You are on page 1of 12

HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014)

TÁI CẤU TRÚC CHUỖI CUNG ỨNG - HƢỚNG ĐI MỚI CHO XUẤT
KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM
SUPPLY CHAIN RESTRUCTURING - NEW DIRECTION FOR VIETNAMESE
TEXTILE EXPORT

ThS. Lê Mai Trang


Khoa Kinh tế - Luật – Trường Đại học Thương Mại
TÓM TẮT
Dệt may là ngành có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên chuỗi cung ứng mặt hàng
dêt may xuất khẩu vẫn còn sơ khai, đem lại giá trị gia tăng thấp cho các nhà sản xuất và xuất khẩu của
Việt Nam. 60%các công ty trong ngành may mặc là gia công cho nước ngoài, trong đó 38% còn lại là
các nhà sản xuất gia công hoặc nhà sản xuất thiết bị gốc. Chỉ có 2% trong số này là các công ty có
năng lực để trở thànhnhà sản xuất có thiết kế gốc. hông có công ty nào có thương hiệu riêng để đóng
vai trò nhà sản xuất thương hiệu gốc. Như vậy, các sản phẩm xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào các
nguyên liệu nhập khẩu,ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giảm thời gian thực hiện và thích ứng với
những thay đổi trên thịtrường toàn cầu. Hầu hết các công ty đều hạn chế về nguồn nguyên liệu và phụ
thuộc vào trung gian (thông qua các đại lý của bên mua hoặc công ty thuê gia công) cả trong tìm kiếm
nguồn cung ứng c ngnhư thị trường xuất khẩu. Việc hướng tới các sản phẩm mang giá trị cao hơn
trong sản xuất và xuất khẩu dệt may đòi hỏi phải tái cấu trúc chuỗi cung ứng ngành dệt may. Các sáng
kiến tạo ra hướng đi mới nhằm n ng cao năng lực xuất khẩu dệt may thông qua tăng cường chuỗi
cung ứng được đề xuất gồm: Các cụm sản xuất và mạng lưới công nghiệp phụ trợ; hiện đại hóa hải
quan, hợp tác logistic công tư, tài trợ thương mại…

ABSTRACT
Textile Industry is among the most profitable export source for Vietnamese economy. However, the
current position of Vietnamese Textile is still primitive and in the very last step of a global supply chain
for Textile Industry. None of our current Textile firms has a standalone brand to compete in the global
original branding competition, due to lacks of resources and weak infrastructure. The articles aims to
evaluate the current state of Vietnamese Textile Industry and recommendations to improves their
participation in the Global Textile Supply Chain.

1. Tổng Quan Ngành Dệt May Việt Nam


Ngành dệt may Việt Nam, từ năm 1990 đến nay, đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trƣởng của nền kinh tế.Trong tất cả các mặt hàng
công nghiệp xuất khẩu hiện nay, dệt may Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc
độ tăng trƣởng lớn nhất. Nếu năm 2010, với giá trị xuất khẩu lên tới 11,2 tỷ đô la dệt may Việt
Nam đã đóng góp trên16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Năm 2013, xuất khẩu dệt
may của Việt Nam đạt 20,4 tỷ USD, tăng trên 18% so với năm 2012. Đây là năm đầu tiên,
xuất khẩu dệt may vƣợt ngƣỡng 20 tỷ USD, trong đó, các thị trƣờng chính đều tăng mạnh:
xuất khẩu sang thị trƣờng Mỹ gần 8,6 tỷ USD, tăng 14,2%, thị trƣờng châu Âu tăng 8,8% và
Nhật Bản tăng 20,5%. Riêng thị trƣờng Hàn Quốc tăng 43,5%. Đây cũng là năm đầu tiên,
ngành dệt may Việt Nam chủ động trong việc cung cấp nguyên phụ liệu gần 50%.
Với tăng trƣởng xuất khẩu dệt may liên tục trong những năm gần đây thì thị phần xuất
khẩu dệt may Việt Nam cũng đã tăng lên. Hiện nay, dệt may Việt Nam chiếm khoảng 4% thị
phần cung ứng hàng dệt may cho toàn cầu. Tại thị trƣờng Mỹ, nơi Trung Quốc vốn giữ thị
phần xuất khẩu số 1 tại đây với hơn 50% thị phần trƣớc đây, nay đã giảm mạnh chỉ còn 37%.
Dệt may Việt Nam hiện đã tăng thị phần tại Mỹ, hiện giữ vị trí thứ 2 với khoảng 9%.
Thị trƣờng xuất khẩu Việt nam có xu hƣớng tập trung nhiều hơn vào các thị trƣờng Mỹ
và EU. Giai đoạn từ cuối năm 2008 cũng cho thấy những nỗ lực đáng kể trong việc đa dạng
hóa thị trƣờng xuất khẩu, đặc biệt là vào nửa cuối năm 2008 và đầu năm 2009 khi các thị
trƣờng xuất khẩu chính là Mỹ và EU đang trải qua suy giảm kinh tế trầm trọng. Việc ký kết

203
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

các Hiệp định thƣơng mại tự do giữa ASEAN với Nhật Bản, Australia và New Zealand vào
năm 2008, cũng nhƣ việc ký kết Hiệp định đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam trong
năm 2009 đã đóng góp tích cực vào việc tăng cƣờng xuất khẩu của Việt nam tới các thị
trƣờng này, đặc biệt là thị trƣờng Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật
Bản tăng mạnh trong những năm gần đây.
Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn2005-2013
Đơn vị tính: triệu USD

Nguồn: Tổng cục Hải Quan


Thị trƣờng xuất khẩu Việt nam có xu hƣớng tập trung nhiều hơn vào các thị trƣờng Mỹ
và EU. Giai đoạn từ cuối năm 2008 cũng cho thấy những nỗ lực đáng kể trong việc đa dạng
hóa thị trƣờng xuất khẩu, đặc biệt là vào nửa cuối năm 2008 và đầu năm 2009 khi các thị
trƣờng xuất khẩu chính là Mỹ và EU đang trải qua suy giảm kinh tế trầm trọng. Việc ký kết
các Hiệp định thƣơng mại tự do giữa ASEAN với Nhật Bản, Australia và New Zealand vào
năm 2008, cũng nhƣ việc ký kết Hiệp định đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam trong
năm 2009 đã đóng góp tích cực vào việc tăng cƣờng xuất khẩu của Việt nam tới các thị
trƣờng này, đặc biệt là thị trƣờng Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật
Bản tăng mạnh trong những năm gần đây.
Bên cạnh việc xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản, Việt nam cũng tích cực tìm kiếm và
mở rộng cơ hội xuất khẩu tới các thị trƣờng Hàn Quốc, Đông Nam Á, Trung Đông và Châu
Phi. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trƣờng này tăng đáng kể từ cuối năm
2008 cho đến nay (Hình 2).Nhờ rất tích cực khai thác mà chỉ trong 3 năm xuất khẩu dệt may
của Việt Nam vào thị trƣờng Hàn Quốc tăng gần 3 lần, từ 500 triệu USD năm 2010 lên 1,3 tỷ
USD năm 2013. Bên cạnh đó, thị trƣờng EU còn rất nhiều cơ hội mở rộng thị phần cho ngành
dệt may Việt Nam bởi EU là khối liên tục mở rộng, từ chỗ chỉ là EU 15 lúc chúng ta bắt đầu
xuất khẩu nay đã là EU 27. Hàng năm, EU nhập khẩu hơn 250 tỷ USD hàng dệt may, trong
khi đó chúng ta mới chỉ xuất 2,4-2,5 tỷ USD tức là thị phần của chúng ta ở thị trƣờng này còn
rất nhỏ. Theo đó, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng EU là mục tiêu không chỉ 2014 mà còn
của những năm tiếp theo. Ngoài ra, dệt may Việt Nam còn quan tâm đến 2 thị trƣờng lớn là
Ấn Độ và Trung Đông
Thị trƣờng xuất khẩu Việt nam có xu hƣớng tập trung nhiều hơn vào các thị trƣờng Mỹ
và EU. Giai đoạn từ cuối năm 2008 cũng cho thấy những nỗ lực đáng kể trong việc đa dạng
hóa thị trƣờng xuất khẩu, đặc biệt là vào nửa cuối năm 2008 và đầu năm 2009 khi các thị
trƣờng xuất khẩu chính là Mỹ và EU đang trải qua suy giảm kinh tế trầm trọng. Việc ký kết
các Hiệp định thƣơng mại tự do giữa ASEAN với Nhật Bản, Australia và New Zealand vào

204
HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014)

năm 2008, cũng nhƣ việc ký kết Hiệp định đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam trong
năm 2009 đã đóng góp tích cực vào việc tăng cƣờng xuất khẩu của Việt nam tới các thị
trƣờng này, đặc biệt là thị trƣờng Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật
Bản tăng mạnh trong những năm gần đây.
Hình 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hang dệt may giai đoạn 2005-2012
Đơn vị tính: Triệu USD

Nguồn: Tổng cục Hải Quan


Xuất khẩu hàng dệt may của khối doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) đạt kim
ngạch cao hơn hẳn doanh nghiệp trong nƣớc. Năm 2005 xuất khẩu hàng dệt may của doanh
nghiệp FDI chỉ đạt 2,14 tỷUSD, chiếm tỷ trọng 44% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may cả nƣớc. Kể từ năm 2007, xuất khẩu nhóm hàng này của doanh nghiệp FDI liên tục tăng
và chính thức vƣợt doanh nghiệp trong nƣớc. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của doanh
nghiệp FDI đạt 9,02 tỷ USD, tăng 6% so với năm trƣớc và chiếm tỷ trọng 59,8%.Trong khi
đó, con số xuất khẩu của doanh nghiệp trong nƣớc là 6,1 tỷ USD, thấp hơn 2,9 tỷ USD so với
doanh nghiệp FDI. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 12,2 tỷ USD,
chiếm tỷ trọng 60% còn xuất khẩu của doanh nghiệp trong nƣớc là 8,2 tỷ USD, thấp hơn 4 tỷ
USD so với doanh nghiệp FDI. (Hình 3)
Ngành dệt may hiện sử dụng trên 3 triệu lao động- trong đó hơn 1,3 triệu lao động công
nghiệp, chiếm tỉ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nƣớc, với những thành tựu
này, dệt may Việt Nam đang là ngành công nghiệp quan trọng cho sự phát triển của đất nƣớc.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu lớn và liên tục tăng từ năm 2005 cho đến nay (Hình 1)
nhƣng hiệu quả xuất khẩu của ngành dệt may vẫn còn thấp.Hiện nay tỷ lệ xuất khẩu hàng may
mặc theo phƣơng thức gia công CMT (Cut-Make-Trim) chiếm đến 60%. Chính vì vậy,giá trị
gia tăng của các sản phẩm dệt may xuất khẩu còn thấp,chỉ khoảng 25% so với kim ngạch xuất
khẩu,tỷ suất lợi nhuận chỉ khoảng 5-10% và phải nhập khẩu đến 70-80% nguyên phụ liệu.
Chi phí đầu vào tăng đang ảnh hƣởng đến lợi thế cạnh tranh của ngành dệt may Việt
Nam hiện nay. Giá xăng, giá điện tăng cao ảnh hƣởng trực tiếp tới sản xuất của doanh nghiệp
và đời sống của ngƣời lao động. Tình hình thiếu điện,cắt điện diễn ra thƣờng xuyên khiến
doanh nghiệp trong ngành không thể chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh.Giá bông,vải và
nguyên phụ liệu dệt may khác đang tăng mạnh trong khi các doanh nghiệp không chủ động
đƣợc nguồn nguyên phụ liệu này đã gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp sản xuất may mặc
Việt Nam. Ngoài ra, những bất ổn kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây đang ảnh hƣởng
xấu đến ngành dệt may Việt Nam. Đặc biệt là các vấn đề về sự bất ổn định tỷ giá, lạm phát và
lãi suất tăng cao gây ra rất nhiều trở ngại cho hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành.

205
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Hình 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước giai
đoạn 2005-2013
Đơn vị tính: Tỷ USD

Nguồn: Tổng cục Hải Quan


Chi phí đầu vào tăng đang ảnh hƣởng đến lợi thế cạnh tranh của ngành dệt may Việt
Nam hiện nay. Giá xăng, giá điện tăng cao ảnh hƣởng trực tiếp tới sản xuất của doanh nghiệp
và đời sống của ngƣời lao động. Tình hình thiếu điện,cắt điện diễn ra thƣờng xuyên khiến
doanh nghiệp trong ngành không thể chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh.Giá bông,vải và
nguyên phụ liệu dệt may khác đang tăng mạnh trong khi các doanh nghiệp không chủ động
đƣợc nguồn nguyên phụ liệu này đã gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp sản xuất may mặc
Việt Nam. Ngoài ra, những bất ổn kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây đang ảnh hƣởng
xấu đến ngành dệt may Việt Nam. Đặc biệt là các vấn đề về sự bất ổn định tỷ giá, lạm phát và
lãi suất tăng cao gây ra rất nhiều trở ngại cho hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành.
Để duy trì tăng trƣởng xuất khẩu, ngành dệt may cần tăng cả khối lƣợng sản phẩm và
giá trị sản phẩm. Muốn vậy cần áp dụng nhiều phƣơng án khác nhau cho các nhà máy gia
công thuần tuý và nhà máy gia công theo hợp đồng. Đối với nhà máy gia công thuần túy, cần
thu hút thêm vốn đầu tƣ thông qua phát triển các khu dành riêng cho dệt may, tập trung đƣợc
nhân lực có tay nghề cao và có liên kết tốt với các cảng biển chính. Đối với nhà máy gia công
theo hợp đồng, cần nâng cao cả giá trị sản phẩm và lƣợng giá trị gia tăng tạo ra tại Việt Nam.
Muốn vậy, không chỉ đòi hỏi phải tái cơ cấu chuỗi cung ứng mà còn cần có sự linh hoạt trong
cơ cấu chuỗi cung ứng.
Việc tăng giá trị xuất khẩu cho ngành dệt may cần tăng giá trị sản phẩm thông qua tăng
tỷ trọng các sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là các sản phẩm dệt. Để thực hiện điều đó, các
DN cần sử dụng các nguyên liệu đầu vào có giá trị cao, sau đó bán trực tiếp sản phẩm cho các
nhà bán lẻ và các hãng có tên tuổi. Yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là cần phải
làm mới công đoạn nguyên liệu đầu vào của chuỗi cung ứng, hoặc nâng cấp chuỗi cung ứng
để có thể sản phẩm đa dạng hơn và rút gọn chu kỳ đặt hàng.
2. Thực Trạng Chuỗi Cung Ứng Dệt May Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam bắt đầu từ khâu nguyên liệu (bông, sơ) cho đến thành phẩm
(quần áo).

Tuy nhiên, có sự mất cân đối trong cấu trúc ngành bất cập về phƣơng thức sản xuất :

206
HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014)

Thƣợng nguồn :
-Bông tự nhiên: Hiện Việt Nam cần khoảng 400.000 tấn/năm, nhƣng nguồn trong nƣớc
chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 3.000 tấn (tƣơng đƣơng 0,75%)
-Xơ nhân tạo: nhu cầu cần khoảng 400.000 tấn/năm, nhƣng trong nƣớc đáp ứng khoảng
120.000 tấn (tƣơng đƣơng 30%).
Trung nguồn : Dệt gồm kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất (chuỗi liên kết dọc) : đây đƣợc
coi là điểm bất hợp lý và là nút thắt lớn nhất của chuỗi.

NHÀ MÁY SỢI CẮT MAY


HOÀN THIỆN

Sợi: Cả nƣớc có 3,6 triệu cọc sợi với sản lƣợng toàn ngành đạt 514.000 tấn, trong đó
xuất khẩu 65% (334.000 tấn); số còn lại đƣa vào dệt tạo ra khoảng 1,2 tỷ mét vải mộc. Tuy
nhiên năng lựcnhuộm hoàn tất chỉ đạt khoảng 0,8 tỷ mét/năm. Do đó, số sản phẩm đầu vào
còn lại là nhập khẩu. Về chủng loại, chất lƣợng : vải Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc theo yêu
cầu của hàng may mặc xuất khẩu (đa dạng, luôn thay đổi theo yêu cầu của thị trƣờng. Về giá
cả, số lƣợng, tiến độ: không theo kịp yêu cầu may xuất khẩu. Toàn bộ máy móc, phụ tùng,
hóa chất, thuộc nhuộm dùng cho dệt, kéo sợi đều phải nhập khẩu.
Hạ nguồn : Khu vực May-thƣờng đƣợc gọi là chuỗi liên kết ngang, gồm có các
phƣơng thực sản xuất OMB, ODM, OEM VÀ CMT.

TẠO CUNG PHÁT CẮT


MẪU ỨNG TRIỂN MAY
NGUYÊN SẢN HOÀ
LIỆU PHẨM N
THIỆ
N
Ở Việt Nam-OBM (Original Brand Manufacturer) chiếm khoảng 1%, ODM (Original
Design Manufacturer) chiếm khoảng 14%, OEM (Original Equipment Manufacturer) chiếm
khoảng 25% vàCMT (Cut-Make-Trim) chiếm 60%. Mặc dù doanh nghiệp FDI chỉ có khoảng
650 trong tổng số 4000 doanh nghiệp toàn ngành nhƣng lạiđại diện cho phần lớn các phƣơng

207
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

thức OBM, ODM. Phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt
Nam không chủ động tìm kiếm nguyên, phụ liệu, tham gia chuỗi cung ứng một cách bị động,
không chủ động tham gia chuỗi cung ứng và nguyên liệu ngành may phải nhập khẩu tới 70%
(Bảng 1)
Bảng 1: Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu 2005-2011
Đơn vị tính: Triệu USD
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Bông 167 219 268 468 385 674 1053
Xơ/Sợi 340 544 744 788 787 1176 1533
Vải 2398 2980 3980 4454 4168 5362 6730
Phụ liệu 1460 1249 1364 1354 1082 1706 1893
Tổng 4365 4992 6356 7064 6422 8918 11209
Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Hầu hết sợi và vải phục vụ may xuất khẩu đều đƣợc các xi nghiệp nhập trực tiếp hoặc
thông qua các công ty bán buôn nội địa. Phụ kiện đƣợc sản xuất trong nƣớc hoặc nhập khẩu
trực tiếp hoặc quacác cong ty bán buôn. Hầu hết hàng nhập xuất phát từ Trung Quốc, Đài
Loan va Hàn Quốc.Muốn mua các mặt hàng tiêu chuẩn cần từ 2 tới 4 tuần. Đơn hàng theo yêu
cầu mất nhiều thời gian hơn, đôi khi đến 60 ngày trong trƣờng hợp phải mua vải bởi bên sản
xuất chỉ đặt mua nguyên liệu sau khi đã nhận đơnhàng.
Trong khi hầu hết các doanh nghiệp chỉ cắt may gia công (CMT), con số các doanh
nghiệp tham gia vào quá trình mua nguyên liệu đầu vào đang tăng dần. Chỉ có khoảng 2%
các doanh nghiệp tự thiết kế vàmột số trƣờng hợp tự quảng ba thƣơng hiệu của mình. Thông
thƣờng là xuất khẩu qua đƣờng biển, chỉ có10% qua đƣờng hàng không. Nếu vận chuyển qua
đƣờng biển, cong-ten-nơ đƣợc đóng ngay tại doanh nghiệp, chủ yếu tập trung xung quanh TP.
HCM. Đối với đơn hàng lớn hơn, cong-ten-nơ đƣợc vận chuyển hàng tuần cho tớikhi hoàn tất
đơn hàng.
Cả hai công đoạn nguyên liệu và đầu ra của chuỗi cung ứng đều khá hiệu quả. Đối với
các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài, logistics đƣợc thực hiện bởi các hãng vận tải quốc tế do
trụ sở chính thu xếp. Đốivới các công ty trong nƣớc, vận chuyển nƣớc ngoài đƣợc chỉ định
bởi nhà cung cấp nguyên liệu và khách hàngmua thành phẩm.
Hiện số lƣợng máy móc, thiết bị ngành dệt may còn khiêm tốn so với các quốc gia
sản xuất sản phẩm dệt may trong khu vực. Trình độ công nghệ của ngành dệt may và sản
xuất phụ liệu may mặc thấp hơn so với yêu cầu. Các doanh nghiệp đầu ngành nhƣ Công ty
Cổ phần Cơ khí may Gia Lâm, Công ty Cổ phần Cơ khí may Nam Định, Công ty Cổ phần
Cơ khí Hƣng Yên đã sản xuất một số chi tiết phụ tùng thay thế và một số máy móc phục vụ
ngành dệt may, nhƣng do năng lực, thiết bị hạn chế, nên chƣa đáp ứng kịp yêu cầu phát
triển nhanh của các doanh nghiệp dệt may; hầu hết thiết bị công nghệ phải nhập khẩu từ
nƣớc ngoài.
Thiết bị công nghệ kéo sợi: chủ yếu là trung bình và lạc hậu, 10% thiết bị đƣợc đầu tƣ
từ các nƣớc có trình độ tiên tiến (Tây Âu và Nhật Bản) và sử dụng trong vòng 5 năm gần đây;
11% thiết bị đã đƣợc sử dụng từ 5 -10 năm đƣợc đầu tƣ từ Tây Âu, Ấn Độ, Nhật Bản; 33% thiết
bị đƣợc sử dụng từ 10 - 20 năm chất lƣợng trung bình và tuỳ thuộc vào trình độ quản lý sử dụng
của doanh nghiệp.
Thiết bị công nghệ may mặc, trong 5 năm trở lại đây, do mở rộng thị trƣờng Hoa Kỳ,
ngành may đã phát triển khá nhanh và đầu tƣ lƣợng khá lớn thiết bị máy móc mới. Hiện toàn

208
HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014)

ngành có 1446 doanh nghiệp may với gần 750.000 máy may các loại và trình độ công nghệ
đánh giá chung là khá. Một số công ty đã áp dụng công nghệ tin học vào sản xuất để nâng cao
chất lƣợng sản phẩm.
Thiết bị công nghệ in nhuộm: đối với lĩnh vực này, chất lƣợng sản phẩm chỉ phụ thuộc
vào 50% thiết bị, 50% còn lại chất lƣợng sản phẩm phụ thuộc vào công nghệ và bí quyết nghề
in nhuộm, gồm: hoá chất, thuốc nhuộm, quy trình công nghệ. Hiện nay, thiết bị tẩy, nhuộm, in
hoa và hoàn tất chủ yếu nằm ở các DNNN và hầu nhƣ 100% đều phải nhập ngoại.
Thiết bị công nghệ dệt kim: dệt kim là một trong những mặt hàng chủ yếu xuất khẩu
sang thị trƣờng Mỹ, nên có lợi thế về nguồn vốn đầu tƣ hơn lĩnh vực dệt thoi và kéo sợi. Lĩnh
vực dệt kim đã đƣợc nâng cấp và đầu tƣ lớn về thiết bị. Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất
khẩu của dệt may Việt Nam sang Mỹ cao, góp phần thúc đẩy dệt kim tăng trƣởng khá (trung
bình 12%/năm). Chính vì thế trình độ công nghệ của ngành dệt kim đƣợc đánh giá ở mức
trung bình khá.
Trong chuỗi giá trị toàn cầu của hàng dệt may, Việt Nam mới chỉ tham gia vào khâu
sản xuất sản phẩm cuối cùng với lƣợng giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Phần lớn
các nhà sản xuất sản phẩm dệt may của Việt Nam đang thực hiện các hợp đồng ủy thác xuất
khẩu CMT (gia công thuần túy) cho các đại lý mua hàng và cơ sở thu mua. Sản phẩm dệt may
của Việt Nam đƣợc xuất sang nhiều nƣớc, đƣa Việt Nam vào top các nƣớc xuất khẩu dệt may
lớn nhất thế giới, nhƣng giá trị thu về còn thấp. Trong tƣơng lai, khi nhu cầu của khách hàng
khắt khe, sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cải tiến hơn về chất lƣợng, thì sản phẩm dệt may
Việt Nam sẽ khó khăn trong việc đứng vững trên thị trƣờng.
Về thị trƣờng
Đối với thị trƣờng quốc tế: Dệt may là mặt hàng đƣợc quyếtđịnh bởi nhu cầu thị
trƣờng. Ở hầu hết các thị trƣờng lớn nhƣ Hoa Kỳ, Tây Âu và Nhật Bản, các nhà bán lẻ chiếm
từ 70-90% thị phần, phần còn lại là thị phần của các nhà thƣơng mại, nhà sản xuất theo
phƣơng thức OBM. Điềuđó có nghĩa là các hãng may của Việt Nam chƣa tiếp cận đƣợc trực
tiếp tới thị trƣờng (phải qua tối thiểu từ 1 đến 2 trung gian). Tổng nhu cầu dệt may toàn thế
giới ƣớc tính 713 tỷUSD năm 2013, Việt Nam nằm trong nhóm 5 nƣớc xuất khẩu hàng đầu
với kim ngạch 20,4 tỷUSD cũng chỉ chiếm khoảng 4% thị phần thế giới. Đây là tỷ lện khá
khiêm tốn để nói đến sức mạnh, vị thế hay thƣơng hiệu của ngành.
Đối với thị trƣờng trong nƣớc: Dân số Việt Nam hiện nay là 90 triệu ngƣời, một thị
trƣờngđầy tiềm năng nhƣng do thu nhập thấp nên sức mua còn rất hạn chế. Tiêu thụ nộiđịa
của ngành năm 2011 đạt khoảng 4,5 tỷUSD. Mặc dù là sân nhà nhƣng sự quan tâm của các
doanh nghiệp trong nƣớc là chƣa thỏa đáng. Hệ thống phân phối còn rời rạc, phân khúc hàng
cao cấp bị rơi vào tay nƣớc ngoài trong khi hàng thấp cấp lại nguồn hàng Trung Quốc thao
túng.
Về Thƣơng hiệu của doanh nghiệp Việt Nam
Có thể nói Việt Nam chƣa có thƣơng hiệu mạnh trên thị trƣờng quốc tế. Ngay ở trong
nƣớc cũng chỉ có vài thƣơng hiệu mạnh nhƣViệt Tiến, Nhà Bè, May 10, An Phƣớc,… một
con số quá khiêm tốn so với đội ngũ quá hùng hậu của 4000 doanh nghiệp.
Về sản phẩm
Các dòng sản phẩm may mặc tại Việt Nam chƣa phong phú dẫu rằng mẫu mã đã đƣợc
chuyển tới bởi các OBM hoặc ODM. Điều này chứng tỏ năng lực thiết bị, quản lý và tay nghề
của các doanh nghiệp trong nƣớc còn hạn chế.

209
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Bảng 2: Thứ hạng Việt Nam trong một số mặt hàng xuất khẩu, 2011
Mã SH USD 000/tấn Hạng*
Áo choàng phụ n dệt kim 17.5 60
Sơ mi nam dệt kim 18.0 58
Áo thể thao, áo chui 17.9 73
Com lê nam 47.0 15
Sơ mi nam 37.6 53
Sơ mi n 52.0 48
Source: Trade map, Unit Values 2009-2011
Tăng trƣởng ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nhân lực giá rẻ,
tay nghề trung bình.Tuy vậy, giá nhân công tăng đang đe dọa tính cạnh tranh của Việt Nam so
với các nƣớc khác nhƣ Bangladeshvà Campuchia. Trong khi đo Việt Nam cũng chƣa đạt mức
phát triển về quy mô sản xuất hay đầu tƣ vốn lớn nhƣ đối thủ cạnh tranh chính la Trung Quốc.
Để duy trì tăng trƣởng xuất khẩu ngành dệt may phải tăng cả khối lƣợng sản phẩm và
gia trị đơn vị. Muốn vậy cần áp dụng nhiều phƣơng án khác nhau cho các nhà máygia công
thuần túy và nhà máy gia công theo hợp đồng. Đối với nhà máy gia công thuần túy, cần thu
hút thêm vốn đầu tƣ thông qua phát triển các khu dành riêng cho dệt may, tập trung đƣợc
nhân lực có tay nghề cao và có liên kết tốt với các cảng biển chính. Đối với nhà máy gia công
theo hợp đồng, cần nâng cao cả gia trị sản phẩm và lƣợng gia trị gia tăng tạo ra tại Việt Nam.
Muốn vậy, không chỉ đòi hỏi phải tái cơ cấu chuỗi cung ứng mà còn cần có sự linh hoạt trong
cơ cấu chuỗi cung ứng.
3. Tái Cấu Trúc Chuỗi Cung Ứng Hƣớng Đi Mới Cho Xuất Khẩu Dệt May
Trong vài thập kỷ qua, tái cơ cấu chuỗi cung ứng để giảm chi phí và tăng giá trị của
hàng hóa di chuyểntrong chuỗi cung ứng đã đƣợc quan tâm nhiều hơn. Các chiến lƣợc để tăng
cƣờng giá trịcủa sản phẩm di chuyển thông qua các chuỗi cung ứng bao gồm: (i) sắp xếp lại
các hoạt động xử lý và dịchvụ logistics để tăng giá trị gia tăng trong nƣớc; (ii) đa dạng hóa
nguồn nguyên liệu đầu vào để nâng độ tincậy của cung ứng và cho phép đa dạng hơn; (iii) đa
dạng hóa các kênh phân phối để tăng thị trƣờng phụcvụ, thị phần và giá trị thu đƣợc tại mỗi
thị trƣờng; (iv) chuyên môn hóa chuỗi cung ứng để phân biệt các nguyên liệu đầu vào và sản
phẩm dựa trên chất lƣợng; và (v) cung cấp các dịch vụ logistics có giá trị gia tăng nhƣ chuyên
biệt hoá và dịch vụ sau bán hàng.
Việc tăng giá trị xuất khẩu cho ngành dệt may cần tăng giá trị sản phẩm thông qua tăng
tỷ trọng các sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là các sản phẩm dệt. Để thực hiện điều đó, các
DN cần sử dụng các nguyên liệu đầu vào có giá trị cao, sau đó bán trực tiếp sản phẩm cho các
nhà bán lẻ và các hãng có tên tuổi. Yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là cần phải
làm mới công đoạn nguyên liệu đầu vào của chuỗi cung ứng, hoặc nâng cấp chuỗi cung ứng
để có thể sản phẩm đa dạng hơn và rút gọn chu kỳ đặt hàng.
Ngoài việc tăng giá trị đơn vị hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đƣợc
đề xuất cần tăng hàm lƣợng giá trị gia tăng trong nƣớc. Các nhà sản xuất trong nƣớc cần
chuyển từ cắt may gia công trở thành các doanh nghiệp sản xuất thiết bị gốc, và tiến tới trở
thành những nhà sản xuất thiết kế gốc. Hoạt động của các nhà máy gia công theo hợp đồng
cần mở rộng đến giai đoạn mua nguyên vật liệu và thiết kế. Nhƣ vậy, cần tái cơ cấu chuỗi
cung ứng với sự tham gia của nhà sản xuất vào quá trình đặt hàng, giao nguyên vật liệu nhập
khẩu, phân phối sản phẩm đến đại lý mua hàng và nhà bán lẻ (Hình 4) . Giá trị gia tăng ở đây
có thể tăng lên nhờ các phụ kiện đƣợc sản xuất trong nƣớc và chất lƣợng vải đƣợc nâng cấp.

210
HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014)

Theo các chuyên gia WB, linh hoạt trong tái cơ cấu chuỗicung ứng cần đƣợc cơ cấu
bao gồm cả việc mở rộng chuỗi cung ứng từ đầu nguồn và mở rộng về phía hàng xuất khẩu.
Việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng của các ngành hàng dệt may là tăng cƣờng vai trò của các bên
có lợi ích liên quan nhƣ nâng cao tỷ lệ nội địa hóa đầu vào, hoặc phát triển năng lực công
nghiệp phụ trợ.
Sự yếu kém trong chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm công nghiệp chế biến Việt Nam nói
chung và dệt may nói riêng là khó giảm chi phí xuất khẩu và tạo đƣợc thêm giá trị gia tăng
cần thiết. Chiến lƣợc tái cơ cấu các chuỗi giá trị sản xuất đƣợc đề xuất nhằm tới 2 mục tiêu:
tăng cƣờng tham gia những hoạt động tạo giá trị gia tăng tại Việt Nam, và cụ thể là khuyến
khích doanh nghiệp trong nƣớc tham gia vào quá trình này. Ngoài ra, việc tạo điều kiện cho
tăng trƣởng các công nghiệp phụ trợ, dù là một nỗ lực dài hạn, cũng có ý nghĩa quan trọng.
Do vậy, các sáng kiến cho hƣớng đi mới nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu dệt may thông
qua tăng cƣờng chuỗi cung ứng đƣợc đề xuất gồm: Các cụm sản xuất và mạng lƣới công
nghiệp phụ trợ, hành lang thƣơng mạihợp tác logistic công tƣ, hiện đại hóa hải quan và tài trợ
thƣơng mại…
Các cụm sản xuất và mạng lƣới công nghiệp phụ trợ
Trong khoảng các thập kỷ 1980 và đầu những năm 1990, nhiều tấm gƣơng thành công
về phát triển các ngành sản xuất thầu phụ, chủ yếu là ngành điện tử Hàn Quốc và ngành dệt
may Đài Loan. Sự phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đƣợc khuyến khích thông qua việc
thiết lập các cụmcông nghiệp sản xuất và áp dụng các chính sách khuyến khích sử dụng
nguồn cung phụ tùng của nhà cungcấp nội địa. Việc liên kết và tận dụng năng lực công nghệ
của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ của Việt Nam với các doanh
nghiệp FDI còn rất yếu, dẫn đến việc nắm bắt và hấp thụ công nghệ của Việt Nam thấp. Hiện
nay ngành công nghiệp phụ trợ dệt may, số lƣợng máy móc, thiết bị còn khiêm tốn so với
quốc gia sản xuất sản phẩm dệt may trong khu vực. Trình độ công nghệ của từng lĩnh vực
trong dệt may không đồng đều. Nhiều doanh nghiệp đã mua thiết bị và công nghệ hiện đại,
chuẩn bị cho việc sản xuất các mặt hàng cao cấp, song ngƣời vận hành các thiết bị lại có trình
độ chuyên môn chƣa tƣơng xứng. Tỷ lệ nội địa hóa còn thấp, trên 80% vải, da, vải giả da và
các phụ liệu nhƣ chỉ khâu, nút áo, khoá kim loại, vật liệu dựng, lót... phải nhập khẩu.
Đối với Việt Nam, việc thành lập các cụm công nghiệp sản xuất và mạng lƣới công
nghiệp phụ trợ phải đạt đƣợc ba mục đích: (i) thu hút cácdoanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài
chuyên cung cấp dịch vụ; (ii) tạo môi trƣờng thuận lợi cho sản xuất theohợp đồng; (iii) tạo cơ
hội cho các nhà cung cấp trong nƣớc; và (iv) giảm thâm hụt thƣơng mại. Muốn thànhcông,
các trung tâm sản xuất phải có địa điểm và thiết kế sao cho có thể tăng tối đa giá trị của cả ba
thànhphần. Đề xuất giá trị này bao gồm khuyến khích chuẩn về thuế, lợi thế hoạt động bao
gồm lợi thế quy môvà cung lao động, dịch vụ logistics và các nguồn lực thiết yếu. Ngoài ra,
cũng cần có lợi thế đặc thù về bố trí và địa điểm mang lại lợi ich cho mỗi cụm. Do vậy, cần
xem lại chƣơng trình phát triển các khu chế xuấthiện nay.
Thiết kế các cụm công nghiệp cũng phải đảm bảo hỗ trợ mạng lƣới cung ứng nội địa.
Vì biện pháp khuyến khích áp dụng nhƣ nhau đối với các nhà cung cấp nƣớc ngoài và trong
nƣớc, nên chính phủ do đo phải có chính sách hỗ trợ các nhà cung cấp trong nƣớc nâng cao
chất lƣợng đầu vào mà họ cung cấp cho các nhà sản xuất xuất khẩu và đồng thời khuyến
khích các nhà cung cấp trong nƣớc đa dạng hóa, sản xuất các sảnphẩm đầu vào phức tạp hơn.
Điều đó đòi hỏi nhà nƣớc, nhà sản xuất nƣớc ngoài và nhà cung cấp trongnƣớc phải hợp tác
với cùng mục tiêu là nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu.

211
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Hành lang thƣơng mại


Trƣớc hết là thay đổi quy hoạch từ mạng lƣới vận tải sang hành lang vận tải. Hành lang
vận tải là những cung đƣờng chính vận chuyển hàng từ nguồn hoặc nơi sản xuất tớicảng quốc
tế để xuất khẩu. Sự chuyển hƣớng tập trung nay cũng song hành với chuyển hƣớng từ chất
lƣợnghạ tầng sang chất lƣợng dịch vụ. Cần phải có một bộ phận riêng lập kế hoạch tăng
cƣờng hiệu quả hoạtđộng của các hành lang này. Có thể thiết lập bộ phận này trong Bộ Giao
thông Vận tải nhƣng phải phối hợpnhiều
Hình 4: Chuỗi cung ứng đối với xí nghiệp gia công

Source: The Trade and Transport facilitation AssessmentSurvey and Authors


Hành lang thƣơng mại
Trƣớc hết là thay đổi quy hoạch từ mạng lƣới vận tải sang hành lang vận tải. Hành lang
vận tải là những cung đƣờng chính vận chuyển hàng từ nguồn hoặc nơi sản xuất tớicảng quốc
tế để xuất khẩu. Sự chuyển hƣớng tập trung nay cũng song hành với chuyển hƣớng từ chất
lƣợnghạ tầng sang chất lƣợng dịch vụ. Cần phải có một bộ phận riêng lập kế hoạch tăng
cƣờng hiệu quả hoạtđộng của các hành lang này. Có thể thiết lập bộ phận này trong Bộ Giao
thông Vận tải nhƣng phải phối hợpnhiều với các cơ quan quản lý sự dịch chuyển của hàng
hóa và xe cộ dọc hành lang.

212
HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014)

Hợp tác logistics công tƣ


Sáng kiến thứ ba liên quan đến việc hòan thiện hợp tác công tƣ trong phát triển hạ tầng
logistics và các dịchvụ liên quan, trong đó tập trung vào vai tro của khu vực tƣ trong việc
cung cấp các dịch vụ này. Việc này đòihỏi phải cócơ chế minh bạch và hữu hiệu về lựa chọn
các công ty vận hành tƣ nhân, theo dõi thành tích hoạt động của họ và đảm bảo có thể chất
vấn họ. Ngoài ra cũng cần có một cơ chế duy trì, đổi mới và mở rộng các công trinh hạ tầng
chủ yếu nhƣ cảng, sân bay, cửa khu biên giới, cảng vận chuyển kết nối đaphƣơng thức hoặc
nội phƣơng thức. Đối với cac cửa ngõ thƣơng mại quốc tế, cần phối hợp với hải quan nhằm
tăng hiệu quả hoạt động. Trong đó bao gồm cảng công-ten-nơ nội địa va cảng thông quan nội
địa là những nơi nhận và phân phối hàng hóa quốc tế theo vận đơn chuẩn hàng hải quốc tế.
Hiện đại hóa hải quan
Sáng kiến thứ tƣ là đẩy nhanh chƣơng trình hiện đại hóa hải quan, nhất là trong lĩnh
vực đơn giản hóa và thông quan nhanh hàng xuất và nhập khẩu. Đối với nguyên liệu nhập
khẩu cần phải đơn giản hóa thủ tục và cấp phép tạm nhập. Đối với hàng xuất, cần đẩy nhanh
tốc độ làm thủ tục hồ sơ và cấp giấy chứng nhận.Có nhiều cách để thực hiện nhƣng hầu nhƣ
cách nào cũng phải áp dụng công nghệ thông tin vàcó chƣơng trình hợp tác chính thức giữa
hải quan và các hãng tàu biển lớn. Hệ thống công nghệ thông tin giúp phân tích hành vi
thƣơng mại nhƣ là một phần của hệ thống quản lý rủi ro, trong đó tập trung vào các nỗ
lựcthực thi và giảm nguồn lực cần có hiện nay trong việc kiểm tra hàng thực tế. Hệ thống
đƣợc hỗ trợ thêmbởi một chƣơng trình hợp tác với các công ty thƣơng mại lớn có thành tích
tuân thủ luật pháp.
Tài trợ thƣơng mại
Sáng kiến cuối cùng liên quan đến cấp vốn thƣơng mại, bao gồm tiếp cận nguồn ngoại
tệ, vay vốn lƣu động và cơ chế giảm nhẹ rủi ro trong ngoại thƣơng. Đây là những vấn đề quan
trọng vì chúng tác động lên quyết định của nhà xuất khẩu về tăng giá trị hàng xuất khẩu và
tham gia vào công đoạn nguyên liệu đầu vào và đầu ra thành phẩm của chuỗicung ứng. Các
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ xuất khẩu.
Tuy nhà nƣớc quản lý tỷ giá ngoại tệ và đòi hỏi báo cáo về cac giao dịch nhƣng các
công ty xuất nhập khẩu vẫn tiếp cận đƣợc với nguồn ngoại tệ và mua đƣợc ngoại tệ qua các
giao dịch mua trả ngay, hoan đổi và hợp đồng kỳ hạn. Một vài ngân hàng thƣơng mại cũng
giao dịch bằng quyền lựa chọn ngoại tệ. Tuy nhiên,các công cụ này không đƣợc sử dụng rộng
rãi vì mất phí, khách hàng không hiểu rõ ích lợi của nó và sự không chắc chắn do nhà nƣớc
điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ.
Mặc dù đã có những nỗ lực nhằm làm giảm thời gian giao hàng nhƣng lại phải tăng
thời gian trả chậm vàkết quả cuối cùng là thời gian thu hồi tiền mặt bị kéo dài. Đồng thời
cũng có nhƣng nỗ lực khác nâng cao chất lƣợng sản phẩm và gia tăng gia trị qua việc: (i) tăng
cƣờng chế biến nguyên vật liệu đầu vào phía thƣợng nguồn và sản phẩm xuất khẩu phía hạ
nguồn; (ii) đa dạng hóa nguồn cung và thị trƣờng đầu ra; và (iii) phát triển các kênh phân phối
mới làm tăng rủi ro thƣơng mại và tăng cầu về vốn lƣu động. Những thay đổi này đòi hỏi việc
tăng cấp vốn phục vụ thƣơng mại, giảm lãi suất cho các món vay trƣớc và sau chuyến hàng và
cung cấp bảo lãnh nhằm giảm thiểu rủi ro cho các định chế tài chính và các nhà xuất khẩu.
Trong khi Việt Nam đã thành công trong việc gia tăng thị phần của mình trong thƣơng
mại dệt may toàn cầu, thành công này chủ yếu dựa vào việc gia tăng khối lƣợng hàng may
mặc có giá trị thấp hơn. Quá trình này đã làm giảm giá trị gia tăng có thể đạt đƣợc của các sản
phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Dù cho chiến lƣợc này đã thu đƣợc thành công trong quá khứ,
nhƣng hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam trong tƣơng lai vẫn phải đối mặt với nhiều khó
khăn nhƣ chi phí lao động tăng, hoặc sự cạnh tranh từ Bangladesh và các quốc gia có nguồn

213
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

lao động giá rẻ khác, hay sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc, quốc gia có lợi thế về quy mô
và hiệu quả hoạt động trong ngành dệt may. Bởi vậy, hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam cần
tập trung vào các sản phẩm giá trị gia tăng cao hơn. Có nhiều cách gia tăng giá trị hàng dệt
may khác nhau nhƣ:
Việc hƣớng tới các sản phẩm mang giá trị cao hơn đòi hỏi những thay đổi tƣơng tự trong
chuỗi cung ứng. Để giảm thời gian đặt hàng thì cần phải có chuỗi cung ứng đầu vào hiệu
quả hơn, và muốn đảm bảo đƣợc các đơn hàng nhỏ hay các lô hàng đặc biệt, thì chuỗi
cung ứng đầu ra và đầu vào đều phải đa dạng hơn.Điều này có nghĩa là cần phải có nhiều
lựa chọn hơn các dịch vụ vận tải hiệu quả và đáng tin cậy trong các hành lang thƣơng
mại chính và các thủ tục nhập khẩu đầu vào và xuất đầu ra cần đƣợc cải cách theo hƣớng
đơn giản và hiệu quả hơn.
Cần tăng cƣờng các nỗ lực để hội nhập ngƣợc trở lại với các chuỗi cung ứng đầu vào thông
qua việc phát triển các cụm công nghiệp dệt may. Đối với khu vực tƣ nhân, các cụm
công nghiệp này sẽ mang đến cơ hộimở rộng nền kinh tế trên cả phƣơng diện quy mô và
phạm vi. Đối với chính phủ, các cụm công nghiệp sẽ đơn giản hóa việc cung cấp các tiện
ích sản xuất nhƣ điện nƣớc và cơ sở hạ tầng logistics phục vụ cho ngành.Chính phủ cũng
có thể cải thiện và mở rộng hơn nữa các hiệp định thƣơng mại song phƣơng và khu vực
nhằm giảm thiểu các rào cản tại các thị trƣờng xuất khẩu tiềm năng, giúp phát triển
ngành dệt may xuất khẩu. Cuối cùng, các cụm công nghiệp có thể cung cấp các chƣơng
trình đào tạo kỹ năng sản xuất cơ bản,quản lý chuỗi cung ứng và phát triển sản phẩm để
nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong lĩnh vực may mặc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Abe, K. and Wilson, J. (2009). Weathering the Storm – Investing in Port Infrastructure
to Lower Trade Cost in East Asia. Washington, D.C.
[2] ADB and ADBI (Sep, 2009). Infrastructure for a seamless Asia. ADB, Manila.
[3] General Department of Vietnam Customs.
[4] Gereffi, G. (2011). Global Value Chain Analysis and Its Implications for Measuring
Global Trade. Paper presented at theGlobal Forum on Trade Statistics, Geneva.
February.
[5] University of Economics of Ho Chi Minh City (2012). Final reports on Apparels,
Footwear, Electronics, Coffee, Rice andSeafood. UoE, Ho Chi Minh.
[6] Vietnam‘s Congress Party Committee (February 2011). Vietnam Socio-Economic
Development Strategy (SEDS) 2011-2020. Ha Noi
[7] World Bank (2010). Trade facilitation, Value creation, and competitiveness: Policy
implication for Vietnam's economic growth, World BankPublication, Washington, D.C
[8] World Bank (2012). Connecting to Compete 2010: The Logistics Performance Index and
its Indicators, World BankPublication, Washington, D.C.

214

You might also like