You are on page 1of 9

Tiết 62,63,64,65,66,67

CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI CHỐNG MỸ


Gồm 3 bài:
- Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình- Nguyễn Thi
- Nghị luận về tác phẩm đoạn trích văn xuôi
A.ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI CHỐNG MỸ
I. ĐỌC HIỂU TRYỆN NGẮN RỪNG XÀ NU (NguyễnTrung Thành )
1. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả
- Nguyễn Văn Báu( 1932)
- Bút danh:
+ Nguyễn Trung Thành
+ Nguyên Ngọc
- Có mặt ở Tây Nguyên trong cả 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ, gắn bó với
thiên nhiên và con người Tây Nguyên
- Có nhiều đóng góp lớn lao cho nền văn học nước nhà. Thành công chủ yếu ở
những tác phẩm viết về Tây Nguyên: Đất nước đứng lên; Rừng xà nu
- Phong cách nghệ thuật: Mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn (đề cập đến
những vấn đề trong đại của dân tộc, xây dựng những tính cách anh hùng)
b. Văn bản
+ Hoàn cảnh sáng tác
- Viết năm 1965. ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung Bộ trong không
khí sục sôi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Ra mắt trên tạp chí: Văn
nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ
- Sau in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc
+ Tóm tắt truyện
+ Bố cục
- P1: Tả rừng xà nu
- P2: Tnú trở về, truyện cuộc đời Tnú
- P3: Tnú ra đi, chia tay dân làng bên cánh rừng xà nu
+ Nội dung:
- Hình ảnh rừng xà nu
- Hình ảnh người Tây Nguyên đánh Mĩ
2. Đọc hiểu văn bản:

1
a. Hình tượng cây xà nu
* Sự xuất hiện:
- Cây xà nu có mặt: Trong nhan đề – Trong đoạn văn mở đầu và kết thúc- Gợi ấn
tượng đậm nét
-> Là hình tượng nghệ thuật xuyên suốt trong tác phẩm
* Đặc điểm của rừng xà nu:
+ Ham ánh nắng, phóng lên rất nhanh, ngọn cây xanh rờn hình mũi tên lao thẳng
lên bầu trời.
+ Nhựa cây thơm mỡ màng
+ Sinh sôi nảy nở khoẻ, đạn đại bác không giết được Một cây ngã 4, 5 cây mọc lên
thay thế .Vết thương chóng lành như trên 1 thân
thể cường tráng …
+ Ưỡn tấm ngực lớn che chở cho làng
+ Cánh rừng xà nu chạy tít tắp đến tận chân trời
+ Cả rừng xà nu hàng vạn cây, không cây nào không bị thương
+ Cây non, vết thương không lành được, loét ra-> Chết
+ Cây to, bị chặt đứt ngang thân, đổ ào ào như 1 trận bão, vết thương nhựa ứa ra ,
bầm lại quyện thành từng cục máu lớn
=> Vẻ đẹp , sức sống mãnh liệt
Chịu đau thương bởi cuộc chiến tranh
- Nghệ thuật miêu tả: Chủ yếu dùng biện pháp tu từ so sánh nhân hoá gợi vẻ đẹp
đích thực sống động của rừng xà nu
* Sự gắn bó của xà nu và dân làng Xô man
- Ngọn lửa xà nu trong bếp mỗi nhà
- Cây đuốc xà nu trong tay mỗi người
- Khói xà nu xông bảng cho Tnú và Mai tập viết
- Xà nu có mặt trong những sự kiện trong đại của làng Xô man(Đêm mài vũ khí,
Đêm nổi dậy , đêm Tnú trở về )
- Xà nu gợi liên tưởng đến con người :
+ Cây xà nu có sức sống mãnh liệt , ham ánh sáng mặt trời cũng giống như người
Xô man yêu tự do
+ Cây xà nu chịu đau thương cũng giống như làng Xô man chịu bao đau thương vì
kẻ thù Mĩ Nguỵ (Hình ảnh mẹ con Mai, hình ảnh tấm lưng Tnú , hình ảnh những
người ngã xuống )
+ Xà nu có sức sống mãnh liệt không gì tàn phá nổi giống như người Xô man kiên
cường bất chấp sự huỷ diệt của kẻ thù
* ý nghĩa :
Biểu tượng cho những đau thương của 1 thời mà đồng bào Tây Nguyên và dân
tộc ta phải chịu và biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người dân Tây
Nguyên, dân tộc Việt Nam trong chống Mĩ
b. Hình tượng nhân vật Tnú
2
b.1. Số phận: Cha mẹ chết sớm. Dân làng nuôi sống
- Vợ con bị giặc Mĩ và tay sai tra tấn đến chết
- Bản thân: Bị hủy hoại-> ngón tay cụt đốt
=> Số phận đau thương vì kẻ thù Mĩ Diệm
b.2. Phẩm chất, tính cách
* Tnú là người chiến sĩ cách mạng kiên cường:
- Ngay từ nhỏ:
+ Dám nuôi dấu cán bộ bất chấp sự đe doạ, khủng bố của kẻ thù
+ Có ý thức học chữ để làm cách mạng, dám tự đập đá vào đầu để trừng phạt khi
học quên chữ
+ Dũng cảm, thông minh, nhanh trí làm liên lạc cho cán bộ cách mạng
- Khi trưởng thành:
+ Tổ chức dân làng mài vũ khí để đấu tranh với kẻ thù
+ Bị bắt, bị đốt 10 đầu ngón tay, không kêu van, răng cắn nát môi chịu đựng đau
đớn (Tnú không thèm kêu van , người cộng sản không thèm kêu van)
+ Tham gia lực lượng quân đội, chiến đấu dũng cảm, lập chiến công, bàn tay cụt
ngón xiết chặt cổ của kẻ thù
->Phẩm chất cơ bản, đáng quý nhất chính là: lòng trung thành, lòng tin tưởng vào
Đảng và cách mạng=> Tnú có vẻ đẹp kiên cường bất khuất của một người anh
hùng, 1 người chiến sĩ
* Tnú là con người yêu thương tình nghĩa:
- Với vợ con: yêu thương, bất chấp tất cả để bảo vệ vợ con. Chứng kiến cảnh vợ
con bị tra tấn: Hai con mắt thành hai cục lửa lớn; thét dữ dội, nhảy sổ vào giữa
bọn lính để cứu vợ con
- Với dân làng Xô Mam: gắn bó sâu nặng, chiến đấu bảo vệ buôn làng, làm đẹp cho
truyền thống quê hương. Dù trưởng thành vẫn về sống giữa tình cảm gần gũi của
quê hương
=> Số phận- phẩm chất tính cách và con đường đi của Tnú là hình ảnh tiêu
biểu cho nhân dân Tây Nguyên thời đánh Mĩ
c. Các nhân vật khác :
* Cụ Mết :
- Một già làng Tây Nguyên khoẻ mạnh
- Yêu nước căm thù giặc, đại diện và lưu giữ truyền thống của dân làng Xô man
- Có niềm tin sâu sắc vào Đảng (Cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn ), là
chiếc cầu nối giữa dân và Đảng
- Là niềm tin là linh hồn của dân làng Xô man trong các cuộc đấu tranh
* Dít: Là hình hảnh của thế hệ tiếp nối trưởng thành nhanh chóng
- Còn nhỏ: Đã bộc lộ bản lĩnh gan góc, cứng cỏi. Dám tiếp tế cho cán bộ, bất chấp
sự đe doạ của kẻ thù, bị bắt, bị đe doạ vẫn thản nhiên (mắt mở to bình thản, trong
suốt)

3
- Trưởng thành: Làm bí thư chi bộ, chính trị viên xã đội. Nghiêm khắc, có kỉ luật,
nhưng cũng chan chứa yêu thương
* Heng: Hình ảnh thế hệ kế tiếp vững vàng
=> Các nhân vật có đặc điểm chung
Đều mang phẩm chất tính cách tiêu biểu cho cộng đồng Tây Nguyên cũng là của
con người Việt Nam trong chống Mĩ
- Kiên cường bất khuất
- Yêu nước căm thù giặc , yêu buôn làng
- Sẵn sàng đứng lên giết giặc
d. Nghệ thuật truyện
- Truyện mang màu sắc sử thi: thể hiện
+ ở nội dung:
.Truyện là tiếng nói của lịch sử và thời đại, gắn liền với những vận động, những
biến cố có ý nghĩa trọng đại với toàn dân.
. Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm kết tinh lí tưởng cao quý của cộng
đồng(Hình tượng thiên nhiên, hình tượng nhân vật)

+ ở hình thức:
. Xây dựng hình ảnh hoành tráng, âm hưởng, lời văn mang tính chất sử thi (Đặc
biệt ngôn ngữ kể, lời kể, cách kể)
Ghi nhớ:
- Truyện cho thấy ý chí bất khuất, tinh thần chiến đấu của người dân Tây Nguyên
và con đường giải phóng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước.
- Bút pháp nghệ thuật đậm tính sử thi và lãng mạn qua cách trần thuật, miêu tả
thiên nhiên, nhân vật; qua ngôn ngũ và giọng điệu.
II. ĐỌC HIỂU TRUYỆN NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn
Thi)
1. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả
- Nguyễn Hoàng Ca ( 1928- 1968)
Bút danh: Nguyễn Thi; Nguyễn Ngọc Tấn
- Quê: Hải Hậu, Nam Định
- Tuổi thơ: Cực nhọc vất vả
- 1945: Tham gia cách mạng, làm công tác tuyên huấn và hoạt động văn nghệ. Hi
sinh 1968( cuộc tổng tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân tại S.Gòn)

4
- Là người miền Bắc nhưng gắn bó sâu nặng với miền Nam, là nhà văn của người
nông dân Nam bộ.
- Phong cách nghệ thuật : Văn Nguyễn Thi giàu chất trữ tình và chất sống hiện thực
, với những hình tượng , những tính cách gân guốc cá tính mãnh liệt . Nhân vật tiêu
biểu: Là người dân Nam bộ gan góc, kiên cường, căm thù giặc sâu sắc
- Là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo, phản ánh đời sống nội tâm, quá
trình tâm lí tinh vi của con người,
- Ngôn ngữ giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ
b. Văn bản
* Xuất xứ
- Là1trongnhững truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi được viết ngay trong những
ngày chiến đấu ác liệt khi ông với tư cách nhà văn chiến sĩ ở tạp chí Văn nghệ
quân giải phóng
* Kết cấu
- Theo dòng hồi tưởng của nhân vật Việt trong hoàn cảnh đặc biệt: bị thương ở
chiến trường, lúc ngất đi, lúc tỉnh lại
* Tóm tắt :
- Việt bị thương nằm lại chiến trường
- Mỗi lần ngất di đi tỉnh lại kí ức về người thân và đồng đội lại hiện lên
- Đồng đội tìm được Việt, đưa anh về điều trị tại bệnh viện dã chiến
- Nhớ chị gái muốn viết thư nhưng không biết viết như thế nào
- Không muốn kể về thành tích của mình vì thấy chưa thấm tháp gì với thành tích
của đơn vị
2. Đọc hiểu văn bản:
a. Tình huống truyện:
- Tác giả đã xây dựng tình huống để diễn tả tâm trạng (Tình huống tâm trạng ), đó
là tình huống Việt bị thương , lạc đơn vị , nhiều lần ngất đi tỉnh lại
- Tình huống đã dẫn đến cách trần thuật độc đáo : Trần thuật theo dòng hồi tưởng
của nhân vật , qua đó các nhân vật lần lượt hiện lên , chân thực

b. Truyền thống một gia đình


b.1 Thế hệ đi trước:
- Đó là một gia đình có mối thù sâu năng với Mĩ- Nguỵ: Ông nội, cha, mẹ đều bị kẻ
thù giết hại
- Nhưng đó là một gia đình có truyền tứông vẻ vang:
*. Người mẹ: (hiện thân của truyền thống)
- Người lao động nghèo cứng cỏi, người vợ thuỷ chung, người mẹ đảm đang việc
nhà, việc nước,
nén chặt đau thương nuôi con đánh giặc

5
- Ngã xuống trong cuộc đấu tranh, linh hồn bất tử trong những đứa con-> Điển hình
cho người mẹ, người phụ nữ Nam bộ anh hùng, bất khuất, trung hậu đảm đang
*. Người chú: (Đề cao truyền thống)
- Là người lao động chất phác, giàu tình cảm(Thể hiện qua những câu hò của chú ,
mộc mạc mà chân thành tha thiết , xúc động)
- Cưu mang những đứa cháu
- Trân trọng truyền thống gia đình: ghi chép tỉ mỉ tội ác của giặc-> Ghi khắc lòng
căm thù và chiến công của các thành viên trong -> Bộc lộ lòng tự hào về truyền
thống gia dình
- Thu xếp việc nhà, tạo điều kiện cho cháu tham gia chiến đấu
-> Điển hình cho một ông già Nam bộ, khẳng khái, yêu nước , quí trọng truyền
thống
* Đó là gia đình có lòng căm thù giặc sâu sắc: gan góc, dũng cảm, khao khát được
chiến đấu và chiến đấu dũng cảm. Giàu tình nghĩa, thuỷ chung với quê hương và
cách mạng
b.2. Những đứa con trong gia đình
* Nhân vật Chiến :
- Dáng vóc: Hai bắp tay tròn vo, sạm đỏ màu cháy nắng, thân người to chắc nịch ->
Vẻ đẹp, khoẻ khoắn của con người sinh ra để gánh vác, chống chọi, chịu đựng và
chiến thắng
-> Dáng vóc giống người mẹ đã khuất
- Tính cách: Hơn em 1 tuổi nhưng tỏ ra rất người lớn:
+ Có ý thức rõ ràng hơn về truyền thống gia đình
+ Lo liệu, tính toán việc nhà chu đáo . Trong đêm sắp xa nhà- Chiến càng tỏ ra
giống người mẹ của mình, không dưới 3 lần, Việt thấy chị giống má: ( Lối nằm với
thằng em út; Nói với ra ngoài; Hứ 1 cái “cóc”, trở mình; Những suy tính)
-> Người mẹ đang sống trong Chiến ; Phong cách đang bộc lộ ở Chiến)
+ Dù là gái vẫn cương quyết, gan góc, dũng cảm, quyết tâm chiến đấu để trả thù
cho má, cho đất nước(Lời thề như dao chém đá: Nếu giặc còn thì tao mất)
-> Qua lời trần thuật của tác giả, ta thấy Chiến là một cô gái khoẻ mạnh, đảm
đang, gắn bó với gia đình, cách mạng. Đó là một hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp của
tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
*Nhân vật Việt :
- Là cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn lộc ngộc vô tư
- Luôn giành phần hơn với chị
- Hồn nhiên tinh nghịch:
+ Nghe chị bàn tính, lăn ra ván cười khì
+ Chụp đom đóm trong lòng bàn tay
+ Ngủ quên lúc nào không biết
- Khao khát được đi bộ đội chiến đấu, giết giặc

6
- Khi trở thành một chiến sĩ, mặc dù chỉ có một mình, đôi mắt bị thương không
nhìn thấy, 2 bàn tay đau đớn vẫn quyết tâm ăn thua, sống mái với quân thù, vẫn bò
tìm về với đơn vị.-> Với người chị, Việt là đứa em bé nhỏ, nhưng trong chiến đấu
lại chững chạc trong tư thế của 1 chiến sĩ với sức mạnh phi thường. Qua dòng hồi
tưởng của nhân vật, ta thấy Việt là một cậu bé gan góc, dũng cảm, yêu nước,
gắn bó với gia đình, đồng đội. Việt tiêu biểu
cho thế hệ trể miền Nam trong kháng chiến chống mĩ cứu nước.
* Điểm giống nhau giữa hai chị em:
- Sinh ra trong gia đình chịu nhiều mất mát, chứng kiến những đau thương-> Có
mối thù sâu sắc với bọn xâm lược và cũng có khát vọng mãnh liệt: Được cầm súng.
- Cùng yêu thương ba má, căm thù giặc
- Cùng lên đường tòng quân giết giặc để trả thù cho ba má.
- Trong chiến đấu đều là những chiến sĩ dũng cảm gan góc, kiên cường
- Họ đều tiếp nối truyền thống gia đình nhưng trưởng thành vững vàng hơn.

c. Nghệ thuật truyện


- Cách trần thuật: Từ điểm nhìn của Việt khi bị thương ở chiến trường ( Qua dòng
hồi tưởng) -> Đem đếm màu sắc trữ tình đậm đà, tự nhiên sống động
-> Diễn biến truyện linh hoạt, hấp dẫn
->Nhà văn có thể thâm nhập sâu vào thế giời nội tâm nhân vật, khắc hoạ tâm lí, tính
cách nhân vật sắc sảo
- Ngôn ngữ góc cạnh, phương pháp đậm chất Nam Bộ

Ghi nhớ:
- Nghệ thuật trần thuât độc đáo
- Truyện phản ánh, ngợi ca tinh thần bất khuất, truyền thống đấu tranh chống giặc
ngoại xâm của dân tộc và đồng bào Nam Bộ.
B. VIẾT (1 tiết)
I. KIẾN THỨC CẦN VẬN DỤNG: Nghị luận về tác phẩm đoạn trích văn xuôi
1. Đối tượng của bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất đa
dạng: có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung, có thể chỉ là
một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của một tác
phẩm hoặc của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau.
2. Nội dung của bài nghị luận, về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:
+ Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
+ Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía
cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích.
+ Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
3. Các bước làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:
Bước 1. Phân tích đề – xác định các yêu cầu của đề
7
- Xác định dạng đề.
- Yêu cầu nội dung (đối tượng).
- Yêu cầu về phương pháp.
- Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
Bước 2. Lập dàn ý – tìm ý, sắp xếp ý: Theo bố cục ba phần
- Mở bài:
+ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Thân bài: Phân tích những giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm, đoạn trích
để làm rõ vấn đề cần nghị luận hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của đoạn
trích.
- Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
Bước 3. Viết bài
- Dựa theo dàn bài đã xây dựng, viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Chú ý viết đoạn văn phải thể hiện được nổi bật luận điểm và chứng minh
bằng những luận cứ rõ ràng.
- Các đoạn phải có liên kết, chuyển tiếp nhau.
Bước 4. Kiểm tra, chỉnh sửa.
II. THỰC HÀNH VIẾT
Lập dàn ý cho đề bài sau:
Đề bài: Cảm nhận của anh chị về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà
nu của Nguyễn Trung Thành (sách Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,
2012)
C. NÓI- NGHE (1 tiết)
Nhiệm vụ 1:
+ Tóm tắt truyện Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình
Nhiệm vụ 2:
Thảo luận về đặc điểm của truyện ngắn chống Mỹ
*Khuyến khích học sinh tự đọc: Bắt sấu rừng U Minh Hạ- Sơn Nam

Tiết 15: Tự chọn


RỪNG XÀ NU
(Nguyễn Trung Thành)
I. Kiến thức cơ bản
1. Tác giả
- Nguyễn Trung Thành có bút danh là Nguyên Ngọc
- Là nhà văn gắn liền với 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
- Gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên
8
2.Văn bản
- Hoàn cảnh sáng tác : ra đời năm 1965
- Xuất xứ: in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc
- Kết cấu của văn bản: HT- QK- HT
+ Cảnh RXN, T nú về thăm làng- quá khứ của T nú – cụ Mết, Dít tiễn T nú lên
đường ở đồi xà nu
+ Kết cấu: vòng tròn
-Cấu trúc: Truyện lồng trong truyện (Tác giả kể truyện về làng XM, cụ Mết kể
truyện về T nú)
- Nghệ thuật:
+ NT xây dựng hình tượng cây xà nu
Tác giả khắc hoạ thành công hình tượng cây xà nu- 1 sáng tạo NT đặc sắc- tạo nên
chất sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện
Nhà văn sử dụng thành công các BPTNT: nhân hoá, ẩn dụ, phép điệp, lựa chọn chi
tiết tiêu biểu…
+ Chất sử thi:
NTT đã xây dựng thành công các nhân vật vừa có cá tính sáng tạo vừa mang những
phẩm chất có tính khái quát tiêu biểu cho cộng đồng (cụ Mết, T nú, Dít…)
Tác giả đã sáng tạo ra được không khí , màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở
bức tranh thiên nhiên, ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật…
Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi trầm, khi tha thiết, trang nghiêm…
-Ý nghĩa văn bản: Tác phẩm ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của
của đồng bào các dân tộc ở TN nói riêng, đất nước, con người VN nói chung trong
cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn
sự sống của đất nước và nhân dân không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng
lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù
II. Luyện tập: Cảm nhận của em về nhận vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của
nhà văn Nguyễn Trung Thành

You might also like