You are on page 1of 4

1.

Đoàn thuyền đánh cá


a. Bố cục
- Phần 1. Từ đầu đến “ Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! ”: Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
- Phần 2. Tiếp theo đến “ Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng ”. Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
- Phần 3. Còn lại: Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá lúc trở về.
b. Mạch cảm xúc
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được trình bày theo trình tự thời gian từ khi đoàn thuyền bắt đầu ra khơi
(hoàng hôn) cho đến khi đoàn thuyền trở về (bình minh). Toàn bộ tác phẩm mang âm hưởng vui tươi, hạnh
phúc trong lao động của thời kì đổi mới.
c. Tác giả: Huy Cận
- Trước Cách mạng: là nhà thơ của nỗi sầu nhân thế
- Sau Cách mạng: Hồn thơ của ông thực sự nảy nở trở lại với những cảm hứng tươi mới về thiên nhiên,
cuộc đời
d. Tác phẩm
- Viết năm 1958
- Sau chuyến đi thực tế ở Hòn Gai Quảng Ninh
- Miền Bắc xây dựng XHCN, con người lao động làm chủ cuộc đời
2. Ánh trăng
a. Bố cục
- Phần 1. Ba khổ thơ đầu: Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ, ở hiện tại.
- Phần 2. Khổ thơ thứ tư: Tình huống gặp lại vầng trăng.
- Phần 3. Hai khổ cuối: Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ.
b. Mạch cảm xúc
Bài thơ Ánh trăng được kể lại theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại với các mốc sự kiện trong cuộc
đời con người. Dòng cảm xúc được bộc lộ theo mạch tự sự trên. Tác giả nhớ về những kỉ niệm thuở xưa khi
còn ở làng quê, núi rừng trăng là người bạn tri kỷ. Cho đến khi trở hòa bình trở về thành phố, trăng trở
thành người dưng, để rồi cuối cùng dẫn đến cái “giật mình” cuối bài thơ.
c. Tác giả
- Thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống mỹ cứu nước
- Thơ Nguyễn Duy chân chất, mộc mạc, hồn hậu, rất Việt Nam
d. Tác phẩm
- Viết năm 1978
- 3 năm sau ngày đất nước giải phóng
3. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
a. Bố cục
- Phần 1: Từ đầu đến “Như sa như ùa vào buồng lái”. Tư thế hiên ngang của người lính lái xe.
- Phần 2: Tiếp theo đến “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”. Tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước
hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn.
- Phần 3. Tiếp theo đến “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Tình động đội của những người lính.
- Phần 4. Còn lại. Lòng yêu nước, quyết tâm chiến đầu vì miền Nam, vì tổ quốc.
b. Mạch cảm xúc

Mạch cảm xúc bài thơ được gợi ra từ hình ảnh những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả đã khắc họa tinh
thần lạc quan, tư thế hiên ngang của những người lính lái xe cũng như tình đồng đội gắn bó của họ. Cuối
cùng bài thơ khép lại với lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam, vì tổ quốc.
c. Tác giả
- Gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ
- Đề tài: thường viết về người lính và những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn
d. Tác phẩm
- Viết năm 1968, khi cuộc kháng chiến chống mỹ diễn ra ác liệt
- Tác phẩm đạt giải A trong cuộc thi thơ trên báo VN
4. Đồng chí
a. Bố cục
Phần 1: Từ đầu đến “Đồng chí!”. Cơ sở của tình đồng chí, đồng đội.
Phần 2. Tiếp theo đến “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”. Biểu hiện của tình đồng chí.
Phần 3. Còn lại. Biểu tượng của tinh thần đồng chí.
b. Mạch cảm xúc
Xuyên suốt bài thơ là tình cảm đồng đội, đồng chí sâu nặng, gắn bó. Đầu tiên, tình đồng chí được bắt
nguồn từ cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội. Dòng thơ thứ bảy có cấu trúc đặc biệt: “Đồng chí!” -
cảm xúc được dồn lại gây ra ấn tượng sâu sắc. Đến các câu thơ tiếp theo, cảm xúc lại được gợi mở với
những biểu hiện của tình đồng đội, đồng chí. Cuối cùng bài thơ khép lại với biểu tượng thiêng liêng của
tình đồng đội, đồng chí.
c. Tác giả
- Thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống pháp
- Thường viết về người lính và chiến tranh với cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc
d. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: viết 1948, ngay sau khi nhà thơ cũng với những người đồng đội của mình tham gia
chiến dịch Việt Bắc thu đông
- Xuất xứ: In trong tập “Đầu súng trăng treo”
5. Bếp lửa
a. Bố cục
- Phần 1: Khổ thơ đầu. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà.
- Phần 2: Từ “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói” đến “Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”. Những kỉ
niệm tuổi thơ sống bên bà gắn với hình ảnh bếp lửa.
- Phần 3. Tiếp theo đến “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”. Suy ngẫm về cuộc đời người bà.
- Phần 4. Còn lại. Thực tại cuộc sống của người cháu.
b. Mạch cảm xúc
Mạch cảm xúc của bài thơ xuất phát từ hình ảnh bếp lửa gợi ra những kỉ niệm về những năm tháng sống
cùng người bà. Từ những kỉ niệm, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà, bộc lộ tình yêu thương dành cho
bà. Mạch cảm xúc theo dòng thời gian từ quá khứ đến hiện tại, từ đó khẳng định tình yêu thương, kính
trọng dành cho người bà mãi không thay đổi.
c. Tác giả
- Thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ
- Thơ ông giàu cảm xúc, tình cảm hồn nhiên về tuổi thơ, về ước mơ tuổi trẻ
d. Tác phẩm
- Viết 1963
- Khi nhà thơ đang du học tại Ukraina
6. Viếng lăng Bác
a. Mạch cảm xúc
Mạch cảm xúc vận động theo trình tự không gian, thời gian vào lăng viếng Bác. Đầu tiên, trước khi vào
lăng bác, tác giả tập trung gợi hình ảnh về quê hương đất nước. Tiếp đến, cảm xúc về dòng người bất tận
ngày ngày vào lăng viếng Bác, nhà thơ xúc cảm và suy ngẫm về lãnh tụ kính yêu được gợi lên từ những
hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Cuối cùng, khi sắp phải trở về miền Nam,
tác giả bộc lộ niềm mong ước được mãi mãi ở lại bên lăng Bác.
b. Bố cục
- Khổ 1: Niềm xúc động khi đứng trước lăng Bác
- Khổ 2,3: Tấm lòng thành kính và lòng biết ơn vô hạn cùng nỗi đau khôn nguôi của tác giả
- Khổ 4: Tâm trạng lưu luyến khi rời khỏi lăng
c. Tác giả
- Viễn Phương là cây bút trẻ có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống
Mỹ cứu nước
- Thơ ông nhỏ nhẹ, giàu cảm xúc, ngôn ngữ bình dị
d. Tác phẩm
- Viết 1976, sau khi nước nhà thống nhất và lăng bác được khánh thành.Viễn Phương đại diện cho đoàn đại
biểu miền Nam ra viếng lăng Bác -> xúc động -> viết bài thơ
7. Mùa xuân nho nhỏ
a. Mạch cảm xúc
Mạch cảm xúc xyên suốt bài thơ là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Từ mùa xuân của thiên
nhiên, đến mùa xuân của đất nước thì tác giả bộc lộ niềm khao khát được cống hiến xây dựng cho đất nước.
b. Bố cục
- Khổ 1: Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên
- Khổ 2,3: Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước
- Khổ 4,5: Tâm nguyện cao đẹp của nhà thơ
- Khổ 6: Khúc hát ca ngợi quê hương
c. Tác giả
- Thanh Hải là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và sự nghiệp thơ văn gắn liền với cả 2
cuộc kháng chiến của dân tộc
- Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm
d. Tác phẩm
- Hoàn cảnh rộng: Khi đất nước giải phóng, bắt tay xây dựng cuộc sống mới
- Hoàn cảnh hẹp: 11/1980: khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, một tháng sau thì ông mất
8. Sang thu
a. Nội dung
Sang thu chính là bức thông điệp của khoảnh khắc giao mùa. Từ những tín hiệu của mùa thu đến khung
cảnh thiên nhiên lúc vào thu, tác giả đã có những suy tư sâu sắc về cuộc đời.
b. Tác giả
- Là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ
- Viết nhiều về cuộc sống, con người ở nông thôn với một hồn thơ tinh tế, giản dị mà sâu sắc
c. Tác phẩm
- Viết 1977, sau khi đất nước độc lập được 2 năm
- Đây cũng là một trong những mùa thu mà những người lính như Hữu Thỉnh lần đầu tiên được cảm nhận
vẻ đẹp của nó trong không khí hòa bình.
9. Nói với con
a. Nội dung
Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mở rộng ra tình yêu quê hương, đất nước. Từ đó bộc lộ mong muốn của
người cha muốn gửi gắm đến đứa con của mình về tương lai của đất nước.
b. Bố cục
- Đoạn 1: (Từ “Chân phải… trên đời”): người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của người đồng
mình.
- Đoạn 2: (phần còn lại): Người cha nói về truyền thống quê hương và dặn dò con trên đường đời.
c. Tác giả
- Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày
- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người
miền núi
d. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1980, thời kì đất nước còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, đói nghèo.

You might also like