You are on page 1of 3

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH

Nguyễn Thi
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Sách giáo khoa
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Nhân vật Việt
a. Việt là chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, tính tình vô tư,
hồn nhiên
– Việt là một chiến sĩ trẻ, chưa qua tuổi mười tám. Ở
Việt vẫn còn giữ những nét hồn nhiên của một chàng trai
mới lớn (đi đánh giặc vẫn mang theo cái ná thun; Việt
không sợ chết mà chỉ sợ bóng đêm và sợ ma.)
– Việt rất yêu thương chị Chiến, nhưng lại hay tranh
giành hơn thua với chị. Việt giành phần hơn từ những
đêm soi ếch ngoài ruộng đến việc lập chiến công bắn tàu
Mĩ trên sông Định Thủy.
– Đêm mít tinh ghi tên tòng quân, hai chị em cũng
tranh giành nhau đi bộ đội đến ồn ào mà cũng thật cảm
động.
– Ở đơn vị Việt rất yêu quý đồng đội, nhưng lại không
nói cho đồng đội biết là mình có chị. “Việt giấu chị như
giấu của riêng vậy. Cậu sợ mất chị mà”.
b. Việt rất giàu tình cảm, yêu thương gia đình sâu đậm
– Tình cảm của Việt đối với chị:
+ Mẹ mất, chị Chiến trở thành chỗ dựa tinh thần của
Việt. Chị hết lòng chăm sóc Việt, nên Việt yêu thương chị
hết lòng. Và Việt còn thương chị vì “chị giống in như
má”.
+ Lúc hai chị em khiêng bàn thờ má sang nhà chú
Năm để ngày mai lên đường nhập ngũ “Việt thấy thương
chị lạ”.
– Tình cảm của Việt dành cho chú Năm:
+ Việt rất thương chú Năm. Tình cảm đó có từ ngày
Việt còn nhỏ.
+ Chú thường hay hò mỗi khi kể về gia đình hay chiến
công của mảnh đất này. Qua tiếng hò chú thường gửi gắm
ý nghĩa câu hò vào trí tưởng tượng, tâm hồn của Việt bằng
tất cả tình yêu thương đứa cháu.
– Tình cảm của Việt đối với mẹ:
+ Người mẹ luôn hiện hữu trong kí ức của Việt. Trong
cái đêm thiêng liêng, hai chị em bàn tính thu xếp chuyện
gia đình, Việt thấy “hình như má cũng đã về đâu đây…”.
Trong lúc bị thương trơ trọi giữa chiến trường, hình ảnh
người mẹ mãi chập chờn ẩn hiện trong Việt. Việt hồi
tưởng về mẹ với bao kỉ niệm.
+ Việt yêu quý má vô hạn, bởi má bao giờ cũng chăm
chút ân tình đối với gia đình và đối với Việt. Nghĩ đến
điều đó, Việt thèm muốn ước ao “ước gì bây giờ được gặp
má”.
c. Việt chiến đấu dũng cảm:
- Lúc còn bé: bắn cháy tàu giặc trên sông Định Thủy.
- Xung phong đi bộ đội.
- Đuổi theo xe bọc thép, bị thương nặng.
- Giữa trận đánh, Việt bị thương nặng, mất liên lạc với
đồng đội, trơ trọi một thân một mình, chịu khát chịu đói,
mình đầy thương tích, Việt vẫn can đảm chịu đựng.
– Việt luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu:
+ Dù thương tích, dù lúc tỉnh lúc mê, Việt vẫn ở tư
thế sẵn sàng chiến đấu mỗi khi choàng tỉnh.
+ Tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm sâu thẳm, nghe tiếng
súng của đồng đội từ nơi xa, Việt cố gắng bò về phía tiếng
súng, bởi nơi đó là trận đánh.
+ Cuối cùng đồng đội đã tìm được Việt. Dù kiệt sức,
Việt vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiến đấu sinh tử với kẻ thù.
d. Đánh giá:
– Nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình của
Nguyễn Thi là một nhân vật có tính cách độc đáo. Việt
vừa là một con người hồn nhiên, ngây thơ, vừa là một
người con, người cháu và người em tình nghĩa, vừa là một
chiến sĩ trẻ gan dạ, anh hùng, ý thức chiến đấu đến hơi
thở cuối cùng để trả thù nhà đền nợ nước. Việt là khúc
sông vươn xa hơn trong dòng sông truyền thống của gia
đình.
2. Nhân vật Chiến
a. Chiến là cô gái đảm đang tháo vát, giàu trách nhiệm
với gia đình.
- Thu xếp việc nhà đâu vào đó.
- Giàu lòng thương em (giành đi bộ đội)
- Tính nhường nhịn
b. Chiến có khát vọng trả thù cho ba má, có tinh thần
chiến đấu dũng cảm quyết lập nhiều chiến công
- Xung phong đi bộ đội
- Chiến đấu dũng cảm…
3. Nhân vật chú Năm

You might also like