You are on page 1of 27

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA/VIỆN: KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN


Học kỳ I năm học 2022 – 2023

MÔN: GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Văn Hội.

Sinh viên thực hiện: Dương Ngọc Huyền Linh

Mã sinh viên: 20050861

Lớp: QH2020E - KTQT CLC 3

Mã học phần: INE3107 1

Hà Nội, tháng 2 năm 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA/VIỆN: KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN


Học kỳ I năm học 2022 – 2023

MÔN: GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Văn Hội.

Sinh viên thực hiện: Dương Ngọc Huyền Linh

Mã sinh viên: 20050861

Lớp: QH2020E - KTQT CLC 3

Mã học phần: INE3107 1

Hà Nội, tháng 2 năm 2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: Bài 1. (3,5) ...........................................................................................2
1.1. Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm
2021 .........................................................................................................................2
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của ngành gạo .......5
1.2.1. Điều kiện tự nhiên .....................................................................................5
1.2.2. Yếu tố vĩ mô ...............................................................................................6
1.2.3. Yếu tố vi mô ...............................................................................................7
1.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo trong thời gian tới..........8
CHƯƠNG 2: Bài 2. (2,5) .........................................................................................10
CHƯƠNG 3: Bài 3. (2,5) .........................................................................................15
CHƯƠNG 4: Bài 4. (1,5) .........................................................................................19
KẾT LUẬN ..............................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................22
DANH MỤC HÌNH
Nội dung Trang
Hình 1: 3 thị trường nhập khẩu gạo từ 3
Việt Nam nhiều nhất trong 11 tháng
tính từ đầu 2021
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Nội dung Trang
Biểu đồ 1: 5 thị trường xuất khẩu gạo 1
lớn nhất thế giới trong năm 2021
Biểu đồ 2: Tình hình xuất khẩu gạo của 4
Việt Nam vào EU năm 2021 - đầu năm
2022
MỞ ĐẦU
Thương mại quốc tế là cơ hội tốt để các nước phát triển kinh tế - xã hội. Đối với nền
kinh tế, thương mại quốc tế giúp mở rộng thị trường sản xuất và tiêu thị hàng hóa,
đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho các quốc gia cũng như tăng cường giao thương
góp phần đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và duy trì sự phát triển bền vững. Đối
với nhà nước, thương mại quốc tế không chỉ đem về nguồn ngoại tệ dồi dào mà còn
giải quyết tình trạng lao động, việc làm cũng như đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế
khi tham gia vào khối liên minh quốc tế từ đó nhằm phát triển đa lĩnh vực. Đối với
các doanh nghiệp, thương mại quốc tế là cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, kinh
doanh, thu nhiều lợi nhuận hơn. Thương mại quốc tế có rất nhiều phương thức giao
dịch khác nhau vừa nhằm mục đích đa dạng hoạt động mua bán sản xuất, vừa nhằm
đẩy mạnh sự phát triển của tự do hóa thương mại.
Do đó, học phần giao dịch thương mại quốc tế được đưa vào khung chương trình
giảng dạy nhằm cung cấp khái niệm và trình bày những nội dung cơ bản của giao
dịch thương mại quốc tế; trình bày nội dung, cách thức vận dụng các điều kiện (giá
cả, thanh toán, giao nhận, pháp lý…) và một số tập quán mua bán hàng hóa quốc tế
(Incoterms 2020) trong xuất nhập khẩu; trình bày và thảo luận một số vấn đề liên
quan đến quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế. Bên cạnh đó, học phần còn giới thiệu đặc điểm, nội dung và
cách thức triển khai thực hiện các phương thức giao dịch thương mại chủ yếu hiện
nay trên thị trường thế giới.

1
Bài 1. (3.5): Mặt hàng lựa chọn là gạo

1.1. Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2021
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trong khu vực và thế
giới. Trong đó, gạo là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam và là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu có kim ngạch xuất
khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Với khối lượng gạo xuất khẩu năm
2021 đạt 6,2 triệu tấn với giá trị đạt 3,2 tỷ USD, giá xuất khẩu bình quân là 526
USD/tấn, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, chiếm
khoảng 12,5 % thị phần xuất khẩu gạo thế giới, chỉ đứng sau Ấn Độ và Thái Lan.
Biểu đồ 1: 5 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm 2021

Nguồn: USDA
Thị trường gạo xuất khẩu những năm qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid nên
có nhiều biến động, cùng với diễn biến thời tiết không thuận lợi nhưng giá gạo xuất
khẩu tăng do những năm gần đây xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao và giảm dần
tỷ trọng các loại gạo chất lượng trung bình và thấp. Số liệu của Hiệp hội Lương
thực Việt Nam (VFA) cho biết, trong các tháng cuối năm 2021, giá gạo Việt Nam
luôn duy trì ở mức cao hơn các nước khác. Điển hình như ngày 1/12, giá gạo 5%

2
tấm của Việt Nam ở mức 415 USD/tấn, trong khi Thái Lan ở mức 381 USD/tấn,
còn Ấn Độ và Pakistan có giá lần lượt là 348 USD/tấn và 353 USD/tấn.
Mặt hàng gạo của Việt Nam đã xuất khẩu sang 28 thị trường các nước (năm
2021), trong đó châu Á vẫn là khu vực thị trường trọng điểm, chiếm trên 60% tổng
kim ngạch xuất khẩu gạo; tiếp theo là châu Phi 19%; châu Âu 2%.
Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Philippines, Trung Quốc,
Gana đã được các doanh nghiệp tận dụng thời cơ khai thác triệt để và bước đầu mở
rộng thêm các đơn hàng tại EU, tận dụng ưu đãi thuế quan từ EVFTA để ký các đơn
hàng gạo với giá cao.
Tính chung 11 tháng năm 2021, Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của
Việt Nam, đạt trên 2,3 triệu tấn, tương đương 1,18 tỷ USD, giá trung bình 510,6
USD/tấn, tăng 18,7% về lượng, tăng 29,3% về kim ngạch và tăng 8,9% về giá so
với cùng kỳ năm 2020; chiếm 40% trong tổng lượng và chiếm 38,8% trong tổng
kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước.
Trung Quốc đứng thứ hai với khối lượng xuất khẩu đạt gần một triệu tấn, giá trị
xuất khẩu 494,72 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình 494,8 USD/tấn, tăng 32,9%
về lượng, tăng 14,6% về kim ngạch nhưng giảm 13,8% về giá so với cùng kỳ năm
2020; chiếm 17,4% trong tổng lượng và chiếm 16,3% trong tổng kim ngạch.
Thị trường Ghana đứng thứ 3 đạt 608.786 tấn, tương đương 356,85 triệu USD,
giá 586,2 USD/tấn, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá với mức tăng tương ứng
20,2%, 30,7% và 8,7% so với cùng kỳ, chiếm 10,6% trong tổng lượng và chiếm
11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Đáng chú ý, trong 11 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu gạo xuất khẩu sang
Bangladesh tăng rất mạnh 8.617% về lượng, tăng 10.082% kim ngạch, tăng 16,8%
về giá, đạt 53.261 tấn, tương đương 32,19 triệu USD, giá 604 USD/tấn.
Hình 1: 3 thị trường nhập khẩu gạo từ Việt Nam nhiều nhất trong 11 tháng tính
từ đầu 2021

3
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tại thị trường EU, các doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả lợi thế từ EVFTA để
gia tăng giá trị xuất khẩu gạo sang EU, bắt kịp xu hướng sản xuất các loại giống
chất lượng cao (gạo thơm, gạo hạt dài, gạo đặc sản), hướng tới thị trường cao cấp.
Tỷ trọng gạo thơm trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU đã tăng lên
70%, thay vì 64% của năm 2020. Năm 2021, xuất khẩu gạo sang EU đạt 60.000
tấn, trị giá 41 triệu USD, mặc dù chỉ tăng gần 1% về lượng, nhưng tăng hơn 20% về
trị giá so với năm 2020. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat),
trong 10 nguồn cung gạo ngoại khối lớn cho EU, gạo xuất khẩu của Việt Nam vào
EU đạt mức tăng giá mạnh nhất, đạt trung bình 781 USD/tấn.
Biểu đồ 2: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU năm 2021 - đầu năm
2022

4
Nguồn: VnEconomy

1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của ngành gạo

1.2.1. Điều kiện tự nhiên


Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu trong canh tác lúa gạo. Độ phi
nhiêu của đất chi phối rất lớn khả năng thâm canh và giá sản phẩm. Đồng bằng sông
Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là 2 đồng bằng trù phú có diện tích trồng lúa
lớn nhất nước ta, mang lại lợi thế cho cả hướng thâm canh và quảng canh nhằm tăng
nhanh sản lượng lúa.
Việt Nam có vị trí giao thông đường biển rất thuận lợi khi mà nước ta có vị trí
chiến lược quan trọng nằm trong nơi giao thương mua bán với thế giới với các cảng
biển lớn. Hầu hết khối lượng gạo trong buôn bán quốc tế thường được vận chuyển
bằng đường biển do sự tiện lợi, thông dụng và cước phí rẻ.
Nước cũng là nguồn tài sản thiên nhiên quý giá giúp thúc đẩy sản xuất và xuất
khẩu gạo của nước ta phát triển mạnh mẽ. Với lượng mưa hợp lý hằng năm thích
hợp cho việc thâm canh lúa phục vụ việc tưới tiêu ở 2 đồng bằng lớn nước ta. Ngoài

5
ra, Việt Nam sở hữu nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao hồ phong phú hợp với
cây lúc nước, thuận lợi cho thu hoạch và xuất khẩu gạo.

1.2.2. Yếu tố vĩ mô
1.2.2.1. Yếu tố chính trị, pháp luật
Đảng và nhà nước ta luôn cố gắng giữ vững ổn định chính trị, tạo dựng sự tin cậy
trong mối quan hệ đối với ngoại giao với các quốc gia khác trên thế giới nhằm tạo
điều kiện cho việc giao lưu mua bán với bạn bè quốc tế nói chung và hoạt động xuất
gạo nói riêng.
Cơ chế quản lý, chính sách kinh tế và các mối quan hệ đối ngoại là yếu tố tác
động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu gạo. Nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động xuất khẩu gạo bằng những chính sách giảm thuế xuất khẩu gạo, các chính
sách tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp, chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng giảm
phí vân chuyển và thúc đẩy sản xuất, quy hoạch các vùng chuyên canh… giúp
ngành gạo của nước ta không ngừng phát triển.
1.2.2.2. Yếu tố kinh tế
Lạm phát tăng sẽ khiến cho giá đồng nội tệ giảm, từ đó giá gạo xuất khẩu gạo
tăng lên. Việc mặt hàng gạo trở nên đắt hơn sẽ làm giảm nhu cầu của nhà nhập
khẩu, sức mua gạo của người tiêu dùng cũng giảm. Mặc dù nhà nhập khẩu gạo sẽ
bán được giá cao nhưng các doanh nghiệp lại không thu về lợi nhuận cao hơn do số
lượng nhập khẩu giảm, và hiệu quả xuất khẩu gạo không cao.
1.2.2.3. Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng
Mỗi quốc gia sẽ có một văn hóa khác nhau. Sự khác biệt trong văn hóa sẽ hình
thành thói quen ăn uống và thị hiếu khác biệt ở mỗi quốc gia. Việc hiểu thị hiếu của
người tiêu dùng ở mỗi thị trường giúp các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược
lựa chọn sản phẩm gạo sao cho đáp ứng được các nhu cầu của những nhà nhập khẩu
gạo.
- Đông Nam Á và Nam Á: người tiêu dùng ở thị trường này ưa thích gạo
trắng, hạt dài, độ ẩm thấp và xát kĩ. Đối với khu vực Đông Bắc Á, người dân chủ

6
yếu sử dụng loại gạo trắn cao cấp, hạt tròn, dẻo, thơm. Vùng Trung Đông ưa
chuộng loại gạo dài, thơm, đòi hỏi tiêu chuẩn tạp chất khắt khe.
- Châu Mỹ và châu Âu: yêu thích gạo trắng, xay xát kĩ, có mùi vị tự nhiên,
chất lượng và có độ thuần chủng cao
1.2.2.4. Yếu tố cơ sở hạ tầng và khoa học - công nghệ
Cơ sở hạ tầng hiện đại và việc áp dụng sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ như
đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại sẽ làm tăng chất lượng gạo, tăng
năng suất và sản lượng lúa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu lúa gạo Việt
Nam và tăng khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

1.2.3. Yếu tố vi mô
1.2.3.1. Nhu cầu của thị trường về gạo
Gạo là hàng hóa thiết yếu, số lượng tiêu thụ gạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
thu nhập, thị hiếu, cơ cấu dân cư…Đối với những nước thuộc Đông Nam Á, gạo là
nguồn lương thực chính trong các bữa ăn hằng ngày của người dân, là nguồn lương
thực quan trọng trong các sản phẩm từ lúa gạo như loại bánh, đồ ăn nhanh…Do đó,
các nước này đều là những thị trường nhập khẩu gạo lớn, tỷ trọng tiêu thụ gạo ở các
nước này luôn lớn và tăng trưởng hằng năm. Mặc dù khi thu nhập của người tiêu
dùng tăng lên thì cầu về gạo sẽ giảm nhưng cầu về gạo chất lượng thấp sẽ có xu
hướng tăng lên. Do đó, tỷ trọng tiêu dùng cho gạo nhìn chung vẫn sẽ tăng trưởng.
1.2.3.2. Yếu tố đối thủ cạnh tranh
Thái Lan vẫn luôn là đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Việt Nam. Thái Lan là
nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay, với thế mạnh là hàng xuất khẩu đa
dạng, chất lượng tốt, ổn định, phủ sóng thương hiệu trên khắp thế giới nên dù có
niêm yết mức giá cao hơn gạo Việt nam nhưng khả năng cạnh tranh của gạo Thái
vẫn cao hơn nước ta. Bên cạnh đó, Thái Lan là một đất nước rất nhạy cảm trong
việc thích ứng với những biến đổi của thị trường, do đó, các doanh nghiệp xuất
khẩu gạo Thái Lan có thể cung cấp sản phẩm gạo chất lượng cao đáp ứng được với
nhu cầu tiêu dùng trên thế giới. Ngoài ra, các dự án đầu tư nghiên cứu và các ngành

7
hỗ trợ nông nghiệp được chính phủ Thái vô cùng chủ trọng đầu tư, từ đó tạo điều
kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu gạo Thái ra thị trường quốc tế.
Ấn Độ cũng được coi là đối thủ cạnh tranh với Việt Nam ở mặt hàng gạo giá rẻ.
Ấn Độ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển đặc biệt là ngành công nghiệp kỹ
thuật cao, song Ấn Độ vẫn là một quốc gia có sản lượng xuất khẩu nông nghiệp đặc
biệt là mặt hàng gạo đứng hàng đầu thế giới. Hiện nay, Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu
gạo đứng đầu thế giới với xấp xỉ 20 triệu tấn vào năm 2021, gấp hơn 3 lần khối
lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong cùng năm.

1.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo trong thời gian tới
Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế, chính sách: Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện cơ
chế chính sách về đất đai; chính sách tín dụng và đầu tư cho sản xuất lúa gạo. Bổ
sung, đổi mới chính sách và giải pháp thị trường, chú trọng phát triển các ngành
công nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất, chế biến và lưu thông lúa gạo, như sản
xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ cơ giới nông nghiệp, các cơ sở chế
biến, bảo quản, vận chuyển,... Bên cạnh đó, Bộ, ngành chức năng, địa phương và
VFA cần rà soát việc thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan để góp phần tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là những khó khăn về vốn, tín dụng, tài chính để tạo
điều kiện hỗ trợ hoạt động kinh doanh của thương nhân, thúc đẩy xuất khẩu gạo.
Thứ hai, thay đổi cơ cấu gạo xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng gạo chất lượng
cao, đảm bảo chất lượng đồng nhất và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để làm tốt điều này, trong thời gian tới, Việt Nam cần phải tập trung vào một số
hướng chính sau: Quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu với chất lượng cao;
Cơ cấu lại giống lúa theo hướng nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu; Thực hiện chính sách bảo hiểm sản xuất lúa gạo để nông
dân yên tâm đầu tư phát triển các loại lúa mới có chất lượng cao. Thứ ba, đầu tư
vùng nguyên liệu xuất khẩu: Để mở rộng qui mô sản xuất, cải thiện chất lượng
giống lúa và nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới, cần xây dựng các
vùng nguyên liệu theo qui mô sản xuất lớn (nông trại từ 1.000 ha – 5.000 ha), tiến

8
hành cơ giới hóa việc canh tác, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch để không chỉ giảm
tổn thất về số lượng, nâng cao chất lượng gạo, mà còn đảm bảo đáp ứng được yêu
cầu truy xuất nguồn gốc nguyên liệu của các nhà nhập khẩu. Đồng thời, cần phải
đẩy mạnh công tác nghiên cứu lai tạo giống lúa đảm bảo cho các vùng chuyên canh
lúa xuất khẩu sử dụng đầy đủ giống lúa đã qua xác nhận, lúa hàng hóa có độ thuần
chủng cao để đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng theo từng thị trường riêng biệt.
Bên cạnh đó, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất, chế
biến và lưu thông lúa gạo như: sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ cơ
giới nông nghiệp, các cơ sở chế biến, bảo quản, vận chuyển,...
Thứ tư, mở rộng thị trường xuất khẩu: Thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị
trường với các biện pháp như: tiếp tục giữ vững thị trường quen thuộc và truyền
thống như Malaysia, Singapore, Trung Đông, Nam Phi,…; chinh phục các thị
trường mới như Châu Âu, Mỹ….
Thứ năm, huy động vốn và hỗ trợ vốn cho xuất khẩu gạo
Đầu tư nước ngoài vào ngành nông nghiệp đặc biệt là sản xuất và xuất khẩu gạo
là rất ít. Do đó cần có các chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI)
cho các dự án đầu tư sản xuất nguồn giống có chất lượng cao, nâng cao năng lực
sau thu hoạch, đầu tư vào quá trình sản xuất và bao tiêu sản phẩm, có cơ chế hỗ trợ
về thuế, về ưu đãi đầu tư, rút ngắn và đơn giản hóa thủ tục đầu tư; Khuyến khích
các công ty lương thực có tiềm lực về tài chính đầu tư vốn cho nông dân sản xuất
lúa và bao tiêu sản phẩm bằng các hình thức khác nhau như hỗ trợ nguồn vật tư đầu
vào, cung cấp giống có chất lượng cao; Nhà nước có chính sách về tín dụng cho
nông dân thông qua các hình thức tín chấp qua các tổ, nông hội, hội phụ nữ…để
đảm bảo nguồn vốn vay; Đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông thôn.
Thứ sáu, hoàn thiện và tăng cường liên kết 4 nhà (nhà nông - nhà khoa học - nhà
doanh nghiệp - nhà nước)
Có thể nói liên kết 4 nhà là một trong những phương thức tốt nhất cho phép
người nông dân tận dụng được nhiều lợi thế để phát triển sản xuất; nhà khoa học có
điều kiện để thực hiện năng lực chuyên môn và tăng thu nhập; nhà doanh nghiệp có

9
cơ hội tìm được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường; Nhà nước có
điều kiện thể hiện rõ vai trò của mình với tư cách người nhạc trưởng; Nhà nông cần
đứng chung với doanh nghiệp, nhà khoa học dưới sự tác động hỗ trợ của chính sách
nhà nước. Các chủ thể này phải liên kết với nhau vì lợi ích của mình và tôn trọng lợi
ích của các chủ thể khác trong chuỗi ngành hàng.

Bài 2. (2,5)
Công ty Thương mại và đầu tư Hoàng Hà, Việt Nam (Hoangha Trading Ltd.,) muốn
mua 10 xe ô tô du lịch 4-5 chỗ ngồi. Công ty nhận được thư chào hàng của Tập
đoàn Toyota Corporation (Nhật Bản): Xe ôtô du lịch 5 chỗ ngồi, mới 100% hiệu
Toyota Camry Brand New (màu sắc tùy người mua chọn), dung tích: 2500cc, sản
xuất 2022. Giá 33.270USD/chiếc, FOB cảng Kobe (Nhật Bản) Incoterm 2020. Giao
hàng vào tháng 3/2023, cảng đến Hải Phòng. Thanh toán bằng L/C không hủy
ngang, trả tiền ngay. Hãy soạn thảo một hợp đồng nhập khẩu với đầy đủ các điều
khoản theo các thông tin nêu trên?
HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU XE Ô TÔ DU LỊCH
SỐ 0902/23-HĐNK
NGÀY 09/02/2023
GIỮA Bên A: Tập đoàn Toyota Corporation
Địa chỉ: 1 Toyota-Cho, Toyota City, Aichi, Nhật Bản
Điện thoại: 800-331-4331
Email:
Đại diện bởi Ông: Hitoshi Shinto
Tài khoản ngân hàng: 730900930110 (Yen)
Ngân hàng: Mizuho Bank
Sau đây được gọi là bên Bán
VÀ Bên B: Công ty Thương mại và đầu tư Hoàng Hà, Việt Nam (Hoangha
Trading Ltd.,)

10
Địa chỉ: A12/18 đường số 4 nối dài, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.
Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.5433.0302
Email: hhtcc@yahoo.com
Đại diện bởi Bà: Dương Ngọc Huyền Linh
Tài khoản ngân hàng: 12210000103323 (VND)
Ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV)
Sau đây được gọi là bên Mua
Hai bên đã thỏa thuận và đồng ý về việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế theo những điều kiện và điều khoản dưới đây:
1. TÊN HÀNG: xe ô tô du lịch 5 chỗ ngồi
2. CHẤT LƯỢNG:
- Tên sản phẩm: Toyota Camry Brand New
- Nhãn hiệu: Toyota
- Xuất xứ: Nhật Bản
- 100% mẫu mã mới, sản xuất năm 2022
- Màu sắc: 5 đỏ, 5 đen
- Dung tích: 2500cc
3. SỐ LƯỢNG: 10 (chiếc)
4. ĐƠN GIÁ
Giá 33.270 USD/chiếc FOB cảng Hải Phòng (Việt Nam) INCOTERMS 2020
Tổng giá: 332.700 USD
Bằng chữ: Ba trăm ba mươi hai ngàn bảy trăm đô la Mỹ
5. GIAO HÀNG
- Thời gian giao hàng vào tháng 03/2023
- Cảng bốc hàng: cảng Kobe (Nhật Bản)
Cảng dỡ hàng: cảng Hải Phòng (Việt Nam)

11
- Sau khi giao hàng, trong vòng 24 giờ, người bán sẽ gọi điện hoặc telex thông
báo cho người mua hàng hóa, số hợp đồng, số lượng, dung tích, giá trị hóa đơn, tên
tàu, cảng bốc hàng, số vận đơn, ngày giao hàng.
- Chuyển giao hàng sẽ được thực hiện theo Incoterms 2020. Các quy tắc và
giao hàng trong thỏa thuận giữa các bên là FOB.
6. THANH TOÁN
Việc thanh toán được thực hiện bằng thư tín dụng (L/C), không hủy ngang, trả tiền
ngay, thanh toán bằng đồng đô la Mỹ, do người mua mở cho người bán hưởng lợi
100% giá trị hợp đồng. L/C mở tại ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Nội, Việt Nam.
Thanh toán được thực hiện nếu trình bày cho các ngân hàng các giấy tờ
sau:
- Vận đơn đường biển (B/L) đã có xác nhận, đánh dấu (cước trả trước) 3/3 bản
(Vận đơn sạch)
- Hoá đơn thương mại 3/3 bản
- Phiếu đóng gói 3/3 bản
- Giấy chứng nhận chất lượng do người bán cấp 3/3 bản
- Giấy chứng nhận xuất xứ do người bán cấp 3/3 bản
- Tờ khai hải quan 3/3 bản
7. BAO BÌ, KÍ MÃ HIỆU
a. Bao bì phù hợp với vận chuyển đường biển và theo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Trước khi đóng gói, tất cả những phần trang thiết bị và phụ tùng bằng kim loại phải
được bao lại cẩn thận, kỹ lưỡng bằng những giấy tráng dầu bền, không thấm nước
để bảo vệ hàng một cách trọn vẹn, không ăn mòn hoặc hư hại nào.
b. Ở hai bên mỗi kiện, ghi những ký mã hiệu sau đây bằng mực không phai
nước
- Người gửi hàng: Tập đoàn Toyota Corporation
- Số hợp đồng: 0902/23-HĐNK
- Kiện số: A/B (A: số thứ tự của kiện - B: tổng số kiện được giao lên tàu)
- Trọng lượng: tổng cộng/tịnh

12
- Cảng đến: cảng Hải Phòng - Việt Nam
- Người nhận hàng: Công ty Thương mại và đầu tư Hoàng Hà, Việt Nam
c. Trên mỗi kiện, tại những vị trí cần thiết phải ghi những ký hiệu dễ vỡ, dựng
đứng theo chiều này, để nơi khô ráo,...(những ký hiệu quốc tế chỉ dẫn xử lý/vận
chuyển, móc kéo/cẩu/nâng/lưu kho cần thiết)
d. Trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hư hỏng, đổ vỡ hoặc rỉ sét, ăn mòn do
thiếu sót trong việc bao gói hàng hóa, bên bán hoàn toàn chịu trách nhiệm.
8. KHIẾU NẠI
a. Người bán chịu trách nhiệm và chi phí phát sinh đối với quá trình kiểm tra
hàng hóa trước khi giao hàng.
b. Trong trường hợp xảy ra tổn thất hay thiệt hại sau khi hàng hóa đã đến cảng
giao hàng thì người mua có quyền khiếu nại người bán về khối
lượng hàng hóa trong vòng 2 tháng kể từ sau ngày hàng hóa đến cảng Hải
Phòng; và khiếu nại về chất lượng hàng hóa trong vòng 3 tháng kể từ sau ngày hàng
hóa đến cảng Hải Phòng. Người mua cần phải khiếu nại bằng văn bản và gửi kèm
theo biên bản giám định hàng hóa (do Văn phòng giám định hàng hóa
VINACONTROL cấp). Biên bản giám định này được coi là văn bản quyết định để
giải quyết khiếu nại.
c. Bất cứ lúc nào người mua chứng minh được rằng tất cả những khiếu nại trên
thuộc trách nhiệm của người bán thì người bán phải tiến hành giải quyết ngay
không được chậm trễ.
9. BẤT KHẢ KHÁNG
a. Hai bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng
trong trường hợp Bất khả kháng. Ngay khi xuất hiện Bất khả kháng là các sự kiện
nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên, sự việc không lường trước được và không
nhìn thấy được bao gồm nhưng không hạn chế: chiến tranh, nội chiến, bạo loạn,
đình công, thiên tai, cháy nổ, nhà xưởng hỏng hóc, sự can thiệp của Chính phủ,
quân đội. Bên bị ảnh hưởng sẽ gửi thông báo bằng Fax (hoặc email) cho bên kia
trong vòng 03 ngày kể từ khi xảy ra sự cố. Bằng chứng Bất khả kháng sẽ được cơ

13
quan có thẩm quyền phát hành và được gửi cho bên kia trong vòng 07 ngày. Quá
thời gian trên, Bất khả kháng không được xem xét.
b. Trong trường hợp bất khả kháng các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn
thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hay không thoả
thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một khoảng
thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp Bất khả kháng cộng thêm thời gian hợp
lý để khắc phục hậu quả nhưng nếu khoảng thời gian được kéo dài qua các thời hạn
theo quy định của luật áp dụng cho hợp đồng này thì bên bị ảnh hưởng sẽ được
miễn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
10. TRỌNG TÀI
a. Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, nếu bất cứ tranh chấp nào của cả 2
bên mà không giải quyết được bằng phương pháp thương lượng và nếu bên bị can là
bên mua thì tranh chấp này sẽ do Hội đồng Trọng tài ngoại thương Việt Nam trực
thuộc Phòng Thương Mại Việt Nam giải quyết và ngược lại.
b. Quyết định của Hội đồng Trọng tài ngoại thương Việt Nam trong trường hợp
bị can là bên mua sẽ được coi là chung quyết đối với cả 2 bên.
c. Phí trọng tài và các phí khác có liên quan sẽ do bên thua kiện chịu nếu
không có thỏa thuận gì khác.
11. CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
a. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký kết.
b. Bất kỳ thay đổi hay điều chỉnh nào phải được thực hiện bằng văn bản và
được xác nhận bởi cả hai bên. Các điều kiện giao hàng khác không được đề cập
trong hợp đồng này sẽ tuân theo INCOTERMS 2020.
c. Hợp đồng được làm thành 03 bản gốc bằng tiếng Anh, mỗi bên giữ 01
bản, 01 bản gửi cho cơ quan trọng tài được quy định tại Điều 10.
Người mua Người bán
Công ty Thương mại và Tập đoàn Toyota Corporation
Đầu tư Hoàng Hà

14
Bài 3. (2,5)
Công ty Vinafood (Việt Nam) ký hợp đồng xuất khẩu 10.000 tấn gạo cho công ty
Cholimex (Hồng Kông) với giá USD 550/MT CIF cảng Hồng Kông (Incoterms
2020). Cảng bốc là cảng Sài Gòn.
1) Rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua khi nào?
Theo giáo trình giao dịch thương mại quốc tế, rủi ro chuyển từ người bán sang
người mua sau khi người bán hoàn thành giao hàng lên tàu tại cảng đi
Do đó, trong trường hợp này, rủi ro chuyển từ người bán (công ty Vinafood) sang
người mua (công ty Cholimex) sau khi người bán hoàn thành giao hàng lên tàu tại
cảng Sài Gòn.
2) Ai là người mua bảo hiểm cho hàng hóa và mua bảo hiểm như thế nào?
Theo quy tắc CIF, người bán (tức công ty Vinafood) có nghĩa vụ phải mua bảo
hiểm cho hàng hóa.
- Người bán chịu phí tổn mua bảo hiểm cho hàng hóa như thỏa thuận trong
hợp đồng với mức bảo hiểm tối thiểu theo điều kiện C của Điều kiện bảo hiểm hàng
hóa của Viện những người bảo hiểm Luân Đôn hoặc điều kiện bảo hiểm tương tự
- Bảo hiểm tối thiểu phải bao gồm giá hàng trong hợp đồng cộng thêm 10%
(110% trị giá hợp đồng) và được mua bằng đồng tiền của hợp đồng
- Người bán phải cung cấp cho người mua đơn bảo hiểm hoặc bằng chứng
khác của việc mua bảo hiểm
- Nếu người mua muốn đc bảo hiểm ở mức độ cao hơn, thì phải thỏa thuận rõ
ràng với người bán hoặc người bán phải cung cấp thông tin để người mua tự mua
bảo hiểm bổ sung.
3) Khi nào thì quyền sở hữu 10.000 tấn gạo nêu trên sẽ được chuyển từ Vinafood
(Việt Nam) sang Cholimex (Hồng Kông)? Giải thích?
Sau khi người bán giao hàng lên tàu, người bán đang giữ vận đơn đường biển
sạch chứng minh rằng người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Người bán sẽ
trao quyền sở hữu hàng hóa cho người mua khi và chỉ khi người mua thanh toán
tiền hàng thông qua ngân hàng.

15
Do đó, quyền sở hữu 10.000 tấn gạo nêu trên sẽ được chuyển từ Vinafood (Việt
Nam) sang Cholimex (Hồng Kông) sau khi Cholimex thanh toán tiền hàng và cầm
bộ chứng từ thanh toán (trong đó có vận đơn đường biển sạch) từ ngân hàng.
4) Giải thích nguyên nhân các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường mua CIF bán
FOB? Nêu rõ lợi ích của việc mua FOB bán CIF?
a) Nghĩa vụ của người bán và mua trong điều kiện CIF và FOB
CIF (Cost, Insurance, Freight) nghĩa là tiền hàng, bảo hiểm, cước phí, là điều
kiện giao hàng tại cảng đến, người bán hoàn thành trách nhiệm của mình khi tàu cập
bến.
- Người bán: Làm hợp đồng tàu biển, đóng các khoản phí: phí tàu biển, phí
bảo hiểm và local charges; làm các thủ tục hải quan, thông quan đầu xuất, mua bảo
hiểm hàng hóa.
- Người mua: Nhận hàng tại cảng đến, lấy vận đơn và các chứng từ liên quan
đến tiền hàng; chịu mọi rủi ro tổn thất và rủi ro hàng hóa khi hàng hóa đã được đưa
qua lan can tàu; chịu chi phí dỡ hàng, làm hàng, cầu tàu trừ trường hợp người bán
chịu theo hợp đồng quy định; lấy giấy cho phép nhập khẩu và các giấy tờ liên quan
khác

FOB (Free on Board) nghĩa là giao hàng lên tàu, người bán hoàn thành trách
nhiệm của mình ngay khi hàng được xếp lên boong tàu tại cảng. FOB chỉ dành cho
xuất nhập khẩu đường biển.
- Người bán: Chịu chi phí đưa hàng đến cảng, chằng buộc hàng, cẩu hàng,
local charges, thông quan đầu xuất, giao hàng lên tàu do người mua chỉ định tàu.
Những trách nhiệm phát sinh trước thời điểm hàng hóa lên tàu thuộc về người bán.
- Người mua: chịu trách nhiệm đặt tàu, gửi booking cho người bán, cung cấp
đầy đủ thông tin ngày tàu chạy, địa điểm xếp hàng. Khi hàng đến thì người mua
cũng đóng những phí như local charges phát sinh tại cảng đến. Các chi phí sau đó,
bao gồm cả chi phí thuê tàu, bảo hiểm là do người mua chịu.
b) Nguyên nhân Việt Nam mua CIF và bán FOB

16
- Ngành hàng hải tại Việt Nam chưa đủ mạnh

Tàu vận chuyển của Việt Nam thường cũ, lạc hậu, cơ sở vật chất kém, dẫn đến
việc tiêu hao nhiều nhiên liệu, chi phí sửa chữa cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ hàng hải chưa mở rộng ra nước ngoài, mạng lưới vận tải của
Việt Nam và hệ thống đại lý ở nước ngoài còn ít, giá cước vận chuyển cao so
với mặt bằng chung giá cước của các đơn vị vận chuyển nước ngoài. Do đó,
ngành hàng hải Việt Nam chưa thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá
xuất nhập khẩu trong khoảng thời gian dài.

- Ngành bảo hiểm của Việt Nam chưa uy tín

Đội ngũ cán bộ ngành bảo hiểm tại Việt Nam chưa được đào tạo chuyên sâu
nhiều, do đó việc giải quyết khiếu nại còn lúng túng,kéo dài thời gian bồi
thường, từ đó làm giảm uy tín của công ty. Vốn của các công ty này còn ít, do
vậy thường phải tái bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm nước ngoài khi số tiền bảo
hiểm quá lớn.

- Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành

Do không phối hợp chặt chẽ giữa chủ hàng, chủ tàu và công ty bảo hiểm bảo
hiểm Việt Nam dẫn đến tình trạng có hàng để xuất nhưng thiếu tàu chuyên chở
hoặc ngược lại, thiếu hàng xuất nhưng thừa tàu vận chuyển.

- Thiếu kiến thức, kinh nghiệm về vận tải và bảo hiểm

Nhiều người kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam chưa có đầy đủ kiến thức về
nghiệp vụ thuê tàu và bảo hiểm, cũng như không có nhiều mối quan hệ với các
hãng vận tải và công ty bảo hiểm, nên rất khó khăn trong việc thuê được hãng
chuyên chở uy tín. Bên cạnh đó, kinh nghiệm của họ còn non trẻ, chưa được trải
nghiệm nhiều nên dễ dàng bị một số công ty nước ngoài gây sức ép hoặc dùng

17
những thủ thuật trong đàm phán để giành quyền vận chuyển, bảo hiểm hàng
hoá.

- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sợ rủi ro trong thuê tàu và mua bảo hiểm

Do mua CIF bán FOB, các doanh nghiệp Việt Nam không cần phải thuê tàu vận
chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hoá nên có thể tránh được những rủi ro như
không thuê được tàu, tàu không phù hợp, giá cước vận chuyển và giá bảo hiểm
tăng… Vì vậy, các doanh nghiệp này nhường lại việc thuê tàu và mua bảo hiểm
cho bên nước ngoài.

- Khó khăn về vốn và yếu thế trong giao dịch thương mại

Vốn để xuất nhập khẩu hàng hoá của một doanh nghiệp Việt Nam thường là đi
vay từ các ngân hàng và thường không đủ vốn để trả cước phí vận chuyển và
mua bảo hiểm. Bên cạnh đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên
liệu thô, cồng kềnh và có giá trị thấp nên tỷ lệ cước phí so tiền hàng khá lớn

c) Lợi ích của việc mua FOB bán CIF


Nhập khẩu theo điều kiện FOB, doanh nghiệp nhập khẩu có thể hoàn toàn nắm
giữ quyền thuê tàu, quyền đàm phán, quyết định về thời gian giao hàng sao cho phù
hợp với yêu cầu của từng hàng hóa.
- Doanh nghiệp kinh doanh hàng hải mà doanh nghiệp nhập khẩu thuê sẽ chịu
trách nhiệm hối thúc người xuất khẩu giao hàng đúng lịch trình, đảm bảo số lượng,
khối lượng, chất lượng hàng hóa.
- Ngoài ra, đại lý vận tải còn giúp doanh nghiệp nhập khẩu xác định thông tin
người xuất khẩu, tránh tình trạng lừa đảo, hoãn giao hàng hóa.
- Xuất khẩu theo điều kiện CIF, doanh nghiệp chủ động tìm kiếm, lựa chọn
hãng vận tải và đàm phán về thời gian giao nhận hàng hóa.

18
- Sử dụng hình thức nhập FOB, xuất CIF, doanh nghiệp góp phần làm giảm
chi tiêu ngoại tệ và đẩy mạnh ngành vận tải, giao nhận trong nước phát triển, góp
phần tạo công ăn việc làm cho người dân.
5) Hãy cho biết vai trò của Incoterms đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu?
- Incoterms đưa ra các quy định về giao nhận hàng, qua đó phân định nghĩa vụ
cũng như trách nhiệm nếu xảy ra rủi ro. Mỗi phương thức trong Incoterms nêu ra:
+ Nghĩa vụ của mỗi bên
+ Thời điểm khi rủi ro xảy ra với hàng hóa chuyển từ người mua sang người
bán.
- Là một ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận tải hàng hóa ngoại thương;
- Là phương tiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ đàm phán, xây dựng hợp
đồng ngoại thương, tổ chức thực hiện các hợp đồng ngoại thương; Là cơ sở quan
trọng để xác định giá cả mua bán hàng hóa.
- Là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp
(nếu có) giữa người bán và người mua trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại
thương.

Bài 4. (1,5)
Một DN ở Hà Nội nhập lô hàng thức ăn chăn nuôi trị giá 1.400.000 USD, từ một
Cty ở Singapore theo điều kiện CFR - cảng Hải Phòng, Incoterms 2020. Theo điều
kiện CFR, người bán đã thuê tàu chở lô hàng này về VN. Sau khi tàu rời cảng xếp
hàng, người bán đã lấy vận đơn và lập bộ chứng từ thanh toán theo phương thức
L/C và đã nhận đủ tiền hàng. Nhưng 4 ngày trước khi tàu cập cảng VN, khi đang đi
qua eo biển Malaysia, bị va phải đá ngầm, nước tràn vào, làm hư hại gần như toàn
bộ hàng hóa trên tàu. Khi được thông báo vụ việc, người mua yêu cầu người bán
phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Ngay lập tức người bán giải
thích rằng họ đã nhận đủ tiền bán hàng và phía người mua cũng đã nhận đủ bộ
chứng từ hợp lệ, điều này cũng đồng nghĩa với việc người bán đã hoàn thành mọi
nghĩa vụ giao hàng và về mặt pháp lý họ không chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra

19
vì theo điều kiện CFR, rủi ro về hư hỏng mất mát hàng hoá đã chuyển từ người bán
sang người mua kể từ khi hàng đã giao lên tàu ở cảng xếp hàng.
Phía người mua ngay lập tức phản đối lập luận của người bán. Cho biết:
1) Việc khiếu nại của bên Mua đúng hay sai?
Theo điều kiện CFR, Incoterms 2020 thì việc khiếu nại của bên Mua là sai
Bởi vì:
Với điều kiện CFR Incoterms 2020, rủi ro chuyển từ người bán sang người mua
sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng lên tàu tại cảng đi.
Bên cạnh đó, vận đơn là chứng từ xác nhận việc vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển do người vận chuyển cấp cho Người gửi hàng. Do đó, việc người bán đã
lấy vận đơn và lập bộ chứng từ thanh toán theo phương thức L/C chứng minh rằng
người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng lên tàu theo điều kiện CFR Incoterms.
Trong sự việc kể trên, thời điểm xảy ra tổn thất hàng hóa là trong quá trình vận
chuyển bằng đường biển từ Singapore đến cảng Hải Phòng và sau khi rủi ro được
chuyển giao từ người bán sang người mua. Chính vì vậy, người bán không phải chịu
trách nhiệm về hàng hóa bị hư hỏng trên.
2) Ai là người phải chịu tổn thất trong trường hợp trên? Giải thích?
Theo điều kiện CFR, Incoterms 2020 thì người chịu tổn thất trong trường
hợp trên là người mua.
Bởi vì:
Với điều kiện CFR Incoterms 2020, rủi ro chuyển từ người bán sang người mua
sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng lên tàu tại cảng đi. Mà thời điểm
xảy ra tổn thất hàng hóa là sau khi rủi ro tổn thất được chuyển giao từ người bán
sang người mua. Do đó, người mua sẽ là người phải chịu hoàn toàn tổn thất cụ thể
là toàn bộ hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển bằng đường biển từ
Singapore đến cảng Hải Phòng, Việt Nam.

20
KẾT LUẬN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh tế -
ĐHQGHN đã đưa học phần Giao dịch Thương mại quốc tế vào khung chương trình
giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn thầy Chủ
nhiệm khoa Hà Văn Hội vì đã dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em
trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học, em đã có
thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây
chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước
trong công việc mà em lựa chọn sau này.
Bộ môn Giao dịch Thương mại quốc tế là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có
tính thực tế cao, đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của
sinh viên. Học phần này còn là một học phần đặc biệt quan trọng đối với những sinh
viên ngành Kinh tế Quốc tế như chúng em vì học phần cung cấp những kiến thức cơ
bản nhất trong quá trình giao dịch thương mại quốc tế như Incoterms hay cách soạn
một hợp đồng nhập khẩu. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả
năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ dù em đã cố gắng hết sức nhưng bài tập lớn
vẫn khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài
báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chúc thầy và Khoa mình
ngày càng vững mạnh và có thật nhiều thành công.
Em xin chân thành cảm ơn!

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2021), Báo cáo thị trường gạo năm
2021, Hà Nội.
2. Ngọc Liên (2022), “Xuất khẩu gạo của Việt Nam triển vọng năm 2022”, tạp
chí Con số và Sự kiện, Tr. 34-35.
3. Trần Thị Thu Huyền (2022), Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện
nay, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương, Hà Nội.
4. Bùi Thị Phương Thanh (2017), Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học
Kinh tế - ĐHQGHN, Hà Nội.
5. Phan Ngọc Trung (2013), “Giải pháp nâng cao xuất khẩu gạo Việt Nam”,
tạp chí Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, 30(3), Tr. 54-
62, TP. HCM.
6. Research and market (2022), Vietnam Rice Market Report 2022: Rice Export
Value Reached $3.133 Billion in 2021 - Outlook to 2031, truy cập 6/2/2023.

22

You might also like