You are on page 1of 11

XUNG ĐỘT GIỮA NGA VÀ UKRAINE ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN XUẤT NHẬP KHẨU

Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC CHÂU ÂU (PHẦN 2)

Nguyễn Thị Nguyên, Trần Phương Nga, Phạm Vân Anh


Hoàng Thị Hồng Chúc, Phan Thị Kim Ngân

Đại học quốc gia Hà Nội


Ngày 04 tháng 6 năm 2022

Preprints DOI: https://osf.io/9x47r

Ở phần đầu bài nghiên cứu nhóm sinh viên đã trình bày về hoàn cảnh chiến tranh giữa Nga
và Ukraine thông qua các nội dung về bản chất và nguyên nhân của cuộc xung đột này. Đồng thời,
nhóm sinh viên đã đưa ra dự đoán về GDP của WTO do ảnh hưởng của cuộc xung đột này. Từ đó,
ta thấy được cuộc khủng hoảng đã có tác động sâu sắc đến nền kinh tế thị trường toàn cầu. Cuộc
khủng hoảng đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng, việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn khiến
việc xuất nhập khẩu các mặt hàng không được thuận lợi. Các lệnh trừng phạt của phương Tây vào
Nga tác động tiêu cực đến quan hệ thương mại các nước cũng là một trong những nhân tố ảnh
hưởng đến việc xuất nhập khẩu của các nước, đặc biệt là các nước Châu Âu. Mặc dù Việt Nam
được đánh giá là có tác động không đáng kể nhưng do có quan hệ thương mại truyền thống với
Nga và Ukraine, nên vấn đề xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn cần phải lưu ý. Do đó, tiếp theo
đây bài luận của nhóm sinh viên sẽ trình bày về tác động của cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine
đến nền xuất nhập khẩu Việt Nam và nền xuất nhập khẩu các nước Châu Âu thông qua một số các
mặt hàng cụ thể dựa trên các tài liệu, bài báo trong nước và nước ngoài.

1. Khái quát chung về nền xuất nhập khẩu tại Việt Nam
1.1. Khái niệm xuất nhập khẩu
Thuật ngữ "xuất nhập khẩu" đề cập đến tất cả các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.. Theo
đó, có thể hiểu đơn giản rằng, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia và vùng
lãnh thổ với nhau dựa trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Nhập khẩu là hành
động của một quốc gia đưa những thứ vào lãnh thổ của mình, ngược lại xuất khẩu là hoạt động
của một quốc gia bán hàng hóa cho một quốc gia khác.

1
Trong chủ nghĩa trọng thương trước kia, tiền không phải là hình thức thanh toán duy nhất;
vàng, bạc và đá có giá trị cũng được chấp nhận. Tiền là cách tiếp cận cơ bản trong kinh tế học
đương đại, và việc sử dụng tiền tệ của một trong hai quốc gia hoặc đơn vị tiền tệ của một quốc gia
thứ ba là hoàn toàn khả thi.
1.2. Vai trò của xuất nhập khẩu
a. Xuất khẩu
⚫ Hoạt động xuất khẩu góp phần vào sự mở rộng của nền kinh tế toàn cầu, cũng như sự phát
triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia.
⚫ Xuất khẩu- cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa Việt.
⚫ Xuất khẩu tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu và tái đầu tư vào các lĩnh vực
khác, giảm sự phụ thuộc vào các khoản đầu tư của nước ngoài.
⚫ Xuất khẩu đóng góp vào dự trữ ngoại tệ của đất nước. Cán cân thanh toán thặng dư (ngoại tệ
thu về lớn hơn) là điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế.
⚫ Hoạt động xuất khẩu giúp chuyển nền kinh tế thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp và hướng
tới nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
⚫ Xuất khẩu là một thành phần quan trọng trong việc hỗ trợ mở rộng và thúc đẩy kết nối thương
mại quốc tế.
⚫ Xuất khẩu là yếu tố giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
Nhìn chung, xuất khẩu có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy và hỗ
trợ mọi thứ từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến tham gia vào các mối quan tâm chính trị xã hội.
Xuất khẩu cũng chính là quá trình giúp đất nước ta nâng cao vị thế của hàng hóa Việt Nam và thu
hẹp khoảng cách kinh tế và bất bình đẳng với các nước.
b. Nhập khẩu
Bổ sung kịp thời cho sự thiếu hụt của thị trường trong nước, đạt được sự cân bằng cung cầu
trong tiêu dùng và sản xuất, và thúc đẩy xuất khẩu.
⚫ Đảm bảo tăng trưởng ổn định và lâu dài đồng thời tối đa hóa năng lực và tiềm năng của nền
kinh tế.
⚫ Là cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước
⚫ Đa dạng hoá hàng tiêu dùng trong nước, tạo việc làm ổn định cho người lao động góp phần
cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
⚫ Xóa bỏ độc quyền trong khu vực và trên toàn thế giới, xóa bỏ nền kinh tế lạc hậu, tự cung tự
cấp, tiến tới hợp tác quốc tế, là cầu nối thông suốt giữa các nền kinh tế tiên tiến trong và ngoài
nước, tạo lợi thế để nâng cao lợi thế so sánh thông qua công nghiệp hóa.

2
Tương tự như xuất khẩu, nhập khẩu cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong nền kinh
tế của Việt Nam. Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại sản xuất và thay
thế các mặt hàng không sản xuất trong nước, do đó tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và
khai thác tiềm năng,thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về lực lượng lao động, vốn, cơ sở vật chất,
tài nguyên, nguồn lực và khoa học công nghệ.
1.3. Khái quát chung nền xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Trong suốt 70 năm kể từ khi hình thành và mở rộng ngành Công Thương, hoạt động xuất
nhập khẩu của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể, trở thành động lực then chốt cho những
bước tiến trong tương lai. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 14 năm, từ năm
1955 đến năm 1969, hoạt động xuất khẩu nước ta thực hiện với thị trường 10 nước đã tăng lên 30
nước. Ở giai đoạn đầu, các hoạt động xuất khẩu không nhiều, hoạt động ngoại thương chủ yếu là
nhập khẩu.
Sau khi giải phóng đất nước và thực hiện “đổi mới” và “mở cửa”, Nghị quyết Đại hội Đảng
nói rằng “xuất khẩu tạo thành một mũi nhọn quan trọng cho nhiều mục tiêu kinh tế”. Tháng
10/2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 22/2000/CT-TTg về Chiến lược xuất, nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 2001-2010, trong đó nêu rõ: duy trì chính sách ưu tiên xuất
khẩu trên tất cả các lĩnh vực; tạo nguồn chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao cho xuất
khẩu…(K.D, 2022)
Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, đánh
dấu một bước tiến quan trọng trong hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy vẫn còn khá nhiều bất cập,
nhưng nó cũng được cho là một bước tiến mới trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế Việt Nam.
Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng nhanh, bình quân đạt 15%/năm, nhập khẩu hàng hóa tăng
bình quân 14,2%/năm
Trước đại dịch, giai đoạn 2015-2019, hoạt động xuất nhập khẩu cả nước luôn đạt mức tăng
trưởng cao qua từng năm. Trong giai đoạn này, cơ cấu xuất khẩu đã đạt được các mục tiêu đề ra
trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng giá trị xuất
nhập khẩu

2015 162,11 165,65 327,76

2016 176,63 174,11 350,74

2017 214,02 211,1 425,12

2018 243,48 236,69 480,17

2019 264,19 253,07 517,26

3
2020 282,65 262,7 545,36

Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam


từ năm 2015-2020 (tỷ USD)
Nguồn: Tổng cục hải quan (ThS. Đỗ Minh Nam, ThS. Đỗ Văn Dũng, 2021)
Đến năm 2019, dưới tác động của dịch bệnh, chuỗi cung ứng tại Việt Nam bị ảnh hưởng
khá nặng nề với hàng loạt các chính sách đóng cửa đối ngoại được đặt ra. Thế nhưng, cho đến
năm 2021, tuy tình hình dịch bệnh diễn ra hết sức phức tạp ở nhiều quốc gia, hoạt động xuất
nhập khẩu của Việt Nam đã có đà tăng tưởng cao so với cùng kì năm trước. Theo đó, tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước tính tăng gần 30% so với cùng kì – tốc độ tăng cao nhất 10
năm vừa qua. Theo đánh giá của Bộ Công thương, hiện nay, hầu hết các mặt hàng đã dần lấy lại
được đà tăng trưởng so với trước đại dịch.
2. Sự tác động của cuộc xung đột vào xuất nhập khẩu của Việt Nam
Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine vừa qua đã tàn phá nền kinh tế và hệ thống tài chính toàn
cầu, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Tại khu vực Á-Âu, Nga và Ukraine đều là những đối tác
thương mại lâu đời và lớn của Việt Nam. Về kim ngạch thương mại, Nga xếp thứ nhất, Ukraine
xếp thứ 6. Nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, sẽ bị tổn hại về lâu dài do
độ mở kinh tế cao. (Lâm, 2022) Hoạt động xuất nhập khẩu khó khăn khiến giá cả hàng hóa bị đẩy
giá và đây là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 1% trong tháng 2. CPI bình
quân 2 tháng đầu năm 2022 tăng 1,68% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi lạm phát cơ bản tăng
0,67%.(Trang, 2022)

Hình 1: Chỉ số CPI của Việt Nam từ tháng 2/2020 đến tháng 2/2021

4
Nguồn (Trang, 2022)

2.1.Nhập khẩu
Nhập khẩu từ Nga, Ukraine, Belarus tuy ít nhưng lại thuộc nhóm hàng “đinh” và chiến lược
của Việt Nam.
Mặc dù lượng phân bón nhập khẩu từ Nga ít so với lượng phân bón nhập khẩu chung, nhưng
phân bón NPK của Nga là sản phẩm rất phù hợp với cây trồng và hoàn cảnh khí hậu của Việt Nam.
Do đó, nó từ lâu đã trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của nông dân để tăng năng suất
và sản lượng nông sản.
Việt Nam còn nhập nhiều nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến nông phẩm như: lúa mì
khoảng 1 triệu tấn, chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu lúa mì; bắp làm thức ăn chăn nuôi. Khi
Nga cấm xuất khẩu những mặt hàng này thì ta ngay lập tức bị ảnh hưởng một cách nặng nề
Năm 2021, các sản phẩm gỗ từ Nga được nhập khẩu vào Việt Nam với trị giá 55 triệu USD.
Dù chỉ chiếm tỉ lệ thấp trong tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ, nhưng đây lại là các loại gỗ đặc chủng
để làm các sản phẩm đặc thù theo các đơn hàng cũng đặc biệt. Khi nguồn cung của Nga bị cắt,
Việt Nam buộc phải cạnh tranh với các công ty từ các quốc gia khác đang tìm kiếm các nguồn
cung thay thế ở Hoa Kỳ và châu Âu.(Nghĩa, 2022)
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, Nga là nhà sản xuất chính của palladium và rhodium,
cả hai đều là những thành phần quan trọng trong sản xuất bộ chuyển đổi xúc tác cho xe cộ. Trong
khi đó, sản xuất chất bán dẫn phụ thuộc rất lớn vào khí neon do Ukraine cung cấp. Các nhà sản
xuất ô tô có thể bị tổn hại nếu việc cung cấp những nguyên liệu này bị gián đoạn vào thời điểm
lĩnh vực này đang phục hồi sau tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn.(TTXVN, 2022)
Áp lực lạm phát ở nước ta năm nay phần lớn chịu ảnh hưởng của lạm phát nhập khẩu và
lạm phát chi phí đẩy. Trong quý đầu tiên của năm 2022, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đã làm
tăng chi phí nhập khẩu của nhiều loại nguyên liệu và vật liệu đầu vào cho sản xuất trong nước, so
với cùng kỳ năm trước như: giá nhập khẩu sắt thép tăng 43,87%; giá xăng dầu tăng 40,44%; giá
thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 27,73%.(Lâm, 2022)
2.2.Xuất khẩu
Doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu với Nga và Ukraine đều gặp khó khăn
song lĩnh vực xuất khẩu phải đối mặt với nhiều hệ lụy hơn.
Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nga 3 nhóm hàng: điện thoại và linh kiện; máy
vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may, chiếm khoảng 57% kim ngạch xuất khẩu
sang Nga. Đây sẽ là các nhóm hàng bị tác động nhiều nhất trong thời gian tới.

5
Các mặt hàng nông sản và thủy sản chiếm khoảng 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, là nhóm
sản phẩm có thể bị ảnh hưởng, mặc dù thực tế rằng Nga không phải là thị trường quan trọng đối
với những mặt hàng này.(Phong Nguyễn, 2022)
Việt Nam xuất khẩu một số lượng hạn chế hàng hóa sang Nga và Ukraine, nhưng đã có sự
lan tỏa sang Liên minh Á-Âu mà Việt Nam đã ký FTA. Vì vậy, gián đoạn trong hoạt động xuất
nhập khẩu sẽ tác động đến cả những thị trường liên quan khác.
Các doanh nghiệp lo ngại rằng không chỉ hai thị trường này, mà cả xuất khẩu sang các quốc
gia châu Âu, có thể bị ảnh hưởng. Ví dụ, trong khi lượng gạo xuất khẩu sang EU vẫn ổn định thì
giá gạo xuất khẩu đang giảm và việc vận chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Về vận chuyển và lưu thông sản phẩm, một số hãng tàu hiện đang từ chối nhận đơn hàng
chuyển hàng từ Việt Nam sang Nga. Chi phí vận chuyển sẽ tiếp tục tăng, cũng như sự chậm trễ
trong vận chuyển, tác động tiêu cực đến thương mại hàng hóa.
Lệnh cấm vận hàng không cũng sẽ buộc các hãng hàng không phải chọn các đường bay dài
hơn, dẫn đến chi phí cao hơn, căng thẳng hơn đối với hệ thống hậu cần toàn cầu và tăng giá hàng
hóa.
Ngoài ra, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine còn có tác động rộng lớn đến thị trường cá
ngừ toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Nga và Ukraine sẽ là
hai trong số 20 thị trường nhập khẩu giá tăng hàng đầu cho cá ngừ Việt Nam vào cuối năm 2021.
Đối với Việt Nam, Nga là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 13 và Ukraine là thị trường nhập
khẩu lớn thứ 19. Tuy nhiên, từ sau khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, giao dịch xuất khẩu
cá ngừ sang 2 nước trên đều gặp khó khăn khiến chuỗi cung ứng cho sản xuất và xuất nhập khẩu
bị đứt gãy. Các doanh nghiệp đang phải theo dõi tình hình để tìm cách xử lý hàng tồn hoặc xuất
khẩu sang thị trường khác.(Nguyễn Hà, 2022)

Hình 2: Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Ukraine, 2017- 2021

6
Nguồn (Nguyễn Hà, 2022)

2.3 Hành động của nhà nước


Theo ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công thương
bình luận: “Việc chủ động nắm bắt tình hình, dự báo những diễn biến có thể xảy ra từ sớm sẽ giúp
Việt Nam có những cách thức ứng phó phù hợp, vừa ổn định tình hình sản xuất kinh doanh trong
nước, vừa đảm bảo mục tiêu kinh tế vĩ mô đã đặt ra”.(Hiệp, 2022)
Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp và công bố các tài liệu khuyến cáo các hiệp hội,
ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu có biện pháp phòng ngừa rủi ro khi ký hợp đồng với khách
hàng quốc tế trong thời gian tới.
Áp dụng các phương thức thanh toán an toàn hơn, lựa chọn cẩn thận các ngân hàng thanh
toán trước khi ký kết hợp đồng, đặc biệt là trong bối cảnh bị trừng phạt.
Nếu có những thách thức đối với các công ty kinh doanh tại Nga hoặc Ukraine, điều quan
trọng là phải liên hệ với các cơ quan chức năng trước thời hạn, chẳng hạn như Giao dịch của Đại
sứ quán Việt Nam tại hai nước, để tìm một phương tiện để giải mã.
Bộ chỉ đạo toàn bộ hệ thống thương mại châu Âu đi đầu trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp
gặp khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu với Nga và Ukraine, với mục tiêu chuyển hướng họ
sang các thị trường phù hợp hơn ở châu Âu.
Để mở rộng thị trường, các doanh nghiệp phải tận dụng được lợi ích trong 15 hiệp định
thương mại tự do giữa Việt Nam và các quốc gia khác.
3. Tác động tới nền xuất nhập khẩu tại các nước Châu Âu
3.1 Tác động trong việc xuất nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt
Chiến tranh giữa Nga và Ukraina diễn ra đã tạo ra một tác động lớn đối với kinh tế thế giới
nói chung và Châu Âu nói riêng. Giá của nhiều mặt hàng nhiên liệu liên tục tăng và diễn biến hết
sức khó lường. Nga là nước sản xuất lớn với 10 triệu thùng dầu mỗi ngày, chiếm khoảng 10% nhu
cầu toàn cầu và là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất châu Âu. Lần đầu tiên kể từ năm 2014, giá
dầu vượt ngưỡng 100USD/thùng, trong khi giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu cũng tăng tới
62%.(Hân, 2022)

7
Hình 3: Tỉ lệ phụ thuộc khí đốt vào Nga của khối EU theo thứ tự giảm dần
Nguồn: (BBT, 2022a)
Giá trị xuất khẩu khí đốt từ Nga sang Châu Âu tăng từ 2200 triệu USD hồi tháng 2 lên 545
triệu USD/ ngày. 27 quốc gia sử dụng lượng khí đốt Nga cung cấp lên đến 40%.
Về dầu mỏ, giá dầu thô Brent liên tục tăng, giao dịch ở mức khoảng 115 USD/ thùng, dầu
thô Urals giảm sâu, được bán với mức chiết khấu 18 USD/ thùng nhưng không ai mua, Châu Âu
có thể mua dầu mỏ từ nơi khác. (BBT, 2022a)
3.2 Tác động trong xuất nhập khẩu nông sản
Nga và Ukraine là hai nhà cung cấp lớn về nhiều loại lương thực thực phẩm. Vì vậy, cuộc
khủng hoảng giữa hai bên có tác động mạnh đến giá cả của nhiều mặt hàng trên thị trường thế
giới. Giá lúa mì tại châu Âu tăng cao lên 344 euro (384USD)/tấn trong phiên giao dịch ngày 24-
2.
Ukraina xuất khẩu 40% ngô và lúa mỳ sang Châu Phi và Trung Đông. Chính vì thế, chiến
tranh diễn ra khiến giá lương thực cũng leo thang. Alan Holland-người sáng lập, CEO của Keelvar,
một công ty chuyên cung cấp phần mềm hỗ trợ tìm nguồn cung ứng cho doanh nghiệp, cho biết
“Ukraine được xem là vựa lúa mì của châu Âu và cuộc khủng hoảng tại đây sẽ khiến chuỗi cung
ứng lương thực gánh hậu quả nặng nề”(Hân, 2022).
3.3 Tác động trong xuất nhập khẩu công ngiệp giấy
8
EU có thể sẽ mất một khoảng thời gian ngắn bị thiếu hụt hàng hóa với hàng nhập khẩu hạn
chế của Nga. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Nga đối với boxboard là trên 30% và với
giấy tờ đồ họa là khoảng 25%. Do Nga chiếm tới 20% xuất khẩu của Liên minh Châu Âu
nên boxboard có thể là cấp sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất có thể xảy ra bởi hạn chế thương
mại. (Alejandro Mata Lopez, 2022)

XUẤT KHẨU GIẤY VÀ BÌA CỦA CHÂU ÂU


5000
4500 291
4000
3500
3000
129
2500
421
2000 4272

1500
2635
1000 2127
9
500 35
675 482
0
sack kraft Boxboard Containerboard Graphics Tissue total

EU total To Russia

Nguồn: (Alejandro Mata Lopez, 2022)

4. Kết luận
Có thể khẳng định, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã gây chấn động khắp nền kinh tế
thế giới. Thế giới, trong đó có Việt Nam, dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng Nga
và Ukraine trong ngắn hạn và dài hạn. Đặc biệt là khi các biện pháp trừng phạt đối với Nga chủ
yếu nhắm vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và năng lượng.(BBT, 2022b)
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã gây tác động không nhỏ tới nền xuất nhập khẩu của
Việt Nam và các nước Châu Âu, gây ra thiệt hại lớn về kinh tế đối với nhiều nước trên toàn thế
giới.
Trước những diễn biến căng thẳng hiện nay, nhà nước ta cần đưa ra những biện pháp để
khắc phục hậu quả, ngăn chặn thiệt hại của cuộc xung đột tới nền xuất nhập khẩu trong nước.
Trong thời điểm nhạy cảm hiện nay, việc chủ động nắm bắt tình hình, dự báo những diễn biến có
thể xảy ra là điều vô cùng cần thiết, do đó cả nhà nước và người kinh doanh cần tích cực theo dõi
và nắm bắt các chuyển biến để kịp thời ứng phó hậu quả mà cuộc xung đột gây ra, đảm bảo ổn
định và phát triển nền kinh tế xuất nhập khẩu bền vững và hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


9
Alejandro Mata Lopez. (2022, March 7). How Russia’s invasion of Ukraine impacts the
European pulp and paper industry - Fastmarkets. Fasstmarkets.
https://www.fastmarkets.com/insights/how-russias-invasion-of-ukraine-impacts-the-
european-pulp-and-paper-industry
BBT. (2022a). Châu Âu vật lộn với “cơn nghiện” khí đốt Nga. Bộ Công Thương Việt Nam.
https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-nang-luong/chau-au-vat-lon-voi-con-nghien-khi-dot-
nga.html?fbclid=IwAR33yVy4GQAA64E1SR37n8XoNhjgy8ShlTtASsql8p9xc-
xR90UxE21RBkk
BBT. (2022b, March 3). Xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng từ căng thẳng Nga - Ukraine. SSI.
https://ssi.com.vn/khach-hang-ca-nhan/tin-kinh-te/tin-tuc/10225220
Hân, N. (2022). Khủng hoảng Ukraine tác động như thế nào đến kinh tế thế giới? Quân Đội
Nhân Dân. https://www.qdnd.vn/quoc-te/doi-song/khung-hoang-ukraine-tac-dong-nhu-the-
nao-den-kinh-te-the-gioi-687239
Hiệp, L. (2022). Doanh nghiệp Việt cần tích cực sử dụng cơ hội từ các FTA. Net News.
https://netnews.vn/Doanh-nghiep-Viet-can-tich-cuc-su-dung-co-hoi-tu-cac-FTA-kinh-
doanh-6-0-2938364.html/
K.D. (2022). Xuất nhập khẩu - động lực quan trọng cho tăng trưởng. Đảng Cộng Sản.
https://dangcongsan.vn/kinh-te/xuat-nhap-khau-dong-luc-quan-trong-cho-tang-truong-
578552.html
Lâm, T. N. B. (2022). Khủng hoảng Nga-Ukraine: Hệ lụy, cơ hội và hướng đi cho kinh tế Việt
Nam. Báo Chính Phủ. https://baochinhphu.vn/khung-hoang-nga-ukraine-he-luy-co-hoi-va-
huong-di-cho-kinh-te-viet-nam-102220403172506087.htm
Nghĩa, N. D. (2022). Nhập khẩu từ Nga tuy nhỏ nhưng lại là mối lo lớn - Tạp chí Kinh tế Sài
Gòn. The Sai Gon Times. https://thesaigontimes.vn/nhap-khau-tu-nga-tuy-nho-nhung-lai-
la-moi-lo-lon/
Nguyễn Hà. (2022, March 5). Xung đột Nga – Ukraine ảnh hưởng như thế nào tới xuất khẩu cá
ngừ của Việt Nam? VASEP. https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-ngu/xuat-nhap-
khau/xung-dot-nga-ukraine-anh-huong-nhu-the-nao-toi-xuat-khau-ca-ngu-cua-viet-nam-
23914.html
Phong Nguyễn. (2022, March 22). Căng thẳng Nga - Ukraina tác động đến xuất khẩu hàng hóa,
nông sản Việt Nam. Báo Lao Động. https://laodong.vn/kinh-te/cang-thang-nga-ukraina-tac-
dong-den-xuat-khau-hang-hoa-nong-san-viet-nam-1025967.ldo
ThS. Đỗ Minh Nam, ThS. Đỗ Văn Dũng, T. T. T. T. L. (2021). Xuất nhập khẩu của Việt Nam
trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Tạp Chí Tài Chính. https://tapchitaichinh.vn/su-kien-
10
noi-bat/xuat-nhap-khau-cua-viet-nam-trong-boi-canh-dai-dich-covid19-340822.html
Trang, V. P.-N. (2022). Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Ẩn số từ cuộc xung đột Nga – Ukraine -
Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới. VnEconomy. https://vneconomy.vn/tang-truong-
kinh-te-viet-nam-an-so-tu-cuoc-xung-dot-nga-ukraine.htm
TTXVN. (2022, April 12). Căng thẳng Nga-Ukraine ảnh hưởng tới thương mại toàn cầu. Sức
Khỏe Đời Sống. https://suckhoedoisong.vn/wto-cang-thang-nga-ukraine-anh-huong-lon-toi-
tang-truong-va-thuong-mai-toan-cau-169220412085215889.htm

11

You might also like