You are on page 1of 5

Mở bài,kết bài,liên hệ,nội dung văn HK1

1.Đồng chí
Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
-Những sáng tác của ông không nhiều nhưng phần lớn là những bài thơ mang
đậm dấu ấn cá nhân với cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha, trầm hùng lại vừa
sâu lắng, hàm súc, ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc, đặc sắc.Nổi bật là tác phẩm
‘Đồng chí’’
--Bài thơ được sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng
chiến chống Thực dân Pháp, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu
trong chiến dịch Việt Bắc (Thu - Đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy
mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
-Nghệ thuật:Bài thơ thành công về nghệ thuật bởi thể thơ tự do linh hoạt, các
chi tiết, hình ảnh được sử dụng mang tính tiêu biểu, chân thực, ngôn ngữ cô
đọng, giản dị và giàu sức biểu cảm.
-liênhệ:
‘thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng’
(việt bắc-tố hữu)
‘tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm’

‘đồng dội ta
Là hớp nước uống chung
Nắm cơm bẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng,một chiều mưa
Chia khắp an hem một mẩu tin nhà
Chia nhau đứng trog chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời,chia nhau cái chết’
2.Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Phạm Tiến Duật- một nhà thơ nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm viết về đề tài
chiến tranh.Nổi bật là tp’’bài thơ về tiểu đội xe không kính’’
-Bài thơ sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì
kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ thuộc chùm thơ được tặng giải
Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng
lửa”Bài thơ kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ một cách tự nhiên. Đặc biệt
nhất là có chất liệu hiện thực vô cùng sinh động của chiến trường, những hình
ảnh sáng tạo rất đời thường. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ giàu tính khẩu ngữ,
ngang tàn và khỏe khoắn
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” với hình ảnh chủ đạo là chiếc xe không
kính làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn với bao phẩm
chất tốt đẹp.Bài thơ đã khắc họa chân thực nhất vẻ đẹp của người lính lái xe
Trường Sơn với tư thế ung dung hiên ngang, tinh thần lạc quan dũng cảm bất
chấp khó khăn gian khổ và ý chí giải phóng miền Nam. Vẻ đẹp của các anh
cũng là tiêu biểu cho thế hệ thanh niên những năm đánh Mĩ.
-liên hệ:
‘xẻ dọc trường sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dạy tương lai’

‘xe đâu xe lạ xe lung


Đầu xe thì bẹp,chắn bùn lại không
Chỗ ngồi như tựa bàn chông
Thùng xe gỗ mục vô cùng thảm thương
Đêm nào cũng chạy trên đường
Kế hoạch vượt mức chẳng nhường cho ai’
3. Đoàn thuyền đánh cá
- Huy Cận là một trong những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ mới với
tập thơ ‘’lửa thiêng’’sau cách mạng thơ ông dạt dào cảm hứng vũ trụ.Nổi bật
là bài thơ ‘đoàn thuyền đánh cá’’ca ngợi hình ảnh người lao động trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền bắc.
-Giữa năm 1958, Huy Cận có một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ
Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế ấy, hồn thơ Huy Cận thực sự nảy nở dồi
dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước. Bài thơ được sáng tác trong thời gian
ấy và in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”.
-Bài thơ là khúc hát ngợi ca con người lao động trên biển đồng thời là niềm
say mê tự hào của con người làm chủ quê hương
-liên hệ:
‘chiếc thuyền nhẹ hang như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang’

‘dân chài lưới làn da ngăm rám nắng


Cả thân hình nồng thở vị xa xăm’

‘dọn tí phân rơi,nhặt từng ngọn lá


Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ
Mỗi hòn than,mẫu sắt,cân ngô’

‘có nơi đâu đẹp tuyệt vời


Như sông như núi như người việt nam’
4. Bếp lửa
-Bằng Việt Thuộc lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến
chống Mĩ.
- Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài thơ thường đi
vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ
tuổi trẻ.Nổi bật là tp ‘’bếp lửa’’ca ngợi tình bà cháu ấm áp thiêng liêng.
-Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại
nước Nga.
- In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in
chung với Lưu Quang Vũ.Giá trị nghệ thuật
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
- Sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa
khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.Bài thơ có sự
sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ bằng liên tưởng, trí tưởng tượng
phong phú. Âm hưởng thơ khỏe khoắn hào hùng và sáng tạ
- liên hệ:
‘tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái aáp’

‘cháu chiến đấu hôm nay


Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi,cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
ổ trứng hồng tuổi thơ’
5.Ánh trăng
- Nguyễn DuyLà một trong số các nhà thơ - chiến sĩ trưởng thành trong cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
- Thơ văn Nguyễn Duy thường giàu tính triết lí, mang đậm hơi thở hiện đại
nhưng vẫn hòa quyện tự nhiên với chất dân gian trữ tình đằm thắm.nổi bật là
tp ‘ánh trăng’
-Ánh trăng được viết năm 1978, sau giải phóng đất nước 3 năm, lúc này
những người lính còn sống sót sau chiến tranh trở về với chốn phồn hoa đô thị
(thành phố Hồ Chí Minh).
- Nội dung bài thơ:
+ Lời tự nhắc nhở bản thân về những năm tháng gian khổ nơi chiến trường
gắn bó với thiên nhiên.
+ Gợi nhắc con người về lối sống nghĩa tình, đạo lí tốt đẹp của dân tộc "Uống
nước nhớ nguồn".
-liên hệ:
‘đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương’

‘trong tù không rươu cũng không hoa


Cảnh đẹp đêm nay khó hờ hững
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ’

6. Làng
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn
-Truyện ngắn “Làng” viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống
Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.Ông chuyên viết truyện
ngắn nên ngòi bút của ông luôn vững vàng, ông hay viết về cuộc sống và con
người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của
đồng ruộng.nổi bật là tp’’làng’’ca ngợi tinh thần yêu nước,yêu làng của ông
Hai.
-Tác giả đã rất thành công trong việc tạo dựng tình huống thắt nút và cởi nút
câu chuyện rất tự nhiên và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động
suy nghĩ và lời nói, từ đó tạo ra được một tác phẩm hoàn hảo.
-Tóm tắt :
Ông Hai là một người nông dân sống ở làng Chợ Dầu, do chiến tranh nên ông
phải đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông luôn tự hào về cái làng của mình và mang nó
khoe với mọi người. Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông sững sờ, cổ ông
nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, xấu hổ tới mức cứ cúi gằm mặt xuống mà đi.
Suốt mấy ngày ở nhà, ông chẳng dám đi đâu, mang nỗi ám ảnh nặng nề, đau
đớn, tủi hổ, bế tắc, tuyệt vọng. Tâm trạng ông bế tắc khi mụ chủ nhà nói sẽ
đuổi hết người làng Chợ Dầu khỏi nơi sơ tán. Rồi cái tin cải chính khiến ông
sung sướng đi khoe về làng mình với tâm trạng như lúc ban đầu, ông hạnh
phúc khi khoe Tây nó đốt nhà mình.
-liên hệ:
‘thấy trái rụng xin đừng vội khóc
Một trái rụng là muôn nghìn cây mọc’

‘ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt


Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ,ngọn núi, con sông’
(chế lan viên)

7. Lặng lẽ Sa Pa
- Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc
sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn
ngữ rất giàu chất thơ trong trẻo và nhẹ nhàng.’’lặng lẽ sa pa’’là tp tiêu
biểucủa ông ,ca ngợi những người thầm lặng lao động trên núi cao,cống hiến
cho công cuộc xây dựng đất nước thời kì tạm hòa bình ở miền bắc,tiếp tục
kháng chiến chống mĩ ở miền nam.
-Lặng lẽ Sa Pa được viết năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả
Nguyễn Thành Long, in trong tập “Giữa trong xanh.
-tóm tắt:Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên, ông họa sĩ, cô
kĩ sư và bác lái xe tại trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn, trong vòng chưa
đầy nửa tiếng. Ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh
thanh niên. Anh bộc bạch về công việc và cuộc sống của mình. Họa sĩ đã kịp
ghi lại kí họa chân dung về anh. Anh đã làm cô kĩ sư và ông họa sĩ sống dậy
những khát vọng cống hiến. Họ đã chia tay trong tình cảm lưu luyến, xúc
động.Tác phẩm thành công trong việc xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật
từ nhiều điểm nhìn tạo tính khách quan, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và
trữ tình.
-liên hệ:
‘ họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm nê đất nước’
( đất nước-nguyễn khoa điềm)

8. Chiếc lược ngà


- Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn có rất nhiều đóng góp đáng kể trong
công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Các sáng tác của ông thường là
về cuộc sống và con người Nam Bộ. Truyện ông thường có cốt truyện và lựa
chọn các tình huống hết sức đặc sắc và giàu kịch tính. Truyện ngắn của ông
thường rất giản dị vừa hiện đại và có âm hưởng. nổi bật là tp ‘chiếc lược ngà’
-Ông Sáu đi kháng chiến, khi có dịp trở lại thăm nhà thì con gái đã lên tám
tuổi. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên má làm ông Sáu không giống
như trong bức ảnh chụp chung với má mà bé Thu đã biết. Đến khi em nhận
ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Vào khu căn cứ, nhớ lời con, ông
Sáu đã làm được một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con nhưng ông đã bị hi
sinh trong một trận càn. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp trao cây lược
cho một người bạn.
- Giá trị nội dung:Truyện ngắn nói về tình cảm gia đình đặc biệt là tình cha
con sâu nặng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh éo le
-liên hệ:
‘biết hi sinh nên chẳng nhiều lời
Gì quý hơn giá trị con người
Ta hiểu vì sao ta chiến đấu
Ta hiểu vì sao ta hiến máu’
(tố hữu)
‘lớp cha trước lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành’
(tố hữu)

You might also like