You are on page 1of 7

1.

Giới thiệu lý thuyết chiến lược thuê ngoài


a) Định nghĩa
- BPO viết tắt của Business process outsourcing, Sự di chuyển các công đoạn
của quy trình kinh doanh sang các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài.
b) Phân loại
- Các loại BPO:
+ Nước ngoài (offshore): di chuyển nhà máy tới các địa điểm ở nước
ngoài (xa, khác múi giờ, thường với một đối tác liên doanh địa phương,
vận hành cùng nhau trong một khoảng thời gian, sau đó chuyển công ty
sang kiểm soát nội bộ)
+ Trong nước (onshore): sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp trong nước
+ Khu vực lân cận (Nearshore outsourcing): là khi một tổ chức ký hợp
đồng cho các dịch vụ do các công ty có trụ sở tại các nước láng giềng
cung cấp.
c) Mục đích khi thực hiện chiến lược thuê ngoài
- Lợi ích về tài chính: Các nhà cung cấp BPO thường có thể thực hiện một quy
trình kinh doanh với chi phí thấp hơn hoặc tiết kiệm tiền cho các công ty theo
những cách khác nhau, chẳng hạn như tiết kiệm thuế.
- Linh hoạt trong triển khai dự án : Hợp đồng BPO có thể cung cấp khả năng sửa
đổi các cách thức thực hiện quy trình kinh doanh thuê ngoài, cho phép các công
ty phản ứng nhanh hơn với sự thay đổi động lực, nhu cầu của thị trường.
- Hiệu quả và chất lượng: Chất lượng cao hơn và hiệu suất tốt hơn bởi vì các quy
trình kinh doanh là hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ, các nhà cung cấp BPO
có một “vị trí tốt” để hoàn thành công việc với độ chính xác, hiệu quả và tốc độ
cao hơn.
- Tăng lợi thế cạnh tranh: BPO cho phép một tổ chức tập trung nhiều nguồn lực
hơn vào các hoạt động giúp phân biệt nó trên thị trường.
- Mở rộng phạm vi kinh doanh: Các tổ chức cần hoạt động tổng đài cuộc gọi
24/7 thường có thể nhanh chóng đạt được khả năng đó bằng cách ký hợp đồng
với một công ty BPO hoạt động 24/24 và có mặt được ở nhiều vị trí địa lý.
d) Rủi ro khi thực hiện BPO
- Vi phạm an ninh mạng: kết nối công nghệ giữa công ty tuyển dụng và nhà cung
cấp BPO tạo ra một điểm xâm nhập khác cho các tác nhân xấu, vì các tổ chức
thường cần chia sẻ dữ liệu bảo mật và được quản lý với các nhà cung cấp dịch
vụ của họ.
- Nhiều yêu cầu tuân thủ quy định: các tổ chức phải đảm bảo các BPO mà tổ
chức thuê phải tuân thủ các luật mà doanh nghiệp phải tuân theo và các nhà
cung cấp cũng phải tuân thủ các quy tắc đang chi phối công việc thuê ngoài của
tổ chức.
- Chi phí không lường trước hoặc cao hơn: các tổ chức có thể đánh giá thấp khối
lượng công việc cần phải hoàn thành, điều này có thể dẫn đến chi phí cao hơn
dự kiến.
- Những thách thức trong mối quan hệ: các tổ chức có thể đối mặt với các vấn đề
giao tiếp với các nhà cung cấp thuê ngoài của họ hoặc họ có thể nhận thấy rằng
có những rào cản trong văn hóa làm việc.
- Phụ thuộc quá nhiều vào nhà cung cấp bên ngoài: tổ chức phải quản lý các mối
quan hệ với BPO để đảm bảo các mục tiêu được đáp ứng với chi phí đã thỏa
thuận.
- Tăng khả năng bị gián đoạn: Khi các BPO gặp các vấn đề rủi ro như tài chính,
bất ổn địa chính trị, thiên tai… Các tổ chức phải xem xét và đưa ra các chiến
lược và giải pháp khiến mọi thứ dễ bị gián đoạn.

2. Giới thiệu doanh nghiệp Nike và Adidas


a) Nike
Nike là một công ty đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại BEAVERON. Được
thành lập vào ngày 25 tháng 1 năm 1964 với tên là BLUE RIBBON SPORTS (BRS)
do Bill Bowerman và Phil Knight. Sau một năm hoạt động BRS đã bán được 1.300
đôi giày chạy bộ Nhật Bản thu về 8.000 usd. Đến 1965 công ty đã có một nhân viên
toàn thời gian đầu tiên và doanh thu đạt 20.000 usd. Năm 1966 BRS mở cửa hàng bán
lẻ đầu tiên tại 3107 đại lộ pico, Santa monica, California.
Ngày 18 tháng 1 năm 1971 chính thức đổi tên thành NIKE (theo tiếng Hy Lạp
có nghĩa là nữ thần tự do) với logo swoosh (đôi cánh của nữ thần ) được thiết kế bởi
Carolyn Davidason và chỉ mất vỏn vẹn 35 USD cho logo này và đến 22 tháng 1 năm
1974 đã được NIKE đăng ký bản quyền sở hữu.
Từ năm 2005 thì chuỗi cung ứng của Nike đã đạt được nhiều thành công rực
rỡ, và trở thành một trong những chuỗi cung ứng hiệu quả nhất. Lượng tồn kho đã
giảm một cách đáng kể thông qua việc giảm tỷ lệ hàng sản xuất mà không nhận được
sự xác nhận. Nike rất nổi tiếng trong ngành quần áo và giày thể thao.
Công ty đã phát triển vượt bậc nhờ sự chứng thực cao cấp, thiết kế hiện đại và
các chiến dịch PR thành công trong nền văn hóa đại chúng, Các vận động viên nổi
tiếng như Lebron James, TigerWoods và Michael Jordan đều đã từng làm việc với
Nike.
- Nike hiện là nhà sản xuất giày thể thao hàng đầu trên thế giới.
• Xếp hạng 13 trên bảng xếp hạng các thương hiệu giá trị nhất năm 2020 của Forbes
• Với giá trị thương hiệu ước tính là 39,1 tỷ đô la
NIKE hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, phát triển, sản xuất,quảng bá cũng
như kinh doanh các mặt hàng giày dép, quần áo, phụ kiện, trang thiết bị và dịch vụ
liên quan đến thể thao. Nike quảng bá các sản phẩm dưới nhãn hiệu này cũng như các
nhãn hiệu Nike golf, Nike pro, Nike+, Air Jordan, Nike air max, Nike air force 1,
Converse... Ngoài sản xuất áo quần và dụng cụ thể thao, công ty còn điều hành các
cửa hàng bán lẻ với tên Niketown. Nike đã tài trợ cho rất nhiều vận động viên và các
câu lạc bộ thể thao nổi tiếng trên khắp thế giới, với thương hiệu rất dễ nhận biết là “
Just Do It “ và biểu tượng Swoosh.
b) Adidas
Adidas là một tập đoàn đa quốc gia của Đức thiết kế các phụ kiện và trang phục
thểthao có trụ sở tại Herzogenaurach, Bavaria, Đức. Tập đoàn Adidas bao gồm công
ty thời trang thể thao Reebok. Thực tế là, Adidas bán nhiều sản phẩm, trong đó có
giày, áo, đồng hồ, kính râm, túi xách…
Adolf Dassler thành lập Adidas vào năm 1948. Sát cánh cùng những người
thành công trong mọi lĩnh vực thể thao và những khía cạnh cuộc sống như thời trang,
âm nhạc, nghệ thuật, cái tên Adidas sống qua gần 1 thế kỷ, trở thành một trong những
thương hiệu Adidas đã thuê ngoài hầu hết sản xuất. Nhìn chung, Adidas làm việc với
khoảng 700 nhà máy độc lập từ khắp nơi trên thế giới sản xuất các sản phẩm của họ
tại hơn 50 quốc gia (2018). Chuỗi cung ứng của Adidas là toàn cầu và đa tầng, với
nhiều loại đối tác cung cấp các mặt hàng thể thao thời trang và chuyên dụng hàng đầu
thế giới.

● Asia: China, Vietnam, Korea, Indonesia and India


● America: United States, Brazil, Argentina, Canada and El Salvador
● EMEA: Germany, Turkey, Italy, United Kingdom and Spain

Đó là một hành trình kỳ diệu từ triết lý kinh doanh và những ý tưởng mang tính cống
hiến và đầy tâm huyết. Adidas vạch ra con đường cho thế hệ những người thành công
và “không có vận động viên nào bị bỏ lại phía sau”.
Sự thành công của người khổng lồ Adidas tỉ lệ thuận với những phát minh và
đổi mới sản phẩm gắn liền với thời trang, nghệ thuật và kỹ thuật số hiện đại; đặc trưng
về chiến lược thương mại qua các tuyên ngôn thương hiệu sâu sắc. Ngày nay, Adidas
có mặt tại 160 quốc gia và cho ra đời hơn 660 triệu đơn vị sản phẩm mỗi năm.
Adidas cung cấp các sản phẩm giày và trang phục thể thao dành cho cả 3 nhóm
đối tượng nam giới, phụ nữ và trẻ em. Trong đó, các dòng sản phẩm được phân biệt
với “3S”: Sport, Street và Style.

3. Nội dung chiến lược thuê ngoài của Nike Adidas


3.1. Chiến lược thuê ngoài của Nike
- Theo hãng tin UPI, số giày sản xuất tại Việt Nam chiếm tới 41% sản lượng của
Nike, với Trung Quốc là 31% và Indonesia là 25%
- Hàng năm, khoảng 158 triệu đôi giày mang thương hiệu Nike và Converse của
tập đoàn Nike được xuất khẩu từ Việt Nam đi khắp thế giới
- Tính riêng giá trị giày dép của Nike sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ
là hơn 2 tỷ USD
Nike sử dụng chiến lược gia công bằng cách sử dụng các cơ sở gia công ở khắp
nơi trên thế giới, trong đó có các nhà máy ở Việt Nam. Toàn bộ quá trình sản xuất
được đặt ở các nhà máy này và được đặt dưới sự kiểm soát của một nhóm nhân viên
từ công ty Nike. Nhóm nhân viên này sẽ theo dõi tiến độ sản xuất sản phẩm và chất
lượng sản phẩm. Nike chỉ tham gia vào quá trình nguyên cứu, tạo mẫu sản phẩm và
chiêu thị, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Khi thiết kế ra một mẫu sản phẩm mới, Nike sẽ sẽ giao mẫu này cho một nhà
máy để tiến hành sản xuất. Nếu mẫu sản phẩm này đạt tiêu chuẩn thì Nike sẽ kí hợp
đồng với nhà máy để sản xuất đại trà. Nike sử dụng hình thức Outsourcing theo mô
hình mua đứt bán đoạn tức là nhà máy sẽ tự đặt mua nguyên vật liệu sản xuất.
Nike sẽ nắm danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu để quản lý được chất lượng,
giá cả, Sau khi hợp đồng sản xuất hoàn thành, Nike sẽ trả tiền theo giá chi phí sản xuất
và thù lao gia công cho công ty sản xuất. Sau đó, sản phẩm sẽ được chuyền đến công
ty Nike, từ đây Nike sẽ thực hiện quá trình phân phối, bán sản phẩm.
Mô hình outsourcing của Nike:

Quy trình hoạt động của Nike


3.2. Chiến lược thuê ngoài của Adidas
Adidas áp dụng chiến lược thuê ngoài rộng rãi trong hoạt động kinh doanh của
mình, bao gồm các lĩnh vực như sản xuất, phân phối, bán lẻ và tiếp thị.
Chiến lược thuê ngoài của Adidas có một số mục tiêu chính sau:
● Giảm chi phí: Adidas là một tập đoàn lớn với quy mô hoạt động toàn cầu. Việc
thuê ngoài các hoạt động không cốt lõi cho các nhà cung cấp bên thứ ba giúp
Adidas giảm thiểu chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhân sự và tài nguyên.
● Nâng cao hiệu quả: Adidas có thể tập trung vào các hoạt động cốt lõi như thiết
kế, tiếp thị và bán hàng. Việc thuê ngoài các hoạt động không cốt lõi cho phép
Adidas tập trung nguồn lực và cải thiện hiệu quả hoạt động.
● Tăng khả năng cạnh tranh: Việc thuê ngoài giúp Adidas linh hoạt hơn trong
việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Adidas có thể nhanh chóng điều chỉnh
quy mô sản xuất và phân phối để đáp ứng với những thay đổi của thị trường.
Adidas áp dụng chiến lược thuê ngoài ở cả cấp độ toàn cầu và địa phương. Ở
cấp độ toàn cầu, Adidas hợp tác với các nhà cung cấp lớn trên thế giới để sản xuất
giày dép, quần áo và phụ kiện thể thao. Ở cấp độ địa phương, Adidas hợp tác với các
nhà phân phối và bán lẻ địa phương để tiếp cận thị trường.
Một số ví dụ cụ thể về chiến lược thuê ngoài của Adidas:
● Sản xuất: Adidas hợp tác với hơn 1.800 nhà cung cấp bên thứ ba để sản xuất
giày dép, quần áo và phụ kiện thể thao. Các nhà cung cấp này chủ yếu đặt tại
các nước Đông Nam Á, nơi có chi phí lao động thấp.
● Phân phối: Adidas hợp tác với các nhà phân phối và bán lẻ địa phương để phân
phối sản phẩm của mình. Các nhà phân phối và bán lẻ này giúp Adidas tiếp cận
thị trường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại địa phương.
● Bán lẻ: Adidas sở hữu và vận hành một chuỗi cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu.
Tuy nhiên, Adidas cũng hợp tác với các nhà bán lẻ khác để phân phối sản phẩm
của mình.
● Tiếp thị: Adidas hợp tác với các công ty truyền thông và quảng cáo để tiếp thị
sản phẩm của mình.

4. Kết luận
4.1. Đối với chiến lược thuê ngoài của Nike
Ta thấy rằng Nike không tham gia trực tiếp vào công đoạn sản xuất, thay vào
đó là tận dụng tối đa hoạt động thuê gia công từ các quốc gia có chi phí thấp như các
quốc gia châu Á. Một chuỗi cung ứng thông qua việc thuê ngoài hoàn toàn việc sản
xuất giúp Nike giảm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm
chi phí quản trị. Thay vào đó, Nike có thể tập trung tốt nhất vào các hoạt động thế
mạnh vốn là cốt lõi của mình như thiết kế sản phẩm, marketing và hoạch định, thu
mau, quản lý.
4.2. Đối với chiến lược thuê ngoài của Adidas
Khác với Nike, Adidas áp dụng chiến lược thuê ngoài với quy mô và lĩnh vực
lớn hơn. Chiến lược thuê ngoài của Adidas đã được đánh giá cao bởi các chuyên gia,
đã mang lại những hiệu quả tích cực cho tập đoàn. Adidas đã có thể giảm chi phí,
nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh. Nhờ đó, Adidas đã duy trì
được vị thế dẫn đầu trong ngành thời trang thể thao thế giới.

You might also like