You are on page 1of 11

Cơ Sở GD-ĐT TP.

HCM
Trường THCS và THPT Lạc Hồng

--- ---

Bài thu hoạch đọc sách


Tác phẩm:NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
Tác giả: NGUYỄN THI

Họ tên: TRẦN THỊ THU HƯỜNG


Lớp: 12A24

Năm học 2023 – 2024.


NHỮNG ĐỨA CON
TRONG GIA ĐÌNH
- Nguyễn Thi
I/ Vài Nét Về Tác giả
- Nguyễn Thi tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, sinh ngày 15-5-1928 tại xã
Quần Phương Thượng, Hải Hậu, Nam Ðịnh. Cha: hương sư Nguyễn Bội Quỳnh,
sau bị thải hồi vì những hoạt động yêu nước và Cách mạng. Mẹ: bà Thành Thị Du
(vợ hai). Khi cảnh gia đình sa sút, phải sống trong hoàn cảnh thật éo le, nơm nớp lo
sợ những trận đòn ghen từ người vợ cả. Tuổi thơ cậu bé Nguyễn Hoàng Ca, từ đó,
bắt đầu những ngày tháng bất hạnh; có lúc phải tự kiếm sống như một đứa trẻ lang
thang.

- NGUYỄN THI (1928 – 1968). Trước khi trở thành nhà văn, tôi đã là người lính,
nếu gặp lúc gay go tôi có thể cho cây bút vào túi áo, tay cầm lấy súng và bóp
cò. Trước khi trở thành nhà văn, tôi đã là người lính, nếu gặp lúc gay go tôi có thể
cho cây bút vào túi áo, tay cầm lấy súng và bóp cò. Tôi cần cái không khí của
chiến dịch, những cái mà mắt tôi nhìn được, tai tôi nghe được.Trước sự kiện lịch
sử trọng đại như thế này, nhà văn không thể đứng ngoài mà ngó…
- Nguyễn Hoàng Ca theo một người bà con vào Nam từ trước Cách mạng tháng
Tám. Bắt đầu tham gia Cách mạng năm 17 tuổi; làm thơ, viết văn với bút danh
Nguyễn Ngọc Tấn; là đội viên đội Cảm tử quân trong những ngày tổng khởi nghĩa
ở Sài Gòn; được kết nạp Ðảng năm 1947 (19 tuổi).
- Năm 1953, Nguyễn Ngọc Tấn cưới vợ. Sau đó, tập kết ra Bắc, công tác tại Tạp
chí Văn nghệ Quân đội, (để lại miền Nam người vợ trẻ đang mang thai).
- Tháng 5-1962, Nguyễn Ngọc Tấn xung phong vào Nam, đổi bút danh thành
Nguyễn Thi (tên của đứa con trai, với người vợ sau, ở miền Bắc). Là thành viên
tích cực của lực lượng Văn nghệ Quân Giải phóng. Tháng 5-1968, theo một đơn vị
pháo binh tham dự đợt tổng tiến công Mậu Thân đợt 2 và đã anh dũng hy sinh trên
chiến trường vào ngày 09-5-1968 (tại đường Minh Phụng, quận 11 – Sài Gòn).
- Trong 06 năm ở miền Nam, Nguyễn Thi có mặt tại hầu hết những điểm nóng
của chiến sự: Ấp Bắc, Củ Chi, Bến Tre,…
Con người

- Nguyễn Thi tính tình nóng nảy, sinh ra mang sẵn trong mình nhiều lạnh lùng kín
đáo hơn cởi mở hân hoan; thường khi tỏ ra cực đoan (Bản thân nhà văn cũng nhận
ra và rất buồn vì sự khó tính của mình). Ðây chính là dấu vết khó lòng gột rửa, do
trong những năm tháng lang thang kiếm sống cậu bé Ca đã phải gai góc, ngang
ngạnh để tự vệ, để tồn tại.
- Nguyễn Thi có một năng khiếu nghệ thuật thật đa dạng. Ở Tạp chí Văn nghệ
Quân Giải phóng, ông viết diễn ca, vẽ bìa, vẽ minh họa rồi dạy múa, dạy hát; tự
mình có thể diễn kịch, múa lân,…
- Nguyễn Thi là một nhà văn có ý thức trách nhiệm rất cao đối với ngòi bút. Chỉ
mới học hết bậc tiểu học, do đó, ông phải tập viết rất công phu, khổ luyện. Cuộc
đời riêng tuy gặp nhiều éo le, trắc trở nhưng không bao giờ khuất phục trước hoàn
cảnh, ông như con trai, biết nén nước mắt vào bên trong phong kín nỗi đau, làm
nên hạt ngọc cho đời !
+ Tác phẩm chính
- Nguyễn Thi sáng tác trên nhiều thể loại như thơ, truyện, kí, tiểu thuyết,... Và
ông để lại các tác phẩm tiêu biểu như: Hương đồng nội (1950), Truyện và
ký (1978),...
+ Phong cách nghệ thuật
- Phong cách nghệ thuật: năng lực phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo, văn phong
vừa đằm thắm chất trữ tình vừa giàu chất hiện thực; có khả năng tạo nên những
nhân vật có cá tính mạnh mẽ, mang đậm tính cách Nam Bộ.

- Ông là nhà văn – chiến sĩ gắn bó hết mình với văn chương và cuộc chiến tranh vệ
quốc vĩ đại của nhân dân ta.

- Ông là nhà văn miền Bắc nhưng được mệnh danh là nhà văn của người nông dân
Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ.
II/Hoàn Cảnh Sáng Tác,Bối Cảnh Xã Hội
Hoàn cảnh chung
- “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi ra đời vào những năm
mà cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai bước vào giai đoạn gay go, ác
liệt. Phần lý tưởng lớn nhất của thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ là dâng hiến cuộc
đời và tuổi thanh xuân cho sự nghiệp cứu nước vĩ đại của dân tộc. Trong những
năm tháng tàn khốc, đau thương ấy càng mất mát thì con người Nam Bộ lại càng
vùng lên chiến đấu dũng cảm. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, là tinh thần căm thù
giặc sâu sắc, là phẩm chất kiên cường của miền Nam đã khơi nguồn cảm hứng để
Nguyễn Thi viết lên thiên truyện ngắn này.
Hoàn cảnh riêng
- Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ, những con người hồn
nhiên bộc trực, yêu đời, căm thù ngùn ngụt đối với quân cướp nước. “Những đứa
con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi. Tác
phẩm “Những đứa con trong gia đình” được hoàn thành vào tháng 2 năm 1966
trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt. Khi nhà văn công tác ở tạp chí “Văn
nghệ quân giải phóng”.
- Truyện kể về gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Việt sinh ra trong một gia
đình có truyền thống cách mạng, ba mẹ đều bị giết dưới bàn tay của kẻ thù. Chính
mối thù sâu sắc với Mĩ-Ngụy đã thôi thúc những đứa con trong gia đình càng khát
khao chiến đấu để trả thù nhà, đền nợ nước. Trong một trận đánh, Việt bị thương,
bị lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Cũng giống như những lần tỉnh dậy
trước hồi ức quá khứ, hiện tại luôn đan xen nhau. Lần thức tỉnh thứ bốn của Việt,
kí ức về má hiện về. Việt sợ bóng tối, sợ ma hơn sợ giặc. Dù bị thương nhưng phân
biệt rất rõ đâu là tiếng súng nổ của ta, đâu là tiếng pháo giặc.
- Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân Việt đòi đi nhưng chị
Chiến không nghe, sau đó nhờ chú Năm phân giải, chú Năm nhất trí cho cả hai đi.
Trước khi lên đường, chị Chiến lo thu xếp gia đình gửi em út sang nhà chú Năm,
nhà cửa gửi cho các anh chị trong chi bộ làm nơi dạy học, bàn thờ gửi nhà chú
Năm. Đoạn trích kết thúc bằng hình ảnh hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ má
sang gửi nhà chú Năm.
III/Tóm Tắt Vợ Chồng A Phủ
Chuyện kể về hai chị em Chiến – Việt là những đứa con trong một gia đình có
nhiều những mất mát, đau thương do chiến tranh gây ra: cha bị Pháp chặt đầu hồi
chín năm, mẹ thì vừa bị đại bác Mĩ bắn chết. Khi hai chị em Chiến – Việt trưởng
thành, họ giành nhau đăng ký đi tòng quân. Nhờ sự đồng tình của chú Năm –
người lớn duy nhất trong nhà mà cả hai đều được nhập ngũ và ra trận.

Trong trận đánh ác liệt ở một khu rừng cao su, Việt đã tiêu diệt được một chiếc
xe bọc thép của Mĩ và anh cũng bị thương nặng, lạc đồng đội, phải nằm một mình
tại chiến trường khi còn ngổn ngang dấu vết của bom đạn và chết chóc. Vì bị
thương nặng nên Việt ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, Việt hồi tưởng về
quá khứ, về gia đình, về những người thân yêu của mình như mẹ, chú Năm, chị
Chiến… .

Đoạn trích trong sách giáo khoa là lần tỉnh dậy thứ tư của Việt trong đêm thứ
hai. Tuy mắt không nhìn thấy gì, tay chân thì đau buốt, tê cứng nhưng Việt vẫn
luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và cố gắng lê từng tí một về phía có tiếng
súng của quân ta vì phía đó chính là “sự sống”.

Trong lần tỉnh lại này Việt hồi tưởng lại những sự việc xảy ra từ ngày sau khi
má mất. Cả hai chị em đều háo hức đăng ký tòng quân, nhưng chị Chiến lại nhất
định không cho Việt đăng ký vì cho rằng Việt chưa đủ 18 tuổi. Đến đêm mít tin,
Việt đã nhanh nhảu ghi tên mình trước. Chị Chiến đến chậm hơn và nói chuyện
Việt chưa đầy 18 tuổi. Nhờ chú Năm đứng ra xin giúp nên Việt mới được tòng
quân. Đêm hôm trước khi đi, chị Chiến bàn bạc với Việt về việc sắp xếp mọi thứ
trong nhà. Việt răm rắp nghe theo và chấp nhận mọi sự sắp đặt của chị Chiến, vì
Việt thấy chị Chiến nói rất giống má.

Sáng hôm sau, hai chị em Việt khiêng bàn thờ của ba má sang gửi nhà chú Năm.
Lúc này Việt cảm thấy trưởng thành hơn và thấy “thương chị lạ.”
Sau ba ngày đêm, đồng đội đã tìm thấy Việt. Anh được đưa về điều trị và dưỡng
sức tại một bệnh viện dã chiến; sức khoẻ anh cũng hồi phục dần. Anh Tánh giục
Việt viết thư cho chị Chiến kể lại chiến công của mình. Việt rất nhớ chị, cũng
muốn viết thư nhưng lại không biết viết như thế nào vì Việt cảm thấy chiến công
của mình chưa là gì so với những thành tích của đơn vị và mong ước của má.

IV/Cảm Nhận,Bình Luận


Tác phẩm được xây dựng theo kết cấu truyện ngắn hiện đại: là mạch hồi ức của
anh tân binh Việt, đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nối kết một cách tự nhiên tình
cảm gia đình – quê hương – cách mạng. Không gian giàu kịch tính và thời gian
nghệ thuật của tác phẩm tạo nên sự đan cái của những câu chuyện kể không theo
trình tự tuyến tính mà có sự sắp xếp hợp lý, tạo ra sự liên tưởng nhiều chiều. Xoay
quanh nhân vật trung tâm là hai chị em Chiến và Việt còn là hệ thống hình tượng
nhân vật gắn bó với nhau trong tình ruột thịt, có những nét bản chất thống nhất như
chảy ra trong cùng huyết thống, nhưng mỗi người một vẻ không ai giống ai. Chính
những nét tiêu biểu đó đã góp phần tái hiện thành công phẩm chất đáng quí của
những con người quê hương Nam bộ giàu lòng yêu nước, căm thù giặc, giúp người
đọc hiểu rõ hơn về một thời đại hào hùng và giá trị nhân bản của cuộc kháng chiến
chống Mỹ.
Những nhân vật trong gia đình được giới thiệu gắn với hình ảnh thân thương
của quê hương và những kỷ niệm cụ thể thời thơ ấu dữ dội của anh tân binh Việt.
Chiến đấu giữa bầy giặc Mỹ, bị thương, lạc đồng đội, người chiến sĩ ấy giữa cơn
mê tỉnh chập chờn đã nhớ về những hình ảnh thân thương nhất từ thời ấu thơ.
Dường như đó chính là nguồn sức mạnh giúp anh vượt qua cái chết tìm về sự sống,
tìm về đồng đội. Những con người trong gia đình Việt gắn với hồi ức thiêng liêng
và cảm động làm sống dậy cả một quá khứ yêu thương và căm thù: chị Chiến, mẹ,
chú Năm. Hiểu theo một nghĩa rộng, đó cũng là những đứa con trong gia đình lớn:
cách mạng.Tất cả những con người ấy cùng giống nhau ở lòng căm thù giặc sâu
sắc, vì những tội ác mà chúng đã gây ra với người thân trong gia đình. Gắn bó với
mảnh đất quê hương, những con người ấy còn giàu tình nghĩa, trung thành với cách
mạng bởi cách mạng đã đem lại cho họ sự đổi đời thật sự. Dường như anh chiến sĩ
Việt đã thừa hưởng được từ thế hệ đi trước, chú Năm và mẹ, hành động dũng cảm
gan góc và lòng say mê khao khát được đánh giặc. Trong các nhân vật được tái
hiện, chú Năm và mẹ được khắc hoạ với những nét riêng độc đáo.
Chú Năm thể hiện đầy đủ bản tính tự nhiên của người nông dân Nam bộ hiền
lành chất phác, giàu cảm xúc mơ mộng nội tâm. Một người từng trải qua đắng cay
của cuộc đời làm mướn trước cách mạng, để thành bản tính ít nói. Đau thương hằn
sâu từ cuộc đời gian khổ và với tư cách chứng nhân của tội ác của thằng Tây, thằng
Mỹ và bọn tay sai phải chăng đã làm nên nét đa cảm trong gương mặt với đôi mắt
lúc nào cũng mở to, mọng nước.Chất Nam bộ rặt trong con người ông thể hiện qua
việc hay kể sự tích cho con cháu, và kết thúc câu chuyện thể nào cũng hò lên mấy
câu.
Nét đặc biệt độc đáo ở người đàn ông này là có sổ ghi chép chuyện gia đình.
Cuốn sổ ghi đầy đủ những chuyện thỏn mỏn của nhiều thế hệ, như minh chứng cho
tấm lòng thuần hậu của ông. Đoócòn là những trang ghi chép tội ác của kẻ thù gây
ra, những chiến công của từng thành viên, như một biên niên sử. Bản thân ông
cũng chính là một trang sử sống, khi gửi gắm, nhắn nhủ cho hai chị em Chiến và
Việt: “chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người
một khúc mà ghi vào đó…”. Nhân vật đã thể hiện vẻ đẹp của tấm lòng sắt son, ý
thức trách nhiệm của thế hệ đi trước.
Mẹ của Chiến và Việt là hội tụ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Nam bộ anh
hùng trong kháng chiến. Những ấn tượng tác giả để lại đậm nét trong người đọc về
nhân vật này là về tính gan góc từ khi còn là con gái. Người đàn bà hết lòng
thương yêu chồng con ấy đã phải trải qua thời khắc dữ dội khi kẻ thù chặt đầu
chồng, nhưng bà đã vượt lên đau thương để nuôi dạy đàn con khôn lớn trưởng
thành. Hình ảnh người mẹ ấy đối mặt với họng súng quân thù như gà mẹ xoè cánh
che chở đàn con, khiến kẻ thù phải run sợ trước đôi mắt của người vượt sông vuợt
biển. Nuôi con và cả con của đồng chí, bà là hiện thân của vẻ đẹp gan góc được tôi
luyện trong đấu tranh, với đức hy sinh vô bờ bến lặng thầm, tảo tần lam lũ, đau
thương chôn kín trong giọt nước mắt lặng lẽ kín đáo. Trong tâm hồn người phụ nữ
ấy là tình yêu lớn lao, ý chí bất khuất kiên cường và cả tinh thần dám hy sinh, đổi
mạng sống vì cách mạng.
Hai chị em Chiến và Việt đã được thừa hưởng tất cả những vẻ đẹp của thế hệ đi
trước, tính cách được tạo nên từ truyền thống gia đình, từ hoàn cảnh đặc trưng:
thương cha mẹ, cùng chung lo toan công việc cách mạng, giàu tình nghĩa với quê
hương. Không phải ngẫu nhiên hai chị em đã cùng xung phong tòng quân một
ngày, để trả mối thù cha bị chặt đầu, mẹ bị trái cà nông quân thù sát hại. Trong
hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến đấu, biết căm thù cũng là một phẩm chất cần
thiết, bởi căm thù giặc tàn phá quê hương, sát hại người thân cũng là một biểu hiện
sâu sắc của tình yêu với quê hương, gia đình! Bởi vậy đêm tòng quân không chỉ có
hai chị em tranh nhau ghi tên mà thanh niên trong xã ghi tên tòng quân cũng rất
đông. Hành động của hai chị em có sự đồng tình của chú Năm, như một điểm nhấn
hành động này hoàn toàn không phải là tự phát mà gắn với ý thức giác ngộ của tuổi
trẻ trên quê hương đau thương và anh dũng.
Kí ức của Việt gắn với hình ảnh của chị Chiến, với kỷ niệm tuổi thơ trong trẻo
của hai chị em. Người con gái ấy có cá tính riêng, có những nét giống mẹ, gan góc,
chăm chỉ, đảm đang tháo vát. Hai chị em kề tuổi nên có lúc còn rất trẻ con, nhưng
bao giờ trong những lần cãi vã thì chị cũng nhường em. Đến khi tham gia công
việc cách mạng, Chiến tỏ ra chín chắn hơn Việt. Những mất mát đau thương đã
khiến cô gái ấy sớm trưởng thành, nhưng không hề làm chai sạn tâm hồn giàu nữ
tính. Lúc nào Chiến cũng có cái gương nhỏ, như những người con gái mới lớn nào
cũng thích làm duyên. Câu chuyện của hai chị em trước đêm tòng quân đã chứng
tỏ khả năng quán xuyến, thay thế vai trò của mẹ để chăm em, khiến cho bản thân
cậu em thân thiết phải ngạc nhiên vì chứng kiến một chị Chiến giống in như mẹ,
răm rắp nghe theo sự cắt đặt của chị.
Một trong những tình tiết truyện tạo được xúc động mạnh cho người đọc là hình
ảnh hai chị em trước đêm tòng quân khiêng bàn thờ mẹ qua gửi chú Năm. Hai chị
em đã làm cho người chú phải ngạc nhiên vì sự trưởng thành trước tuổi. Đó là chi
tiết cho thấy những đứa con trong gia đình cách mạng này đã ý thức rõ chỉ có lên
đường diệt giặc mới trả được mối thù giặc Mỹ đè nặng hai vai. Việc nhà việc nước
vẹn toàn, lời động viên của chú Năm dành cho hai chị em đã thể hiện niềm tin
tưởng vào thế hệ trẻ thời chống Mỹ.
Xuyên suốt mạch truyện là dòng hồi ức của Việt, nhân vật trung tâm của tác
phẩm. Người chiến sĩ ấy vốn là đứa trẻ gan dạ từng chứng kiến cảnh kẻ thù quăng
đầu cha mà xông tới nhằm thằng liệng đầu mà đá. Được dìu dắt từ ấu thơ, Việt
cũng đã biết làm cảnh giới, chiếc ná cao su thành vật báo hiệu khi có động. Bản
tính hồn nhiên của một cậu bé mới lớn thể hiện ra ở sự hiếu thắng, lúc nào cũng
giành phần hơn, nhưng từ sâu thẳm là tình cảm yêu thương những người ruột thịt,
tự hào với truyền thống quê hương. Những lần ngất đi tỉnh lại của Việt giữa bãi
chiến trường ngổn ngang xác giặc đã giúp anh có thêm sức mạnh tình thương vượt
lên cái chết để trở về đội ngũ. Nguyễn Thi đã thành công khi không miêu tả vào
những chiến công của anh chiến sĩ mà đã chỉ ra cho người đọc vẻ đẹp nhân văn
trong tâm hồn người cầm súng. Vẻ đẹp ấy là hội tụ của ý chí, quyết tâm và trên hết
là tình thương yêu sự gắn gó với người thân và sau này là tình cảm chan hoà thân
ái giữa cậu Tư với đồng chí đồng đội như trong một nhà.
Tác phẩm thành công khi đã đem lại cho người đọc sự hình dung về mảnh đất
Nam Bộ anh dũng và đau thương trong những ngày kháng chiến chống Mỹ. Đạc
biệt, bằng sự am hiểu sâu sắc bản chất của người dân Nam Bộ yêu nước, tác giả đã
dựng nên những con người vừa bình thường giản dị nhưng lại có vẻ đẹp, tầm vóc
phi thường của con người thời đại chống Mỹ cứu nước. Giọng kể chuyện giản dị,
xây dựng đối thoại tự nhiên và nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật đặc sắc đã

để lại ấn tượng khó quên về những đứa con trong gia đình cách mạng. Đồng thời
còn phát hiện sâu sắc về sự trưởng thành của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến đấu.
Vẻ đẹp ấy kết tinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, sức mạnh làm nên
chiến thắng của nhân dân Việt Nam, một phẩm chất cao quí còn để lại những tấm
gương cho thế hệ sau noi theo.
V/ Thông Điệp
+ Trước hôm lên đường, trong cuộc đối thoại với hai chị em, chị Chiến nói: Chú
Năm nói, mầy với tao đi kỳ này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng
học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu. Việt trả lời chị với lòng đầy
quyết tâm: Chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị.
+ Chiến đấu, bị thương, nhưng bằng sự nhạy cảm của người chiến sĩ, Việt vẫn
phân bịêt rất rõ đâu là tiếng súng của ta, đâu là tiếng pháo nổ lễnh lãng của giặc.
+ Bị thương, nhưng quên đi nỗi đau của bản thân vẫn cố gắng lết đi tìm đồng đội
và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
- Hình ảnh Việt cùng chị Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm đã khẳng
định Việt cũng như chị gái của mình đã ý thức rất rõ về trách nhiệm đối với gia
đình, quê hương, tấm lòng yêu nước, sự căm thù quân giặc, quyết tâm trả thù cho
gia đình, quê hương. Có yêu thương, có căm thù, có mất mát nhưng có cái vĩnh
hằng, có sự quyết liệt nhưng cũng có sự thanh thản, có yếu tố hành động nhưng
cũng có yếu tố tâm linh... và mùi thơm thoang thoảng của hoa cam, mùi vị của quê
hương sẽ theo Việt trên suốt chặng đường chiến đấu.
Bằng nghệ thuật dựng chân dung nhân vật độc đáo, kết hợp thành công ngôn
ngữ Nam Bộ và ngôn ngữ trần thuật hiện đại, Nguyễn Thi đã tạo nên một phong
cách mới lạ. Việt là hiện thân của thế hệ trẻ miền Nam trong chiến tranh : gan góc,
dũng cảm, khát khao chiến đấu để trả thù nhà nợ nước. Từ hình ảnh Việt, một mặt,
Nguyễn Thi muốn khẳng định vẻ đẹp của thế hệ trẻ miền Nam những năm đánh
Mĩ; mặt khác, thông qua nhân vật này nhà văn muốn gửi đến một thông điệp : sức
mạnh của dân tộc được làm nên bởi sức mạnh của mỗi cá nhân; một dân tộc anh
hùng là một dân tộc của những con người anh hùng. Một khi lòng yêu nhà và yêu
nước hài hòa trong một khối thống nhất, khi tình riêng và lý tưởng chung hòa
quyện làm một thì không sức mạnh nào có thể chuyển dời.
- Tình huống truyện hấp dẫn, nghệ thuật trần thuật: trần thuật chủ yếu qua dòng hồi
tưởng của nhân vật Việt khi bị thương, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Lối kết cấu dựa
vào dòng hồi tưởng nhân vật như thế làm cho truyện giàu cảm xúc, diễn biến linh
hoạt, không tuân theo trật tự thời gian.
- Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể, giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ
bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam Bộ.
- Khắc họa tính cách nhân vật đậm chất Nam Bộ: thẳng thắn, bộc trực, lạc quan,
yêu quê hương, gia đình, thủy chung đến với cách mạng, ngùn ngụt ngọn lửa căm
thù giặc...
- Dựng đối thoại và độc thoại nội tâm hấp dẫn, cảm động.

You might also like