You are on page 1of 3

a) dẫn chuyển

-Hoàn cảnh sáng tác 1965 đó là những năm tháng rất đặc biệt của lịch sử Việt
Nam khi mà đế quốc Mỹ thực hiện chiến tranh cục bộ Ồ ạt đổ quân vào Việt Nam
và đánh phá ác liệt ra miền Bắc.
-Giá trị tư tưởng: truyện ngắn Rừng Xà Nu tái hiện khó khăn đen tối nghẹt thở
trong một thời kỳ lịch sử của cách mạng miền Nam. Từ cuộc chiến tranh một phía
tàn bạo của kẻ thù mâu thuẫn giữa Mỹ-Ngụy với các tầng lớp nhân dân bị dồn nén
tới cao độ khiến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi là một kết cục tất yếu. Từ
câu chuyện về cuộc nổi dậy của Buôn Làng Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã
phản ánh khí thế hào hùng trong phong trào Đồng khởi sắc miền Nam đầu những
năm 60 cũng đồng thời kết quả những chân lý lịch sử, lý giải sâu sắc và thuyết của
con người giải phóng của nhân dân.
-Khái quát về hình tượng Rừng Xà Nu: để thể hiện rõ hình tượng Rừng Xà Nu
Nguyễn Trung Thành đã xây dựng hai hình tượng song hành với nhau là hình
tượng Rừng Xà Nu và con người của mảnh đất Tây Nguyên, tiêu biểu là Tnú trên
nền Tây Nguyên hùng vĩ hoang sơ đầy đau thương nhưng kiên cường bất khuất.
hình tượng Tnú hiện lên:
b) phân tích nv tnu:
b.1: Khung cảnh của câu chuyện: vào một đêm mưa rì rào như gió lửa, dưới ánh
lửa Xà Nu bập bùng, người dân làng Xô Man già trẻ gái trai Nghe cụ Mết- một già
làng có thân hình vạm vỡ quắc thước, mắt xếch ngược râu dài ngang ngực kể về
cuộc đời đầy bi thương. giọng kể trang trọng như truyền cho con cháu thế hệ sau
này những trang sử hào hùng của dân tộc, lưu truyền cho con cháu những kinh
nghiệm sống và chiến đấu. Cách trần thuật như vậy khiến tác giả liên tưởng đến
thuở xa xưa cách già làng kể cho con cháu nghe những khúc sử thi anh hùng.
b.2: Tính cách anh hùng của tnu:
*Hoàn cảnh: Tờ Nú là người con của dân làng Xô Man cha mẹ mất sớm lên được
cưu mang nuôi dưỡng cũng như người làng “có cái bụng thương núi thương nước”
tnu sớm có lòng yêu nước thương dân. Từ tấm lòng này tnu đã mở rộng thành tình
yêu với cách mạng. Ngay khi còn nhỏ là một cậu bé Tnu đã được cụ Mết người tìm
giữ và truyền ngọn lửa cách mạng cho hay: “cán bộ là đảng, đảng còn núi nước này
còn” Tnu sống giữa dân làng Xô Man- một tập thể anh hùng nên mọi hành động uy
hiếp tàn sát của kẻ thù không thể khuất phục tinh thần của họ. Làng Xô Man luôn
tự hào rằng: “trong suốt 5 năm không có một cán bộ nào do làng nuôi giấu bị giặc
bắt” Mọi phẩm chất của Tnú đều được nuôi dưỡng hun đúc từ làng Xô Man.
*Tnú là người thông minh, nhanh nhẹn:
Làm liên lạc cho anh Quyết Tnú là người có cái đầu sáng lạ lùng. Vốn là người
nhanh trí táo bạo Tnu không bao giờ đi theo đường mòn, đường rừng núi anh thuộc
trong lòng bàn tay. Khi bị giặc vây các nẻo đường tnu leo lên cây cao, rẽ đường mà
đi vượt mọi vòng vây. Tnú không vượt qua suối ở nơi nước cạn dễ đi mà thường
băng qua những con thác hiểm như cưỡi lên các con cá kình. Anh có khả năng
phản ứng nhanh trước những tình huống nguy hiểm: “có lần anh anh chuẩn bị lên
bờ thì họng súng đen ngòm đã chia vào gáy lạnh ngắt, Tnu nhanh trí nuốt luôn lá
thư của anh Quyết và trong bụng.
*Tnú là người gan dạ dũng cảm trung thành với cách mạng:
+Khi còn nhỏ: kẻ thù lùng sục truy tìm cán bộ cách mạng, chúng đã giết những
người dân trong làng đi nuôi cán bộ: “nó treo cổ anh xút lên cây và đầu làng”, “nó
giết bà nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng” nhưng tnú và Mai vẫn đưa cơm cho
anh Quyết, ở trong rừng cùng anh để nếu giặc truy lùng còn dẫn cán bộ chạy. Hành
động này không phải xuất phát từ sự bồng bột của trẻ con mà từ ý thức sâu sắc:
“đảng còn núi nước này còn” Trong cuộc trò chuyện của tnú vs anh quyết khi tnu ở
lại đêm cùng anh Anh quyết hỏi “vì sao có những người dân là bị giết mà tnu vẫn
đưa cơm cho anh?” “vì sao Tnú không sợ chết” tnu bật dậy nói: “người già nói: cán
bộ là đảng, đảng còn núi nước này còn”.
+Khi liên lạc cho anh quyết: đây là nhiệm vụ nguy hiểm lúc nào cũng có thể bị bắt
bị tra tấn nhưng điều đó không ngăn cản trở lại trở thành một anh liên lạc dũng
cảm. dù chỉ là một đứa trẻ nhỏ đơn độc giữa kẻ thù, dù kẻ thù đã làm mọi cách để
tra khảo Tờ Nú Tìm thông tin về cán bộ XM. Dù bị trói bằng dây thừng, dù phải
đối mặt với mũi súng chĩa thẳng vào mình và đối mặt với câu hỏi của giặc: “cộng
sản ở đâu”. Câu trả lời của Tnú không phải là điều mà kẻ thù mong đợi, không phải
là cách trả lời của một kẻ hèn nhát. Tnu đặt tay lên bụng mà nói: “cộng sản ở đây
này”. Câu nói trên thể hiện tinh thần bất khuất lòng trung thành tuyệt đối với cách
mạng. Sau Câu trả lời đó tnu đã phải trả một cái giá rất đắt = 1 vết dao chém ngay
sau lưng và những tháng tù tội ở nhà tù Kon Tum. Tuy nhiên Tnu lại nhận được
tình yêu thương và dân làng Xô Man dành cho anh.
+Sau khi vượt ngục trở về làng: Tnu dẫn đầu phong trào mài giáo mác làng Xô
Man. anh đã trở thành thủ lĩnh tinh thần của làng khi dẫn thanh niên lên núi Ngọc
Linh lấy đá mài giáo mác chuẩn bị khởi nghĩa. Bọn giặc đã biết vai trò và tầm quan
trọng của Tờ Nú nên muốn bắt anh. Để bắt được Tnu kẻ thù đã tra tấn và giết vợ
con của anh. Khi chứng kiến cảnh Mai và đứa con bị tra tấn, tuy trong tay không
có vũ khí nhưng anh đã xông vào giải cứu vợ con Tnu bị bắt và tấm nhựa Xà Nu
10 đầu ngón tay và đốt như những ngọn đuốc. Chúng ta không thể hiểu nỗi đau của
Tnu bởi đó không chỉ là nỗi đau da thịt mà còn là nỗi đau tinh thần. Khi vợ con anh
bị giặc giết hại, lửa cháy trên 10 đầu ngón tay anh cũng là lửa thiêu đốt ruột gan
anh, ngay trong lúc ấy, Tnú đã tỉnh táo nhớ đến lời dạy của anh quyết rằng: “người
cộng sản Không thèm kêu van” Tnu không thèm kêu van dù chỉ một tiếng. Anh chỉ
duy nhất cất lên tiếng thét như một khẩu lệnh tiến công: “giết”. trong tiếng thét ấy
có cả lòng căm thù và khát vọng trả thù, chứa chan sức mạnh tinh thần mà không
có kẻ thù nào có thể vùi dập và hủy diệt được.

You might also like