You are on page 1of 7

HỌ VÀ TÊN: Chu Bích Loan - 12D2

RỪNG XÀ NU
_ Nguyễn Trung Thành _
I,Đề tài và nội dung:
- Đề tài: tác phẩm nói về quá trình vùng dậy chống Mỹ - Ngụy của nhân dân Tây Nguyên và
sự trưởng thành của nhân dân trong cuộc chiến. Vì vậy đề tài mang đậm tính sử thi, liên quan
đến vận mệnh của một dân tộc.
- Chủ đề: thông qua câu chuyện của một người T-nú và cuộc đồng khởi của dân làng Xô
Nam để ca ngợi tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của người dân Tây Nguyên trong
cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Đồng thời khẳng định chân lí thời đại: phải dùng bạo lực
CM để chống lại kẻ thù, đứng dậy đấu tranh là con đường tất yếu để giải phóng dân tộc, giải
cứu đất nước.
- Nhan đề “Rừng xà nu”: hình ảnh cây xà nu là linh hồn của tác phẩm, bởi lẽ cây xà nu gắn
bó với đời sống của dân làng Xô Man – thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên TN hùng tráng, mạnh
mẽ đồng thời cây xà nu còn là biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người làng
Xô Man và người dân Tây Nguyên nói chung.
II,Hình tượng cây xà nu:
*Giới thiệu: truyện ngắn “Rừng xà nu” được mở đầu bằng một trang đặc tả cánh rừng xà nu
nằm trong tầm đại bác của đồn giặc, đang ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân
làng.
- Kết thúc tác phẩm, kết lại câu chuyện là hình ảnh cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy tít tấp
đến tận chân trời.
→ đó là kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo dư âm hùng tráng. Và dựa vào kết cấu này triển khai
một câu chuyện dài, anh hùng bi tráng của người dân làng Xô Man
- Cây xà nu là hình tượng nghệ thuật trung tâm của tác phẩm, mở đầu, kết thúc, trong cuộc
sống hằng ngày của dân làng Xô Man
→ Cây xà nu là một hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang
nghĩa ẩn dụ tượng trưng cho con người TN trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
* Cây xà nu trong sự gắn bó với con người, cuộc sống của người Xô man
- Đặc điểm của cây xà nu:
+ Là cây họ thông
+ Gỗ quý, nhựa rất thơm
+ Sức sống mãnh liệt và ham ánh sáng mặt trời
- Dân làng Xô man lấy gỗ xà nu, khói xà nu nhuộm đen bảng để học chữ, lửa xà nu chiếu
sáng mỗi gian nhà.
- Đuốc xà nu chiếu sáng cho nhân dân chuẩn bị vũ khí để đồng khởi.
- Cả rừng xà nu ưỡn thân mình để bao bọc, bảo vệ buôn làng khỏi những trận bom của địch,
hàng vạn cây, không có cây nào là không thương tích.
=> Hình tượng xà nu tràn ngập trong tác phẩm gợi cho người đọc về bức tranh Tây Nguyên
hùng vĩ, thơ mộng, gợi màu sắc, không gian núi rừng Tây Nguyên, gắn với cuộc sống sinh
hoạt và những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man.
- Hình tượng cây xà nu mang vẻ đẹp tương ứng, song hành với các thế hệ cách mạng tiếp nối
của dân làng Xô Man.
+ Những cây cổ thụ đại diện cho lớp người già như cụ Mết: chúng không thể bị quật ngã bởi
gió bão, như cụ Mết chính là chỗ dựa tinh thần cho cả buôn làng.
+ Những cây xà nu trưởng thành như Tnú, Mai, Dít: vết thương bom đạn mau lành như trên
thân thể cường tráng (hình ảnh lưng Tnú bị chém ngang dọc nhưng cũng lành lại thành sẹo
rất nhanh).
+ Những cây xà nu mới mọc tượng trưng cho hình ảnh thiếu niên như bé Heng: “cây xà nu
mới mọc lên khỏi mặt đất đã nhọn như mũi tên, mũi lê”, như bé Heng tuy còn nhỏ đã dũng
cảm bước tiếp cha anh.
=> Thế hệ này ngã xuống đã có thế hệ khác đứng lên đấu tranh giành tự do “bên cạnh một
cây xà nu ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên”.
- Những nỗi đau cây xà nu phải chịu cũng là những gì mà con người nơi đây phải trải qua:
+ Nỗi đau của con người bị tra tấn, hành hạ (anh Xút, bà Nhan bị chặt đầu treo lên cây vả,
Mai và đứa con bị tra tấn bằng gậy sắt đến chết, 10 đầu ngón tay Tnú bị đốt bằng nhựa xà nu
đến mức chỉ còn 2 đốt).
- Biểu tượng hình tượng tốt đẹp của người Tây Nguyên: là kiểu ẩn dụ độc đáo về sức sống
bất diệt, tinh thần bất khuất, sức mạnh vùng dậy của dân làng Xô Man trong phong trào đấu
tranh vũ trang.
+ Cả ngọn đồi xà nu hàng trăm cây gắn bó với nhau như cộng đồng người Tây Nguyên đoàn
kết đánh giặc.
+ Cả cánh rừng bạt ngàn sẽ không bao giờ bị khuất phục: “cây mẹ ngã xuống, cây con mọc
lên, đố nó giết hết cánh rừng này”.
+ Cây xà nu sinh sôi nảy nở, ham ánh sáng mặt trời như người Tây Nguyên chân chất khao
khát tự do.
- “Hóa thành ngọn lửa” chứng minh cho mọi sự kiện trọng đại, đau thương và anh dũng của
làng Xô man.
III, NHÂN VẬT TNÚ
1. Lai lịch, xuất thân và số phận đau thương
- Hoàn cảnh lịch sử: Vào những năm 1955 – 1959, dưới ách thống trị và sự đàn áp dã man
của Mĩ – Diệm, nhân dân ta ở miền Nam phải sống trong một bầu không khí dữ dội, nghẹt
thở. Tuy nhiên, sự khủng bố, những tội ác của kẻ thù đã khiến nhân dân miền Nam theo tiếng
gọi cứu nước dân của cách mạng, đã vùng đứng lên đồng khởi.
- Nhân vật Tnú là nhân vật trung tâm trong tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành,
đây là hình tượng nổi bật nhất cho chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Tnú vừa là đại diện số
phận, vừa là kết tinh của lòng yêu nước và những phẩm chất tốt đẹp của người dân Tây
Nguyên.
- Mồ côi, được sống và lớn lên trong vòng tay bảo bọc, nâng đỡ của dân làng Xô Man, một
ngôi làng có truyền thống đánh giặc.
- Tnú được thừa hưởng từ cái nôi truyền thống nhiều phẩm chất tốt đẹp và trở thành một con
người mang vẻ đẹp kết tinh của cộng đồng, mà theo lời cụ Mết nói: “Đời nó khổ nhưng bụng
nó sạch như nước suối làng ta”. Tnú trở thành niềm tự hào của dân làng.
- Phải tận mắt chứng kiến cái chết thương tâm của người vợ trẻ và đứa con chưa đầy tháng
dưới tay giặc mà không làm gì được.
- Bị giặc bắt, tra tấn, dùng nhựa xà nu đốt cháy mười đầu ngón tay của anh, khiến anh mất đi
đôi bàn tay khỏe mạnh, đủ đầy.
->Tnú đã vượt lên biết bao đau thương, mất mát của cá nhân mình để gia nhập lực lượng
quân giải phóng, quyết tâm chiến đấu tiêu diệt giặc để trả thù cho những người thân, cho
buôn làng Xô-man.
=> Thử thách để giúp Tnú trưởng thành trong sự nghiệp cách mạng, cũng như củng cố và làm
sáng rõ hơn lý tưởng chiến đấu và hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
=>Tnú chính là đứa con của Xô Man, của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Có lễ vì vậy mà Số
phận, tính cách và phầm chất của nhân vật Tnú tiêu biểu và kết tinh cho số phận, vẻ đẹp và
con đường cách mạng của nhân dân Tây Nguyên.
2. Vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, gan dạ, sự nhanh nhẹn,nhạy bén, không sợ hy sinh
và tinh thần giác ngộ cách mạng sớm:
- Tnú tiêu biểu cho phẩm chất của dân làng Xô Man và người Tây Nguyên anh dung, kiên
cường trong kháng chiến. Khác với A Phủ của Tô Hoài, Tnú được giác ngộ cách mạng từ rất
sớm.
- Nhận trọng trách lớn lao và nguy hiểm: Ngày cán bộ Đảng về đóng chốt ở buôn làng Xô
Man, dân làng đã thay nhau nuôi giấu cán bộ. Cũng đã có những người bị chúng bắt và giết
để hòng lung lay ý chí của nhân dân. Bà Nhan bị chúng chặt đầu, cột tóc treo trên đầu súng,
anh Xút bị treo cổ lên cây vả đầu làng. Phong trào nuôi giấu, bảo vệ cán bộ cách mạng của
dân làng không vì thế mà bị nhấn chìm, mà còn bùng lên mạnh mẽ hơn. Cả làng một lòng với
Đảng, bảo vệ chở che cán bộ nhưng trong số đó, hăng hái nhất là Mai và Tnú. Lúc ấy, bọn
giặc khủng bố rất gắt gao, dân làng không thể đi được mà lại càng không thể để cán bộ đói và
bị bắt. Tnú và Mai dù còn rất nhỏ nhưng không sợ mà đã xung phong đi tiếp tế và liên lạc với
những cán bộ trong rừng. Anh Quyết hỏi "Hai em không sợ bị giặc bắt à" thì Tnú đã nhắc lại
lời cụ Mết "Cán bộ là Đảng. Đảng còn là núi nước này còn"
-> Tnú đã thấm nhuần chân lý mà cụ Mết truyền dạy, luôn ý thức được lý tưởng sống của
buôn làng, tin tưởng đi theo Đảng và Cách mạng. Sự hiểu biết của Tnú tuy hồn nhiên,mộc
mạc nhưng không kém phần đúng đắn và sâu sắc.
- Quyết tâm học giỏi để làm cán bộ: Để làm được điều đó con người cần có phẩm chất của
người anh hùng và cả lòng kiên trung cách mạng. Gan góc, quả cảm, mưu trí là vậy nhưng
Tnú lại học chữ rất chậm: học chữ o thì quên chữ a. Bởi ý chí cách mạng nên Tnú giận bản
thân mình lắm, đập bể cái bảng và bỏ ra bờ suối cả ngày lấy đá đập đầu cho máu chảy ròng
ròng để phạt mình. Tnú không chịu thua kém Mai, và điều quan trọng là Tnú cần phải học
chữ để làm cách mạng. Những hành động của Tnú có phần nóng nảy, nông nổi nhưng nó biểu
lộ ý chí, quyết tâm sắt đá của một con người có chí khí. Tnú quyết tâm học chữ cho được bởi
anh Quyết nói: "Phải học giỏi mới làm được cán bộ giỏi". Và Tnú đã vượt qua kẻ thù là chính
mình và học thuộc con chữ để làm cách mạng. Có thể nói Tnú đã sớm bộc lộ những phẩm
chất của một anh hùng, của một người cán bộ cách mạng, mang phẩm chất cốt cách của một
người cán bộ cách mạng trung kiên, bất khuất.
- Thông minh, gan dạ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Khi đi làm liên lạc Tnú đã xé
rừng mà đi, khi khắp các ngả đường đều bị giặc bao vây. Tnú không chọn đường mòn, không
chọn quãng nước êm mà chọn con đường gai góc, chọn quãng nước chảy xiết và lọt qua tất cả
vòng vây của giặc. Tnú nghĩ rằng đi chỗ nước êm thằng giặc Mĩ -Diệm hay phục, chỗ nước
mạnh nó không ngờ. Đó không
chỉ là sự gan dạ, lòng yêu cán bộ mà còn là sự thông minh của cậu bé liên lạc nhỏ này. Tnú
yêu thương cán bộ vượt qua súng đạn để tiếp tế thậm chí còn ngủ trong rừng cùng cán bộ vì
sợ để cán bộ một mình "nhỡ giặc bắt thì làm sao"
- Khi bị giặc bắt Tnú gan dạ vững vàng trước kẻ thù: Còn nhỏ mà Tnú đã gan góc lạ
thường và có ý chí sắt đá. Một lần chẳng may bị giặc bắt trong khi đi liên lạc cho anh Quyết
lên huyện, cái thư cuộn trong lá dong ngậm ở miệng định vượt sông, vượt thác thì bị giặc
bắt. Khi họng súng lạnh ngắt chĩa vào tai, Tnú sẵn sàng nuốt ngay bức thư vào bụng để giữ
an toàn cho cán bộ, thậm chí là có thể đối mặt với cái chết nhưng Tnú đâu có sợ bởi:

Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu

Dấn thân vô là phải chịu tù đày

Là gươm kề tận cổ, súng kề tai

Là thân sống chỉ coi như còn một nửa

(Tố Hữu)
3. Vẻ đẹp từ tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, sự căm thù giặc sâu sắc và
ý thức tổ chức kỷ luật cao :
- Lần thứ nhất khi bị giặc bắt, giam cầm, tra khảo suốt ba năm, Tnú vẫn không khai và vẫn
giữ vững được trọn phẩm chất cách mạng. Sau 3 năm bị bắt giam, Tnú đã tìm cách vượt ngục
trở về. Lúc này anh cán bộ Quyết đã hy sinh. Nghe theo lời dặn dò và niềm tin tưởng của anh
cùng Cách mạng, Tnú đã dũng cảm thay anh lãnh đạo dân làng Xô Man cùng chuẩn bị vũ khí
đánh giặc. “Tnú đọc giấy anh Quyết rồi cả làng đốt đuốc xà nu, theo cụ Mết, đi dưới mưa
đêm càng khuya càng nặng hạt, vào rừng lấy giáo, mác, vụ rựa, đã giấu kỹ từ ngày được thư
anh Quyết. Tnú đi ba ngày lên núi Ngọc Linh nhưng không mang về một xà-lét đá trắng làm
phấn như ba năm trước. Anh mang về một gùi nặng đá mài. Núi Ngọc Linh, trên ngọn của
nó, có một mỏ đá mài đủ dùng cho một trăm cuộc khởi nghĩa. Đêm đêm làng Xô Man thức,
mài vũ khí. Ban ngày thì theo cụ Mết đi phát hết các rẫy cũ, trồng phomchu và sắn, xanh
mượt cả núi rừng…”)
- Bị bắt lần thứ hai, bị tra tấn dã man, vợ và con chết cả rồi, bị thiêu đốt 10 đầu ngón tay như
ngọn đuốc sống, nhưng Tnú không hề kêu than “người cộng sản không hề kêu van”, không
khóc lóc, không run sợ mà ngược lại còn “trợn mắt nhìn thằng Dục”, đầy thách thức. Tnú đã
nén đau thương, đặt lợi ích cộng đồng lên trên bi kịch cá nhân, đặt cái chung và nhiệm vụ lên
trên hết. Kẻ thù định dùng lửa để thiêu rụi ý chí đấu tranh và tinh thần cách mạng của dân
làng Xô Man và của Tnú. Nhưng chúng đã nhầm. Chính ngọn lửa trên mười đầu ngón tay của
Tnú đã thắp lên ngọn lửa đồng khởi, ngọn lửa đấu tranh của nhân dân Xô Man.Sau ngày vợ
con bị giết hại, thay vì bi quan lo sợ, Tnú lại gia nhập lực lượng giải phóng quân để quyết tâm
trả thù cho gia đình, cho dân làng. Mặc dù là một chiến sĩ lập được nhiều chiến công, được
thưởng bằng một ngày phép về thăm làng nhưng anh không hề tỏ ra thất vọng, buồn bực mà
chấp hành quy định của Cách mạng, của Đảng đầy đủ.
- Tnú còn là một người có tính kỉ luật rất cao và giàu tình yêu thương. Trong ba năm đi lực
lượng vũ trang, xa làng Xô Man, nỗi nhớ về quê hương day dứt trong lòng anh. Nhưng phải
được cấp trên cho phép Tnú mới trở về.
-> Con người kiên nghị, gan góc, không biết run sợ, khuất phục trước bạo tàn cũng lại là con
người rất giàu tình cảm.
- Bước chân về đến đầu làng anh xúc động mãnh liệt “cứ vấp mãi vào mấy cái gốc cây”. Tnú
sung sướng tắm mình trong dòng nước mát của con suối. Vào tới nhà Ưng, lòng anh như náo
nức những tiếng gọi thân thương với những cái tên quen thuộc, mộc mạc đã gắn bó với anh
như ruột thịt.
->Tnú là đứa con yêu thương của tất cả dân làng Xô Man.
4.Vẻ đẹp từ tình cảm gắn bó sâu sắc với quê hương, với gia đình:
- Có tình cảm sâu sắc với quê hương, anh yêu dân làng, yêu làng, nhớ từng kỷ niệm gắn bó
với làng Xô Man, anh đi chiến đấu không chỉ vì mối thù của bản thân mà còn là để bảo vệ
làng, bảo vệ mảnh đất quê hương.
– Tnú và Mai đã cùng nhau lớn lên trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, rồi trở thành
vợ chồng và chào đón đứa con đầu lòng trong niềm hạnh phúc ngập tràn. Khi Mai mới sinh
con, Tnú đã xé đồ của mình làm đôi để cho làm tấm địu con, đó là tấm lòng hy sinh, lòng yêu
thương của một người cha đối với đứa con bé bỏng.
– Tuy nhiên, niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, bình dị ấy đã bị kẻ thù tàn bạo phá vỡ, Tnú đã phải
chứng kiến cái chết của vợ con mình:
+ Chúng đã bắt vợ và con anh rồi tra tấn, đánh đập dã man. Chúng tin rằng “bắt được con cọp
cái và cọp con tất sẽ dụ được cọp đực trở về” nhưng rồi đến cuối cùng chúng đã giết chết mẹ
con Mai.
+ Tnú đã tay không xông ra cứu, anh “đã bứt đứt cả hàng chục trái vả mà không hay. Anh
chồm dậy (…) ở chỗ con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn.”
=> Hành động của Tnú xét đến cùng là biểu hiện của người chồng, người cha hết mực yêu
thương vợ con.
=> Động lực mãnh liệt ấy chỉ có thể được khởi nguồn từ trái tim cháy bỏng yêu thương vợ
con và lòng căm thù giặc sâu sắc.
5.Mối quan hệ giữa Tnú và rừng xà nu
Trong tác phẩm, Nguyễn Trung Thành đã xây dựng đồng hành cả hình ảnh rừng xà nu và
hình ảnh Tnú, gắn bó khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau. Rừng xà nu chỉ giữ được màu
xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như Tnú, còn Tnú sinh ra và trưởng thành
bên cánh rừng xà nu bạt ngàn. Anh là cây xà nu trưởng thành của buôn làng Xô Man, được
rừng xà nu che chở, lớn lên trong tấm ngựclớn của người mẹ xà nu. Tnú cầm súng bảo vệ
làng Xô Man và giữ cho rừng xà nu xanhtít tận chân trời. Sẽ không còn hình ảnh Tnú hay
rừng xà nu nếu như một trong hai bị hủy diệt. Điều đó hơn một mối quan hệ bình thường, nó
là quan hệ sống còn, máu thịt.
6.Đánh giá nhân vật Tnú
Xây dựng thành công nhân vật Tnú, nhà văn đã khắc hoạ được hình ảnh tiêu biểu của con
người mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên lại phảng phất hình bóng của
người anh hùng trong sử thi cổ đại. Qua hình tượngTnú, Nguyễn Trung Thành còn tái hiện số
phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đó là tình cảm gắn
bó thiết tha sâu nặng với quê hương đất nước, với núi rừng và con người nơi đây, căm thù
giặc sâu sắc, một lòng đi theo cách mạng, không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh, tin tưởng
tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng. Có thể nói qua thiên truyện ngắn xuất sắc này của
Nguyễn Trung Thành, người đọc càng thêm hiểu và thêm trân trọng con người Tây Nguyên
với biết bao phẩm chất đẹp đẽ và cao quý. Cuộc đời, số phận và con đường của Tnú đi mang
ý nghĩa tiêu biểu như một quy luật tất yếu "đau thương - căm thù - quật khởi". Cuộc đời bi
tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú là điển hình cho con đường sống và đến với
cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại, phải dùng
bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất
yếu để tự giải phóng và cũng là con đường duy nhất.
IV,CÁC NHÂN VẬT KHÁC:
1. Nhân vật cụ Mết:
*Cụ Mết là một già làng 60 rất khỏe, quắc thước:
- Râu dài tới ngực, đen bóng.
- Mắt sáng và xếch ngược.
- Luôn ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn.
- Tiếng nói ồ ồ dội vang trong lồng ngực.
- Có thói quen khen “Được” chứ không khen “Giỏi”, “Tốt”.
*Cụ Mết là một con người có ý nghĩa biểu tượng cho lịch sử:
Ngày xưa, Khổng Tử đã từng nói: “Kim cương chiếu sáng về nhiều phía, quá khứ soi rọi
tương lai”. Năm 1965, Nguyễn Trung Thành đã để cho nhân vật cụ Mết tô đậm thêm lời nói
ấy. Trong tác phẩm, chuyện một đời người của Tnú đã được cụ Mết kể cho dân làng nghe chỉ
trong một đêm bên ngọn lửa xà nu bập bùng, trang nghiêm, linh thiêng: “Ông già bà già thì
biết rồi. Thanh niên có đứa biết, có đứa chưa biết rõ. Còn lũ con nít thì chưa biết… Đêm nay
tau kể chuyện nó cho cả làng nghe, để mừng nó về thăm làng. Người Strá ai có cái tai, ai có
cái bụng thương núi , thương nước, hãy lắng mà nghe, mà nhớ. Sau này tau chết rồi, chúng
mày phải kể lại cho con cháu nghe…”. Nếu không có sự việc kể lại của cụ Mết thì lịch sử của
một đời người, của một buôn làng sẽ bị tiêu vong.
* Cụ Mết là một con người có ý nghĩa biểu tượng cho niềm tin của dân làng Xô Man:
- Cụ Mết là cái gạch ngang nối liền dân làng với Đảng. Cụ đã giáo dục dân làng những lời
chân lí: “Cán bộ là Đảng. Đảng con, núi nước này còn” ; “Chúng nó đã cầm súng, mình phải
cầm giáo!”. Những lời dạy của cụ Mết là âm vang của hồn thiêng sông núi, khẳng định một
qui luật khách quan trong đấu tranh cách mạng: có áp bức thì có đấu tranh; phải dùng bạo
lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng. Dân làng tin vào cụ tức là tin vào Đảng,
tin vào khả năng đồng khởi của mình. - Cụ Mết đã hướng dẫn cho dân làng chuẩn bị đồng
khởi bằng cách mài giáo, mác, rựa thu giấu ở trong rừng để chờ thời cơ vùng lên đánh giặc.
- Cụ Mết còn là người tổ chức, chỉ huy đánh giặc. Khi Tnú lao ra trả thù cho vợ và con, cụ
Mết đi tìm trai làng, vào rừng lấy vũ khí, nhanh chóng trở lại nơi Tnú đang bị đốt mười đầu
ngón tay. Tiếp theo tiếng thét “Giết!” của Tnú, với giọng ồ ồ, cụ Mết ra lệnh:“Chém!
Chém hết!”, và mười tên địch còn lại đã đền tội dưới những cây rựa sáng lóa. Trong ánh lửa
xà nu, cụ Mết chống giáo xuống sàn nhà, tiếng nói vang vang: “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa
lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một
cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây
chông. Đốt lửa lên!”. Mệnh lệnh nghe chắc nịch, quả quyết. Cuộc chiến đấu theo cái đà chiến
thắng mà đi lên, mà rực sáng như niềm tin dũng mãnh, bất khuất tỏa ra từ ngọn lửa xà nu.
=> Nhân vật cụ Mết có thể xem là cây xà nu đại thụ giữa rừng xà nu bạt ngàn nối tiếp đến
tận chân trời của núi rừng Tây Nguyên. Nhân vật này biểu trưng cho lịch sử và niềm tin của
dân làng Xô Man.
2. Nhân vật Dít:
*Dít là một cô gái gan dạ:
Bất chấp sự hăm dọa của thằng Dục: “Đứa nào ra khỏi làng, bắt được, bắn chết ngay tại chỗ”,
cứ sẩm tối, Dít “lại bò theo máng nước đem gạo vào rừng cho cụ Mết, Tnú và thanh niên”.
Khi bị giặc bắt, mặc dù giặc bắn từng viên một sượt tai, sém tóc, cày đất quanh chân, váy
rách từng mảng để uy hiếp tinh thần, nhưng Dít không hề nao núng, vẫn mở to đôi mắt, lặng
nhìn họng súng quân thù bằng cái nhìn bình thản, lạ lùng.
*Dít là một cô gái luôn đặt tinh thần trách nhiệm lên trên hết:
Mặc dù Tnú là anh rể, đi lực lượng vũ trang, xa nhà đã ba năm, nay về thăm, nhưng với
cương vị bí thư chi bộ, chính trị viên xã đội, Dít đã kiểm tra giấy tờ của T nú với giọng hơi
lạnh lùng và thái độ nghiêm khắc: “Đồng chí về có giấy không?... Không có giấy, trốn về thì
không được, Ủy ban phải bắt thôi”.
*Dít là một cô gái giàu tình cảm yêu thương và đầy nữ tính:
- Sau khi xem giấy xong, Dít đã nở một nụ cười, kèm theo những lời lẽ giàu tình cảm yêu
thương và nuối tiếc: “Đúng rồi, có chữ kí người chỉ huy. Sao anh về có một đêm thôi?... Bọn
em miệng đứa nào cũng nhắc anh mãi”.
- Điều đặc biệt là Dít đã rất ý tứ, gìn giữ tính cách của một cô gái đang độ xuân thì. Khi ngồi
trước mặt Tnú, Dít đã “hai chân xếp về một bên, đưa tay kéo tấm váy che kín cả gót
chân”, làm cho Tnú phải “bất chợt nghe một luồng lạnh rân rân ở mặt và ở ngực”, và nghĩ
đến Mai vì thấy Dít quá giống Mai…
=>Tóm lại, Dít cũng là hiện thân của sức trẻ tiến công trong những ngày đánh Mĩ của núi
rừng Tây Nguyên. Nếu trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, chiếc gương
nhỏ trong ba lô của chị Chiến là điểm tựa nâng tầm anh hùng của chị, thì trong “Rừng xà nu”
của Nguyễn Trung Thành, cái nữ tính dịu dàng, e ấp của Dít cũng là điểm tựa nâng tầm anh
hùng của người con gái Tây Nguyên. Ở Dít đã tỏa sáng cái ánh sáng của chí nữ nhi trong thời
loạn. Nhân vật Dít có thể xem là cây xà nu chóng lớn. Nhân vật này biểu trưng cho tinh thần
trách nhiệm, giàu tình cảm yêu thương và đầy nữ tính.
3. Nhân vật bé Heng: Đây là hình ảnh của Tnú trong quá khứ, là thế hệ đàn em của Tnú, của
Dít trong hiện tại, là lực lượng hậu bị sẵn sàng kế tục sự nghiệp của cha anh. Nhân vật bé
Heng có thể xem là cây xà nu mới mọc, hình nhọn như mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Nhân
vật này biểu trưng cho sự hồn nhiên, linh hoạt, niềm vui, niềm hi vọng của dân làng, của cách
mạng.
4. Nhân vật lũ làng Xô Man: Đây là nhân vật tập thể, bao gồm già, trẻ, gái, trai, những
người có tên, những người không tên.
-Tất cả đã mừng vui khi Tnú về thăm làng.
-Tất cả đã lắng chờ nghe cụ Mết kể về cuộc đời Tnú.
-Tất cả đã mài vũ khí, đồng khởi theo mệnh lệnh của cụ Mết.
- Nhân vật tập thể này gắn liền với núi nước Tây Nguyên.
=>Nhân vật này có thể xem là rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng. Nhân vật
nay biểu trưng cho vẻ đẹp nên thơ, sự đau thương và sức sống bất diệt của đồng bào Tây
Nguyên nói riêng, của nhân dân miền Nam, dân tộc Việt Nam trong công cuộc chống Mỹ cứu
nước nói chung
V, ĐÁNH GIÁ:
1.Giá trị nội dung:
- Câu chuyện thứ nhất là câu chuyện về sự giác ngộ lí tưởng cách mạng và cuộc nổi dậy từ tự
phát đến tự giác của dân làng Xô Man, với triết lí cách mạng được cụ Mết - trưởng bản, đúc
kết "Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo"
- Câu chuyện thứ hai là câu chuyện về cuộc đời của Tnú - một người con của núi rừng Tây
Nguyên, của bản làng Xô Man. Tnú lớn lên trong không khí cả làng làm cách mạng nên con
người ấy nhanh chóng bén duyên. Cuộc đời của Tnú là cuộc đời của biết bao nhiêu con
người, cũng là hình ảnh biểu trưng cho cả đất nước Việt Nam đau thương mà quật cường
đứng dậy trong cuộc đọ sức cam go với đế quốc Mĩ.
2. Giá trị nghệ thuật:
- Câu chuyện được kể theo hình thức truyện lồng truyện, truyện của một đời người của Tnú
lại được kể trong một đêm qua lời kể của cụ Mết.
- Xây dựng được không khí sử thi hào hùng, tráng lệ qua lối kể khan của cụ Mết ở nhà ưng
tạo nên sự gắn kết giữa quá khứ, hiện tại và truyền thuyết.
- Xây dựng được những hình tượng đặc sắc mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, đó là hình
tượng của cây xà nu; hình tượng những thế hệ xà nu - những thế hệ của bản làng Xô Man,
của mảnh đất Tây Nguyên; hình tượng người anh hùng Tnú.
- Ngôn ngữ đặc sắc, mang đậm chất Tây Nguyên.

You might also like