You are on page 1of 2

 Người chồng, người cha yêu thương vợ con hết mực

Phải nói rằng vẻ đẹp mang khuynh hướng sử thi của người anh hùng Tnú sẽ là thiếu sót nếu không đề cập đến phương
diện tình cảm, tình nghĩa của nhân vật này. Với Tnú, anh có hai tình yêu lớn, đó là tình yêu với quê hương, buôn làng. Nổi bật
nhất và thấy rõ nhất đó chính là tình cảm của Tnú dành cho gia đình, tấm lòng yêu thương mẹ con Mai. Tnú yêu Mai bằng một
tình yêu chân thành và mãnh liệt vì nó bắt nguồn từ tình bạn bè, tình đồng chí. Khi trở về làng, nhìn gốc cây xà nu, những kỉ
niệm thời thơ ấu lại ùa về những kỉ niệm đó cắt vào lòng anh như một nhát dao. Anh là người yêu thương vợ con da diết. Không
đi Kon Tum mua vải được, anh tự tay xẻ đôi tấm dồ duy nhất của mình ra để làm tấm choàng cho Mai địu con. Vì bí mật cách
mạng, Tnú buộc phải núp sau một cây và để chứng kiến kẻ thù man rợ dùng cây sắt đánh đập, tra tấn dã man vợ con anh. Tnú
đau đớn dữ dội, lòng quặn thắt, tái tê nhưng anh không làm gì được, tay anh bứt hàng chục trái vả mà không hề hay biết. Khi
nghe tiếng con thét lên rồi im bặt, căm thù dồn nén không chịu được nữa, anh lao vào lũ giặc với thiết thét lớn. Rồi anh hành
động thật đẹp: Anh dang hai cánh tay rộng lớn như lao cánh lim chắc ôm lấy mẹ con Mai. Tnú không cứu được hai mẹ con Mai
vì anh chỉ có hai bàn tay không. Tnú dù lúc ấy biết rõ rằng lao vào vòng vây của kẻ thù là tìm đến cái chết, thế nhưng trước sự
nguy nan của người thân Tnú không nghĩ được nhiều như thế, anh quyết hy sinh thân mình để cứu mẹ con Mai. Đôi vòng tay
vững vàng rắn chắc như lim ấy của Tnú ôm lấy vợ con đang hấp hối, thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc và trách nhiệm bảo
vệ gia đình của một người đàn ông.

 Người con gắn bó với buôn làng, quê hương ruột thịt
Tnú là người giàu tình cảm, giàu lòng yêu thương sâu sắc, ba năm đi bộ đội Tnú luôn nhớ da diết cảnh vật, con người,
buôn làng, quê hương. Đạt danh hiệu chiến sĩ diệt Mỹ, được thưởng cho thành tích anh chỉ xin cấp trên cho về thăm làng Xô
Man một đêm để được ăn bữa cơm độn củ, được rửa mặt bằng nước suối mát lạnh của làng, được thưởng thức một đêm cùng với
dân làng. Bước chân về đến đầu làng, anh xúc động mãnh liệt "cứ vấp mãi vào mấy cái gốc cây". Anh xúc động khi trở về thăm
làng, anh thổn thức nỗi lòng khi nhận ra tiếng chày dồn dập của làng. Còn khi cụ Mết dẫn anh ra mái nước đầu làng, dù đã rửa ở
suối rồi, nhưng anh vẫn xúc động để cho vòi nước của làng mình dội lên khắp người như ngày trước.Vào tới nhà Ưng, lòng anh
như náo nức những tiếng gọi thân thương với những cái tên quen thuộc, mộc mạc đã gắn bó với anh như ruột thịt. Thậm chí, bị
giặc bắt sau khi Mai chết, Tnú không nghĩ đến bản thân mà chỉ lo lắng đến việc ai sẽ tiếp tục lãnh đạo dân làng kháng chiến khi
Đảng phát lệnh.
Tnú có những tình cảm sâu nặng với quê hương, anh yêu dân làng, yêu bản làng, nhớ từng kỷ niệm gắn bó với làng Xô
Man, anh đi chiến đấu không chỉ vì mỗi thù của bản thân mà còn là để bảo vệ làng, bảo vệ mảnh đất quê hương nơi đã nuôi anh
khôn lớn, cho anh giác ngộ cách mạng. Hình ảnh Tnú chẳng khác nào một cây xà nu trưởng thành của đất rừng Tây Nguyên từ
đau thương mà giàu tình cảm mà mọc lên vững chãi, rắn rỏi, mạnh mẽ, cường tráng không bom đạn nào có thể tiêu diệt được.

 Mối quan hệ giữa Tnú và rừng xà nu.


Trong tác phẩm, Nguyễn Trung Thành đã xây dựng đồng hành cả hình ảnh cây rừng xà nu và hình ảnh Tnú. Tnú và cây
xà nu gắn bó khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau. Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi
sinh như Tnú. Tnú sinh ra và trưởng thành bên cánh rừng xà nu bạt ngàn. Anh là cây xà nu trưởng thành của buôn làng Xô Man,
được rừng xà nu che chở, lớn lên trong tấm ngực lớn của người mẹ xà nu. Tnú cầm súng bảo vệ làng Xô Man và giữ cho rừng xà
nu xanh tít tận chân trời. Sẽ không còn hình ảnh Tnú hay rừng xà nu nếu như một trong hai bị hủy diệt. Điều đó hơn một mối
quan hệ bình thường, nó là quan hệ sống còn, máu thịt.
Nhân vật Tnú kết tinh đầy đủ số phận đau thương, tinh thần quật khởi và những phẩm chất tốt đẹp của người dân Tây
Nguyên. Ở anh vừa có vẻ đẹp và những đặc điểm chung của người chiến sĩ cộng sáng lại vừa có điểm riêng khỏe khoắn, hồn hậu
và có phần hoang dã, do mảnh đất Tây Nguyên hun đúc mà thành. Bước ra từ câu chuyện của cụ Mết, Tnú như một người anh
hùng trong sử thi, được người dân yêu quý. Nhưng người anh hùng đó không xa xôi mà hòa nhập, gần gũi, bắt nhịp vào thờiđại
mới, mang sức mạnh của dân tộc.

 Vẻ đẹp đôi bàn tay:


Nếu chúng ta nói về vẻ đẹp của những con người VN trong chiến đấu:
Yêu biết mấy, những con người đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn không sợ các loài sên!
Nếu chúng ta nói về vẻ đẹp của những con người VN trong chiến tranh, chúng ta thấy nhà văn thường không mô tả quá kĩ về
mặt ngoại hình mà họ sẽ tập trung mô tả vào một vài chi tiết của con người ấy, để làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn của người đó.
Nếu như ai đã từng đọc tác phẩm “Hòn Đất” của nhà văn Anh Đức với vẻ đẹp của nhân vật chị Sứ - một người anh hùng trong
cả một tập thể anh hùng ở hang Hòn. Chị Sứ cũng được xây dựng trên nguyên tắc này: không mô tả quá kĩ về mặt ngoại hình mà
được mô tả rất kĩ về suối tóc của chị. Người VN mình có câu “cái răng cái tóc là góc con người”, rõ ràng chị Sứ được miêu tả
rất kĩ về suối tóc và suối tóc của chị là linh hồn của chị, là nơi gặp gỡ của chị với anh San chồng chị, là tình yêu; là nơi gặp gỡ
của chị với cái Thúy, là con chị; là nơi gặp gỡ của chị với má Sáu, là mẹ chị. Và khi kẻ thù nó bắt được chị Sứ, nó nắm được
suối tóc của chị Sứ. Trở lại với tác phẩm, Tnu cũng chẳng được mô tả nhiều về ngoại hình, nhưng lại được mô tả rất kĩ vào vẻ
đẹp đôi bàn tay của Tnu. Kết tinh mọi vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng Tnú chính là đôi bàn tay. Đôi bàn tay Tnú xuất hiện khá
nhiều lần trong Rừng xà nu như hình ảnh hoán dụ nói cùng ta số phận và phẩm chất của người anh hùng Tnú.
Đôi bàn tay Tnú dắt Mai lên rẫy trồng tỉa, xách xà lét giấu gạo cơm nuôi giấu cán bộ, bàn tay mang đá trắng ba ngày từ đỉnh núi
Ngọc Linh trở về, bàn tay lấy đá tự đập vào đầu mình trừng phạt vì học mãi không được cái chữ của cụ Hồ…Đôi bàn tay ấy thể
hiện con người có ý chí, gan góc, một lòng trung thành với Đảng, với Cách mạng.
Đó còn là đôi bàn tay chở che, yêu thương mẹ con Mai, bàn tay gắn bó máu thịt với quê hương xứ sở. Sau 3 năm đi lực lượng,
về đến con suối đầu làng, chính đôi bàn tay ấy đã vục dòng nước mát quê hương để rửa mặt, để xúc động trong hoài niệm.
Bàn tay Tnú còn là bàn tay tín nghĩa không biết phản bội. Sa vào tay giặc khi còn là cậu bé liên lạc, đôi bàn tay ấy đặt lên bụng
mà chắc nịch khẳng định: “cộng sản ở đây” Đôi bàn tay ấy đã thể hiện sâu sắc một lòng tín nghĩa, chí tình với cách mạng.
Nhưng bàn tay Tnú xuất hiện trong tác phẩm đâu chỉ trong hình hài lành lặn, đôi bàn tay đau thương đầy ám ảnh. Ai đọc Rừng
xà nu dù một lần thì chắc khó có thể quên hình ảnh mười ngón tay Tnu rừng rực cháy lửa xà nu như mười ngọn đuốc. “Anh
không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, trong bụng mình”. Diệu kì thay, chính trong
thử thách đau thương ấy lại tỏa sáng mạnh mẽ ý chí, nghị lực phi thương, sự gan góc kiên cường của người anh hùng. Bàn tay
đau thương ấy trở thành vết thương chưa khi nào liền miệng, là bằng chứng tội ác của kẻ thù, nó cũng trở thành mối di hận cả
đời Tnú mang theo.
Bàn tay ấy còn tỏa sáng chân lí của thời đại cách mạng mà nhà văn muốn gửi gắm:
Tnú và người dân quê anh thất bại trước Mĩ Diệm bởi bàn tay anh và họ chỉ có tay không và đơn thương độc mã. Cụ Mết nhắc đi
nhắc lại việc Tnú không cứu được vợ con để nhấn mạnh một sự thật: Nếu chỉ với hai bàn tay trắng thì chẳng những Tnú không
cứu được mình, cứu được vợ con mà dân làng Xô Man cũng không thể cứu được Tnú, không thể cứu được chính buôn làng
mình. Từ việc nhấn mạnh sự thật này, cụ Mết muốn khắc ghi cho con cháu lòng căm thù giặc và một chân lý "Chúng nó đã cầm
súng, mình phải cầm giáo". Chi tiết này góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm: phải dùng bạo lực cách mạng chống lại
bạo lực phản cách mạng thì mới bảo vệ được quyền sống của mình. Đó là con đường duy nhất để giải phóng quê hương. Đau
thương là kết cục tất yếu khi kẻ thù cầm súng ta chưa cầm giáo mác. Và khi có giáo mác trong tay, sức sống tinh thần quật
cường trong Tnú cũng dân làng lại bừng dậy. Xác mười tên giặc ngổn ngang quanh đống lửa xà nu. Rồi Tnú đi lực lượng và với
chính bàn tay tật nguyền ấy, anh đã bóp chết tên tướng chỉ huy trong hầm cố thủ. Bàn tay Tnú vì thế còn là biểu tượng cho sức
mạnh quật cường của người Tây Nguyên: từ trong đau thương mà mạnh mẽ vùng lên, vươn dậy.
Xây dựng chi tiết đôi bàn tay Tnú, Nguyễn Trung Thành tha thiết ngợi ca phẩm chất cao quý của người anh hùng và cũng là của
chính người dân Tây Nguyên ông từng tha thiết yêu thương và gắn bó. Bàn tay Tnu có thể xem là một điển hình nghệ thuật độc
đáo kết tinh tài năng, tâm huyết của người con Tây Nguyên – Nguyễn Trung Thành.
“Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vai trò quan trọng như một chữ trong một bài thơ tứ tuyệt. Trong đó, có những chữ đóng vai
trò đặc biệt như nhãn tự trong thơ vậy” ( Nguyễn Đăng Mạnh)
Trong dụng ý nghệ thuật của mình, nhà văn Nguyễn Trung Thành muốn nói: Rừng xà nu là truyện của một đời được kể trong
một đêm. Người mà cuộc đời được kể trong một đêm ấy chính là Tnú. Câu chuyện về cuộc đời và con đường của Tnú đậm chất
sử thi mang ý nghĩa tiêu biểu của người anh hùng đại diện cho số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên trong giai
đoạn chống Mĩ cứu nước. Từ đó, Nguyễn Trung Thành tiếp tục khẳng định sự thành công của mình khi viết về đề tài Tây
Nguyên.

You might also like