You are on page 1of 4

1.

Chuyện người con gái Nam Xương

“Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn
những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam
Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện
của Truyền kì mạn lục

5. Truyện Kiều

- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng
1805-1809)

- Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều có dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc
những phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công và sức hấp dẫn
cho tác phẩm

- Thể loại: Truyện thơ Nôm, 3254 câu thơ lục bát

6. Đồng chí

Bài thơ Đồng Chí được nhà thơ Chính Hữu sáng tác năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng
đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947), đánh bại cuộc tiến công quy
mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Tác phẩm in trong tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

Bài thơ ca ngợi tinh thần đồng đội, đồng chí thiêng liêng cao đẹp, vào sinh ra tử có nhau của
các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp. Chính tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng cao
đẹp là ngọn nguồn sức mạnh giúp người lính vượt qua mọi gian khổ khó khăn, dũng cảm chiến
đấu, hoàn thành nhiệm vụ.

7. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bài thơ về tiểu đội xe không kính được nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969, trên con
đường chiến lược Trường Sơn. Bài thơ nằm trong chùm thơ được giải Nhất của cuộc thi thơ
báo Văn nghệ tổ chức và được đưa vào tập thơ “Vầng trăng – Quầng lửa” (1970) của tác giả.
Bài thơ ca ngợi những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời đánh Mỹ dũng cảm ngoan cường,
lạc quan yêu đời trong mưa bom bão đạn, quyết chiến đấu hi sinh vì một lý tưởng cao cả là giải
phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

8. Đoàn thuyền đánh cá

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được nhà thơ Huy Cận sáng tác năm 1958, trong chuyến đi thực
tế dài ngày tại vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ được in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”
(1958)

Bài thơ miêu tả đoàn thuyền đánh cá trong một đêm trăng trên Hạ Long, qua đó ca ngợi thiên
nhiên đất nước nên thơ tươi đẹp đang trên đà thay da đổi thịt, hình ảnh những con người mới,
hăng say lao động, tư thế hiên ngang, tràn đầy lạc quan tin tưởng, đang vươn lên làm chủ thiên
nhiên, làm chủ cuộc sống của mình.

9. Bếp lửa

Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước
ngoài. Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây – Bếp lửa” (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt
và Lưu Quang Vũ.

Qua hình ảnh Bếp lửa – ngọn lửa, tác giả thể hiện lòng thương nhớ, kính yêu và biết ơn bà của
đứa cháu đi xa, đồng thời nói lên tình yêu tha thiết đối với gia đình, quê hương, đất nước.

11. Ánh trăng

Bài thơ Ánh trăng được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978, khi ông đang là đại diện thường trú
của Báo Văn nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên của tác
giả.

Bài thơ ca ngợi vầng trăng tri kỉ của tuổi thơ, của người lính một thời trận mạc, đồng thời gợi
nhắc mọi người biết sống ân nghĩa thủy chung, giữ trọn đạo lí tốt đẹp.

12. Làng
Truyện ngắn Làng được Kim Lân sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc.

Truyện nói về tình yêu Làng của ông Hai Thu khi phải xa làng đi tản cư, qua đó ca ngợi tình yêu
quê hương đất nước và tình yêu kháng chiến chống, yêu cách mạng của người nông dân Việt
Nam trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

13. Lặng lẽ Sapa

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được Nguyễn Thành Long sáng tác trong chuyến công tác tại Lào
Cai giữa mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện được in trong tập “Giữa trong xanh” (năm
1972).

14. Chiếc lược ngà

Truyện ngắn Chiếc lược ngà được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở
chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên của ông.

16. Mùa xuân nho nhỏ

Bài thơ "Mùa Xuân Nho Nhỏ" được viết vào tháng 11 năm 1980, khi tác giả đang nằm trên
giường bệnh (không lâu sau ông qua đời).

Cảm nhận về mùa xuân thiên nhiên, đất nước, vẫn có ước nguyện cống hiến trân thành, thiết
tha. Từ đó thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tiếng lòng thiết tha yêu cuộc sống, ước
nguyện được cống hiến cho cuộc đời của tác giả.

17. Viếng lăng Bác

Bài thơ được viết vào tháng 4.1976, một năm sau ngày đất nước thống nhất. Đó cũng là khi
lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành.

18. Sang thu

Bài thơ được Hữu Thỉnh sáng tác vào gần cuối năm 1977 (sau ngày giải phóng đất nước 2
năm). Bài thơ được in lần đầu ở báo Văn nghệ, sau đó in trong tập thơ Từ chiến hào đến thành
phố.
Sang thu là những cảm nhận hết sức tinh tế của nhà thơ trước khoảnh khắc giao mùa và
những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời ẩn chứa qua bức tranh thiên nhiên ấy.

19. Nói với con

Sáng tác năm 1980,khi đất nước còn nhiều khó khăn, đặc biệt là nhân dân miền núi.

lời động viên tinh thần con vượt qua mọi gian khổ, vừa là sự tôn vinh phẩm chất kiên cường,
giàu tình yêu thương của người đồng mình.

22. Những ngôi sao xa xôi

“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê,viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của
dân tộc đang diễn ra các liệt

You might also like