You are on page 1of 9

Để có được một đất nước Việt Nam hòa bình độc lập như ngày hôm nay là sự đánh

đổi của biết bao nhiêu máu và nước mắt của thế hệ cha ông ta đi trước. Đó là lí do
vì sao chiến tranh luôn là đề tài nguồn cảm hứng vô tận của các nhà văn, nhà thơ-
những người nghệ sĩ, những người chiến sĩ họ đã giúp cho các thế hệ về sau hiểu
hơn về những đau thương mất mát của cha ông ta. Và trên khắp dải đất hình chư S
này chúng ta dẫ chứng kiến biết bao tấm gương hy sinh anh dũng quả cảm kiên
cường vì độc lập, có những người đã trở thành huyền thoại cũng có những người
hy sinh một cách thằm lặng mà chúng ta chẳng thể nào nhớ mặt đặt tên. Đến với ....
I RỪNG XÀ NU
a) Vẻ đẹp đời thường
* Nhân vật Tnú
- Là thanh niên trong làng, một thanh niên dũng cảm và có lòng căm thù giặc ngoại
xâm.
- Một người gan dạ, trung thực, yêu nước và trung thành với cách mạng. Tnú có
một tấm lòng thiết tha sâu nặng với quê hương, nguồn cội. Anh là đứa con chung
của dân làng Xô Man, nên anh yêu thương tất cả dân làng. Điều mà gợi cho Tnú
nhớ nhất về làng là tiếng giã gạo của quê hương. Khi trở về làng “ dù đã rửa ở suối
rồi nhưng Tnú vẫn xúc động để cho vòi nước của lành mình giội lên khắp người
như ngày trước”.
- Luôn tâm niệm câu nói của cụ Mết: “Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này
còn”
- Tnú có tính kỉ luật rất cao: tuy rất nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng phải được cấp
trên cho phép mới về và về cũng chỉ đúng một đêm như qui định trong giấy phép.
Khi về tới làng, Tnú bị Dít (em ruột của Mai - vợ của Tnú) hỏi giấy, Tnú vẫn xuất
trình giấy phép một cách nghiêm túc mà không hề châm chọt, giễu cợt Dít.
*Nhân vật cụ Mết
- Cụ Mết hiện lên với một thân mình khỏe mạnh, hùng tránh, râu dài tới ngực và
vẫn đen bóng
- Là người tổ chức và điều hành, người cổ động và góp phần quan trọng để dẫn dắt
cuộc chiến đấu của người dân làng Xô Man. => Cụ chính là cây xà nu vững chãi
nhất trong rừng xà nu
- Ông được miêu tả là người biết nhìn xa trông rộng, dự trữ lương thực đủ ăn để
đánh giặc và là chỗ dựa tinh thần cho dân làng.
*Nhân vật Dít
- Một phụ nữ thông minh, tài giỏi, và là người giúp đỡ Tnú trong cuộc chiến chống
lại giặc ngoại xâm
- Dít là một người con gái gan dạ, dũng cảm, có sức chịu đựng phi thường, biết nén
đau thương để nung nấu ý chí trả thù
- Tính nguyên tắc có phần cứng nhắc của một cán bộ chính trị ở tuổi mới lớn (khi
Dít hỏi giấy phép của Tnú, nhưng đằng sau thái độ lạnh lùng, ngôn ngữ có vẻ gay
gắt (“không có giấy, trốn về thì không được, ủy ban phải bắt thôi”) là những tình
cảm thầm kín ẩn trong cái nhìn rất sâu với Tnú bằng mội đôi mắt mở to, bình thản,
trong suốt.
*Nhân vật Mai
- Sớm giác ngộ cách mạng, tình yêu đối với cách mạng: cùng với Tnú che giấu cán
bộ, giúp đỡ cán bộ…
- Từ nhỏ đã là một cô bé thông minh, khéo léo: cùng với Tnú học chữ, lên rừng
bảo vệ các chiến sĩ cách mạng.
- Lớn lên là một người mẹ yêu thương con, sẵn sàng hi sinh thân mình để che chở
đứa con thơ.
⇒ Một người phụ nữ kiên cường, bản lĩnh, giàu tinh thần cách mạng: Sẵn sàng
chịu đòn roi kẻ thù nhưng không kêu lên một tiếng, không khai ra chỗ ở của Tnú.
Đặc biệt ánh mắt khi nhìn kẻ thù: bình tĩnh mà đầy sức mạnh… → Vẻ đẹp của
người phụ nữ Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
b) Vẻ đẹp anh hùng
* Nhân vật Tnú
- Tượng đài về hình tượng người anh hùng Tây Nguyên trong nền văn học thời kỳ
chống Mỹ cứu nước, mang khuynh hướng sử thi và lãng mạn cách mạng sâu sắc,
đặc trưng.
- Tnú là một trai làng dũng mãnh, là niềm tự hào của bà con dân làng Xô Man. Cụ
Mết đã nói về anh với tất cả tình yêu thương, tự hào: “Nó là người Strá mình. Cha
mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như
nước suối làng ta”
- Cậu bé Tnú là một mầm non sáng giá của cách mạng khi hăng hái tham gia vào
công tác nuôi giấu cán bộ, vận chuyển lương thực, thư từ, bị giặc bắt giam nhưng
Tnú không hề hé rằng lấy nửa lời, sau 3 năm bị bắt Tnú tìm mọi cách vượt ngục và
trở về làng tiếp tục tham gia làm cách mạng.
- Sự anh hùng của Tnú còn thể hiện khi bảo vệ vợ con giữa đám giặc, che chở cho
họ khỏi đòn roi, một cách đầy bản lĩnh và tràn ngập tình yêu thương.
- Dù lửa thiêu đốt mười đầu ngón tay, đau đớn vào đến tận ruột gan, nhưng Tnú
không hề kêu văn lấy một tiếng, trong tâm khảm chỉ hiện lên một câu nói “người
cộng sản không thèm kêu van”. Thể hiện sự dũng cảm, tầm vóc phi thường của
một người anh hùng.
- Mạnh mẽ đứng lên từ đau thương, tiếp tục tham gia kháng chiến, dùng chính đôi
bàn tay cụt mười đầu ngón của mình bắp cò súng diệt giặc trên chiến trường, thậm
chí còn mạnh mẽ dùng tay không bóp chết một tên giặc Mỹ.
*Nhân vật cụ Mết
- Cụ Mết già làng, oai phong lẫm liệt. Cụ Mết đầy uy tín, là một thủ lĩnh quân sự
tài ba, quyết đoán.
- Dấu gạch nối đậm nét giữa dân làng Xô Man với cách mạng và Đảng, mang trong
mình những vẻ đẹp sử thi, truyền thống của dân tộc Tây Nguyên.
- Cụ đã thắp sáng ngọn lửa chiến đấu và chiến thắng vì chân lí lịch sử: “Chúng nó
đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”. Cụ đã nhắc nhở mọi người Strá phải giữ lấy
truyền thống “thương núi, thương nước” kể lại cho con cháu nghe sau này. Nhân
vật cụ Mết, một già làng, một lão du kích phi thường là một thành công đặc sắc của
Nguyễn Trung Thành trong nghệ thuật khắc họa tính cách anh hùng sử thi huyền
thoại.

- Trực tiếp lãnh đạo dân làng Xô Man tham gia vào kháng chiến: “Đốt lửa lên! Tất
cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một
cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm
trăm cây chông. Đốt lửa lên!”, lãnh đạo thanh niên trai tráng xông vào cứu Tnú,
mang đến một trận thắng vang dội đầu tiên cho làng Xô Man, mở ra một thời kỳ
mới thời kỳ chiến đấu, phát động kháng chiến sôi nổi của dân làng Xô Man.
- Tấm lòng giác ngộ cách mạng sâu sắc, bộc lộ sâu sắc phẩm chất anh hùng, kiên
trung quyết sống chết để bảo vệ từng tấc đất quê hương, giành lại tự do cho dân
tộc.

*Nhân vật Dít

- Tiêu biểu cho những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam: “Anh hùng,
bất khuất, trung hậu, đảm đang”

- Tham gia vào kháng chiến từ khi còn nhỏ với công việc vận chuyển lương thực
nuôi giấu cán bộ, gan dạ, lẫm liệt.

- Không may một lần Dít bị giặc bắt, trước phương thức tra tấn tinh thần khủng
khiếp Dít đã bộc lộ được những phẩm chất anh hùng.

- Khi trưởng thành, Dít đã xuất sắc trở thành bí thư chi bộ, vững vàng trên con
đường chiến đấu và lý tưởng cách mạng của mình, trở thành một người nữ anh
hùng tiêu biểu của vùng rừng núi Tây Nguyên.

*Nhân vật Mai

- Hình ảnh người phụ nữ mới của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thời đánh Mĩ.

- Thuở bé, Mai đã vào rừng tiếp tế và bảo vệ cán bộ, học chữ.

- Khi đã trở thành người vợ, người mẹ, Mai đã dũng cảm lấy thân mình để bảo vệ
đứa con thơ, và chị đã bất khuất hi sinh trước trận mưa cây sắt của thằng giặc khát
máu. -> Anh dũng thà chết chứ khai bất cứ gì với giặc, kiên trung, bất khuất.

* Ngoài các nhân vật chính ra còn có tập thể dân làng Xôman với truyền thống
đánh giặc từ lâu đời, lớp này ngã xuống đã có lớp khác kế cận nối tiếp, tiêu biểu
như trong việc nuôi giấu cán bộ cách mạng, những người như anh Xút, bà Nhan hy
sinh thì lại có những đứa trẻ như Tnú, Mai, Dít, Heng,... trở thành những người
tiếp nối những người con anh hùng sáng giá của cách mạng.

II NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH


a) Vẻ đẹp đời thường

* Nhân vật Chiến

- Là một cô gái 19 tuổi tính khí có đôi lúc còn trẻ con (tranh công bắt ếch, tranh
công bắn tàu giặc với em), song dường như ở cô đã có cái duyên dáng của thiếu nữ
mới lớn (biết bịt miệng cười khi chú Năm cất tiếng hò, thích soi gương, làm dáng).

- Chiến kế thừa từ mẹ vóc dáng và đức tính gan góc, chu toàn , đảm đang

- Cô đọc còn chưa thạo nhưng rất chăm chỉ đánh vần.

- Chiến có tình thương yêu gia đình sâu đậm.

+ Tình cảm của chị Chiến rất thầm lặng và chủ yếu được bộc lộ thông qua cung
cách đối xử và hành động của chị.

+ Chiến thương má và dành cho má những tình cảm không đơn thuần chỉ là tình
yêu gắn bó giữa những người trong gia đình, mà hơn hết nó còn là một thứ tình
cảm tôn thờ, thần tượng.

+ Xem má là tấm gương rồi nghiêm túc học tập, khiến cho chị Chiến có một
phong thái vô cùng giống má của mình.

=> Chiến là hiện thân của thế hệ trẻ miền Nam trong chiến tranh: gan góc, dũng
cảm, khát khao chiến đấu để trả thù nhà nợ nước. Chiến mang vẻ đẹp của người
con gái Nam Bộ nói riêng và người con gái Việt Nam nói chung. Từ hình ảnh
Chiến, Nguyễn Thi muốn khẳng định vẻ đẹp của thế hệ trẻ miền Nam những năm
đánh Mĩ.

* Nhân vật Việt:

-Việt là cậu bé có tính tình ngây thơ, hồn nhiên, thú vị

+ Luôn tranh giành phần hơn từ chị: đi bắt ếch, giết giặc, đi bộ đội,…

+ Thích những trò chơi hiếu động: bắn chim, câu cá, đi bộ đội vẫn mang ná thun,

+ Đêm trước khi lên đường đi bộ đội, vẫn vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”,
“chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay”, rồi ngủ quên lúc nào không biết.

+ “Giấu chị như giấu của riêng” trước những lời trêu đùa của các anh trong đội.

+ Bị thương trên chiến trường, không sợ địch, không sợ chết mà chỉ sợ con ma cụt
đầu, gặp lại anh em thì vừa khóc vừa cười như đứa trẻ.

=> Việt là một chiến sĩ trẻ, chưa qua tuổi mười tám, vẫn còn giữ những nét hồn
nhiên của một chàng trai mới lớn: hiếu động, ngây thơ, trẻ con.

- Việt có tình thương yêu gia đình sâu đậm.

+ Khi mẹ mất, chị Chiến trở thành chỗ dựa tinh thần của Việt. Việt yêu thương chị
hết lòng vì chị đã chăm sóc mình và còn vì “chị giống in như má”. Lúc hai chị em
khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm, “Việt thấy thương chị lạ”.

+ Việt rất thương chú Năm. Chú thường hay hò mỗi khi kể về gia đình hay chiến
công của mảnh đất này. Qua tiếng hò chú thường gửi gắm ý nghĩa câu hò vào trí
tưởng tượng, tâm hồn của Việt bằng tất cả tình yêu thương đứa cháu của chú.

+ Việt thương má, bởi cả cuộc đời má đã vất vả, thầm lặng hi sinh, lặng lẽ chịu
đựng mọi gian lao, đau khổ để đấu tranh, che chở cho đàn con. Việt thèm muốn
ước ao “ước gì bây giờ mình được gặp má”. Trong lúc bị thương trơ trọi giữa chiến
trường, hình ảnh người mẹ thương yêu mãi chập chờn ẩn hiện trong Việt.

=>Nguyễn Thi đã miêu tả nhân vật Việt một cách sắc nét từ tính tình, tình cảm đến
tinh thần chiến đấu bằng những hình ảnh chân thực, hồn nhiên đầy cảm
động ,truyện đã khắc họa hình tượng của một nhân vật anh hùng, đại diện cho thế
hệ trẻ miền Nam thời kì chống Mĩ. Tác phẩm dạt dào cảm hứng sử thi.

b) Vẻ đẹp đời thường

* Nhân vật Việt:

- Việt sinh ra, lớn lên và được nuôi dưỡng trong một gia đình có truyền thống yêu
nước, gắn bó với cách mạng=> Thừa hưởng truyền thống yêu nước và cách mạng
của gia đình nên ý thức chiến đấu bất khuất trong Việt đã được hình thành từ rất
sớm.

+ Khi còn nhỏ đã dám xông vào đá thằng giặc giết cha mình

+Khi lớn lên tranh giành đi tòng quân với chị Chiến dù chưa đủ tuổi.

- Việt có lòng căm thù giặc sâu sắc, lý tưởng sống và chiến đấu để trả nợ nước thù
nhà. Sau khi má chết, Việt càng quyết tâm đi bộ đội để trả thù cho má, tranh giành
với chị Chiến suất đi bộ đội trước, khi không cãi lý được với chị thì lại đâm ra cãi
cùn => Bộc lộ khao khát được ra chiến trường, trực tiếp cầm súng diệt giặc để trả
mối nợ nước thù nhà.

+Đặc biệt ý chí trả thù, ra đi chiến đấu còn thể hiện rất cảm động trong tâm tưởng
của Việt khi anh cùng chị khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm “chúng con đi
đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về”, rồi
“mối thù thằng Mỹ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng trên vai”.

- Sự gan góc, tư thế chiến đấu chững chạc, đàng hoàng; khiêm tốn và căm thù giặc
sâu sắc.

+Việt luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, dù đang bị thương nặng nhưng vẫn
luôn trong tư thế chiến đấu, không hề run sợ:"Việt đã bò đi được một đoạn, cây
súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo". "Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí
này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng".

+ Tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm sâu thẳm, nghe tiếng súng của đồng đội từ nơi xa,
Việt cố gắng bò về hướng đó.

+ Khi đồng đội đã tìm được Việt, dù kiệt sức, Việt vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiến
đấu sinh tử với kẻ thù.

=>Quyết tâm sống còn mạnh mẽ dù trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất.

+ Việt chiến đấu hăng say không mệt mỏi, Việt đã lập nhiều chiến công. Nhưng dù
lập nhiều công nhưng Việt vẫn khiêm tốn. Tự nhận thấy chiến công của mình chưa
đủ lớn nên Việt nhớ chị Chiến, "muốn viết thư nhưng không biết viết sao. Việt
cũng không muốn kể chiến công của mình vì tự thấy chưa thấm gì với thành tích
của đơn vị và những ước mong của má".

=> Chính mối thù nhà và tình thương những con người ruột thịt là động lực tinh
thần mạnh mẽ thôi thúc Việt chiến đấu ngoan cường và dũng cảm

* Nhân vật Chiến:

- Từ ngày má mất chị đã nung nấu ý chí đi bộ đội để trực tiếp cầm súng giết giặc
trên chiến trường, sẵn sàng tranh giành suất đi bộ đội bằng những lý lẽ rất hùng
hồn mạnh mẽ.

- Chiến dặn lại Việt những lời khuyên dạy của chú Năm, thể hiện ý chí quyết tâm
cao độ cho lần đi chiến đấu"Chú Năm bảo rằng, kỳ này đi là ra chân trời mặt biển,
xa nhà thì ráng học chúng học bạn thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu".

- "chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại
đưa má về".

=> sự hứa hẹn chắc chắn, cũng như sự quyết tâm, ý chí đánh giặc không đổi dời,
không chỉ vì sự trả thù cho cái chết thương tâm của cha má, ý thức được vai trò của
mình với đất nước.

- Quyết tâm lên đường trả thù cho gia đình qua lời thề sắt đá "Đã làm thân con gái
ra đi tao chỉ có một câu nếu giặc còn thì tao mất vậy à"

=> sự căm thù giặc đến tận xương tủy, vẻ đẹp kiêu hùng, bản lĩnh, sự gan dạ, sẵn
sàng hy sinh trong chiến đấu.

– Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được Nguyễn Thi miêu tả trong sự soi
rọi với hình tượng người mẹ. Nhưng nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một
“dòng sông” thì Chiến là khúc sông sau- Chiến rất giống mẹ nhưng cô đã khác mẹ
ở hành động quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi trả thù cho gia đình,
quê hương.

You might also like