You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


---------oOo---------

BÀI TẬP LỚN


KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thập kỷ vừa qua

Sinh viên thực hiện:

Đỗ Minh Hiển_11222259 Nguyễn Phương Anh_11220422


Phạm Thành Nam_11224473 Chử Thị Ngọc Bích_11220824
Vũ Trọng Hiếu_11222367 Lê Thị Phương Nhung_11225019
Đỗ Hoàng Quốc Bảo_11220790 Lê Hải Yến_11227059
Nguyễn Tiến Trung_11226624

Giảng viên hướng dẫn: Tô Xuân Cường

Hà Nội, 3/2024
MỤC LỤC

I. Nội dung chính về xuất nhập khẩu.....................................................................3


1. Khái niệm chung về xuất nhập khẩu..................................................................3
2. Vai trò của xuất nhập khẩu đối với thị trường Việt Nam...................................3
2.1. Vai trò của nhập khẩu..................................................................................3
2.2. Vai trò của xuất khẩu...................................................................................4
II. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam thập giai đoạn 2011 – 2020.........5
1. Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015...............................................................5
1.1. Bối cảnh nền kinh tế.....................................................................................5
1.2. Tình hình xuất khẩu.....................................................................................6
1.3. Tình hình nhập khẩu.....................................................................................7
1.4. Kết quả của hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011 - 2015....................9
2. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.............................................................11
2.1. Bối cảnh kinh tế.........................................................................................11
2.2. Về xuất khẩu trong giai đoạn này..............................................................12
2.3. Về nhập khẩu trong giai đoạn này..............................................................13
2.4. Một số thành tựu và các mặt còn hạn chế..................................................14
III. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu trong thập kỷ vừa qua và định hướng
của Nhà nước trong tương lai...............................................................................16
1. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu...................................................................16
2. Định hướng của Nhà nước trong tương lai.......................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................19
I. Nội dung chính về xuất nhập khẩu

1. Khái niệm chung về xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là 1 cụm từ được gọi chung lại của 2 hoạt động kinh tế là
xuất khẩu và nhập khẩu. Hai hoạt động này luôn đi đâu với nhau không thể tách
rời. Nhờ có hoạt động này mà việc giao thương giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ
được diễn ra thuận lợi.

Khái niệm của xuất nhập khẩu được viết rõ ràng trong Luật thương mại Việt
Nam và được nêu rõ như sau:
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật.
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ
nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

2. Vai trò của xuất nhập khẩu đối với thị trường Việt Nam

2.1. Vai trò của nhập khẩu

Nhập khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Một số quốc gia vùng
lãnh thổ không thể tự sản xuất được những hàng hóa nhất định (Chẳng hạn:
Bamboo Airways đặt mua dòng máy bay Boeing 777X – mặt hàng mà Việt Nam
không thể sản xuất được). Khi đó, nhập khẩu hàng từ nước khác là điều cần thiết
để đáp ứng nhu cầu trong nước.

3
Bên cạnh đó, việc nhập khẩu còn giúp đa dạng hóa mặt hàng sản phẩm có
trên thị trường, tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước cải tiến
sản phẩm và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

2.2. Vai trò của xuất khẩu

Xuất nhập khẩu mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Hoạt
động xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho hàng hóa được lưu thông trên một thị
trường rộng lớn hơn, mở ra cơ hội giao thương, hợp tác xuyên biên giới, thúc đẩy
kinh tế chung của các nước. Do đó, đẩy mạnh xuất nhập khẩu làm tăng cường sự
hợp tác quốc tế. Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo điều kiện để
mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu.

Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất theo hướng tận dụng lợi thế cạnh tranh quốc
gia. Khi tham gia vào thị trường quốc tế, hàng hóa của một quốc gia phải cạnh
tranh gay gắt với hàng hóa từ các quốc gia khác. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp
phải luôn luôn đổi mới công nghệ sản xuất và quy trình quản lý kinh doanh, mở
rộng quy mô đầu tư theo hướng ngày càng hiện đại và hiệu quả.

Mặt khác, xuất khẩu đồng thời thúc đẩy những ngành sản xuất cung cấp đầu
vào cho các ngành sản xuất xuất khẩu, kích thích các lĩnh vực kinh tế đối ngoại
như vận tải quốc tế, dịch vụ hải quan, bảo hiểm quốc tế, … cùng phát triển. Như
vậy, xuất khẩu mở rộng sẽ tạo mối liên hệ gắn kết, thúc đẩy lẫn nhau giữa các lĩnh
vực của nền kinh tế, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý.
Xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, tạo nguồn vốn nhập khẩu công
nghệ hiện đại. Hiện nay các nước đang phát triển thiếu vốn và kỹ thuật công nghệ
nhưng lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên rất dồi dào trong khi đó các nước
phát triển lại dồi dào về vốn và khoa học kỹ thuật. Để giải quyết tình trạng này họ

4
buộc phải nhập khẩu những yếu tố nguồn lực sản xuất mà trong nước chưa có hoặc
khó khăn trong sản xuất. Nghĩa là họ cần một nguồn ngoại tệ lớn.

Để có được nguồn ngoại tệ đó, các nước đang phát triển cần đẩy mạnh xuất
khẩu những mặt hàng có thể sản xuất như nông sản, hàng dệt may, …. Chính vì
vậy, hoạt động xuất nhập khẩu có ý nghĩa thiết thực: không những thu về rất một
nguồn ngoại tệ lớn mà quan trọng hơn còn là cơ hội phát huy các lợi thế so sánh
của đất nước, nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để mở rộng các ngành nghề
sản xuất.
Xuất khẩu góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống người dân.
Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu thu hút một lượng lớn lao động tham gia vào
với mức thu nhập cao. Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn ngoại tệ để nhập khẩu vật phẩm
tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân. Đồng thời xuất khẩu cũng tác động tích cực
đến trình độ tay nghề và thay đổi thói quen của những người sản xuất hàng xuất
khẩu.

II. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

1. Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015

1.1. Bối cảnh nền kinh tế

Bước vào giai đoạn 2011-2015, kinh tế và thương mại thế giới nói chung đối
mặt với những khó khăn do khủng hoảng kinh tế ở châu Âu và một số nước khác
trên thế giới. Tình hình sản xuất kinh doanh trong nước cũng gặp nhiều khó khăn,
đặc biệt vào những năm 2011-2012. Tuy nhiên, môi trường chính trị ổn định, chính
sách phù hợp đã đưa hoạt động ngoại thương của đất nước đạt được những thành

5
tựu đáng kể, đặc biệt đối với xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh thương mại toàn
cầu suy giảm.

1.2. Tình hình xuất khẩu

Tổng mức lưu chuyển thương mại hàng hóa giai đoạn 2011-2015 tăng nhanh
với tốc độ tăng đạt 112,0% so với giai đoạn 2006-2010, từ 623,6 tỷ USD lên
1321,6 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu bình quân năm giai đoạn 2011-2015 đạt
131,1 tỷ USD, tăng 133,8% so với giai đoạn 2006-2010; nhập khẩu bình quân năm
giai đoạn 2011-2015 đạt 133,2 tỷ USD, tăng 94,1%. Tăng trưởng bình quân xuất
khẩu giai đoạn 2011-2015 luôn cao hơn nhập khẩu và cán cân thương mại thặng dư
nhẹ trong năm 2012 (0,7 tỷ USD) và năm 2014 (2,4 tỷ USD) đã góp phần làm
giảm mức nhập siêu của giai đoạn này về còn 10,3 tỷ USD, giảm khá mạnh so với
mức nhập siêu 62,8 tỷ USD trong giai đoạn 2006-2010.
Tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu giai đoạn 2011-2015 tương đối ổn định,
tăng trưởng xuất khẩu bình quân năm đạt 17,5%, nhập khẩu bình quân năm đạt
14,3%, góp phần đáng kể vào thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng và phát triển kinh tế.
Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa trong giai đoạn này đều tăng trưởng khá tốt
Về mặt hàng, nếu như năm 2011 có 17 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt
trên 1 tỷ USD, chiếm 73,4% tổng kim ngạch thì năm 2014 đã có 25 mặt hàng có
kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 85,9% tổng kim ngạch, trong đó chủ
yếu là các mặt hàng gia công lắp ráp như: Điện thoại và linh kiện; hàng dệt may;
điện tử, máy tính và linh kiện; giày dép; hàng thủy sản; máy móc, thiết bị, dụng cụ
phụ tùng khác.
Giai đoạn 2011-2015 chứng kiến sự thay đổi vị trí mặt hàng xuất khẩu lớn.
Năm 2011-2012 mặt hàng dệt may giữ vị trí số một với tỷ trọng kim ngạch chiếm
trên 13%, nhưng từ năm 2013 đến nay mặt hàng này đã tụt xuống vị trí thứ 2, thay
vào đó là điện thoại và linh kiện với tỷ trọng kim ngạch chiếm trên 16%. Tiếp theo

6
là các mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện; giày dép. Mặt hàng dầu thô xếp vị
trí thứ 2 giai đoạn 2006-2010, hiện nay đã tụt xuống vị trí thứ 7 theo định hướng
hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô. Trong số 25 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu năm
2014, có 5 mặt hàng thuộc nhóm nông sản là gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu
chiếm tỷ trọng 7,6%. Riêng thủy sản chỉ chiếm 5,1% tổng kim ngạch xuất khẩu
Cơ cấu hàng xuất khẩu theo đó cũng có sự thay đổi. Tỷ trọng hàng
công nghiệp nặng và khoáng sản tăng dần, từ 35,8% năm 2011 lên 44% năm
2014 do tăng mạnh xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp nặng từ 23,8% lên
37%, giảm xuất khẩu khoáng sản từ 12% xuống 7%. Hàng công nghiệp nhẹ
và tiểu thủ công nghiệp giảm từ 41,6% năm 2011 xuống 39,4% năm 2014.
Hàng nông, lâm, thủy sản giảm mạnh từ 22,5% năm 2011 xuống 16,6% năm
2014. Xét theo mức độ chế biến, cơ cấu hàng xuất khẩu cũng có sự thay đổi
đáng kể, gia tăng sản phẩm chế biến và đã tinh chế, giảm tỷ trọng hàng thô
hay mới sơ chế. Năm 2005 tỷ trọng hàng thô chiếm 49,6% thì đến năm 2014
với sự phát triển mạnh của các mặt hàng gia công, lắp ráp, tỷ trọng hàng thô
hay mới chế biến giảm xuống mức 23,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế ngày càng gia tăng và chiếm đến
76,2%.
Đến năm 2015 thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn tập trung vào
các bạn hàng truyền thống trong khu vực châu Á như các nước thuộc khối
ASEAN (11,1%), Trung Quốc (10,6%), Nhật Bản (8,7%), Hàn Quốc (5,5%),
Hồng Kông (4,3%). Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU
cũng chiếm tỷ trọng khá lớn, lần lượt là 20,7% và 19,1% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam năm 2015.

1.3. Tình hình nhập khẩu

7
Cùng với tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu với ý nghĩa là một trong những nhân tố
quan trọng thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng cũng tăng khá cao với tốc độ tăng bình
quân là 14,3%/năm giai đoạn 2011-2015.
Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2011-2015 có thay đổi theo hướng
giảm tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng từ 9,5% năm 2011 xuống 8,8% năm 2014.
Tỷ trọng nhập khẩu tư liệu sản xuất tăng từ 88,6% năm 2011 lên 91,1% năm 2014
do hoạt động gia công lắp ráp điện thoại, linh kiện điện tử những năm gần đây phát
triển mạnh, kết quả của chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước vẫn
giữ được mức tăng phù hợp theo chính sách điều hành của Chính phủ.
Xăng dầu nhập khẩu bình quân hằng năm giai đoạn 2011-2015 khoảng hơn
9 triệu tấn, thấp hơn mức 11,8 triệu của giai đoạn 2006-2010 do sản phẩm lọc dầu
trong nước đã cung cấp thêm cho nhu cầu, đây sẽ vẫn tiếp tục là xu hướng của
những năm tới.
Mặt hàng sắt thép nhập khẩu giảm mạnh trong năm 2011-2012 do nhu cầu
xây dựng, đầu tư giảm nhưng từ năm 2013 đến nay đã tăng trở lại, nhất là năm
2015 lượng nhập khẩu tăng mạnh, bình quân hằng năm giai đoạn 2011-2015 nhập
khẩu trên 10 triệu tấn, cao hơn so với mức 8,2 triệu tấn của 5 năm trước.
Nhập khẩu nhóm hàng bông, vải, tơ sợi dệt và nguyên phụ liệu dệt may, giày
dép giai đoạn 2011-2015 tăng khá nhanh tương ứng với mức tăng xuất khẩu mặt
hàng dệt may, giày dép. Kim ngạch bình quân hằng năm giai đoạn này đạt khoảng
15 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,3% tổng kim ngạch, tương đương giai đoạn trước.
Điều này cho thấy tuy những năm gần đây tỷ lệ nội địa hóa đã được cải thiện song
giá trị tăng thêm của hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là giày dép và dệt may vẫn
còn hạn chế.

8
Điện tử, máy tính và linh kiện cũng là nhóm hàng có mức nhập khẩu tăng
bình quân cao thời kỳ 2011-2015 với 34,7%/năm, gần gấp đôi so với 19,3%/năm
của bình quân 5 năm trước do nhu cầu gia công lắp ráp để xuất khẩu và tiêu dùng.
Chất dẻo nguyên liệu cũng là mặt hàng tăng mạnh. Lượng nhập khẩu bình
quân năm thời kỳ 2006-2010 là 1,9 triệu tấn thì 5 năm gần đây tăng lên mức 3,1
triệu tấn, cho thấy nhu cầu cao của thị trường trong nước đối với mặt hàng này.
Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tuy giảm trong năm 2012 và 2013, nhưng năm
2014 và 2015 đã tăng mạnh, làm cho mức bình quân thời kỳ 2011-2015 tăng cao,
hằng năm nhập khẩu 62,6 nghìn chiếc, gấp 2,4 lần so với mức bình quân hằng năm
25,6 nghìn chiếc của 5 năm trước.
Về thị trường, nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2015 vẫn thuộc về các nước
trong khu vực châu Á, đặc biệt là thị trường Trung Quốc luôn đứng ở vị trí dẫn đầu
với tỷ trọng chiếm tới 29,9% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tiếp đến là các thị trường
như khu vực ASEAN (14,4%), Hàn Quốc (16,7%), Nhật Bản (8,7%) và Đài Loan
(6,6%). Nhập khẩu từ thị trường ASEAN giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân hằng
năm 7,7%, từ EU 9,9%, nhưng thấp hơn mức bình quân tương ứng là 12% và
19,8% của giai đoạn 2006-2010. Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng bình quân hằng
năm 19,6%, tuy giảm so với 27% của thời kỳ trước nhưng cao hơn so với mức bình
quân chung 14,3%.

1.4. Kết quả của hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011 - 2015

Hoạt động thương mại, dịch vụ quốc tế 5 năm 2011-2015 đã đạt được những
kết quả quan trọng, làm tiền đề cho việc thực hiện tốt các mục tiêu đề ra trong
Chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2011-2020, định hướng 2030. Để phát huy
những kết quả đã đạt được, hoạt động thương mại dịch vụ những năm tới cần triển
khai đồng bộ và có hiệu quả nhiều giải pháp, trong đó phải đặc biệt quan tâm đến

9
tận dụng thuận lợi và cơ hội, phòng ngừa khó khăn và thách thức khi đi vào thực
hiện các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã và sẽ ký kết.
Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2015, sự cải thiện cán cân thương mại chưa
thực sự bền vững, nguyên nhân là:
Xuất khẩu của khu vực FDI có xu hướng ngày càng lớn trong cơ cấu xuất
nhập khẩu cho thấy sự lấn át của khu vực FDI cũng như những khó khăn và sự yếu
thế của khu vực trong nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ
cấu nhập khẩu theo mặt hàng của Việt Nam có những thay đổi, tỷ trọng nhập khẩu
các nguyên nhiên phụ liệu cho khu vực FDI liên tục tăng trong khi tỷ trọng nhập
khẩu hàng hóa cho khu vực trong nước liên tục giảm.
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu vẫn là các mặt hàng có giá trị gia tăng
thấp. Mặc dù tỷ trọng giá trị các mặt hàng nông lâm thủy sản và công nghiệp nặng
và khoáng sản (trừ năm 2012) có xu hướng giảm trong khi tỷ trọng của các mặt
hàng công nghiệp nhẹ tăng, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều là các mặt hàng
gia công, thâm dụng lao động cao như dệt may, giày da, điện thoại, máy tính… do
đó giá trị tăng thêm thực tế đối với Việt Nam ngày càng giảm.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu chậm thay đổi. Thị trường tiêu thụ chính của
Việt Nam vẫn là khu vực ASEAN, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Điều này làm
tăng sự phụ thuộc của Việt Nam vào các quốc gia này, đặc biệt là Trung Quốc.
Trong giai đoạn 2001-2015, tốc độ nhập siêu của Việt Nam và Trung Quốc do đó
cũng tăng không ngừng, tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc luôn là con số rất cao, từ
127,7% năm 2011 lên 193,3% năm 2014 và 188,9% năm 2015.

2. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020

II.1.Bối cảnh kinh tế

10
Giai đoạn 2016-2020, kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, thách thức,
ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu. Chỉ đến năm 2017, kinh tế thế giới
mới bắt đầu phục hồi, thương mại toàn cầu có những diễn biến tích cực mặc
dù vẫn đối diện với nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro do xu hướng bảo hộ
thương mại gia tăng.
Xung đột thương mại Mỹ-Trung bắt đầu từ tháng 4 năm 2018 và diễn
biến leo thang căng thẳng đã tác động mạnh đến thương mại toàn cầu, trong
đó Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở cao cũng chịu nhiều tác động. Từ
đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát đã tác động nặng nề đến kinh tế,
thương mại toàn cầu.
Tình hình trong nước trong giai đoạn 2016-2020 có những thuận lợi cơ
bản: Sự ổn định về chính trị và kinh tế vĩ mô; cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng tích cực; hội nhập quốc tế sâu rộng có tác động tạo ra sự cải
thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư và phát triển sản xuất.
Ngay từ năm đầu của nhiệm kỳ (năm 2016), Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ đã chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, khơi dậy nguồn lực phát triển trong
toàn xã hội trên tinh thần của một Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành
động, với những quyết tâm cao trong cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo
môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng; cùng với đó là sự nỗ
lực của các Bộ, ngành trong việc triển khai tích cực và đồng bộ các giải pháp
và sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của toàn dân và doanh nghiệp.
Do vậy hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2016-2020 đã đạt
những kết quả tích cực, đáng khích lệ với điểm nổi bật là xuất khẩu tăng
trưởng cao và liên tục; công tác phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu,
đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu đi liền với kiềm
chế nhập siêu đạt hiệu quả cao.

11
II.2.Về xuất khẩu trong giai đoạn này
Quy mô xuất khẩu: Đối với xuất nhập khẩu hàng hóa, kim ngạch tăng từ
327,8 tỷ USD năm 2015 lên 545,4 tỷ USD năm 2020, kim ngạch xuất, nhập khẩu
hàng hóa bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 464,8 tỷ USD/năm, tốc độ tăng
bình quân giai đoạn này ước đạt 10,7%/năm. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa tăng từ
162 tỷ USD năm 2015 lên 282,7 tỷ USD năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 236,5 tỷ USD/năm, tăng trưởng bình quân
đạt 11,8%/năm. Nhập khẩu hàng hóa tăng từ 165,8 tỷ USD năm 2015 lên khoảng
262,7 tỷ USD năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa bình quân giai đoạn
2016-2020 đạt 228,4 tỷ USD, tăng trưởng bình quân nhập khẩu hàng hóa giai đoạn
này đạt 9,6%/năm.
Về mặt hàng xuất khẩu, nếu như năm 2016 có 25 mặt hàng có kim ngạch
xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 89,1% tổng kim ngạch thì năm 2020 có 32 mặt
hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,4% tổng kim ngạch. Trong
đó, chủ yếu là các mặt hàng gia công, lắp ráp như: Điện thoại và linh kiện (chiếm
18,1%); điện tử, máy tính và linh kiện (chiếm 15,8%); hàng dệt may (chiếm
10,5%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; phương
tiện vận tải và phụ tùng; hàng thủy sản.
Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu theo đó cũng có sự thay đổi. Tỷ trọng nhóm
hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng dần, từ 46,2% năm 2016 lên 50,8%
năm 2019 do xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp nặng tăng mặc dù nhóm hàng
khoáng sản có xu hướng giảm. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công
nghiệp giảm từ 39,9% năm 2016 xuống 38,5% năm 2019. Nhóm hàng nông, lâm,
thủy sản giảm từ 13,9% năm 2016 xuống còn 10,7% năm 2019.
Thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 vẫn tập trung vào
các bạn hàng truyền thống trong khu vực châu Á như các nước thuộc khối ASEAN
(9,5%), Trung Quốc (16%), Nhật Bản (7,6%), Hàn Quốc (7%). Ngoài ra, kim

12
ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU chiếm tỷ trọng ngày càng lớn (Hoa Kỳ chiếm
22,5%, EU chiếm 15,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam).
II.3.Về nhập khẩu trong giai đoạn này

Về quy mô nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng từ 174,8 tỷ
USD năm 2016 lên 253,4 tỷ USD năm 2019 và đạt khoảng 262,4 tỷ USD vào năm
2020 tăng 3,6% so với năm 2019. Tăng trưởng nhập khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt
trung bình 9,6%/năm. Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kim
ngạch nhập khẩu trong giai đoạn này thấp hơn so với tốc độ tăng bình quân của
kim ngạch xuất khẩu, đạt mục tiêu Chiến lược đề ra.
Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2016-2020 có thay đổi theo hướng
tăng tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng từ 9,6% năm 2016 lên 10,8% năm 2019
(riêng năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên ước tính chỉ chiếm 6,4%); tỷ
trọng nhập khẩu tư liệu sản xuất giảm từ 90,3% xuống 89,1% năm 2019 (năm 2020
ước tính chiếm 93,6%).
Về mặt hàng nhập khẩu, nếu như năm 2016 có 29 mặt hàng có kim ngạch
nhập khẩu đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 86% tổng kim ngạch thì năm 2020 ước tính có
36 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm khoảng 90,7% 114
tổng kim ngạch. Trong đó chủ yếu là các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất
và gia công như: Điện tử, máy tính và linh kiện (chiếm 24,4%); máy móc thiết bị,
dụng cụ phụ tùng (chiếm 14,2%); điện thoại và linh kiện (chiếm 6,3%); vải; chất
dẻo; sắt thép.
Về thị trường, nhập khẩu giai đoạn 2016-2020 nhiều nhất vẫn thuộc về các
nước trong khu vực châu Á, đặc biệt thị trường Trung Quốc luôn đứng ở vị trí dẫn
đầu với tỷ trọng chiếm khoảng 29,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tiếp đến là các
thị trường như Hàn Quốc (19,3%), khu vực ASEAN (12,8%), Nhật Bản (8%) và
Đài Loan (6%). Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hầu hết các thị

13
trường đều tăng chậm lại, nhập khẩu từ thị trường ASEAN giai đoạn 2016-2020
tăng bình quân 4,8%/năm, từ EU tăng 6,8%/năm, tăng trưởng bình quân nhập khẩu
từ Trung Quốc ở mức 11,2%/năm, từ Hàn Quốc tăng 14,3%/năm.

II.4.Một số thành tựu và các mặt còn hạn chế

Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động xuất
nhập khẩu với việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm thứ hai liên tiếp đạt mức
trên 500 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 1,6 lần từ 327,8 tỷ
USD năm 2015 lên khoảng 517,7 tỷ USD năm 2019 và năm 2020 mặc dù chịu ảnh
hưởng nặng nề của dịch Covid-19 vẫn đạt khoảng 543,9 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa đạt thặng dư trong toàn bộ thời kỳ Kế hoạch 5
năm 2016 - 2020 với mức xuất siêu năm sau tăng cao hơn năm trước, qua đó đóng
góp lớn vào tăng trưởng GDP, tạo công ăn việc làm, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là
nông sản hàng hóa cho người nông dân. Xuất siêu giúp nâng cao dự trữ ngoại hối,
ổn định tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2020, xuất siêu ghi nhận mức kỷ lục
gần 19,1 tỷ USD. Mức thặng dư năm 2020 cao hơn mức thặng dư năm 2019 (10,87
tỷ USD), cao hơn mức thặng dư năm 2018 (6,83 tỷ USD), gấp hơn 9 lần so với
mức thặng dư năm 2017 (2,11 tỷ USD) và gấp gần 11 lần so với mức thặng dư
năm 2016 (1,78 tỷ USD).

Tuy nhiên, vẫn còn có những hạn chế, bất cập


Thứ nhất, xu hướng cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa thặng dư ngày càng
tăng cao và nhanh đã tạo ra sức ép lên việc quản lý và điều hành chính sách tiền tệ,
tỷ giá của Chính phủ bởi những biến động lớn trong cán cân thương mại đều gây ra
những khó khăn trong công tác quản lý, điều hành chính sách xuất nhập khẩu cũng
như các lĩnh vực liên quan.

14
Thứ hai, cơ cấu hàng hóa xuất, nhập khẩu chuyển dịch tích cực tuy nhiên sự
chênh lệch giữa các nhóm hàng còn chênh lệch lớn. Sự phát triển mạnh mẽ của
nhóm hàng chế biến, chế tạo trong những năm qua cũng tiềm ẩn sự phát triển
không bền vững bởi hiện nay chủ yếu Việt Nam chỉ tham gia khâu gia công, lắp
ráp cho nước ngoài, giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, chậm đổi mới, hàm lượng
chất xám, công nghệ còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào
chiếm 94% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước cho thấy sự phụ thuộc quá
lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nước ngoài, trước những khó khăn của tình hình
dịch bệnh Covid-19 phức tạp, việc đứt gãy nguồn cung nguyên phụ liệu tại một số
thị trường lớn đã bộc lộ những khó khăn, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng luôn
thường trực.
Thứ ba, xu hướng đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa đạt được
kết quả tích cực. Tuy nhiên, mức độ đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng
thuộc nhóm nông sản, thuỷ sản chưa cao, cụ thể là còn phụ thuộc nhiều vào khu
vực châu Á (chiếm tới 54%). Đặc biệt, một số mặt hàng phụ thuộc vào một thị
trường (sắn, cao su, thanh long, …). Các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu còn
gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng
và an toàn thực phẩm.

III. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu trong thập kỷ vừa qua và định hướng
của Nhà nước trong tương lai
1. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu

Đánh giá kết quả xuất nhập khẩu theo mục tiêu của Chiến lược xuất nhập
khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030

15
Tính đến thời điểm kết thúc năm 2019, về cơ bản các mục tiêu đề ra
trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng
đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) đều đạt được, cụ thể là:
Tăng trưởng xuất khẩu vượt mức kế hoạch đề ra. Tăng trưởng xuất khẩu giai
đoạn 2015-2019 đạt trung bình 12%/năm, cao hơn mục tiêu 10% do Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII đề ra. Năm 2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu
ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm
so với năm trước, xuất khẩu của nước ta vẫn đạt được mức tăng trưởng dương, kim
ngạch xuất khẩu 09 tháng đầu năm đạt 202,4 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm
2019.
Nhập khẩu được kiểm soát, tốc độ tăng bình quân kim ngạch nhập khẩu thấp
hơn so với tốc độ tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu có
tốc độ tăng trung bình trong giai đoạn 2015-2019 ở mức 11,2%/năm. Như vậy, tốc
độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn này
thấp hơn so với tốc độ tăng bình quân của kim ngạch xuất khẩu (13%), đạt mục
tiêu Chiến lược đề ra.
Cán cân thương mại đạt thặng dư trong cả giai đoạn với mức xuất siêu năm
sau tăng cao hơn năm trước. Chiến lược đã xác định mục tiêu giảm dần thâm hụt
thương mại, kiểm soát nhập siêu khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015
và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020. Trên thực tế, từ năm 2016 ,
cán cân thương mại luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các năm, lần
lượt là 1,77 tỷ USD (năm 2016), 2,11 tỷ USD (năm 2017), 6,83 tỷ USD (năm
2018), 10,87 tỷ USD (năm 2019). Riêng 9 tháng đầu năm 2020, xuất siêu đạt 16,5
tỷ USD.
Cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch tích cực. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã
chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhóm hàng công nghiệp chế biến trong 9 tháng
đầu năm 2020 chiếm tới 84,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng so với mức 78,9%

16
của năm 2015; nhóm nhiên liệu, khoáng sản chỉ còn chiếm tỷ trọng khoảng 1,1%
tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Số lượng mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ
1 tỷ USD trở lên đã tăng qua các năm. Năm 2019 có 31 mặt hàng đạt kim ngạch
xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Mục tiêu giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đã đạt được. Giá trị xuất
khẩu bình quân đầu người năm 2019 đạt khoảng 2.740 USD/người, bằng 2,5 lần so
với năm 2011. Mục tiêu giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt trên 2000 USD
theo Chiến lược đề ra đã đạt được từ năm 2017.

2. Định hướng của Nhà nước trong tương lai

Về định hướng xuất khẩu

Phát triển xuất khẩu bền vững, phát huy lợi thế so sánh và chuyển đổi mô
hình tăng trưởng hợp lý theo chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ
môi trường sinh thái và giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu
có giá trị gia tăng, có hàm lượng khoa học - công nghệ, hàm lượng đổi mới
sáng tạo cao, các sản phẩm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm
thân thiện với môi trường.
Về định hướng nhập khẩu

Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, kiểm soát
việc nhập khẩu các loại hàng hóa trong nước sản xuất được, hàng xa xỉ, hàng hóa
không thiết yếu, kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
Tăng tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất
tiên tiến từ các nước có nền công nghiệp phát triển, nhất là công nghệ cao, công
nghệ nguồn, tiếp thu thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo tiền đề

17
nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu và thực
hiện chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu.
Trong những năm gần đây, từ 2021 đến 2023, tình hình xuất nhập
khẩu của Việt Nam đã đạt nhiều bước phục hồi và tiến triển trong thời điểm
nền kinh tế Thế giới gặp nhiều biến động khó lường như đại dịch Covid –
19, biến đổi khí hậu, kinh tế - chính trị thế giới có nhiều căng thẳng,… Kim
ngạch xuất khẩu đạt tăng trưởng ở mức cao dù nền kinh tế đối diện với nhiều
khó khăn, cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch tích cực và diện mặt hàng xuất khẩu
ngày càng đa dạng, thị trường xuất khẩu đa dạng, duy trì tăng trưởng tại các
thị trường truyền thống và mở rộng sang các thị trường mới. Điều này chứng
tỏ những định hướng của Nhà nước là vô cùng kịp thời và cần thiết cho sự
phát triển kinh tế tại Việt Nam.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3. Động thái và thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam 5 năm 2011 - 2015
4. Động thái và thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam 5 năm 2016 - 2020
5. Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 có định hướng xuất khẩu
hàng hoá như thế nào?
6. Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020: Vượt mục tiêu 10%
7. Xuất nhập khẩu là gì? Vai trò, quy trình, nhân tố ảnh hưởng
8. Kết quả xuất nhập khẩu trong thời gian qua và công tác điều hành xuất nhập
khẩu của Bộ Công Thương

19

You might also like