You are on page 1of 2

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Tên: Dương Ngọc Huyền Linh


Mã sinh viên: 20050861
Lớp: QH 2020-E CLC 3
Mã học phần: 211_POL1001 5

GOOD MORNING VIETNAM


* Cảm nhận của em về bộ phim:
Sau khi xem xong bộ phim, em cảm thấy vô cùng ấn tượng với cách mà đạo diễn
lồng ghép sự hài hước và sâu lắng trong cùng một bộ phim. Hai yếu tố chiến tranh
và hài hước tưởng chừng như “đối lập” nhưng được lồng ghép với nhau vô cùng
khéo léo, hài hòa, vừa đủ để đưa khán giả đến nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Sự hài hước của Cronauer đã “tầm thường hóa” cuộc chiến tranh Việt Nam. Bằng
cách đơn giản hóa, hài hước hóa mọi chuyện, nhân vật Cronauer là một biểu tượng
của sự yêu chuộng hòa bình, ghét xung đột, đối đầu. Trong phim, những con người
Việt Nam hiện lên thật đẹp đẽ, chân thật và giản dị. Những người phụ nữ Việt Nam
qua con mắt của Cronauer sao mà “nhanh nhẹn và nhỏ nhắn” đến thế. Có những
cậu thanh niên như Tuấn - cống hiến cả tuổi xuân cho cuộc kháng chiến, sẵn sàng
hi sinh thân mình để đi tìm dáng hình của đất nước. Tuấn chính là một trong nhưng
người tổ chức trận đánh bom ở quán bar của quân lính Mỹ, gây ra cái chết cho 2
người và 3 người bị thương. Và trùng hợp thay, Cronauer đã có mặt ở đó ngay
trước khi vụ nổ xảy ra. Với tư cách là người Việt Nam đối với kẻ thù, Tuấn hoàn
toàn có thể để mặc Cronauer trong quán bar nhưng với tư cách là một người bạn,
Tuấn đã không làm thế, anh đã dụ Cronauer ra khỏi quán bar trước khi quán bar
phát nổ. Qua chi tiết này, lại một lần nữa, người Việt Nam được phác họa thật đẹp
đẽ và cao thượng. Chi tiết em ấn tượng nhất đó là khi Cronauer phát hiện ra chính
Tuấn là chủ mưu của vụ đánh bom mà anh đã không còn lạ lẫm gì. Cronauer cảm
thấy bị phản bội nên đã đến tìm gặp Tuấn để trút cơn giận. Tuấn đã đối mặt và
phản kháng lại mạnh mẽ: “Các ông giết hại đồng bào chúng tôi trên chính đất nước
của chúng tôi. Các ông mới chính là kẻ thù!”. Cronauer đã thừa nhận điều đó rồi để
Tuấn đi, một cách vừa đau đớn, vừa bất lực. Đối với em, đây là một trong những
bộ phim phản ánh xuất sắc và chân thực cuộc chiến tranh phi nghĩa này. Trong
cuộc chiến này, không chỉ dân tộc Việt Nam phải chịu thống khổ mà chính những
người lính Mỹ cũng là nạn nhân của chính quyền Mỹ. Hình ảnh mệt mỏi, bơ phờ
của những người lính Mỹ khi đang đi càn, đi đóng chốt được lồng ghép xuyên suốt
cả bộ phim, dường như đối với họ, niềm vui duy nhất lúc bấy giờ là những câu nói
hài hước của Cronauer trên chương trình radio thường nhật.

You might also like