You are on page 1of 5

ĐỀ 1: Phân tích đoạn trích “làng dưới tầm đại bác … che chở cho làng”

Mở bài:
- Vài nét về tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng
chiến, gắn bó mật thiết với vùng đất Tây Nguyên.
+ RXN Là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyễn
Trung Thành trong những năm chống Mĩ xâm lược
+ đoạn trích là: Làng ở trong tầm đại bác….., tập trung miêu tả hình
tượng cây xà nu, loài cây gắn bó máu thịt với con người TN.

Thân bài:

KHÁI QUÁT CHUNG: Vị trí đoạn trích: cây xà nu ở đoạn mở đầu tác phẩm

+ Giới thiệu tác giả tác phẩm:NTT là nhà văn có duyên nợ với núi rừng
Tây Nguyên. Những trang viết của ông về đất và người TN bao giờ
cũng mang đậm màu sắc sử thi. Tác phẩm được sáng tác năm 1965
khi tác giả quay trở lại TN.
- nội dung tác phẩm: ca ngợi tập thể nhân dân anh hùng trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ và hình tượng cây xà nu đã cùng nhân dân
đứng lên đánh Mỹ.NTT đặc biệt ấn tượng với cây xà nu, loài cây man
dại và phóng khoáng, cao thượng và hùng vĩ trở thành linh hồn của
đại ngàn Tây Nguyên.
- nội dung đoạn trích:
+ thuộc phần đầu của tác phẩm, đã xây dựng hình tượng cánh
rừng xà nu hiện lên trong mưa bom bão đạn
+ đặt rừng xà nu trong tư thế đối mặt với cái chết để thấy sức
sống mãnh liệt của nó và biểu tượng cho những phẩm chất tốt
đẹp của người dân làng Xô Man

PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH

1. Tả thực: bám vào chi tiết đoạn trích


+ Cây xà nu là cây thuộc họ thông, mọc thành rừng ở Tây Nguyên.
Trong truyện ngắn, nhiều lần tác giả miêu tả cụ thể hình ảnh xà nu:
hình dáng nhọn hoắt như lưỡi lê, màu sắc xanh rờn, sức sống mãnh
liệt “trong rừng ít có loài cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy”.
+ Ngay trong câu đầu tiên của tác phẩm, Nguyễn Trung Thành đã dựng
lên một sự sống trong tư thế đối mặt với cái chết, một sự sinh tồn
đang đứng trước mối đe dọa của diệt vong, những cây xà nu với sức
sống mãnh liệt mà không đại bác nào có thể huỷ diệt được
+ Vẻ đẹp rừng xà nu còn là một bức tranh thiên nhiên bi tráng. Cây xà
nu trong tác phẩm giống như một loài cây thần trong sử thi của người
Tây Nguyên xưa với vẻ đẹp phi thường, huyền thoại. Dưới tầm đại
bác của kẻ thù, cả rừng xà nu không cây nào không bị thương nhưng
chúng vẫn kiêu hùng, tràn đầy sức sống, ưỡn tấm ngực lớn của mình
ra che chở cho làng. Đó là hiện thực đầy bi tráng về bức tranh thiên
nhiên bị tàn phá trong chiến tranh.

→ Những đồi xà nu, rừng xà nu, cây xà nu thực sự là một thiên nhiên thơ mộng và
hùng vĩ làm nền cho hình ảnh con người xuất hiện, đem đến chất thơ và sắc thái
lãng mạn đặc biệt cho truyện ngắn/ phông nền mang tính sử thi cho thiên truyện

 Nguyễn Trung Thành đã gửi đến người đọc một thước phim về cảnh thiên
nhiên thơ mộng. Đó là vẻ đẹp lãng mạn của thiên nhiên vút lên từ trong cái
chết, trong mưa bom bão đạn của giặc Mỹ. Xà nu với cành lá xum xuê, ngọn
xanh rờn, nhựa ứa ra tràn trề thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt vẫn
bám trụ trong nắng, trong gió của mảnh đất Tây Nguyên.

2. Nghĩa biểu tượng:


LUẬN CỨ 1: Biểu tượn kg cho giai đoạn đau thương nhất của dân làng
-Với bút pháp tượng trưng, hình ảnh cây xà nu lại là biểu tượng cho số phận và
phẩm chất của người dân Tây Nguyên. Nói về số phận của người dân làng Xô
Man, mở đầu tác phẩm Nguyễn Trung Thành viết “Cả rừng xà nu hàng vạn cây
không có cây nào không bị thương” ấy là một cảnh tượng ám ảnh về một rừng cây
tan hoang bởi đại bác của quân thù, trầy trợt đầy những thương tích.

- Đến gần hơn, hình ảnh tang thương của cây xà nu càng thêm rõ ràng, “Có những
cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”, từ miệng vết
thương ấy ứa ra thứ nhựa “tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh”, “bầm lại quyện đen
thành những cục máu lớn”, như vậy đối với tác giả xà nu cũng giống như một con
người cũng có máu thịt, cây cũng bị thương, nhựa cây chảy ra được ví là máu
huyết của sinh thể, những hòn máu đọng đem lại cho người đọc những ấn tượng
sâu sắc về loài cây anh hùng, bất khuất. Nhưng đấy là những cây may mắn, kiên
cường còn có thể lành miệng và tiếp tục sinh dưỡng, xấu số hơn có những cây con
mới đến ngang tầm ngực người, đã bị đại bác nã phải gãy làm đôi “nhựa còn trong,
chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì
cây chết”. Cách miêu tả chân thực sống động đến từng chi tiết đã tái hiện thật tang
thương cảnh cây xà nu ngã xuống vì bom đạn.

-Suy rộng ra, cũng giống như cả cánh rừng mang đầy thương tích và mất mát ấy,
người dân làng Xô Man cũng phải chịu biết bao hy sinh, bao nỗi đau thương cùng
cực, bao người dân đã ngã xuống: Anh Xút, bà Nhan, Mai và con của cô với Tnú,
tất cả đều hi sinh một cách đầy thương tâm dưới bàn tay độc ác của kẻ thù. Những
người còn sống cũng lại mang đầy thương tích trên thể xác và cả tâm hồn, tấm
lưng của Tnú với chằng chịt vết dao chém, mười ngón tay bị giặc đốt đều cụt một
đốt, đau đớn hơn anh còn phải gánh chịu nỗi đau tận mắt nhìn vợ con bị giặc đánh
chết mà không thể làm gì được.

->Xà nu đã chia sẻ nỗi đau thương cùng dân làng, xà nu còn bảo vệ, bao bọc bà
con, dân làng khi đã “ưỡn tấm ngực che chắn cho dân làng”
LUẬN CỨ 2, BIỂU TƯỢNG CHO SỨC SỐNG BẤT DIỆT VÀ NHỮNG PHẨM
CHẤT CAO ĐẸP CỦA NGƯỜI DÂN LÀNG XÔ MAN
-KHAO KHÁT TỰ DO:. Xà nu là một loài cây khao khát ánh sáng đến lạ kỳ “nó
phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh sáng”, đó cũng chính là biểu tượng cho tình
yêu tự do, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người Tây Nguyên. Đó là TNú là
Mai, ngay từ nhỏ đã tiếp thu ánh sáng của Đảng qua sự truyền thụ của cụ Mết của
anh Quyết. Tnu quyết tâm học cái chữ mà người Đảng truyền cho. Học vô cùng
khó, nên tự trừng phạt bằng cách lấy đá đập vào đầu cho chảy máu à hiểu rằng
muốn làm cách mạng thì phải có văn hóa
-SỨC SỐNG BẤT DIỆT: xà nu còn có khả năng sinh sôi mãnh liệt “cạnh một cây
mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên , ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên
lao thẳng lên trời”. Đó là biểu tượng cho sự tiếp nối liên tục và mạnh mẽ của người
dân làng Xô Man, anh Quyết hy sinh đã có Tnú về thay thế, anh Xút, bà Nhan hi
sinh thì đã có lớp trẻ thay thế: Dít, Mai, bé Heng.., Mai chết thì đã có em gái của
Mai tiếp bước chị, và còn cả chú bé Heng. Thế hệ trước luôn có sự chuẩn bị là
bước đệm cho thế hệ sau được vươn lên mạnh mẽ và tiến xa hơn trong con đường
cách mạng. Tác giả đã xây dựng hình tượng cây-người để thể hiện sự tiếp nối các
thế hệ xà nu:

+Cây xà nu đại thụ: Cụ Mết có bộ ngực “căng như một cây xà nu lớn”, tay “sần sùi
như vỏ cây xà nu”. Cụ Mết chính là cây xà nu cổ thụ hội tụ tất cả sức mạnh của
rừng xà nu, là cầu nối giữa Đảng và người dân tộc thiểu số với sức lan tỏa lớn với
dân làng
+Cây xà nu trưởng thành: thế hệ tin cậy sẵn sàng kế tục sự nghiệp cha anh:
.Tnú cường tráng như một cây xà nu được tôi luyện trong đau thương đã trưởng
thành vững vàng gánh vác trách nhiệm được giao phó mà không đại bác nào giết
nổi.
.Mai - Dít: Mai là người phụ nữ sinh ra để yêu thương còn Dít không chỉ biết yêu
thương mà còn biết cả bảo vệ những gì mà mình thương yêu, Dít mạnh mẽ can
trương hơn Mai rất nhiều. Mai chết, Dít đã tiếp nối con đường mà Mai đang dang
dở một cách mạnh mẽ bản lĩnh, nghị lực. Họ trưởng thành trong thử thách với bản
lĩnh và nghị lực phi thường cũng giống như cây xà nu phóng lên rất nhanh tiếp lấy
ánh mặt trời à hình tượng bất tử của người phụ nữ Tây Nguyên
+Cây xà nu Non: Cậu bé Heng dù còn rất nhỏ nhưng đã mặc quần áo giải phóng
quân đưa Tnú về làng àsự tiếp nối của thế hệ cha anh, là mầm xà nu đang được
các thế hệ đi trước truyền cho những tố chất cần thiết để sẵn sàng thay thế trong
cuộc chiến cam go còn có thể phải kéo dài “năm năm, mười năm hoặc lâu hơn
nữa”.
->Dù kẻ thù có muốn tàn phá cánh rừng nhưng xà nu đã xuất hiện với tư thế tuyên
chiến với sự hủy diệt, với cái chết. Cây xà nu vẫn vươn mình trong mưa bom, bão
đạn, khẳng định sức mạnh trường tồn, bất tử của đại đoàn Tây Nguyên
- KIÊN CƯỜNG BẤT KHUẤT: Cây xà nu còn mang trong mình một vẻ đẹp
cường tráng, mạnh mẽ vô cùng “có những cây vượt lên được cao hơn đầu người,
cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không
giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể
cường tráng”. Trong sự khốc liệt, tàn bạo của chiến tranh thì sự sống vẫn vươn lên
và chiến thắng cái chết, sức sống mãnh liệt, bất tử của rừng xà nu đã đại diện cho
tinh thần bất khuất, kiên cường của người dân Tây Nguyên trong những năm tháng
chiến tranh ác liệt. Xà nu hiện lên dưới tấm đại bác, ưỡn tấm ngực để che chở cho
buôn làng.Đó là tư thế sống hiên ngang không chịu cúi đầu của con người TN luôn
tuyên chiến với cái chết.

ĐÁNH GIÁ:
-Giá trị nghệ thuật:
+ Xuyên suốt 2 biện pháp nhân hóa, ẩn dụ
+ Tạo âm hưởng sử thi cho toàn tác phẩm
à Hình tượng hiện lên động và nét hơn, mở cánh cửa đưa người đọc bước vào thế
giới của con người Tây Nguyên.

- Giá trị nội dung:


 Ca ngợi vẻ đẹp hình tượng cây xà nu à thiên nhiên hùng vĩ, thơ
mộng của núi rừng Tây Nguyên
 Biểu tượng cho những phẩm chất cao đẹp của con người Tây Nguyên
trong những năm tháng chiến tranh

Kết bài:
- Chốt lại phong cách tác giả à thành công khi xây dựng đoạn trích để tạo ra
thành công chung của toàn tác phẩm

You might also like