, do đó đặt ra yêu cầu chặt chẽ về tồn kho và xuất
kho, bảo quản, vận chuyển,..

Yêu cầu: dịch vụ vận chuyển, phòng ban tồn kho, bán hàng, quản lý đơn hàng,...

10
2.2.2.6 End customers

End customers là điểm đến cuối cùng của hàng hóa trong chuỗi cung ứng, vai trò
của họ là mua và hoàn trả sản phẩm nếu phát hiện có lỗi.
Tác động: tác động đến doanh thu và sự tồn tại của hệ thống, yêu cầu về mẫu mã sản
phẩm, chi phí phù hợp, đóng gói,...
Yêu cầu: sự phối hợp chặt chẽ của toàn bộ các phòng ban trong chuỗi cung ứng, từ lên
kế hoạch, sản xuất đến phân phối hay thậm chí là hoàn trả lại sản phẩm.

2.2.2.7 Một số stakeholder khác

Chính quyền: những quy tắc ràng buộc trong sản xuất, vận chuyển
Bên thứ ba: những bên cung cấp dịch vụ hỗ trợ sản xuất, vận chuyển, bán hàng,...
Công nhân: vận hành nhà máy
Tác động : sản lượng bán ra, chi phi sản xuất, chi phí sản phẩm, sự hài lòng của
khách hàng, thời gian giao hàng, sản xuất,..
Yêu cầu: Kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, bán hàng, vận chuyển, thông tin,..

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NESTLÉ ĐỐI
VỚI DÒNG SẢN PHẨM SỮA MILO

3.1 Mô hình chuỗi cung ứng:

3.1.1 Sơ lược về định nghĩa chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là một quá trình di chuyển các yếu tố đầu vào từ nhà cung cấp
thông qua việc lưu trữ và vận chuyển đi đến nhà sản xuất rồi lại từ nhà sản xuất biến
đổi các yếu tố đầu vào đó thành yếu tố đầu ra của sản phẩm di chuyển và lưu trữ sản
phẩm tới nhà phân phối và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Do đó,
chuỗi cung ứng sẽ bao hàm cả nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà vận chuyển, nhà kho,
các đại lý bán lẻ và cả khách hàng.
Với quy mô hoạt động rộng khắp 189 quốc gia và hơn 339,000 nhân viên, chuỗi
cung ứng của Nestlé phức tạp và được xây dựng dựa trên các yếu tố đặc trưng ở các
quốc gia khác nhau. Nestlé nói chung và Nestlé MILO nói riêng đều xây dựng hoạt
động kinh doanh với mục đích bảo vệ sự bền vững của cộng đồng và môi trường.

11
Họ có các chuỗi cung ứng ngay tại chỗ nhằm giúp giảm bớt chi phí sản xuất vận
chuyển và còn nhằm tạo điều kiện việc làm cho dân cư địa phương cùng với việc
nâng cao bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Nestlé hợp tác với các đội ngũ kinh doanh để phát triển khả năng dự đoán nhu
cầu và với các nhà cung cấp trên khắp thế giới để đảm bảo các nguyên liệu có nguồn
gốc rõ ràng. Trong quá trình hoạt động của bộ phận cung ứng, Nestlé cân bằng mức
tồn kho để đảm bảo việc cung ứng sản phẩm. Sau khi sản xuất sản phẩm, bộ phận
cung ứng có trách nhiệm lưu trữ và vận chuyển các sản phẩm một cách an toàn để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng một cách đầy đủ và đúng lúc.

3.1.2 Sơ đồ chuỗi cung ứng

Tổng quan hoạt động của chuỗi cung ứng:

- Lập kế hoạch sản xuất: Với vị thế hàng đầu của Nestlé Milo trong ngành hàng
tiêu dùng nhanh, với nhu cầu khổng lồ đòi hỏi việc lập kế hoạch phải phù hợp để tổ
chức vận hành trơn tru, cung cấp sản phẩm cho khách hàng và khả năng tiếp cận sản
phẩm đúng thời điểm. Ở Nestlé họ dùng hệ thống đẩy (Push) để tiếp cận khách hàng,
họ sẽ luôn phải đảm bảo lượng hàng tồn kho ở các điểm, đảm bảo luôn cung cấp
đầy đủ và kịp thời nhu cầu đầy biến động của khách hàng. Họ có bộ phận sale,
marketing và bộ phận lên kế hoạch nhu cầu, đưa ra dự báo chính xác nhu cầu thị
trường và bộ phận supply planning sẽ lên kế hoạch cung ứng để xây dựng dự báo
nhu cầu nguyên vật liệu và kế hoạch sản xuất (production planning). Production
planning sẽ xây dựng dựa trên nhu cầu khách hàng và năng lực nội bộ (năng lực sản
xuất).
- Thu mua nguyên vật liệu: Nestlé có 2 bộ phận chính gồm Strategic Buyer
(người xây dựng chiến lược mua hàng), và Operational Buyer (người trực tiếp đặt
hàng sau khi strategic buyer xác định nguồn/số lượng mua, đồng thời điều khiển để
hàng về nhà máy theo đúng kế hoạch đã đề ra). Hoạt động thu mua bắt đầu từ việc
tìm nguồn cung ứng chiến lược tại địa phương, cân nhắc các tiêu chí để lựa chọn
nhà cung cấp và xác lập hợp đồng tiến hành nhập hàng. Tổng quan hoạt động thu

12
mua nhằm đảm bảo tối thiểu chi phí, đem lại giá trị bền vững và lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp.
- Sản xuất: Sản lượng sữa MILO sản xuất hằng năm của Nestlé rất lớn. Năm
2014 ở Việt Nam, công suất sản xuất thức uống lúa mạch MILO lên mức hơn
100.000 tấn/năm. nhà máy Bông Sen là nhà máy sản xuất sữa và Milo uống liền lớn
nhất nước ta. Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, tốn
ít nhân công, đa phần tự động hóa và đảm bảo không gây hại cho môi trường. Tiêu
chí chất lượng cũng được đặt lên hàng đầu.
- Phân phối sản phẩm: Hiện nay Nestlé Việt Nam có 4 nhà máy sản xuất, 2 trung
tâm phân phối, hơn 2.300 nhân viên trên toàn quốc, 136 nhà phân phối, hàng trăm
nghìn đại lý chính hãng chưa kể đại lý/ điểm bán nhỏ lẻ và có độ phủ sản phẩm
khắp 63 tỉnh thành cả nước. Nestlé tận dụng triệt để đầy đủ kênh phân phối GT, MT
và Online nên người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua các sản phẩm sữa MILO tại
bất cứ đâu, từ cửa hàng tạp hóa, bách hóa đến các cửa hàng tiện lợi, siêu thị trên địa
bàn. Ngoài ra, các kênh phân phối online cũng được chú trọng như sàn thương mại
điện tử: Shopee, Tiki, Lazada, Bachhoaxanh, Iprice hoặc website:
nestlemilo.com.vn. trở thành doanh nghiệp đầu tiên đưa công nghệ 4.0 – Tự động
hóa tiên tiến Obiter Robot vào hệ thống trung tâm phân phối ở Việt Nam. Cùng với
hệ thống SAP (phần mềm quản lý doanh nghiệp), các giải pháp di động quản lý hệ
thống phân phối, công nghệ định vị GPS, thu phí điện tử,… giúp tối ưu kho bãi,
đảm bảo dòng chảy sản phẩm sẽ đến được tay người tiêu dùng nhanh hơn. Ngoài ra,
việc trung tâm phân phối cạnh nhà máy cũng thể hiện tư duy “one-touch,” giữ cho
chi phí phân phối cạnh tranh trong khi cung cấp sản phẩm chất lượng cao nhất cho
khách hàng.

3.2 Hoạt động lên kế hoạch thu mua, sản xuất:

Nằm trong ngành công nghiệp thực phẩm đóng gói tiêu dùng nhanh, Nestle cần
phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng, họ cần có những
sự chuẩn bị trước chính xác và phòng tránh được các rủi ro đối với sự biến động của
thị trường. Một trong những hoạt động cung cấp thông tin cho việc lên kế hoạch là
Marketing.

13
3.2.1 Hoạt động Marketing

- Chiến lược về sản phẩm: Với Milo, Nestlé đã phát triển và cải tiến nhiều dạng
sản phẩm khác nhau: sữa lon, sữa bịch uống liền, sữa bột dạng lon nhựa và hộp giấy
chữ nhật. Ngoài dòng sữa truyền thống, còn có thêm các sản phẩm khác như ngũ
cốc ăn liền, bánh kẹo, kẹo ngậm,... đều có tên là Milo có mẫu mã bao bì và hương vị
tương đồng. Điều này rất thành công khi tạo dựng hình ảnh và dấu ấn nổi bật của
sản phẩm đối với người tiêu dùng. Dù sau này có nhiều sản phẩm tương đồng cạnh
tranh, nhưng thương hiệu Milo màu xanh vẫn luôn là ấn tượng nhất.
- Chiến lược về giá : Dòng sản phẩm sữa Milo nhắm tới đối tượng khách hàng
mục tiêu chính là những phụ huynh có con từ 6-14 tuổi, có nguồn thu nhập từ thấp
đến cao. Vì vậy, việc định giá sản phẩm của sữa Milo tương đối phù hợp với mức
thu nhập bình quân hàng tháng của các hộ gia đình ở Việt Nam. So với các dòng sữa
khác họ vẫn luôn có lợi thế cạnh tranh.
- Các chiến lược tiếp thị khác như dùng ống hút giấy, “Thể thao luôn tìm thấy nhà
vô địch trong con”, … giúp họ quảng bá thêm cho sản phẩm, và tạo ấn tượng tốt
trong mắt khách hàng.
Tính đến năm 2019 Nestlé đã có tới 10.5 tỷ hộp sữa ở Việt Nam. Từ những chiến
lược về marketing và hoạt động lâu năm của mình, họ đã có cho mình một sức tiêu
thụ rộng lớn khắp cả nước, đảm bảo cho sản phẩm của họ luôn được chào đón.
Các thông tin từ marketing cũng được thu thập qua nhiều năm là nguồn dữ liệu
quan trọng cho việc dự báo nhu cầu. Cùng với những chương trình quảng bá sản
phẩm hay các sự kiện bất thường từ thị trường, lượng sản xuất cũng sẽ thay đổi và
biến động.

3.2.2 Hoạt động dự báo và lên kế hoạch

- Dựa trên các số liệu mới thu thập từ thị trường và các số liệu vốn có của doanh
nghiệp doanh nghiệp cần thiết dự báo cho tất cả các hoạt động của mình trong cả dài
hạn, ngắn hạn. Đối với các sản phẩm thực phẩm cần phải cân nhắc đến sự ảnh
hưởng của mùa vụ, phụ thuộc vào thời tiết để cung cấp một vụ mùa bội thu, nhu cầu
thay đổi do các ngày lễ tết,…, các xu hướng bán lẻ khác và tính chất dễ hư hỏng của
nhiều sản phẩm gây khó khăn cho việc lập kế hoạch sản xuất và tổ chức logistics.

14
- Các số liệu kinh doanh chẳng hạn như ngân sách và mục tiêu bán hàng, là
những yếu tố quan trọng cần quan tâm. “Thực hiện các biện pháp chủ động thay vì
chỉ phản ứng”. Để đạt được điều này, Nestlé tập trung vào các quy trình liên kết
chặt chẽ, hợp tác mạnh mẽ hơn với khách hàng và sử dụng phương pháp dự báo phù
hợp. Có hai tùy chọn chính để tạo dự báo. Phương pháp chủ quan chủ yếu phụ thuộc
vào sự ước lượng và thẩm định của các nhà lập kế hoạch dựa trên kinh nghiệm mà
họ rút ra được. Phương pháp thống kê tiếp cận vấn đề dự báo bằng dữ liệu. Đối với
hoạt động rộng lớn và phức tạp của MILO, Nestlé đã áp dụng các phần mềm chuyên
dụng để đạt hiệu quả dự báo tốt nhất.
- Đối với các nhu cầu tăng cao do kích cầu từ các chiến dịch marketing, Nestlé đã
dùng phần mềm SAS, giúp Nestlé hiện có thể đi sâu vào phân cấp khách hàng và
thực hiện những việc như tích hợp tác động của các chương trình khuyến mại và ưu
đãi đặc biệt vào các mô hình thống kê để lên dự báo nhu cầu trước khi chiến dịch
bắt đầu.

3.2.3 Quản lý thu mua

3.2.4.1. Quy tắc lựa chọn nhà cung cấp

Công ty Nestlé đã sử dụng quy trình 7 bước chiến lược tìm nguồn cung ứng để:
+ Xác định các chiến lược theo thể loại chỉ tiêu thông qua xem xét cả nhu cầu
của Nestlé lẫn sự sẵn sàng của nhà cung cấp.
+ Xác định các chiến lược nhà cung cấp để đảm bảo sử dụng một cách tiếp cận
thích hợp đối với việc quản lý nhà cung cấp.
Nestlé phân loại các chỉ tiêu của công ty và của các nhà cung cấp dựa trên các tiêu
chí giá trị và rủi ro. Cách phân loại này nhằm đảm bảo các chiến lược thích hợp nhất
sẽ được thực hiện.
Việc Nestlé tuân thủ quy trình này nhằm đảm bảo rằng:
+ Các chiến lược theo thể loại và nhà cung cấp được thiết lập và liên kết rõ ràng
với các mục tiêu doanh nghiệp, có tính đến sự phát triển cả hiện tại lẫn tương lai.
+ Việc lựa chọn nhà cung cấp được thực hiện một cách chặt chẽ bằng cách sử
dụng các tiêu chí đánh giá phù hợp, điều này giúp Nestlé chọn được các nhà cung cấp
thích hợp nhất.

15
+ Cơ sở dữ liệu về nhà cung cấp được quản lý một cách có hiệu quả để đem lại
hiệu suất và mức độ tham gia tốt nhất.
Các bước của quy trình 7 bước chiến lược tìm nguồn cung ứng:
+ Bước 1: Tiến hành phân tích nhu cầu nội bộ
+ Bước 2: Tiến hành đánh giá thị trường và nhà cung cấp
+ Bước 3: Thu thập thông tin nhà cung cấp
+ Bước 4: Xây dựng chiến lược tìm nhà cung ứng/thuê ngoài
+ Bước 5: Thực hiện chiến lược tìm nguồn cung ứng
+ Bước 6: Đàm phán với các nhà cung cấp và chọn giá trúng thầu
+ Bước 7: Thực hiện kế hoạch chuyển đổi hoặc chuỗi cung ứng theo hợp đồng.

3.2.3.2 Phương pháp lựa chọn nhà cung cấp

Bước 1: Sơ tuyển đối tác cung cấp:


Để có hiểu biết trước về năng lực của nhà cung cấp tiềm năng, sẵn sàng cung ứng
và cam kết tuân thủ các yêu cầu của Nestlé về:
+ An toàn và chất lượng thực phẩm/bao bì
+ Các khả năng kỹ thuật và nghiên cứu phát triển sản phẩm
+ Có trách nhiệm trong việc cung ứng hàng
+ Tài chính ổn định
Các nhà cung cấp trong danh sách sơ tuyển sẽ được mời tham gia vào quá trình
báo giá hoặc yêu cầu cho việc đề xuất.
Bước 2: Chọn nhà cung cấp:
Nestlé sẽ đánh giá các nhà cung cấp có tên trong danh sách sơ tuyển để đánh giá
liệu họ có đáp ứng được tất cả các yêu cầu liên quan đến hàng hóa và dịch vụ. Các
tiêu chí đánh giá tối thiểu bao gồm:
+ Thông số kĩ thuật
+ Các điều kiện về giá
+ Các điều kiện về dịch vụ
+ An toàn và chất lượng thực phẩm/bao bì
+ Các khả năng kĩ thuật/nghiên cứu phát triển sản phẩm
+ Có trách nhiệm trong việc cung ứng hàng

16
+ Tài chính ổn định
Bước 3: Đánh giá nhà cung cấp:
Các nhà cung cấp có tiềm năng sẽ được đánh giá thêm để đảm bảo tất cả các cơ
sở cung cấp hàng của họ đều tuân thủ các quy tắc được áp dựng cho nhà cung cấp
của Nestlé cũng như là để đảm bảo cho chất lượng của hàng hóa và dịch vụ do họ
cung cấp. Trọng tâm trong đợt đánh giá này là:
+ An toàn và chất lượng thực phẩm/bao bì
+ Có trách nhiệm trong việc cung ứng hàng.
Sau bước này sẽ đưa ra quyết định xem có thể chọn nhà cung cấp này để cung cấp
hàng hóa và dịch vụ cho Nestlé hay không.

3.2.3.3. Quy trình thu mua

Hình 6 : Quy trình thu mua của Nestlé

3.2.4 Sản xuất

3.2.4.1 Quy trình sản xuất

Hình 7 : Quy trình sản xuất bột Milo


Bước 1: Trộn khô

17
Các nguyên liệu như bột cacao, sữa, vitamin,...sẽ được đưa vào máy và trộn
chung với nhau, thành phẩm thu được là một hỗn hợp trộn khô.
Bước 2: Trộn ướt
Nước và protomalt sẽ được thêm vào hỗn hợp trộn khô, sau đó sẽ được khuấy
và trộn cẩn thận để trở thành một hỗn hợp có độ đặc vừa phải.
Bước 3: Sấy
Hỗn hợp được tạo thành ở bước trên sẽ được sấy trong lò để hút nước tạo thành
một khối bột khô
Bước 4: Ép
Khối bột khô sau đó được ép nhuyễn để tạo thành bột MILO mịn mà chúng ta
đang sử dụng.
Bước 5: Đóng gói
Bột MILO được đóng gói vào các lon MILO bằng dây chuyền tự động, sau đó
các lon sẽ được đóng gói vào thùng.

3.2.4.2. Quản lý sản xuất (điều độ, thông tin,...)

Nestlé đã thực hiện việc quản lý chặt chẽ trong các quy trình sản xuất của nhà
máy. Từ việc điều độ công việc đến quản lý các thông tin liên quan đến sản xuất
cùng với hệ
thống SAP (phần mềm quản lý doanh nghiệp), các công nghệ này giúp tối ưu hóa
diện tích, tăng sức chứa hàng hóa lên gấp đôi.
Với mục tiêu áp dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động sản xuất và vận hành, chỉ
riêng tại nhà máy Nestlé Bông Sen đã có trên 40 ứng dụng nội bộ đã được tạo ra
giúp nhân viên khối nhà máy lưu trữ dữ liệu, hệ thống hóa các quy trình trước đây
thực hiện hoàn toàn bằng tay. Hoạt động này không chỉ tiết kiệm 1/2 lượng giấy sử
dụng so với trước đây, giảm phát thải khí CO2 ra môi trường, đồng thời giúp cắt
giảm tới 60% các hoạt động không mang lại giá trị, nâng cao hiệu quả vận hành.
Mô hình “Nhà máy kết nối”: ứng dụng công nghệ trong việc thu thập và phân tích
dữ liệu, xây dựng mô hình dự đoán trong các hoạt động sản xuất và bảo trì. Việc áp
dụng mô hình này đã giúp nhà máy phân tích trên 1000 quy trình, góp phần phân
tích xu hướng và phát hiện những vấn đề bất thường trong sản xuất. Ngoài ra, nhà

18
máy đã giảm 60% thời gian dây chuyền tạm ngưng vận hành và 10 triệu kWh năng
lượng điện tiêu thụ hằng năm nhờ vào việc áp dụng các công nghệ hiện đại.

3.2.4.3. Quản lý chất lượng

Để tạo ra giá trị một cách bền vững và xây dựng lòng tin một cách hiệu quả cũng
như là để đảm bảo chất lượng, Nestlé :
+ Đảm bảo sản phẩm an toàn và tuân thủ quy định bằng việc tôn trọng tất cả các
chính sách, nguyên tắc và tiêu chuẩn một cách minh bạch.
+ Đảm bảo và nâng cao sự ưa thích và tính ổn định để luôn làm hài lòng mỗi cá
nhân và gia đình. Chúng ta luôn trân trọng những giá trị và người tiêu dùng mong đợi
hoặc vượt hơn sự mong đợi bằng việc mang đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
+ Luôn hướng đến không sai sót và không lãng phí bằng cách không ngừng tìm
kiếm các cơ hội cải tiến liên tục để tạo nên ưu thế cạnh tranh.
+ Đảm bảo sự cam kết của mỗi thành viên trong mọi lĩnh vực và ở tất cả các
cấp để xây dựng tinh thần Chất lượng Nestlé.

3.2.5. Tồn kho

3.2.5.1. Các công việc trong kho

Nhận nguyên liệu, bao bì từ nhà cung cấp đến nhà máy sau đó kiểm tra số lương,
chất lượng, các loại chứng từ như: PO, phiếu giao hàng, hóa đơn,..
Nhận các thùng sản phẩm từ nơi sản xuất, đảm bảo thùng được đóng gói cẩn thận,
xếp các thùng hàng theo đúng mặt hàng được quy định theo từng dãy.
Kiểm tra số lượng hàng, nguyên vật liệu tồn để lên kế hoạch nhập hàng.
Thực hiện kiểm tra kho định kì, giải trình khi có các sai phạm về tiêu chuẩn 5S
Theo dõi và báo cáo trưởng kho đối với các nguyên liệu không phù hợp, không
đảm bảo chất lượng
Tuân thủ các nguyên tắc về an toàn, vệ sinh, hiệu quả trong việc sắp xếp, di
chuyển,... của công ty.

19
3.2.5.2 Kho nguyên liệu

Hình 8 : Kho nguyên liệu của Nestlé

Quyết định lưu kho của Nestlé là lưu kho theo chu kì. Để đảm bảo việc giảm tỉ lệ
tồn kho xuống mức thấp nhất và kiểm soát tốt hơn thì công ty áp dụng nguyên tắc JIT
(Just-In-Time) giúp cho phép công ty chuẩn bị vừa đủ nguyên vật liệu cho mỗi cuối
tuần để chuẩn bị trước nguồn nguyên liệu đầu vào cho chu kì tiếp theo. Bên cạnh đó,
Nestlé đã xây dựng một khoảng không gian lưu trữ mới tiếp giáp với kho thành phẩm
để giảm thời gian vận chuyển. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các công đoạn sản xuất và
vận chuyển đã tiết kiệm được nguồn tài nguyên không gian và thời gian, đồng thời
giúp các nhà quản lý kiểm soát tốt hơn số nguyên liệu tồn kho.

20
3.2.5.3 Kho thành phẩm

Hình 9 : Kho thành phẩm tại nhà máy Nestlé Bông Sen (Hưng Yên)

Vì Nestlé kinh doanh các mặt hàng đồ uống (sữa,...) và thực phẩm (bánh, kẹo,...)
nên việc lưu kho của các sản phẩm này là không lâu. Đối với dòng sản phẩm MILO
cũng vậy, để tránh việc sản phẩm bị hư hỏng, đổ vỡ ảnh hưởng đến chất lượng do lưu
kho trong thời gian dài.
Các sản phẩm trong kho được sắp xếp theo nguyên tắc FIFO (vào trước ra trước)
nhằm tránh tình trạng hàng hóa hết hạn sử dụng hoặc mất chất lượng. Vì thế, các sản
phẩm được vận chuyển ra khỏi kho cũng tuân thủ theo nguyên tắc FIFO.

3.2.5.4 Quản lý tồn kho

Nestlé sử dụng hệ thống quản lý kho WMS để phục vụ cho việc quản lý kho của
mình. Đây là một hệ thống giúp theo dõi mức tồn kho, đơn đặt hàng, bán hàng và
giao hàng, hệ thống giúp kiểm soát và quản lý hoạt động của kho từ nguyên vật liệu
vào kho cho đến hàng hoá thành phẩm. Hệ thống quản lý kho hàng WMS hướng
dẫn các quy trình nhận và đặt hàng tồn kho. Tối ưu hóa việc chọn và vận chuyển
đơn đặt hàng, bổ sung và quản lý hàng tồn kho. Nhân viên của Nestlé phải theo dõi
và kiểm tra tình trạng nguyên vật liệu và hàng hóa trong kho thường xuyên, cập nhật
và đồng bộ hóa dữ dữ liệu trên hệ thống WMS.

21
Việc sử dụng hệ thống này đã giúp Nestlé:
+ Tiết kiệm chi phí liên quan đến hư hỏng, thất thoát hàng hóa: đảm bảo chất
lượng và an toàn của hàng hóa, kiểm tra chất lượng, sắp xếp vị trí, chọn và di
chuyển hàng hóa một cách cẩn thận, đóng gói và giao hàng một cách an toàn và
chính xác, cũng như phòng ngừa các vấn đề như trộm cắp, sai sót,...
+ Tăng năng suất hoạt động bằng cách thiết lập các đường chọn hàng hiệu quả
hơn, từ đó hạn chế việc đi lại: hệ thống giúp xác định các lộ trình mà nhân viên có
thể lấy hàng một cách nhanh nhất và khoảng cách ít nhất.
+ Theo dõi số lượng, trạng thái và vị trí của các sản phẩm trong kho hàng một
cách liên tục và chính xác: kiểm soát hàng tồn kho theo thời gian thực và cập nhật
số liệu thực tế với số liệu hệ thống bằng cách sử dụng các công nghệ khác. Nhập và
xuất các thông tin về các sản phẩm vào hệ thống một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Ngoài ra, Hệ thống WMS cũng có khả năng đưa ra cảnh báo hoặc đề xuất khi có bất
kì sự khác biệt hay sai sót.

3.2.6 Phân phối

3.2.6.1 Các kênh phân phối dòng sản phẩm MILO của Nestlé

Hiện nay, Nestlé có 2 trung tâm phân phối (Nestlé Đồng Nai và Nestlé Bông Sen),
136 nhà phân phối, hàng trăm nghìn đại lý chính hãng chưa kể đại lý/ điểm bán nhỏ lẻ
và có độ phủ sản phẩm khắp 63 tỉnh thành cả nước.
a. Kênh phân phối GT: kênh phân phối truyền thống
Dòng sản phẩm MILO của Nestlé sẽ được trung tâm phân phối vận chuyển đến các
nhà phân phối, rồi đến các đại lý và cuối cùng là đến các điểm bán nhỏ lẻ như chợ,
tiệm tạp hóa,...để đưa đến với khách hàng thông qua hình thức mua bán.
b. Kênh phân phối MT: kênh phân phối hiện tại
Dòng sản phẩm MILO sẽ được vận chuyển từ trung tâm phân phối đến các trung
tâm thương mại, đại siêu thị, siêu thị,...
c. Kênh phân phối Online: sàn thương mại điện tử
Nestlé - tập đoàn hàng đầu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh đang tìm kiếm cách
làm thương mại điện tử một cách thông minh, tối ưu và hiệu quả. OctoPOS là một giải
pháp thúc đẩy bán hàng đa kênh, giúp Nestlé trở thành nhà tiên phong đa kênh, tiết

22
kiệm chi phí vận hành và mang đến người tiêu dùng sự hài lòng khi giúp họ trả phí
giao hàng thấp hơn và nhận hàng nhanh hơn.
Từ tháng 03/2021, OnPoint hợp tác với Nestlé Việt Nam để cung cấp giải pháp
kinh doanh đa kênh OctoPOS, kết nối kho của nhà phân phối offline với gian hàng
online. Sản phẩm của Nestlé có mặt trên các trang thương mại điện tử lớn như Lazada,
Shopee,...Tính đến nay, kênh bán hàng của Nestlé đã đạt hơn 400.000 lượt theo dõi.
Đến 5/2021, doanh thu của Nestlé đã tăng gấp 1,5 lần, đạt hơn 20,000 đơn hàng và thu
hút hơn 120,000 người theo dõi mới trên nền tảng Lazada.

Hình 10 : Kết quả của Nestlé trên sàn LAZADA qua các giai đoạn.

3.2.6.2 Quản lý vận tải

Nestlé chủ yếu vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ và đường biển và các hoạt
động vận tải là thuê ngoài. Một trong các đơn vị thuê ngoài tiêu biểu của Nestlé hiện
tại là DHL Supply Chain - chủ yếu cho các hoạt động của Nestlé tại châu Á - Thái
Bình Dương.
a. Thị trường ngoài nước.
Nestlé Việt Nam đã sử dụng ứng dụng Cargoo nhằm kết nối giữa nhà sản xuất và
nhà nhập khẩu, và các hãng tàu. Nền tảng này giúp theo dõi trạng thái của toàn bộ quá
trình vận chuyển hàng hóa giữa các đối tác cho từng đơn hàng, truy xuất thông tin lô
hàng khi có nhu cầu, thực hiện đặt chỗ với hãng tàu, và quản lý xuyên suốt bộ chứng từ
xuất nhập khẩu. Hiện 14 hãng tàu đã được tích hợp trong nền tảng này, giúp các nước
xuất khẩu thực hiện đặt chỗ nhanh hơn, đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn, và các

23
nước nhập khẩu cũng có thể theo dõi các đơn hàng đã mua, và tập trung giải quyết vấn
đề khi cần. Đây là bước đi số hóa để tập đoàn nói chung và Nestlé Việt Nam nói riêng
tìm kiếm cơ hội tăng hiệu suất đóng hàng, giảm chi phí vận tải biển.
b. Thị trường trong nước
Nestlé Việt Nam áp dụng các ứng dụng thông minh trong quản lý kho và vận
chuyển (Transportation-Hub). Cụ thể, từ cách đây 2 năm, Nestlé Việt Nam đã số hóa hệ
thống trung tâm vận chuyển hàng hóa, thay đổi vận hành của công ty từ việc nhận đơn
hàng, phân bổ vận chuyển cho đến vận hành kho, và theo dõi hoạt động giao hàng đến
tay khách hàng. Việc phân bổ đơn hàng một cách tự động giúp tối ưu việc vận chuyển,
như ghép các đơn hàng nhỏ để kết hợp vận chuyển trong cùng 1 chuyến xe, rút ngắn
tổng quãng đường di chuyển giúp giảm phát thải trong hoạt động vận tải, góp phần vào
lộ trình Net Zero.

3.2.7 Dịch vụ khách hàng

Quản lý mối quan hệ khách hàng - CRM tập trung vào việc hiểu những gì khách
hàng muốn, từ đó, dự đoán nhu cầu của khách hàng.
Nestlé luôn khuyến khích khách hàng tham gia vào cộng đồng Nestlé, nơi khách
hàng có thể giao lưu với nhau và chia sẻ các trải nghiệm của mình sau khi sử dụng các
sản phẩm của Nestlé. Bằng cách tham gia giao tiếp này, khách hàng đôi khi sẽ nhận
được khuyến mãi. Tuy nhiên, các nhà quản lý của Nescafe có thể thu thập dữ liệu của
người tiêu dùng thông qua diễn đàn Nestlé, bằng cách này họ sẽ biết họ cần phải làm
gì để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Để thành công thì cần có kế hoạch hoạt động lâu dài,mỗi công ty cần hoàn thành
tốt dịch vụ khách hàng. Quy trình hoạt động của Nestlé có xu hướng tập trung vào
khách hàng ở mọi khía cạnh. Thời gian khách hàng tiếp cận sản phẩm càng ngắn thì họ
càng hài lòng.
Do đó, thích ứng với thị trường hiện nay, Nestlé phân phối các sản phẩm trên cả
kênh trực tuyến và trực tiếp. Trong các nền tảng thương mại điện tử, Nestlé tạo tài
khoản chính thức của công ty trên Shopee, Lazada,...cung cấp tất cả các sản phẩm nói
chung và dòng MILO nói riêng, khách hàng có thể tìm thấy ở bất kỳ nhà bán buôn và
bán lẻ nào.

24
Hệ thống quản lý đơn hàng theo cấu trúc của của các trang thương mại điện tử, bao
gồm từ xác nhận đơn hàng đến bên thứ ba vận chuyển giao hàng đến kho sau đó đến
tay khách hàng là bước cuối cùng. Hơn nữa, thương hiệu cung cấp một số ưu đãi hấp
dẫn như quà tặng bổ sung, giao hàng miễn phí và dịch vụ đổi trả hàng trong bảy ngày
được bao gồm trong mọi đơn đặt hàng để mang lại trải nghiệm của người tiêu dùng.
Trong phần thanh toán, khách hàng có thể chọn thanh toán bằng tiền mặt, thẻ tín dụng,
hoặc thậm chí qua hệ thống Airpay. Ngoài ra, một số KPI phổ biến được Nestlé sử
dụng để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng là thời gian phản hồi hoặc thời gian
vận chuyển.
Tuy nhiên, một số lượng lớn các phản hồi cũng đang trở thành một thách thức đối
với Nestlé. Vì thế, Nestlé đã đăng công khai email, đường dây nóng trên các sản phẩm
và nền tảng trực tuyến của họ. Đối với bất kỳ sự cố nào, khách hàng có thể kết nối với
Nestlé và nhận được phản hồi sau 48 giờ.

CHƯƠNG IV: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

4.1 Thành tựu đạt được của Nestle Việt Nam

4.1.1 Qui mô và thành tựu

Tính đến năm 2022, Nestlé Milo tại Việt Nam đã có:
 6 nhà máy:
 1 nhà máy sản xuất sữa và MILO uống liền tại Hưng Yên..
 3 nhà máy sản xuất MILO tại tỉnh Đồng Nai.
 Vị trí số 1 trong số các tập đoàn đa quốc gia về dòng sữa lúa mạch. Thương hiệu Milo
trở nên quen thuộc trong lòng người tiêu dùng.
- Liên tiếp nhận giải thưởng APAC Effie Awards là thành quả cho những nỗ lực bền bỉ của
Nestlé Milo trong việc thấu hiểu thị trường và trẻ em Việt Nam. Cũng như trong việc thực
hiện sứ mệnh xây dựng thế hệ Việt Nam năng động.
- Lập kỷ lục Guinness Việt Nam về đồng diễn thể dục vào ngày 27/4, tại sân vận động tỉnh
Vĩnh Long với sự tham gia của 6000 học sinh đến từ 64 trường tiểu học trong địa bàn tỉnh.

25
4.1.2 Thành tựu về mặt xã hội

4.1.2.1 Dự án phát triển

Các hoạt động thể thao của Nestlé MILO.


Dự Án Nghiên Cứu và Phát Triển (R&D)
Cải thiện sinh kế cho nông dân trồng cà phê Việt Nam.
Dự án NESCAFÉ Plan.
Dự án Chị Nest.
Năm 2020, Nestlé Việt Nam triển khai mô hình “phụ nữ tin dùng” hỗ trợ phát triển kinh tế
và khởi nghiệp.
“Sáng kiến thanh niên toàn cầu” - “Nestlé needs YOUth”.
Nhiều nhãn hàng của Nestlé Việt Nam đã nghiên cứu triển khai ống hút giấy như: Nestlé
MILO, NESVITA, sữa Nestlé,...
Dự án “Give MILO packs a second life”.

4.1.2.2 Đóng góp cho xã hội

Theo ấn phẩm “Nestlé tại Việt Nam - 25 năm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
Việt” vào năm 2020, Nestlé thực hiện mục tiêu đặt ra với 3 lĩnh vực tạo ảnh hưởng gồm: Cá
nhân và gia đình; Cộng đồng và Hành tinh.
Đối với cá nhân và gia đình: Giúp 50 triệu trẻ em sống một cuộc sống khoẻ mạnh hơn.
Mang tới những sản phẩm ngon hơn, tốt hơn cho sức khoẻ.
Khuyến khích lối sống lành mạnh.
Xây dựng, chia sẻ và áp dụng kiến thức dinh dưỡng.
Đối với cộng đồng: Giúp cải thiện sinh kế cho hơn 30 triệu hộ gia đình thuộc các cộng
đồng
có liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của tập đoàn.
Nâng cao đời sống nâng cao.
Tôn trọng và thúc đẩy nhân quyền.
Đẩy mạnh tính đa dạng và việc làm bền vững.
Đối với hành tinh: Phấn đấu không tạo tác động nào tới môi trường trong mọi hoạt động.
Quản lý nguồn nước.
Bảo vệ môi trường.

26
4.2 Những khó khăn

4.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ Điểm mạnh Điểm yếu


cạnh
tranh
Thương hiệu mạnh: được biết đến với
thương hiệu và được tin dùng, là doanh
nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp
sữa tại Việt Nam. Thị phần sữa lớn nhất
việt Nam (36%).
Danh mục sản phẩm đa dạng: Vinamilk Chưa chủ động được nguồn
chiếm 75% thị phần sữa đặc có đường, nguyên liệu: phụ thuộc nhiều vào
90% thị phần sữa chua, 50% thị phần sữa nhập khẩu (60%).
tươi và các sản phẩm chế biến khác. Thị phần sữa bột chưa cao(16%).
Vinamilk
Quy mô: 12 nhà máy, 6 tập đoàn con Phụ thuộc nhiều vào thị trường
trong nước, 5 tập đoàn con/liên kết tại nội địa, thị trường quốc tế chưa
nước ngoài. phát triển mạnh.
 Thương hiệu Vinamilk được
định giá đạt 2,4 tỷ USD năm 2020,
tăng 200 triệu USD so với 2019.
- Mạng lưới phân phối rộng.
- Doanh thu xuất nhập khẩu chiếm 13%
Chưa tự chủ và quản lý được chất
Thị phần lớn thứ 2 Việt Nam (24%). lượng nguồn nguyên liệu.
Thương hiệu mạnh, có uy tín, có phân Chất lượng chưa ổn định.
phối toàn cầu Tự tạo rào cản với các hộ nuôi bò
Dutch
Công nghệ sản xuất Hà Lan hiện đại. sữa.
Lady
Chất lượng sản phẩm cao. Chưa có thị phần lớn tại phân
Hệ thống chăm sóc khách hàng tốt. khúc bột.
- Giá hợp lý, sản phẩm đa dạng. - Thị trường quốc tế đòi hỏi đầu
tư nhiều hơn
Chiến lược marketing của
Ovaltine được đánh giá là khá mờ
nhạt và không có gì nổi bật.
Chiến lược marketing đánh vào tâm lý của  Chiến dịch quảng cáo của
các bà mẹ: con được làm điều mình thích thương hiệu Ovaltine chỉ đưa ra
còn của MILO cũng con được trở thành những câu khẩu hiệu mang tính
nhà vô địch, đây cũng là một niềm vui. chất đối xứng hoặc đối sánh với
Ovaltine
nhau chứ không hề đưa một
 Sữa lúa mạch thơn ngon vị cacao
thông điệp có tính chất tương tự,
dùng cho trẻ em trên 1 tuổi. Còn của
hay một sản phẩm có nhiều điểm
MILO là thức uống bổ dưỡng.
chung như MILO => Ở dưới góc
độ thương hiệu đây là hành vi
cạnh tranh không lành mạnh.

Bảng 2: Đối thủ cạnh tranh của Nestlé Milo

27
4.2.2 Ảnh hưởng hậu đại dịch

Trong hai năm 2020- 2021, Việt Nam gặp khó khăn vì dịch Covid-19 nhưng
doanh thu thị trường sữa Việt Nam vẫn tăng trưởng ổn định. Theo Tổng cục Thống kê,
năm 2020 doanh thu Sữa Việt ước tính đạt 113.700 tỷ đồng và năm 2021 ước đạt
119.300 tỷ đồng. Tăng trưởng doanh thu ngành sữa chủ yếu nhờ vào 2 mảng chính là
sữa bột và sữa nước. Sản lượng sữa nước của Việt Nam năm 2021 ước đạt 1.770,1
triệu lít, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020. Ngành sữa Việt Nam đang từng bước
phát triển bền vững, theo hướng hiện đại, đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến thành
phẩm, có khả năng cạnh tranh để chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng cao của xã hội.
Đến thời điểm được cập nhật lần cuối vào tháng 1 năm 2022, ảnh hưởng của đại
dịch COVID-19 đối với Nestle, giống như nhiều doanh nghiệp khác, gây ra một số
thách thức và biến động trong môi trường kinh doanh.
Các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội có thể gây khó khăn cho chuỗi cung
ứng và sản xuất. Nestle phải đối mặt với sự gián đoạn trong việc tiếp nhận nguyên liệu
và vận chuyển sản phẩm.
Trong hành vi tiêu dùng có sự thay đổi làm ảnh hưởng đến nhu cầu sản phẩm.
Như sự tăng cường trong mua sắm trực tuyến và sự chú ý đến sức khỏe và dinh dưỡng
có thể ảnh hưởng đến ưu tiên và lựa chọn của người tiêu dùng.
Sự biến động trong tình hình kinh tế và gián đoạn chuỗi cung ứng có thể tạo ra áp
lực về giá và tình hình nguồn cung nguyên liệu.
Dù không bị ảnh hưởng nhiều bởi vì Covid nhưng mức chi tiêu cho các mặt hàng
tiêu dùng nhanh (FMCG) của người tiêu dùng Việt Nam nói chung đã bắt đầu chững
lại khi đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản. Trong khi đó nhu cầu sữa ở thị trường
thành thị dường như đã bão hòa tiêu thụ ở thị trường nông thôn lại biến động.

4.2.3 Ảnh hưởng do đứt gãy chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng của Nestlé bao gồm một tổ hợp của các loại hàng hóa như sữa,
nước, cà phê và các hàng hóa dễ hỏng khác. Do đó, Nestlé liên tục tìm kiếm các
phương pháp để cải thiện hoạt động của họ với hy vọng đạt được mức độ bền vững
cao hơn, điều này cũng là do Nestlé tin tưởng vào giá trị được chia sẻ trong các hoạt

28
động tạo nên chuỗi cung ứng của họ. Bất kỳ sự gián đoạn nào đối với bất kỳ bộ
phận nào của chuỗi cũng đều có thể dẫn đến những tác động tiêu cực lâu dài đến
hiệu quả và năng suất của tập đoàn.
Bộ phận thu mua của Nestlé hiện đang phải đối mặt với những thách thức trong
việc duy trì một chuỗi cung ứng hiệu quả do những thay đổi liên tục của môi trường.
Những thay đổi này đã ảnh hưởng đến các mối quan hệ cung ứng trong các nhà
cung cấp, cụ thể hơn là trong các nhà cung cấp nông nghiệp sản xuất nguyên liệu
thô. Vấn đề này đặc biệt khó khăn đối với Nestlé khi họ cố gắng tìm kiếm nguồn
nguyên liệu chất lượng nhất cho sản phẩm của mình. Ngay cả khi các vấn đề môi
trường vẫn còn tồn tại thì sự thiếu hụt của các nhà cung cấp cũng có thể là một yếu
tố gây ra tình trạng gián đoạn này.
Trong thị trường hiện tại, việc mua hàng chủ yếu được dẫn dắt bởi sự đổi mới và
hợp tác. Yếu tố hợp tác đề cập đến việc các tập đoàn có mối quan hệ chặt chẽ với
các nhà cung cấp. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng trong những năm gần đây,
nhiều tập đoàn bao gồm Nestlé đang cải tiến theo hướng đổi mới thay vì tập trung
vào việc tăng cường quan hệ đối tác với các nhà cung cấp của họ, thực hiện các biện
pháp như đa nguồn cung, lập kế hoạch dự phòng, và thiết lập các mối quan hệ chiến
lược với các đối tác cung ứng chủ chốt. Điều này cũng được cho là có tác động đến
tình trạng thiếu nguyên liệu thô trên thị trường.

4.3 Phương hướng phát triển tương lai

Hướng đền sự phát triển bền vững, Nestlé đã đặt mục tiêu tái chế bằng việc triển
khai công nghệ đóng gói bao bì mới với snack dạng thanh, công ty cũng đã áp dụng
đóng gói bao bì bằng giầy cho sản phẩm sữa bột Nesquik hồi quý I/2019 và giới
thiệu sản phẩm thức uống bỗ dưỡng Milo trong bao bì giấy vào năm 2020. Đây là
một bước đi thông minh khi khách hàng của Nestlé chủ yếu là các mầm non tương
lai và chủ đề về môi trường đang là một vần đề được nhiều người quan tâm, hi vọng
điều này có thễ nâng cao nhận thức hơn về môi trường cho người tiêu dùng
Tháng 3/2020, nhãn hàng Milo đã tiên phong trong việc sử dụng ồng hút giấy tự
phân hủy có thể bẻ cong như ồng hút thông thường đối với sản phẩm của mình, cụ
thế là dòng sản phẩm Milo Thức Uống Bữa Sáng Cân Bằng (Milo bữa sáng), với

29
ống hút nhựa thông thường sẽ được thay bằng ồng hút giầy. Việc thay đỗi ồng hút
không làm thay đối chất lượng, mùi vị của sản phẩm cũng như bảo đảm an toàn khi
sử dụng.
Thông qua việc này, Milo đang tiền đền mục tiêu giảm 75% rác thải nhựa trên
biến và đại dương vào năm 2030 do chính phủ Việt Nam đề ra. Với mục tiêu xây
dựng một Việt Nam xanh sạch đẹp, Nestlé Việt Nam tuyên bố đến năm 2025 sẽ sử
dụng 100% bao bì có khả năng tái chế hoặc tái sử dụng trên toàn cầu. dịch tái chế
với sản phẩm của mình, tác phát động cuộc thị “Hành trình xanh - Tái sinh vỏ hộp
sữa” ở gần 400 trường mẫu giáo và tiểu học tại TP.HCM, hướng dẫn và khuyến
khích trẻ thu gom, tái chế vỏ hộp sữa với bồn bước đơn giản. Với việc tổ chức các
hoạt động

4.4 Một số kiến nghị của nhóm

- Hiện nay tình hình kinh tế khó khăn với lạm phát cao và chuỗi cung ứng dứt gãy còn
chưa được phục hồi, tập đoàn đối mặt với nhiều thách thức hơn. Giải pháp được đưa ra
là cắt giảm đơn hàng, giảm lượng tồn kho ở các điểm phân phối để tránh tốn kém quá
nhiều chi phí. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ bằng các phần mềm từ xa để giảm thiểu thất
thoát.
- Với sự lên ngôi của Thương mại điện tử, tập đoàn cũng nên cân nhắc chuyển dịch
thêm một phần hàng hóa phân phối qua kênh này. Đa dạng các kênh phân phối, tập
trung vào giá cả và giao hàng. Đưa ra các chính sách giao hàng tại chỗ,…
- Đồng thời cũng bảo đảm các dịch vụ để giữ chân khách hàng. Với lượng phản hồi
lớn, Nestlé Milo nên áp dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo để giao tiếp nhanh chóng với
khách hàng.
- Trong giai đoạn thách thức này, đơn hàng sụt giảm không quá nhiều cũng là một thời
cơ để đổi mới dây truyền, áp dụng các thành tựu tự động hóa, trí tuệ nhân tạo trong sản
xuất của doanh nghiệp

30
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN

5.1 Về đề tài

Nestle là một trong những tập đoàn đi đầu trong việc ứng dụng những thành tựu
khoa học kỹ thuật vào phân phối, sản xuất, nhờ đó luôn chỉnh sửa hệ thống kịp thời,
thích ứng nhanh cũng như mang đến những sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu
dùng một cách tốt nhất. Nhờ vào những chính sách đặt ra với chính mình, và những
điều kiện cần thỏa với các bên liên quan. Nestle luôn giữ được cho bản thân tập
đoàn những mối quan hệ tốt với các nơi cung cấp trực tiếp như nông dân, các nhà
phân phối, hệ thống bán lẻ, mà vẫn bảo đảm được chất lượng đầu ra, đồng thời vẫn
giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến môi trường. Với những tiêu chí đã đặt ra, dựa trên
sự hiệu quả, sáng tạo, cải tiến, pháp lí, Nestle tự tin mang đến tay người tiêu dùng
những sản phẩm thơm ngon nhất, sạch nhất, ít lãng phí nhất. Một trong những yếu
tố đã khiến cho Nestle phát triển được như hiện tại, chính là nhờ chiến lược phát
triển xanh, tránh lãng phí. Hiếm có tập đoàn thực phẩm nào lại chăm chút đến tận
những nông dân-nơi khởi đầu nguồn cung như cách Nestle đã làm, như cái cách mà
họ duy trì Milo suốt nhiều năm vừa qua.

5.2.Về môn học

Là một trong những môn quan trọng đối với sinh viên ngành Logistics và Quản lý
chuỗi cung ứng, môn học này đã mang đến vô vàn nguồn kiến thức thiết thực và bổ
ích trong suốt quá trình học tập, giúp sinh viên có thêm vốn hiểu biết, cải thiên tư
duy trừu tượng của bản thân. Ngoài ra môn học này còn cụ thể hóa những kiến thức
đã học trên lớp qua việc yêu cầu sinh viên tìm hiểu về một hệ thống cụ thể, qua đó
hiểu sâu và nhớ lâu hơn những gì đã được giảng. Trong suốt quá trình báo cáo, cả
nhóm đã dần hoàn thiện mình, cải thiện cách thức hoạt động nhóm, kĩ năng nói
trước đám đông, diễn giải cho người khác về những hiểu biết của mình. Và trên tất
thảy, còn là cái nhìn tồng quan về toàn bộ hệ thống cũng như cách thức vận hành mà
Nestle đang áp dụng, qua đó cải thiện vốn hiểu biết thực tiễn để phù hợp với nghề
nghiệp sau này.

31
5.3 Kiến nghị đối với môn học

Quãng thời gian học tập và tiếp xúc với các bài giảng của môn Quản lý Logistics
đã cho chúng em hiểu thêm về cách thức vận hành, quy trình logistics của các tập
đoàn trên thế giới. Bên cạnh đó cũng là những thông tin về đời sống xã hội gần gũi,
dễ liên hệ, cần thiết cho ngành học và nghề nghiệp sắp tới trong tương lai. Song, từ
quan điểm đóng góp nhằm cải thiện thêm môn học nói riêng và ngành học nói
chung, bọn em có đưa ra một số kiến nghị:
- Có thêm một số video để minh họa trực quan hơn vấn đề.
- Có thêm tài liệu để hỗ trợ cho việc tham khảo, giúp đảm bảo chất lượng khi làm
báo cáo.
- Giảng viên đánh giá tiến độ thường xuyên hơn để biết cách làm liệu có đi đúng
hướng đã định hay không.
Vừa rồi là một số điều nhóm chúng em muốn bày tỏ. Hy vọng với những đóng
góp này, môn học sẽ ngày càng được cải thiện và tốt hơn.

32

You might also like