You are on page 1of 3

LIÊN HỆ NGƯỜI PHỤ NỮ

1. Bài thơ ấy – Giang Nam


Tây Tiến biên cương mờ lửa khói
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy, con người ấy
Mãi sống muôn đời với núi sông
2. Lá thư trong thành phố - Giang Nam
=> lời người vợ gửi cho chồng ở miền Đông đất đỏ có những câu nghe thật "thương thân
tủi phận":
"Con nhớ anh thường đêm biếng ngủ
Nó khóc làm em cũng khóc theo
Anh gửi về em manh áo cũ
Đắp cho con đỡ nhớ anh nhiều".
Tủi phận nhưng vẫn cho thấy cái tế nhị của người phụ nữ Việt Nam, dẫu nhớ chồng đến
đâu vẫn phải mượn con để gửi gắm tình ý của mình. Cũng vậy, nhớ chồng, muốn lên với
chồng mà phải nói vòng vo qua chuyện cái kim sợi chỉ:
"Em biết anh không ngừng chiến đấu
Muôn ngàn anh, chị ở bên anh
Bao giờ em được lên trên ấy
Vá áo cho anh, rách lại lành!".
3. Trước tờ giấy trắng – Giang Nam
Kể chuyện một người phụ nữ có chồng đi kháng chiến, bị địch bắt phải viết đơn "phản
tỉnh", tức là phải từ chồng, phải nói xấu Cách mạng, nếu không muốn cả hai mẹ con bị
đẩy vào nhà lao. Cuộc truy bức tinh thần diễn ra hết sức căng thẳng. Tác giả đã miêu tả
cái ngột ngạt của cảnh trí tác động tới tâm lý con người qua những nét vẽ ấn tượng:
Chị ngồi trước tờ giấy trắng
Hàng giờ không viết một câu
Bóng cây ngắn dần theo nắng
Đàn trâu chậm chạp qua cầu.

Mái tôn nóng bừng ngột ngạt


Trán con lấm tấm mồ hôi
Cổng đồn mấy tên lính gác
Đứng im như chết lâu rồi.
=> 2 bài này t nghĩ để ở phần đề tài đầu tiên để so sánh có người pn hậu phương người tiền
tuyến...mấy bài sau để đan xen vô pt để làm sáng hơn vdep anh hùng é
4. Đất nước – Tạ Hữu Yên
“Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ
Các anh không về, mình mẹ lặng im”
=> hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng
=> Trong cuộc kháng chiến mới này, có những người mẹ còn trực tiếp tham gia vào những điểm
nóng nơi chiến tuyến. Những người chiến sĩ, những thế hệ sinh ra và lớn lên trong chiến tranh
hẳn còn nhớ hình ảnh những người mẹ với tên tuổi cụ thể như mẹ Suốt, mẹ Tơm, bà má Hậu
Giang… Mẹ Suốt nhiều lần gan dạ chèo đò đưa bộ đội ta sang sông trong làn đạn. Người mẹ
miền Trung bình dị trong từng câu nói mà ngang tàng cứng cỏi: “Tàu bay hắn bắn sớm trưa/ Thì
tui cứ việc nắng mưa đưa đò” (Mẹ Suốt - Tố Hữu). Một bà má Hậu Giang anh dũng hy sinh để
bảo vệ đàn con chiến sĩ: “Má có chết một mình má chết/ Cho các con trừ hết quân Tây” (Bà má
Hậu Giang - Tố Hữu: má ở lại nấu cơm cho anh em du kích, giặc đã phát hiện, tra tấn và giết hại
má nhưng má nhất quyết không khai ra nơi trú của du kíchKhai mau, du kích ra vào nơi đâu
Khai mau ! Tao chém mất đầu
Má già lẩy bẩy như tàu chuối khô,
Má ngã xuống bên lò bếp đỏ…
Má già nhắm mắt rưng rưng
Các con ơi, ở trong rừng U Minh,
Má có chết một mình má chết).
5. Đường em làm, đường em đi – Lưu Trọng Lư
“Em đạp phăng mười bậc
Em hạ dốc Ba Thang
Em đi giữa thác lũ nắng ngàn
Em chấp cả bùn lầy vắt muỗi”

6.

Trong bức ảnh đen trắng khổ dọc của nhà báo Phan Thoan (nguyên phóng viên Báo Hà Tĩnh) có
tên "O du kích nhỏ", nữ du kích Nguyễn Thị Kim Lai (17 tuổi, quê ở xã Phú Phong, Hương Khê,
Hà Tĩnh) với cây súng tiểu liên đang áp giải phi công Mỹ có tên là William Andrew Robinson.
Hình ảnh huyền thoại đó đã đi vào thơ ca, thêm một lần nữa, cô du kích hiện lên như một biểu
tượng cho tinh thần bất khuất của phụ nữ Việt Nam:

"O du kích nhỏ giương cao súng


Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế! To gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu"
                                        (Tố Hữu)
7. Lời bình: Trong mùa xuân đại thắng năm 1975, non sông quy về một mối, giữa những
đoàn quân chiến thắng tiến vào cửa ngõ Sài Gòn có cả nụ cười của những cô gái mặc áo
lính. Họ là những bông hoa kiên cường trong gian khó, luôn toả hương làm nên vẻ đẹp
của cuộc kháng chiến, vẻ đẹp bất khuất của một dân tộc yêu chuộng hoà bình. Sau ngày
đất nước thống nhất họ trở về xây dựng quê hương, đất nước, làm mẹ, làm chị giữ lửa
ấm cho mỗi gia đình…
8. "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" - đó là 8 chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã phong tặng cho người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

You might also like