You are on page 1of 14

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ

Họ và tên: Lê Hương Loan


Lớp: ĐHTH 21B
Môn: Chuyên đề Văn

Đề bài:
Câu 1: Cốt truyện là gì? Hãy chỉ ra những thành phần của cốt truyện.
Câu 2: Phân tích thi pháp cốt truyện của các tác phẩm tuổi thơ dữ dội của
nhà văn Phùng Quán.

Bài làm
Câu 1: Câu 1. Cốt truyện là gì ? Hãy chỉ ra những thành phần chính của cốt truyện.

Cốt truyện là hình thức tổ chức cơ bản nhất của truyện. Nó bao gồm: Các giai đoạn
phát triển chính; Một hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ
thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của các
tác phẩm văn học, nhất là đối với các sáng tác thuộc các loại tự sự và kịch.
Cốt truyện thường gồm hai phương diện gắn bó hữu cơ: Vừa là phương tiện bộc lộ tính
cách; Vừa là phương tiện để nhà văn bộc lộ các xung đột xã hội. Nhìn chung cốt truyện có
thể chia làm hai loại: Đơn tuyến (như trong truyện cổ dân gian hay một số truyện ngắn) và đa
tuyến.
Các thành phần chính của cốt truyện
Trình bày: Còn gọi là mở đầu hay khai đoạn, có nhiệm vụ giới thiệu bối cảnh câu
chuyện diễn ra (hoàn cảnh xã hội, thời gian, địa điểm, nhân vật,...).
Thắt nút: Là sự xuất hiện các sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu của một quan hệ, một
xung đột tất yếu sẽ tiếp tục xảy ra, phát triển.
Phát triển: Là toàn bộ các sự kiện thể hiện sự triển khai, vận động của các quan hệ và
mâu thuẫn đã xảy ra.
Cao trào (còn gọi là đỉnh điểm): Là sự kiện thử thách cao nhất, tột cùng đối với nhân
vật dẫn đến bước ngoặt lớn trong sự phát triển của cốt truyện và đưa đến chấm dứt sự phát
triển.
Mở nút (còn gọi là kết thúc): Là sự kiện quyết định kề ngay sau cao trào. Nó là sự xóa
bỏ xung đột, nhưng không phải bao giờ cũng xóa bỏ mâu thuẫn.
+ Ngoài các thành phần trên, cốt truyện có thêm phần "vĩ thanh" hay "đoạn kết", “hậu
sử" bổ sung cho phần mở nút kể về những việc xảy ra trong tương lai hay bình luận về sự
kiện đã xảy ra.
Câu 2: Phân tích thi pháp cốt truyện của các tác phẩm tuổi thơ dữ dội của nhà văn
Phùng Quán.

Nhà văn, nhà thơ Phùng Quán, sinh tháng 1 năm 1932 mất ngày 22.01.1995. Quê
gốc: xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông tham gia quân
đội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, sau chuyển sang làm công tác văn hóa. Ông
là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Nhà văn đã được nhận giải Ba, giải thưởng Hội văn
nghệ Việt Nam (1954-1955) với tiểu thuyết Vượt Côn Đảo  giải A, giải thưởng Hội
nhà văn Việt Nam cho tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội (1988). Nói về chiến tranh và nước
mắt của tuổi thơ, thì có lẽ không ai khắc họa tài tình bằng nhà văn Phùng Quán. Tuổi
thơ dữ dội, một tác phẩm văn học đi cùng năm tháng bom đạn của ông, đã từng là
cuốn sách gối đầu giường của biết bao thế hệ. Phùng Quán là là cây bút để lại nhiều ấn
tượng khó quên trong lòng đọc. Tuổi thơ dữ dội lấy bối cảnh đất nước Việt Nam thời
kì chống Pháp, kể về nội một trung đội Vệ quốc đoàn đóng quân tại mặt trận Thừa
Thiên Huế, gồm các chiến sĩ nhỏ tuổi 10- 15 tuổi. Qua đó, phác hoạ lên bức tranh đất
nước Việt Nam thời kì gian khó rất đỗi chân thật, oanh liệt. Để người đọc nhớ về một
hình dáng đất nước được xây dựng trong bàn tay của những chiến sĩ nhỏ tuổi. Tác
phẩm này được nhà văn xây dựng với thi pháp cốt truyện một cách tài tình, khéo léo
hấp dẫn người đọc và là một trong những tác phẩm có cốt truyện tiểu biểu trong văn
học thiếu nhi.
Thi pháp là toàn bộ hình thức nghệ thuật được nhà văn sử dụng để làm sáng tỏ
nội dung của tác phẩm.
Thi pháp cốt truyện được hiểu là cách kể lại cốt truyện theo một trình tự logic có
sự sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc kết thúc.

Thi pháp cốt truyện của Tuổi thơ dữ dội bắt đầu sự kiện mở đầu bằng nhân vật
Mừng. Tiếp đến sự việc phát triển là tập trung quanh các nhân vật tiêu biểu là Lượm,
Mừng, Quỳnh sơn ca và một loạt các nhân vật khác như: Hòa đen, Bồng da rắn, Vịnh
sưa, Tư dát… mỗi người một hoàn cảnh song đều chung quyết tâm, nhiệt huyết và
lòng yêu nước, đã tham gia chiến đấu hết mình và hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Sau
cùng sự việc kết thúc là trận chiến kết thúc toàn bộ giặc chết, Mừng được giải oan tuy
muộn màng nhưng em cũng hi sinh, em cùng mẹ được đưa lên chon trên núi, nằm
cạnh nhau. Ngọn núi ấy được chiến khu đặt tên: “ Núi mẹ con em Mừng”.

Cốt truyện là hình thức tổ chức cơ bản nhất trong truyện: Nó bao gồm các giai
đoạn phát triển chính, một hệ thống sự kiệ cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng
và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình
thức tổ động của các tác phẩm văn học, nhất là đối với các sáng tác thuộc loại hình tự
sự và kịch.

Cốt chuyện được chia làm hai loại: Đơn tuyến và đa tuyến. Tác phẩm Tuổi thơ dữ
dội của nhà văn là cốt truyện đa tuyến vì nói về một trung đội gồm 31chiến sĩ nhí,
Nhân vật của truyện là những cậu bé chạc 13, 14 tuổi bao gồm: Mừng, Lượm,
Quỳnh Sơn ca, Tư dát, Hòa đen, Châu xém, Bồng da rắn, Vịnh sưa… Mỗi cậu bé
đều mang một câu chuyện khác nhau, sinh ra ở những hoàn cảnh khác nhau, tính
cách khác nhau, sở trường khác nhau nhưng lại có chung một lòng yêu nước nồng
nàn.
Cuốn tiểu thuyết ‘ Tuổi thơ dữ dội’ được ra mắt lần tiên vào năm 1988, gồm 8
phần. Tác phẩm được khơi thảo bên Hồ Tây năm 1968 và được hoàn thành trong lều
cỏ giữa hồ Tịnh Tâm- Huế vào năm 1986.
Tác phẩm thuộc dòng văn học cách mạng, lấy bối cảnh cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp của người dân Huế nói chung và đội thiếu niên Vệ quốc đoàn nói riêng.
Nhân vật chính của tác phẩm bao gồm toàn bộ các chiến sĩ nhỏ tuổi thuộc đội Vệ quốc
đoàn, trung đoàn 13 của Thừa Thiên Huế.
‘Tuổi thơ dữ dội’ có nội dung kể về trung đội Vệ quốc đoàn đóng tại mặt trận
Thừa Thiên Huế. Trung đội gồm 31 chiến sĩ nhỏ tuổi từ 10-15 tuổi. Truyện mở đầu
bằng cảnh chen nhau để tìm hiểu tin tức kháng chiến. Giữa lúc hỗn loạn, cậu bé Mừng
lọt qua vòng vây của anh lính gác, chạy về phía bên kia cầu là mặt trận, đi hành quân..
Và Mừng đã trà trộn vào đám trẻ ấy. Khi bị phát hiện lẻn vào, Mừng tha thiết xin đội
trưởng cho mình gia nhập đội. Em xung phong làm mẫu bộ môn nhảy từ thàng cầu
xuống sông để đội trưởng biết em có khả năng đánh giặc, em còn nói dối mình mất
cha mẹ để được vào đội. Mừng có cha dượng và mẹ ruột. Mừng được gia nhập vào
độisau khi anh đội trưởng xin phép cấp trên, nên tổng số đội thiếu niên Vệ quốc đoàn
của Huế lên 31 em.
Lượm gan góc và mưu trí. Lượm sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách
mạng, cha Lượm là một cán bộ Việt Minh. Lượm thể hiện mình là một chiến sĩ cừ
khôi với bản lĩnh vững vàng như một chiến sĩ trưởng thành ngay từ những ngày đầu
tiên tham gia Vệ quốc đoàn. Mọi người hay gọi Lượm là Sứt, là một chiến sĩ trưởng
ban ám sát đồn Hộ Thành và rải truyền đơn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi
được giao. Nhưng rồi Lượm lại bị chính đồng đội của mình phản bội và Lượm bị giặt
bắt, tra tấn, kìm kẹp. Lòng yêu nước luôn rực cháy trong con người bé bỏng đó, Lượm
tìm cách vượt tù 3 lần. Lượm luôn là chỗ dựa tinh thần cho đứa trẻ khác trong tù khi
em luôn là đại diện cho lòng yêu nước cháy bỏng và niềm tin hi vọng.
Cậu thiên niên Vịnh- Sưa là đội trưởng của tiểu đội 4. Vịnh gia nhập đội do
chứng kiến giặc hành hạ và giết hại nhiều người trong gia đình mình. Em hi sinh ngay
nhiệm vụ lớn đầu tiên của mình. Giây phút ban chỉ huy nhận được tín hiệu yêu cầu bắn
của Vịnh cũng là giây phút em phải hi sinh. Vịnh trở thành ngọn đuốc sống, thiêu cháy
kho xăng đạn của giặc.
Quỳnh- Sơn là cậu bé mang dáng dấp công tử, trắng trẻo, dịu dàng đến mức
mỏng manh. Ấy vậy mà cậu bé lại là người dám từ bỏ gia đình giàu có nhưng lại là
Việt gian của mình để vào chiến khu, đến chết cũng không tha thứ cho gia đình. Cái
chết của Quỳnh là sự hi sinh mãnh liệt đến mức ám ảnh. Cậu bé đột tử sau khi cố gắng
hết sức tàn để hát bài ca cách mạng do chính em sáng tác, để nói cho những người
thân muốn bắt em rời cách mạng rằng dẫu có chết. Quỳnh cũng chết tại chiến khu với
trái tim yêu nước thuần khiết không có gì lay chuyển nổi.
Và cuối cùng là nhân vật chú bé Mừng. Mừng gia nhập đội trong một hoàn cảnh
rất buồn cười. Cậu tuy nhỏ tuổi nhất đội nhưng việc gì em cũng dám làm kể cả việc
ôm bom cảm tư, em chỉ sợ quả bom to quá, em không ôm nổi. Mừng là chú bé liên lạc
kỳ tài. Ấy vậy mà , chỉ vì sự ngây thơ của mình. Mừng phải trả giá bằng cả mạng
sống. Em bị đứa bạn cùng đội( nay trở thành gián điẹp cho giặc) đánh lừa, Mừng bị cả
chiến khu nghi là Việt gian.
Mừng bị xa lánh ghét bỏ, chống chọi với cả chiến khu cho đến tận cuối câu
chuyện. Nghiệt ngã thay, mẹ của em đến tìm chiến khu ngay lúc em bị xem là Việt
gian. Chị trút hơi thở cuối cùng với nỗi đau day dứt và đau đớn đến vô tận. Và Mừng
cũng thế, em ôm xác mẹ, kêu gào và chỉ lạp đi lặp lại duy nhất một câu. ‘Con không
phải Việt gian! Con là Vệ quốc đoàn!’
Và Mừng cũng hi sinh. Trong thời khắc như mê dại vì nỗi đau mất mẹ, bị mẹ
nghĩ là Việt gian, Mừng đã bừng tỉnh. Em chạy đến đài quan sát đúng thời điểm cả đội
quan sát trúng đạn, hi sinh dưới đài. Mừng được giao nhiệm vụ quan sát. Khoẳng khắc
Mừng ra hiệu cho bom nổ, toàn bộ toán giặc chết, em cũng phải hi sinh. Câu nói cuối
cùng mà Mừng nói với đại đội trưởng qua ống nghe đã át hết thảy tiếng bom đạn: ‘
Anh ơi, anh đừng nghi em là Việt gian nữa hí.”
Trân đấu kếy thúc, Mừng được giải oan dù muộn màng. Em cùng mẹ được đưa
lên núi, nằm cạnh nhau. Ngọn núi ấy được chiến khu đặt tên: ‘ Núi mẹ con em Mừng”.
Cốt truyện của tiểu thuyết “Tuổi thơ dân dội" (Phùng Quân) Cốt truyện của
tác phẩm được hình thành trên cơ sở những mẩu chuyện có thật về gương chiến đấu, hi
sinh của các chiến sĩ nhỏ tuổi Đội Thiếu niên trinh sát Mặt trận Huế trong những năm
đầu khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Kí ức mạnh mẽ về bản thân và đồng
đội trong những tháng ngày gian khổ nhưng anh hùng đó đã thôi thúc nhà văn viết nên
một Tuổi thơ dữ dội thật đặc sắc, hấp dẫn. Thành công của Phùng Quán là đã xây
dựng được những nhân vật làm linh hồn của cốt truyện, có sức sống lâu bền trong tâm
trí bạn đọc như Mừng, Lượm, Quỳnh. Vịnh... Qua tấm gương chiến đấu. hi sinh,
không ngại gian khổ và chết chóc của những con người tuổi nhỏ chí lớn này. Phùng
Quán đã làm toát lên chủ đề tư tưởng của thiên truyện: “Thà chết không chịu mất
nước, không chịu làm nô lệ.

Tuổi thơ dữ dội có thật, nó thật là vì nó xây dựng trên nền tảng cuộc đời, những
câu chuyện của những con người Thiếu niên anh dũng như Kim Đồng, Lý Tự Trọng,
Vừ A Dính, Phạm Ngọc Đa, Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Dương Văn Nội,...Nó thật vì
nó tạo được những cảm xúc thật cho người đọc, sự căm phẫn tội ác của bọn Việt Gian,
của bọn giặc ngoại xâm, sự dũng cảm quyết tử cho những nhiệm vụ quan trọng, sự
thán phục với việc những đứa trẻ có thể sống chung với bệnh tật, với thiếu thốn khó
khăn cơm chạy từng bữa, sự hồn nhiên vô tư để rồi day dứt khi bị lợi dụng,... các cung
bậc cảm xúc mà Phùng Quán khắc họa lấy đi nước mắt của người đọc. Tác phẩm được
tác giả xây dựng nên từ những sự việc có thật, bằng tài hoa bằng ngòi bút của mình
đưa người đọc trở về thời chiến một cách sinh động, tự nhiên, sinh động nhất, để rồi
các bạn tự hỏi bản thân rằng câu chuyện kia có thật , Vịnh sưa là ai, Mừng là ai.
Nhưng có một điều chính tác giả muốn nói tới đó chỉ là một phần của sự chân thực
trong chiến tranh, thực tế khốc liệt hơn rất rất nhiều. Và thể hiện lòng yêu nước nồng
nàn sẵn sang hi sinh để bảo vệ tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi qua đoạn văn sau:

“Tất cả chẳng đợi ai bắt nhịp, cùng một lúc vươn thẳng người, căng lồng ngực,
cất cao giọng rập ràng hát vang:

”Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi.

Nào có mong chi đâu ngày trở về

Ra đi ra đi bảo tồn sông núi

Ra đi ra đi thà chết không lui...”

Khi đội đã trở lại trật tự, đội trưởng nói giọng mềm hẳn đi:

-Anh hết sức xúc động và cũng hết sức vui mừng thấy các em náo nức đến thế khi
được tin sắp ra Mặt trận! Những ngày sắp tới đối với người chiến sĩ trinh sát chúng ta
sẽ là những ngày tuyệt đẹp, nhưng đồng thời cũng đầy gian khổ hiểm nghèo. Trong
chiến đấu các em có thể bị thương, bị giặc bắt, thậm chí có thể hy sinh. Nhưng chưa
lúc nào như lúc này, anh thấy tin tưởng một cách sâu sắc rằng, những ngày sắp đến dù
vấp phải gian khổ hiểm nghèo đến đâu, nhất định các em cũng sẽ làm đúng được như
lời các em vừa hát: “Ra đi ra đi thà chết không lui...”

Giọng anh bất chợt vang to lên như đang nói trước cả một đoàn quân:

-...Chúng ta quyết định ra đi thà chết không lui, để góp phần cùng các anh lớn đánh
đuổi bọn thực dân cướp nước ra khỏi bờ cõi Tổ quốc thân yêu của chúng ta. Khi đất
nước đã tự do, Tổ quốc đã hoàn toàn độc lập, thì nhất định người Việt Nam chúng ta
sẽ được hưởng một cuộc đời sung sướng, hạnh phúc gấp trăm nghìn lần hôm nay...
Lứa tuổi các em sẽ không còn phải đi ở, đi làm xiếc rong, đi bán kẹo, bán báo để kiếm
miếng ăn hàng ngày như các em trước đây đã phải chịud đựng. Tuổi nhỏ ai ai cũng
được cắp sách đến trường, được ca hát vui chơi... Đến tuôi khôn lớn các em sẽ được
thoả sức đem hết tài năng sức lực của mình cống hiến cho Nhân Dân, Tổ Quốc. Người
già lão sẽ được vào an dưỡng đường an dưỡng tuôi già. Những người ốm đau, bệnh tật
sẽ được vào nhà thương không mất tiền, có đầy đủ thuốc men chữa cho lành bệnh...

Cốt truyện mang nhiều tính tự truyện: Nhân vật trong truyện là hiện thân của
tác giả, bạn bè thuở ấu thơ và đồng đội thân thương của ông... Phùng Quán sinh ra và
lớn lên trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh. Lòng yêu nước đã thôi thúc ông vào
quân đội trở thành lính trinh sát năm 14 tuổi. Chính bản thân ông là một nhân chứng
sống trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Cốt truyện mang nhiều tính tự truyện bộc
lộ rõ nét về cảm xúc, suy nghĩ chân thực, những hồi ức về chiến tranh, những anh
hùng hi sinh trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc của tác giả. Chính vì vậy, tính chất "sự
thật việc thật này đã góp phần mang lại sức hấp dẫn, đồng cảm mạnh mẽ ở người đọc:
"Đọc hết dòng cuối cùng bộ ba tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quân,
lòng tôi rất đời bồi hồi xúc động. Những nhân vật trong sách thực sự là những con
người bằng xương bằng thịt đã từng là đồng đội của tôi, cùng tôi chia ngọt sẻ bùi, chịu
đựng gian khổ trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến trên mảnh đất Thừa Thiên
Huế anh hùng...(Đại tá Hoàng Văn Lâu - nguyên mẫu nhân vật trung đoàn trưởng Lâu
trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội).
Cốt truyện đa tuyến, nhiều bình diện Triển khai theo tuyến nhân vật: Trẻ em -
người lớn, dân thường - quân giải phóng theo từng chiến tuyến: Địch – tài theo không
- thời gian: Vùng địch hậu, vùng giải phóng, quá khứ và hiện tại đan xen. Trong ‘ Tuổi
thơ dữ dội ’ cốt truyện đa tuyến vì không kể về một tuyến nhân vật nhất định nào đó
mà truyện kể về những cậu bé cực kì dũng cảm sinh ra, lớn lên và thậm chí là hy sinh
trong cuộc chiến chống thực dân Pháp. Nhân vật của truyện là những cậu bé chạc 13,
14 tuổi bao gồm: Mừng, Lượm, Quỳnh Sơn ca, Tư dát, Hòa đen, Châu xém, Bồng da
rắn, Vịnh sưa.. Mỗi cậu bé đều mang một câu chuyện khác nhau, sinh ra ở những hoàn
cảnh khác nhau, tính cách khác nhau, sở trường khác nhau nhưng lại có chung một
lòng yêu nước nồng nàn. Mà truyện còn những nhân vật khác như đ ội trưởng đội Vệ
quốc quân, gánh xiếc, cuộc sống đời thường của người dân,…

Cốt truyện mang đậm tính sử thi: Nhân vật chinh diện suốt dời phấn đấu cho lí
tưởng cách mạng. Tính sử thi mang- một đặc điểm nổi bật trong tác phẩm. Trong hoàn
cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm, Phùng Quán sinh ra và lớn lên khi đất
nước đang có chiến tranh. Những câu chuyện về các chiến sĩ Cách mạng đã hằn sâu
vào trong tâm trí của ông. Tác phẩm được viết nên trong giai đoạn lịch sử đau thương
nhưng hào hung của dân tộc mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đọc tác
phẩm này, chúng ta như thấy hiệ lên trước mắt mình là thời kháng chiến lớn lao của
dân tộc. Những sự kiện lịch sử diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong những ngày sôi
động của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Với cách nhìn sử thi, Phùng quán đã
dồn tâm huyết viết về những con người đại diện cho tinh hoa khí phách, phẩm chất
con người, mảnh đất xứ Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.Tính sử thi đã
chi phối hầu hết các trang văn của Phùng Quán. Không khí thời đại, không khí kháng
chiến đã chi phối cách xây dựng nhân vật của nhà văn. Trong “ tuổi thơ dữ dội” là
chân dung những thiếu niên anh hung ở Thừa Thiên Huế trong thời kì kháng chiến
chống Pháp. Dưới con mắt Phùng Quán cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ nhưng
chính sự gian khổ ấy lại là tựa đề nhà văn khắc sâu thêm bản lĩnh cứng cỏi của chiến sĩ
Cách mạng và đẹp lãng mạn của họ. Tác phẩm này được lấy cảm hứng trực tiếp từ
cuộc đời ông- cuộc đời cậu lính trinh sát khi 14 tuổi. Không khí kháng chiến chống
thực dân Pháp đã chi phối tác phẩm này sâu sắc. Cuộc sống nơi chiến trường khói lửa
với những cái chết anh dung, hiên ngang của các đồng đội diễn ra trước mắt ông là
tiền đề cho ông có những trang viết rất cảm động về chiến tranh và người lính cách
mạng. Vì vậy “ Tuổi thơ dữ dội” mang đậm chất sử thi. Đoạn văn sau thể hiện rõ sự hi
sinh anh dũng của Mừng, các chiến sĩ khác và sự tàn khốc của chiến tranh:
“Trung đoàn trưởng đứng dậy trong hầm chỉ huy hô to:

- Nổ mìn.

Một tiếng nổ làm rung cả ngọn núi ông đang ngồi và tiếp liền đó là hàng trăm tiếng nổ
tlếp theo như sấm sét, trùm lấp cả tiếng máy bay, tiếng đại bác giặc. Trung đoàn
trưởng thét lên trong ống nghe:

- A lô! A lô! Em Mừng! Em Mừng!

Không có tiếng trả lời.

Ông gọi lại:


- Mừng! Mừng! Em còn trên đó không?

Tiếng người chiến sĩ thiếu niên trinh sát bỗng đột ngột vang lên bên tai ông, yếu ớt
nhưng rành rọt lắm:

- Dạ em đây. Tụi Tây chết nhiều lắm. Em bị thương nặng.

- Mừng! Mừng!

- Anh ơi, anh đứng nghi em là Việt gian nữa anh hí!

Lời cầu xin khẩn thiết cuối cùng của người chiến sĩ thiếu niên vừa tròn mười ba tuổi
đời, yếu ớt và nhỏ gần như một hơi thở, nhưng trong khoảnh khắc ấy đã trùm lấp cả
tiếng bom đạn giặc, và cả tỉếng sấm rền của trận địa mìn đã làm tanh bành hơn hai đại
đội giặc.

Cuộc tấn công tổng lực của giặc vào chiến khu Hoà Mỹ đả hoàn toàn bị bẻ gẫy. Nỗi
kinh khiếp trận địa lôi chiến làm bọn giặc ngày đêm hôm đó dạt sang bên kia bờ sông
Ô Lâu.

Cũng đêm hôm đó. toàn bộ chiến khu đã rút khỏi vùng rừng núi Hoà Mỹ, dời thẳng về
Dương Hoà một vùng đất đai núi non nằm dọc bên tả ngạn thượng nguồn sông Hương.
Và làng Dương Hoà trở thành chiến khu Dương Hoà, chiến khu đầu não của tỉnh Thừa
Thiên.

Trước giờ lên đường vể chiến khu mới, những đơn vị rút lui cuối cùng đã làm lễ mai
táng cho các chiến sĩ trinh sát phụ trách đài quan sát cây Quao. Họ đào huyệt chôn các
em, các anh, gần chân đài quan sát.”
Cốt truyện đan cài nhiều yếu tố gay cấn, đặc biệt khi nói về những công việc
nặng
nhọc, vất vả, đầy mưu trí và hành động chiến đấu, hi sinh anh dũng của đội thiếu
niên nhỏ tuổi trong Trung đoàn Trần Cao Vân thể qua đoạn trích sau:

Bồng-da-rắn, Châu-sém và Hiền sau ngày ở Sịa rút lên chiến khu, được đội
trưởng phân công thành một tổ trinh sát chuyên việc bám vị trí địch, theo dõi điều tra
tình hình địch.

Ba em được giao nhiệm vụ bám vị trí Đất Đỏ. Các em trà trộn trong dân các xóm
quanh đồn, nằm sát bên nách đồn, bám riết giặc suốt ngày đêm. Nhiều lần Bồng và
Châu còn lọt hẳn vào bên trong đồn bằng cách đi theo những toán người bị bọn giặc
lùa từ các làng, đưa về làm phu đào hào, đắp luỹ, xây công sự… Điều tra được gì, hai
em về kể lại với Hiền. Hiền ghi ra giấy, vẽ thành bản đồ, đưa lên chiến khu nộp cho
đội trưởng.

Nửa tháng trời lăn lóc bến nách giặc, giữa lòng giặc, ba em đã trả lời khá đầy đủ
những yêu cầu về trinh sát vị trí Đất Đỏ mà Ban tham mưu trung đoàn đề ra.

Hoàn thành nhiệm vụ, đội trưởng ra lệnh cho tổ trinh sát rút về chiến khu.

Một đêm tháng tư năm 1947, trận đánh vị trí Đất Đỏ của trung đoàn 101 đã diễn ra vô
cùng gay go và ác liệt. Mãi đến ba giờ sáng vị trí mới bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn.
Lửa đốt đồn sáng rựng cả một vùng đồi núi Hoà Mỹ và khúc sông Ô Lâu lượn qua gẩn
đó. Đội quân giặc thiện chiến“Tuần tiễu núi An-pơ” đã bị xoá sổ vĩnh viễn tại một
làng bán sơn địa gần kề chân núi Trường Sơn. Đó là trận chiến thắng đầu tiên và vang
dội nhất của trung đoàn 101 (trước kia là trung đoàn Trần Cao Vân) kể từ ngày mặt
trận Huế vỡ. Trận thắng đã mở đầu cho phong trào quật khởi của chiến trường Bình
Tri Thiên, được Bộ Tổng tư lệnh ghi vào Sổ Vàng kháng chiến toàn quốc.

Tổ Thiếu niên trinh sát Bồng-da-rắn, Châu-sém và Hiền cũng được trung đoàn cho
tham gia trận đánh, làm nhiệm vụ dẫn đường và liên lạc.

Chiến lợi phẩm mà Bồng-da-rắn đặc biệt quan tâm trong trận tiêu diệt vị trí Đất Đỏ là
lá cờ tam tài mới tinh, rộng gần bằng chiếc chiếu, mà cứ sáng sáng bọn giặc lại kéo lên
đỉnh cột cờ trước sân đồn, trong tiếng kèn tọ tí te. Mỗi lần có dịp lẻn vào vị trí, Bồng
đều nhìn lên cột cờ, ước lượng chiều dài và chiều rộng của mỗi khổ vải xanh, trắng,
đỏ, may thành lá cờ.”
Sự phối hợp tài tình giữa hai tuyến cốt truyện: Cốt truyện sự kiện và cốt truyện
tâm lí (nhất là ở hai nhân vật trung tâm Mừng và Lượm). Điều này đặt nhân vật
trongnhiều mối quan hệ (với đồng đội, nhân dân và với chính mình...), khắc hoạ toàn
diện,sâu sắc chân dung nhân vật và diện mạo chân thực của cuộc kháng chiến vệ quốc
vĩ đại. Như những tác phẩm viết cùng thời, Phùng Quán chọn những ngày kháng chiến
gian khổ làm bối cảnh chủ đạo nhưng ông chọn một lối đi khác, không miêu tả những
người lính dạn dày kinh nghiệm, những nhân vật chính của ông là những chiến sĩ nhỏ
tuổi của Trung đoàn Trần Cao Vân.
Sinh ra trong thời khói lửa đạn bom, những đứa trẻ chưa đến tuổi trưởng thành ấy
đã xung phong vào Vệ Quốc Đoàn với nhiều lý do và hoàn cảnh khác nhau.
Có đứa bị đối xử tệ bạc từ nhỏ, có đứa mê mấy khúc nhạc cách mạng, có đứa sinh
ra đã là “con nhà nòi” cách mạng nhưng chúng đều có một điểm chung là tuổi đời còn
nhỏ quá, chưa hiểu chi về cuộc đời này chứ nói gì đến kháng chiến.
Ấy vậy mà những trinh sát nhỏ người ấy lại làm nên những chiến thắng, những kì
tích vượt qua cái tuổi của các em. Mỗi nhân vật đều có những màu sắc riêng nhưng nổi
bật hơn hết, chiếm nhiều dung lượng nhất trong tác phẩm là nhân vật Trần Lượm –
Lượm Sứt và Mừng.
Hai chú bé, giống như những màu sắc cơ bản nhất trong một dải cầu vồng của
một thế hệ trẻ anh dũng trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Trần Lượm là sắc đỏ quật cường, gan góc và mưu trí.Sinh ra trong một gia đình có
truyền thống cách mạng lâu đời, cha là cán bộ Việt Minh hạng nặng, bị bắt và tra tấn
khi em còn chưa ra đời nhưng dòng máu cách mạng như đã sớm chảy trong huyết
quản của Lượm.
“tau có bảy chú, hai o. Cả nhà tau Việt Minh một mạch. Ông nội tau là Việt Minh phụ
lão. Cha tau là Việt Minh từ khi tau chưa đẻ. Tau được hai tuổi thì cha tau bị Tây bắn
chết. Chừ đến phiên tau… Nhưng Việt Minh đời tau sướng hơn nhiều… Đời cha, Việt
Minh tay không, không súng không đạn. Tây bắn mình chỉ chịu chết. Đời con, hắn bắn
mình, mình bắn lại!”
Ngay từ những ngày đầu tham gia Vệ Quốc Đoàn, em đã tỏ rõ mình là một chiến sĩ cừ
khôi với bản lĩnh không thua gì một người lính trưởng thành thực thụ. Trần Lượm còn
được biết đến với tên gọi Lượm sứt, Phó trưởng ban ám sát đồn Hộ Thành và là một
chiến sĩ rải truyền đơn hạng nặng.
Bằng sự gan dạ, bình tĩnh và nhanh trí, em đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mỗi khi
được giao. Bởi em giống như những đứa trẻ cùng trang lứa khác, dẫu có cứng cỏi, có
gan dạ và quật cường đến đâu thì vẫn còn những non nớt ngây thơ của tuổi niên thiếu,
niềm tin và nghị lực của em gắn liền với những con người cụ thể nên khi thấy anh chỉ
huy trưởng cũng trong cảnh tù đày, đã có lúc Lượm tưởng như suy sụp.
Nhưng rồi dòng máu cách mạng thôi thúc, tiếp thêm cho em động lực. Lượm tìm cách
vượt tù, ba lần bị bắt là cả ba lần người chiến sĩ ấy tìm cách bỏ trốn, chưa bao giờ
trong em dập tắt ngọn lửa đỏ rực của lòng yêu nước.
Lượm là chỗ dựa tinh thần cho những đứa trẻ khác cùng trong cảnh tù ngục giống
mình và hết lần này đến lần khác, em trở thành người hùng đại diện cho niềm tin và hy
vọng.
Mừng và mảnh trời xanh ngan ngát đầy thơ ngây và trong trẻo
Mừng là nhân vật chính thứ ba của cuốn truyện, là người nhỏ tuổi nhất trong
trung đoàn Trần Cao Vân, là cậu bé thật thà, ngây ngô hết mực thương mẹ. Em đã trèo
lên ngọn cây bút bút cao vút để hái lá tầm gửi chữa bệnh suyễn cho mẹ.
Đó cũng là cái duyên đưa chú bé đến với Vệ quốc đoàn, em muốn đánh Tây
giành độc lập, để “sau ni mạ em có mắc bệnh chi còn nặng hơn cả bệnh hen suyễn
cũng được Chính phủ chữa cho lành”.
Cứ thế Mừng đem theo trái tim ngây thơ đơn thuần tham gia kháng chiến, trở
thành một người chiến sĩ bé nhỏ mà quả cảm.
Nhỏ tuổi, gầy gò ốm yếu nhất đội nhưng em lại là tấm bản đồ sống của Chiến khu
Hòa Mỹ. Chỉ cần một cái liếc mắt là em có để đọc được cả bản đồ mật, leo trèo qua cả
bảy chiến khu làm liên lạc.
Mừng là đứa bé ngây thơ và chưa hiểu sự đời, vì sự phản bội của chính người bạn
đồng hành là Kim điệu, gián điệp được Sở mật thám Phòng nhì cài cắm mà em bị nghi
oan là Việt gian.
Em đớn đau và bất lực khi không ai tin mình nhưng vẫn một lòng anh dũng chiến
đấu đến những giờ phút cuối cùng, với nhiệm vụ nhận điện của Ban tham mưu trưởng,
quan sát vị trí của giặc để thông báo kích hoạt bom.
Câu nói cuối cùng của em “Anh ơi, anh đừng nghi em là Việt gian nữa anh
hí” cũng là tiếng nấc nghẹn ngào tha thiết khép lại những trang cuối cùng của Tuổi
thơ dữ dội.
Bằng ngòi bút tôn trọng sự thật và giàu chất thơ, Phùng Quán đã miêu tả một
cách sống động tuổi thơ gian khó nhưng đầy anh dũng và quả cảm của những chiến sĩ
trung đoàn Trần Cao Vân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tâm lí nhân vật trong truyện được tác giả khắc hoạ rõ nét đó là các chiến sĩ yêu đất
nước, sẵn sang hi sinh bản thân tuy tuổi còn ít. Hình ảnh chiến trường khác xa so với
tưởng tượng của các em nhưng khong vì thế mà các em sợ sệt, lùi bước. Những chiến
sĩ nhỏ tuổi thân hình bé nhỏ nhưng rất dung cảm kiên cường càng khắc hoạ rõ nét chân
dung nhân vật và diện mạo chân thực của kháng chiến vệ quốc vĩ đại.

Thời kháng chiến đã đi qua, đất nước đã hòa bình trở lại nhưng những giá trị
nhân văn “Tuổi thơ dữ dội” vẫn còn mãi cho đến ngày hôm nay. Nó giống như một
bản hùng ca đầy bi tráng, khơi gợi và làm sống dậy ở mỗi người lòng yêu nước nhiệt
thành sâu sắc. Tuổi thơ dữ dội với thi pháp cốt truyện dưới ngoài bút của nhà văn
Phùng Quán đi sâu vào những thiệt thòi của những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi chơi
nhưng phải đối mặt với mưa bom bão đạn, nhưng cũng đồng thời nổi bật nên lòng yêu
nước nồng nàn không chỉ dừng lại ở những con người trưởng thành mà còn cả những
đứa trẻ chưa ý thức hết được sự đời nhưng đã tràn đầy sự yêu nước. Đây là một tiểu
thuyết nói về tình yêu nước đơn thuần nhất, trong sáng nhất và đẹp đẽ nhất. Nó tập
hợp những câu chuyện về những tuổi thơ của những đứa trẻ " vệ quốc đoàn" dù xuất
thân khác nhau nhưng đứng trong hàng ngũ " vệ quốc đoàn " đáng tự hào ấy, các em
biết hết mình làm nhiệm vụ bảo vệ những người mình yêu thương- quyết tử cho tổ
quốc quyết sinh.

You might also like