You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


Môn học: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Giảng viên: TS NGUYỄN VĂN SÁNG

Mã lớp học phần: 23C1POL51002412

Sinh viên: TRƯƠNG HOÀNG THI

MSSV: 31221025513

Khóa – Lớp: K48 – IBC05

Phòng học – buổi học: S4B2

Chủ đề: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2023

1
MỤC LỤC

I. Hội nhập kinh tế quốc tế............................................................................................................1


II. Tính tất yếu và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam1
1. Tính tất yếu............................................................................................................................1
2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam.....................2
a. Tác động tích cực:..............................................................................................................2
b. Tác động tiêu cực:..............................................................................................................2
c. Tác động tiêu cực từ hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam thời
gian qua đến các vấn đề: Kinh tế, chính trị, văn hóa..............................................................2
III. Giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực........................................................................4
1. Kinh tế...................................................................................................................................4
2. Chính trị.................................................................................................................................4
3. Văn hóa..................................................................................................................................5
Tài liệu tham khảo.........................................................................................................................5

2
I. Hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực
hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời
tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung. (Tài liệu HDOT môn KTCT Mác - Lênin, 2022)

II. Tính tất yếu và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt
Nam

1. Tính tất yếu


Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, khu vực hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trở
thành tất yếu khách quan. Toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy sự tăng cường liên kết quốc tế
trong sản xuất và trao đổi. Toàn cầu hóa đã hấp dẫn mọi quốc gia vào một hệ thống phân công
lao động quốc tế, mối liên hệ quốc tế trong sản xuất và trao đổi ngày càng mở rộng, khiến cho
kinh tế của các quốc gia trở thành một phần hữu cơ và không thể tách rời trong hệ thống kinh tế
toàn cầu. Trong điều kiện đó, nếu không tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ
không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước. Sự phát triển của
phân công lao động quốc tế làm cho nền kinh tế của các nước ngày càng gắn chặt vào nền kinh
tế toàn cầu, hình thành các mối quan hệ vừa phụ thuộc, vừa tương tác lẫn nhau trong một chỉnh
thể khiến cho hội nhập kinh tế trở thành xu hướng chung đối với thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng.
Từ Đại hội IX của Đảng đến nay, quan điểm của Đảng về “toàn cầu hóa” và “hội nhập
quốc tế” ngày càng đầy đủ và đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc hoạch định đường
lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước. Việt Nam đã và đang tích cực chủ động tham
gia vào nền kinh tế toàn cầu và cũng như trong khu vực, trong bối cảnh thế giới đang bước vào
thời đại "toàn cầu hóa", nhằm tránh bị tụt lại phía sau và để củng cố vị thế của mình trong cộng
đồng quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước nhất là các
nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay
Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cơ hội quý báu cho các quốc gia đang và kém phát
triển tiếp cận và tận dụng nguồn lực bên ngoài như tài chính, kiến thức khoa học công nghệ.
Áp dụng kinh nghiệm từ các nước phát triển để thúc đẩy sự phát triển bền vững. Đồng thời,
việc hội nhập kinh tế quốc tế giúp thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm thiểu rủi ro tụt hậu,
đồng thời có tác động tích cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô, mở rộng thị trường, thu hút vốn
đầu tư, thúc đẩy phát triển công nghiệ, tạo ra cơ hội việc làm và gia tăng thu nhập cho các tầng
lớp dân cư.
Việt Nam hiện đang là một đất nước đang phát triển, nên việc vượt qua sự lạc hậu và
thụt lùi, cũng như tăng cường sự mở cửa và thu hút đầu tư nước ngoài để tạo việc làm cho
3
người dân, là điều hết sức cần thiết và có vai trò quan trọng. Hội nhập kinh tế quốc tế, trong
trường hợp này, là một tất yếu khách quan, để thúc đẩy sự phát triển đất nước và đạt được mục
tiêu quan trọng "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam
a. Tác động tích cực:
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp
nhận kiến thức và công nghệ, vốn đầu tư và đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong nước. Nó còn đem lại cơ hội quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Việc tham gia vào các tổ chức quốc tế đã mở rộng mối quan hệ thương mại của Việt Nam và
mang lại nhiều ưu đãi thuế, loại bỏ rào cản thuế tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận
thị trường toàn cầu. Trong khu vực thị trường tự do ASEAN, kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang các nước thành viên đã tăng đáng kể, với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 15,3%.
Sự tăng trưởng trong xuất khẩu cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm và gia tăng thu nhập cho
người lao động. Hơn nữa, hội nhập kinh tế còn tạo điều kiện thúc đẩy sự hội nhập trong các
lĩnh vực văn hóa và chính trị, đồng thời củng cố sự an ninh quốc phòng, đảm bảo an toàn và ổn
định cho đất nước. Trước đây, Việt Nam tập trung chủ yếu vào việc phát triển quan hệ với Liên
Xô và các quốc gia Đông Âu. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ ngoại
giao với hầu hết các quốc gia trên thế giới, đồng thời trở thành thành viên của nhiều tổ chức đa
quốc gia quan trọng như ASEAN, WTO, APEC. Nhờ điều này, hệ thống chính trị trong nước
đã trở nên ổn định hơn, đồng thời uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế cũng được nâng cao.
b. Tác động tiêu cực:
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt, đặt nhiều doanh nghiệp
và ngành kinh tế của Việt Nam vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản. Trong lĩnh vực xuất
khẩu, dù đã được loại bỏ hàng rào thuế quan, việc tận dụng ưu đãi về thuế quan phụ thuộc vào
việc đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ và tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm. Tuy
nhiên, hạn chế về năng lực sản xuất và cung ứng nguyên liệu đặt ra thách thức đối với doanh
nghiệp Việt Nam. Đồng thời, việc hội nhập có thể làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc
gia vào thị trường nước ngoài, đẩy nền kinh tế vào nguy cơ tổn thương. Thông qua hội nhập,
người dân được tiếp cận với nhiều mẫu mã nước ngoài hơn, nhiều sự lựa chọn trong mua sắm
với giá rẻ hơn các mặt hàng nội địa, tạo ra áp lực cho các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng đó
trong nước. Việc hội nhập có thể tạo ra nhiều thách thức về quyền lực quốc gia, ổn định an
ninh, và bản sắc văn hóa truyền thống. Thành phần kinh tế với vốn đầu tư nước ngoài có thể tác
động đến hướng phát triển của Việt Nam, gây ra một số thách thức về chủ quyền nhà nước và
quyền lực quốc gia, cũng như tăng nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống
nếu không được tiếp thu một cách cẩn trọng. Việc hội nhập kinh tế quốc tế cũng tăng nguy cơ
các vấn đề liên quan cho Việt Nam như khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia,
dịch bệnh và nhập cư bất hợp pháp do sự di chuyển tự do của người và hàng hóa qua các quốc
gia.

4
c. Tác động tiêu cực từ hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt
Nam thời gian qua đến các vấn đề: Kinh tế, chính trị, văn hóa
Kinh tế
Những ưu đãi về giảm thuế quan và loại bỏ rào cản thuế, mặc dù mở ra cơ hội mở rộng
thị trường xuất khẩu, song lại đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với doanh nghiệp Việt
Nam. Khi tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, Việt Nam phải dần dần giảm
thuế quan và mở cửa thị trường cho hàng hóa nước ngoài, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt từ
hàng hóa nhập khẩu, ảnh hưởng xấu đến việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động.
Sản phẩm Việt Nam thường thiếu về công nghệ, kỹ thuật và quản lý, dẫn đến chất lượng thấp
và giá thành cao. Trong khi đó, nước ngoài với dây chuyền công nghệ hiện đại, tay nghề lao
động vững vàng, trình độ quản lýcao, vốn lớn nên sản phẩm làm ra mẫu mã đẹp, chất lượng tốt
lại không phải nộp thuế khi xuất khẩu sang thị trường Việt Nam nên giá thành phù hợp. Sự
không cân đối này khiến cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trở nên bất lợi. Ví
dụ, giá xuất xưởng đường Việt Nam vào năm 1999 dao động từ 340 đến 400 USD/tấn, trong
khi giá nhập khẩu chỉ từ 260 đến 300 USD/tấn (thấp hơn giá xuất xưởng từ 20 đến 30%).
Tương tự, giá thép trong nước sản xuất trung bình là 300 USD/tấn, trong khi giá nhập khẩu chỉ
285 USD/tấn, và giá xi măng tại Việt Nam là 840.000 đồng/tấn trong khi giá nhập khẩu chỉ có
630.000 đồng/tấn. Hơn nữa, việc giảm thuế quan và mở cửa thị trường cũng có thể dẫn đến
Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ cho những sản phẩm kém chất lượng, gây hại cho sức
khỏe người tiêu dùng. (TRÂM, 2019)

Chính trị
Nước ta hiện nay với xuất phát điểm kinh tế quá thấp, trong khi đó các nước đi
trước,nhất là các cường quốc tư bản phát triển có lợi thế hơn hẳn về nhiều mặt. Do đó, hội nhập
kinh tế quốc tế có thể đặt Việt Nam vào tình trạng lệ thuộc kinh tế và ảnh hưởng đến độc lập,
chủ quyền của đất nước.
Trong thời đại 4.0 hiện nay, công nghệ thông tin đã mang lại những giá trị to lớn, khiến
cuộc sống con người tiện lợi hơn, thoải mái hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. Thế nhưng, ở nước
ta, xét riêng khía cạnh chính trị, lại có những thách thức không nhỏ. Đó là nguy cơ thực hiện
chiến lược diễn biến hòa bình - một thủ đoạn phi quân sự, chú trọng chiến tranh tâm lý, đặc biệt
nhấn mạnh sức mạnh của tư tưởng - ý thức hệ (TS Nguyễn Thị Minh Huệ, TS Lê Trung Kiên,
2022). Cùng với những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đang tác động vào ý thức
hệ của một bộ phận người Việt Nam nhẹ dạ, cả tin, nhận thức còn hạn chế, tạo ra lệch lạc trong
nhận thức và hành vi về các quy tắc, chuẩn mực truyền thống của Việt Nam. Các thế lực thù
địch tập trung lợi dụng triệt để sử dụng Internet, các trang mạng xã hội, để truyền bá các quan
điểm sai trái, tung tin xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm
chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm giảm niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Ví dụ cụ thể cho vấn đề này việc bà Phạm Thị Đoan Trang – phóng viên của nhiều đài báo, đã
câu kết với các phần tử phản động xuất bản ấn phẩm sách báo để xuyên tạc những sự kiện
chính trị xã hội của đất nước. Độc giả trẻ rất dễ bị tiêm nhiễm bởi những cuốn sách với vỏ bọc
là tiểu thuyết thông thường nhưng bên trong lại ẩn chứa nội dung phản động.
5
Văn hóa
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể gây ra sự xâm nhập và ảnh hưởng của văn hóa nước
ngoài, dẫn đến mất bản sắc văn hóa của Việt Nam. Sự lan truyền của các phong cách sống, giá
trị và hình thức văn hóa từ các quốc gia khác có thể làm suy giảm giá trị và đặc trưng của văn
hóa truyền thống Việt Nam. Nó sẽ ngấm dần dần vào giới trẻ, thậm chí cả một bộ phận cán bộ,
đảng viên. Thực tế đã xuất hiện tình trạng đáng báo động về việc một số người dân Việt Nam
đặc biệt là giới trẻ, có cả một bộ phận cán bộ có nhận thức lệch lạc, sống thực dụng, buông thả,
phai nhạt lý tưởng và đạo đức, có dấu hiệu bị đồng hóa, tôn sùng thần tượng và văn hóa nước
ngoài mà quay lưng lại với truyền thống văn hóa tốt đẹp và lịch sử dân tộc. Ngoài ra, còn xuất
hiện những sản phẩm văn hóa nước ngoài lan truyền không phù hợp với giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc.
Một lĩnh vực trên mặt trận văn hóa cũng rất cần nhắc đến, đó là phim ảnh. Nhìn thị
trường phim tại Việt Nam, kể cả phim chiếu rạp và phim chiếu qua các nền tảng xuyên biên
giới thì phim nước ngoài vẫn ở địa vị thống trị. Hơn 80% số phòng chiếu Việt Nam nằm trong
tay các nhà phân phối nước ngoài. Hệ quả là trong khi giá trị Việt phai nhạt dần, khán giả trong
nước bị chiếm bởi bộ phim tràn ngập tinh thần, văn hóa, và tư tưởng nước ngoài, không phù
hợp với lối sống và suy nghĩ của người Việt Nam. Mới đây, phim điện ảnh Mỹ 'Barbie' đã
không được cấp phép phát hành tại Việt Nam do chứa cảnh hình ảnh 'đường lưỡi bò' phi pháp,
là một trong những ví dụ cụ thể về việc phim ảnh nước ngoài có thể chứa đựng thông điệp
không phù hợp với lịch sử và văn hóa Việt Nam, thậm chí vi phạm chủ quyền quốc gia.

III. Giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực

1. Kinh tế
Trước hết, cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các
doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc cải thiện công nghệ, quản lý và chất lượng lao động.
Điều này có thể được thực hiện thông qua việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao và áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế. Thứ hai,
cần tăng cường quản lý và kiểm soát chặt chẽ về nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là về chất lượng
và an toàn sản phẩm. Việc này có thể được thực hiện thông qua việc đưa ra các quy định rõ
ràng về tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật, cũng như tăng cường kiểm tra và giám sát các sản
phẩm nhập khẩu trước khi cho phép lưu thông trên thị trường. Cuối cùng, cần tạo điều kiện
thuận lợi và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước để cải thiện năng lực cạnh tranh thông qua các
chính sách hỗ trợ tài chính, giảm thuế và cải thiện môi trường kinh doanh. Việc này sẽ giúp
doanh nghiệp trong nước tăng cường năng lực cạnh tranh, từ đó tạo ra một môi trường cạnh
tranh lành mạnh và bền vững.

6
2. Chính trị
Xây dựng và thúc đẩy quan hệ đối tác đa dạng với các quốc gia trên thế giới, nhằm giảm
thiểu rủi ro từ sự phụ thuộc vào một số quốc gia hay tổ chức cụ thể. Điều này có thể được thực
hiện thông qua việc phát triển quan hệ đa dạng với nhiều đối tác kinh tế và chính trị trên thế
giới, nhằm tạo ra sự cân bằng và đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
Tăng cường việc giáo dục và tuyên truyền về ý thức quốc gia và chuẩn mực truyền
thống của Việt Nam, nhằm tạo ra sự thấu hiểu và tín ngưỡng sâu sắc trong cộng đồng về giá trị
văn hóa và lịch sử dân tộc. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc đổi mới chương
trình giáo dục, tăng cường giáo dục công dân và tư duy phản biện. Tăng cường quản lý truy cập
Internet và các trang mạng xã hội để kiểm soát việc lan truyền các thông điệp xuyên tạc và sai
lệch. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc xây dựng và thúc đẩy việc tuân thủ các
quy định pháp luật liên quan đến truyền thông và truy cập Internet. Tăng cường hoạt động
tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về việc nhận biết và đối phó với thông tin giả mạo và tin
đồn. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc phát triển các chương trình giáo dục truyền
thông và tư duy phản biện, cũng như việc tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chức năng và
cộng đồng trực tuyến. Tăng cường an ninh mạng và bảo vệ thông tin quan trọng của quốc gia
khỏi các mối đe dọa từ các thế lực thù địch. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc đầu
tư vào việc nâng cao năng lực an ninh mạng và tăng cường hợp tác quốc tế trong việc đối phó
với các mối đe dọa an ninh mạng.

3. Văn hóa
Đầu tiên, cần tăng cường việc bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa truyền thống Việt
Nam thông qua giáo dục và tuyên truyền. Việc này có thể được thực hiện thông qua việc đưa
các nội dung văn hóa truyền thống vào chương trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục cũng như
tăng cường hoạt động truyền thông văn hóa truyền thống qua các phương tiện truyền thông đại
chúng. Thứ hai, cần tạo điều kiện và hỗ trợ cho ngành công nghiệp văn hóa nói chung và điện
ảnh nói riêng trong nước phát triển, từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh với các phim
và sản phẩm văn hóa nước ngoài. Việc này có thể được thực hiện thông qua việc hỗ trợ tài
chính, thuế suất hợp lý và chính sách khuyến khích cho ngành công nghiệp văn hóa trong nước.
Cuối cùng, cần tăng cường quản lý và kiểm soát việc phát hành và truyền bá các sản phẩm văn
hóa nước ngoài tại Việt Nam. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc xây dựng và thực
hiện chặt chẽ các quy định pháp luật về việc nhập khẩu và phát hành các sản phẩm văn hóa, đặc
biệt là phim ảnh, nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm này phải tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực
văn hóa của Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

Hà, T. P. (2018, 11 7). Tạp chí tổ chức nhà nước. Truy lục từ Một số giải pháp thúc đẩy hội
nhập quốc tế toàn diện của Việt Nam: https://tcnn.vn/news/detail/41518/Mot-so-giai-phapthuc-
day-hoi-nhap-quoc-te-toan-dien-cua-Viet-Nam.html.
Tài liệu HDOT môn KTCT Mác - Lênin. (2022). Đại học Kinh tế Tp HCM.
7
TRÂM, T. Đ. (2019, 7 30). Tạp chí Công thương. Truy lục từ https://tapchicongthuong.vn/bai-
viet/nhung-tac-dong-cua-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-doi-voi-kinh-te-thuong-mai-viet-nam-
64203.html.
TS Nguyễn Thị Minh Huệ, TS Lê Trung Kiên. (2022, 3 29). Báo điện tử Đảng Cộng sản VN.
Truy lục từ https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/nhan-dien-chien-luoc-
dien-bien-hoa-binh-cua-cac-the-luc-thu-dich-trong-thoi-ky-moi-607210.html.

You might also like