You are on page 1of 7

BÀI KIỂM TRA 1

Họ và tên : PHẠM MINH TUẤN


Lớp: J01-HTA
Mã sinh viên: J01-016
BITIS
Xuất phát từ gia đình có truyền thống làm giày dép từ những năm 1960. Năm
1992, ông bà Vưu Khải Thành thành lập công ty Vạn Thành với 20 công nhân để sản
xuất mặt hàng giày dép xuất khẩu qua các nước Đông Âu và Liên Xô theo chương
trình hàng đổi hàng ở thời kỳ đó. Từ số tiền dành dụm được, ông bà Vưu Khải Thành
mua lại tổ hợp Bình Tiên và sát nhập vào tổ hợp cũ, thành lập Hợp tác xã Cao su Bình
Tiên, chuyên sản xuất các loại giày dép, hài với chất lượng cao cho Việt Nam và xuất
khẩu sang Đông Âu, Tây Âu. Sau thời gian nghiên cứu với mục đích nâng cao chất
lượng sản phẩm, ông bà Vưu Khải Thành đã mạnh dạn sang Đài Loan học công nghệ
mới và sau đó đầu tư máy móc từ Đài Loan, thực hiện sản xuất sản phẩm mới - giày
dép xốp EVA với chất lượng tốt nhất bấy giờ. Năm 1992, ở trong thời kỳ đồi mới của
đất nước, ông bà Tổng Giám Đốc chính thức đổi tên doanh nghiệp thành Công ty sản
xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên - hay Biti's
Các sản phẩm:

Giầy dép thể thao,sandal, dép xốp, các loại phụ kiện đi cùng.

Tình hình sản xuất

Một hệ thống phân phối sản phẩm Biti’s trải dài từ Nam ra Bắc với 07 Trung
tâm chi nhánh, 156 Cửa hàng tiếp thị và hơn 1.500 trung gian phân phối bán lẻ, đã tạo
công ăn việc làm ổn định cho hơn 9.000 người lao động tại Tổng Công ty Biti’s và
Công ty Dona Biti’s với sản lượng hàng năm trên 20 triệu đôi, chủng loại sản phẩm
phong phú, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như giày thể thao cao cấp, giày nữ thời
trang, giày tây da, giày vải, dép xốp EVA, hài đi trong nhà … Tại Trung Quốc, Biti’s
đã thiết lập 04 văn phòng đại diện với 30 tổng kinh tiêu, hơn 300 điểm bán hàng để
từng bước đưa sản phẩm Biti’s chiếm lĩnh thị trường biên mậu đầy tiềm năng này. Với
thị trường Campuchia đầy tiềm năng, Biti’s có nhà phân phối chính thức Công Ty
Cambo Trading phân phối sản phẩm Biti’s trên toàn lãnh thổ Campuchia. Biti’s đã
xuất khẩu qua 40 nước trên thế giới như Ý, Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Nhật, Nam Mỹ,
Mêxicô, Campuchia,… . Ngoài ra, Biti’s cũng được các khách hàng quốc tế có thương
hiệu nổi tiếng như Decathlon, Clarks, Speedo, Skechers, Lotto,… tin tưởng chọn lựa
trở thành đối tác gia công với nhiều đơn hàng giá trị lớn.
Từ đầu năm 2017, sau hành trình "lạc trôi" hàng chục năm, cuối cùng Biti's
cũng đã "đi để trở về" với sự lột xác của dòng sản phẩm mới Biti's Hunter. Trong 3
năm tiếp theo, tình hình kinh doanh của Biti's không ngừng tăng trưởng.

Năm 2019, doanh thu thuần của công ty mẹ Biti's đạt 1.954 tỉ đồng, 111 tỉ đồng
lợi nhuận thuần tăng trưởng lần lượt 51% và 42% so với kết quả đạt được năm 2016.

Tương tự, kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Bình Tiên Đồng Nai (Dona
Biti's), công ty con của Biti's được thành lập từ năm 1995, cũng cho thấy tín hiệu khả
quan khi liên tục tăng trưởng với doanh thu thuần và lợi nhuận thuần năm 2019 lần
lượt đạt 1.943 tỉ đồng và 113 tỉ đồng. 
1. Sử dụng mô hình năm lực lượng của M. Porter, phân tích cấu trúc ngành kinh
doanh để làm rõ bối cảnh kinh doanh của công ty
- Đối thủ trong ngành
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
 Công ty giày trong nước như Thượng Đình,Asia: ưu thế về công
nghệ, năng lực sản xuất,tiềm lực tài chính
 Sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài tại Việt
Nam: Nike, Converse,Vans…: ưu thế về tâm lý sính ngoại cũng như
mẫu mã đẹp .
 Sản phẩm Trung Quốc: ưu thế về giá cả rất rẻ, kiểu dáng mẫu mã đa
dạng
- Đối thủ tiềm ẩn
+ Mức độ hấp dẫn của ngành : Đối tượng hướng tới của ngành giày dép chủ
yếu là giới trẻ , những người rất hay mua những sản phẩm với mong muốn cải
thiện vẻ bề ngoài cũng như thể hiện sự giàu có ,sự có tiền của mình qua những
thứ mặc bên ngoài của mình. Ngoài quần áo túi xách thì giày dép cũng là một
thứ giúp họ làm điều đó
+ Thị trường dễ gia nhập :
Thị trường Việt Nam hiện tại đang có tỉ lệ cạnh tranh rất cao: Khi Chính phủ
Việt Nam ký kết nhưng hiệp định thương mại quốc tế thì chưa kể sự cạnh tranh
giữa nhưng doang nghiệp trong nước bây giờ khi có những hiệp định thương
mại quốc tế làm nền tảng khi thuế suất gần như bằng 0% những doanh nghiệp
nước ngoài sẽ ồ ạt mang những sản phẩm vào một thị trường đang rất rộng
mở , tiềm năng như ở Việt Nam với một giá cả rất cạnh tranh thậm chí còn có
thể thấp hơn hàng nội địa. Từ đó thách thức đặt ra là vô cùng lớn về giá cũng
như mẫu mã sản phẩm
- Khách hàng: Thiết kế mẫu mã sản phẩm giá cả sao cho phù hợp với thị hiếu
của khách hàng qua từng năm thậm chí từng mùa
- Nhà cung cấp: Khi càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường thì sẽ
có nhiều nhà cung cấp sản phẩm chính vì thế mà không thể đẩy giá lên cao
được cũng như phải hàng của mình phải có một sự riêng biệt để có thể bán ra
thị trường. Vì có nhiều nhà cung cấp nên là sẽ không có một nhà cung cấp nào
có thể độc quyền trên thị trường
- Sản phẩm thay thế: Với sự quay trở lại của mình thì ngoài giầy thể thao ra thì
còn những sản phẩm như sandal cũng là một sản phẩm thay thế. Đối với chị em
phụ nữ thì sẽ thường đi giày cao gót hay bốt cũng là những sản phẩm thay thế
cạnh tranh với sản phẩm

2. Căn cứ vào các phân tích trong phần 1, đề xuất một chiến lược cạnh tranh
phù hợp cho công ty, giải thích lý do chọn chiến lược cạnh tranh đó
Khi quay trở lại thị trường Việt Nam Bitis đã có một chiến lược marketing rất
hay từ đó làm tăng doanh số bán hàng cũng như được mọi người đón nhận. Một
phần đây là thương hiệu của người Việt cũng như thương hiệu nổi tiếng một
thời của Việt Nam. Nhưng mà không thể vin vào cái lợi thế là hàng Việt Nam
để phát triển được, vì có rất nhiều những doanh nghiệp Việt Nam đã thất thế
trên chính sân nhà của mình rồi. Chính vì thế mà theo em Bitis nên cạnh tranh
về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm. Đối tượng chủ yếu mà Bitis nói
riêng và các doanh nghiệp giày dép nói chung là giới trẻ , những người sẵn sàng
bỏ ra một số tiền tương đối để sở hữu những sản phẩm đẹp và chất lượng. Chưa
kể bây giờ đời sống phát triển nhân dân giờ nhiều người có của ăn của mặc rồi
thì họ sẽ hướng tới việc là “ ăn ngon, mặc đẹp”. Chính vì thế để hướng tới lợi
thế cạnh tranh về mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm là điều đầu tiên cũng
như phù hợp với doanh nghiệp bây giờ

3. Sử dụng mô hình chuỗi giá trị (value-chain), nhận diện, thiết kế và mô tả các
hoạt động chuỗi giá trị áp dụng cho doanh nghiệp này để phản ánh các hoạt động
cần thiết nhằm thực hiện chiến lược cạnh tranh đã lựa chọn
- Hoạt động chính

 Vận chuyển đầu vào ( Inbound Logistics): Phải có nguồn nguyên liệu
dồi giàu và chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,phân
phối nguyên liệu hợp lý giữa các sản phẩm nhằm cân bằng giữa mặt
hàng giày dép và các sản phẩm khác không nên đầu tư hết vào một sản
phẩm mà cũng nên đầu tư vào các sản phẩm kahsc nữa

 Chế tạo (Operations): Nâng cao hiệu suất làm việc bằng cách chuyên
môn hóa từng giai đoạn , cải tiến kỹ thuật, dây chuyền sản xuất

 Tiếp thị và bán hàng (Marketing and sales): Nên có một chiến lược
marketing rõ ràng vẫn có thể dùng influencer marketing như cũ vì đây là
phương pháp dễ gây chú ý với khách hàng chính của doanh nghiệp cũng
như khá hiệu quả. Xây dựng thêm các cửa hàng bán lẻ trên khắp cả nước
cũng như định giá sao cho phù hợp cũng như cạnh tranh được với cá mặt
hàng khác. Thi thoảng nên ra các event nhằm tăng doanh thu bán hàng

 Dịch vụ (service): Cần có những chính sách đổi trả hợp lý , bảo hành
cho khách hàng
- Hoạt động hỗ trợ

 Cơ sở hạ tầng (Firm infrastructure): Muốn có được nguồn hàng cũng


như phát triền công nghệ thì cần có tiền vốn để làm . Cần phải tìm cách
để có thể huy động vốn cũng như mở rộng vốn của doanh nghiệp để có
thể phát triền, cạnh tranh với các công ty khác thậm chí đánh bật họ ra
khỏi thị trường

 Quản lí nguồn nhân lực (Human resource management): Liên tục


tuyển dụng, thu hút nhân lực chất lượng cao phù hợp với ngành nghề ,
thanh lọc những nhân viên không đảm bảo chất lượng. Đảm bảo đầy đủ
hợp đồng cũng như bảo hiểm và cuộc sống cho công nhân viên doanh
nghiệp để họ có thể an tâm làm việc và cống hiến.

 Phát triển công nghệ(Technology development): Xây dựng một


phòng nghiên cứu phát triển, thiết kế mẫu mới trong doanh nghiệp.
Tham khảo các công nghệ của các công ty hàng đầu từ đó cải thiện dây
chuyền sản xuất hàng hóa của mình
 Procurement: Xây dựng và đầu tư một vùng chuyên cung cấp nguyên
liệu cho việc sản xuất. Thu mua giá nguyên liệu phù hợp để có thể kích
thích cũng như đảm bảo được vùng nguyên liệu. Xây dựng một quy
trình vận chuyển sao cho chi phí thấp , giảm thiểu thời gian vận chuyển
cũng như k bị ảnh hưởng đến chất lượng.

You might also like