You are on page 1of 3

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

RỪNG XÀ NU - NGUYỄN TRUNG THÀNH (tiết 3)

Đề 1 : BÀI TẬP ĐỌC HIỂU

Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã
có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có
loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng
trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây
bay ra. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những
cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười
hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như
những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của
chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh,
thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che
chở cho làng...
(Trích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Trung Thành sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, đối
lập. Xác định biểu hiện các phép tu từ đó và nêu tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì ?
4. Xác định từ loại của các từ được gạch chân: mọc, lao, phóng, ham, tiếp, vượt, ưỡn trong văn bản ?
MOON.V N

Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ đó là gì ?


5. Từ văn bản trên, viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về những cánh rừng bị tàn phá
hiện nay.

Trả lời :

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức tự sự là chính.


2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là : nói về đặc tính của cây xà nu. Đó là cây ham ánh sáng mặt
trời, sinh sôi nảy nở nhanh và khoẻ. Khi bị đạn đại bác bắn, cây xà nu bị chặt đứt ngang thân, cây
chết. Nhưng một số cây còn sống, vết thương chóng lành, vượt lên trên cao để đón ánh nắng mặt trời.
Cây xà nu bảo vệ dân làng Xô Man.
3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Trung Thành sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, đối
lập.
a/ Biểu hiện các phép tu từ đó là :
-So sánh : Trong rừng ít loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy ; Nhưng cũng có những cây
vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn
đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên
một thân thể cường tráng.
- Nhân hoá: những vết thương của chúng chóng lành; Chúng vượt lên rất nhanh; rừng xà
nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...
- Đối lập: Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên; Ở những cây
đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm
thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê
b/ Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là :
- Biện pháp so sánh nhằm ca ngợi sức sống hiếm có của cây xà nu.

http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

- Biện pháp nhân hoá khiến xà nu không chỉ hiện lên ở phương diện sinh vật học với đặc tính
dẻo dai, sức chịu đựng tốt mà còn trở thành sinh thể sống, đang chịu những đau đớn về thể xác
nhưng bất khuất, kiên cường, gan dạ, bản lĩnh, ẩn tàng một sức sống bất diệt, một tâm hồn giàu chất
thơ.
- Biện pháp đối lập giữa cây xà nu ngà gục với mọc lên, giữa cái chết với sự sống nhằm
khẳng định sự sống sinh ra từ trong cái chết, mạnh hơn cái chết của cây xà nu cũng chính là tượng
trưng cho con người Tây Nguyên đau thương mà anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước.
4. Từ loại của các từ được gạch chân : mọc, lao, phóng, ham, tiếp, vượt, ưỡn trong văn bản là
động từ, hàng loạt động từ mạnh. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các động từ đó là: thể hiện tư
thế chủ động của cây xà nu, ca ngợi sự khao khát sống, khả năng sống tiềm tàng, mãnh liệt.
5. Một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về những cánh rừng bị tàn phá hiện nay, đảm
bảo các ý chính :
- Tóm tắt vẻ đẹp của rừng xà nu trong chiến tranh khốc liệt
- Nhưng hiện nay, bên cạnh những cánh rừng bạt ngàn, xanh rờn thì không ít những cánh
rừng bị tàn phá, biến thành những đồi trọc.
- Hậu quả những cánh rừng bị tàn phá ?
- Nguyên nhân (chủ quan và khách quan)
- Đề xuất biện pháp khắc phục
- Bài học cho bản thân ?
Đề 2 : Phân tích câu nói của cụ già Mết:
“Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại
cho con cháu: chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo !”
a. Ý nghĩa của câu nói:
Phải cầm vũ khí của mình khi kẻ thù đã cầm vũ khí
Phải sử dụng bạo lực của chính nghĩa để đáp lại bạo lực phi nghĩa của quân thù.
b) Sự thể hiện qua hình tượng: MOON.V N

Sẽ ra sao nếu kẻ thù đã cầm súng mà ta chưa kịp cầm lấy giáo ?
Khi đó ta vẫn có thể có lí tưởng cách mạng, chí trung kiên, lòng căm thù, sức mạnh và tinh thần dũng
cảm, như­ Tnú đã từng có.
Nhưng ta sẽ không thể bảo vệ được hạnh phúc, tình yêu. Cũng như Tnú đã không thể bảo vệ được
mẹ con Mai, và bàn tay anh còn bị kẻ thù dùng nhựa xà nu thiêu cháy.
Và sẽ ra sao khi ta cầm vũ khí đứng lên:
Cuộc khởi nghĩa hùng tráng sẽ thắng lợi. Như làng Xô man đã chiến thắng trong tiếng chiêng vang
trời và ánh lửa. Sự sống sẽ bảo tồn và phát triển. Mai và đứa con như sẽ tái sinh trong Dít và bé
Heng.
Kẻ thù sẽ phải đền tội ác. Tnú sẽ có thể diệt giặc - tên đồn trưởng - bằng chính bàn tay đã bị kẻ thù
đốt cháy.
c) Giá trị
Đây là câu chuyện của một người, một làng. Nhưng đặt vào hoàn cảnh Rừng xà nu được viết ra, thì
đó cũng là câu chuyện của một thời đại, một đất nước, một cuộc cách mạng. Và có thể còn lâu bền,
lớn lao hơn thế nữa.
Như vậy, đây là chân lí mang tầm lịch sử. Vì lẽ đó, nhà văn đã để cho nó được nói lên bằng giọng
nói thiêng liêng, như để mãi mãi khắc sâu vào kí ức
Đề 3: Phân tích ý nghĩa hình tượng cây xà nu, rừng xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu”.
1. Đây là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Hình tượng cây xà nu - rừng xà nu nổi bật,
xuyên suốt tác phẩm, vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa tượng trưng.
2. Cây xà nu được miêu tả cụ thể, gắn bó với con người Tây Nguyên:
- Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm trước hết như một loài cây đặc thù, tiêu biểu của miền đất Tây
Nguyên. Mở đầu và kết thúc tác phẩm cũng bằng hình ảnh của cây xà nu. Cây xà nu, rừng xà nu như
chính dân làng Xôman, như người dân Tây Nguyên nơi núi rừng trùng điệp.

http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

- Cây xà nu gắn bó thân thiết với cuộc sống người dân Tây Nguyên trong sinh hoạt hàng ngày, trong
kí ức của người Xô man, trong đấu tranh chống giặc; là lá chắn bảo vệ làng Xô man trước đạn pháo
giặc. .
3. Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống
Mỹ.
- Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi nghĩ đến những mất mát đau
thương mà đồng bào Xôman đã phải trải qua trong thời kì cách mạng miền Nam bị khủng bố khốc
liệt. .
- Trong bom đạn chiến tranh, thương tích đầy mình cây xà nu vẫn hiên ngang vươn lên mạnh mẽ như
người dân Tây Nguyên kiên cường bất khuất, không khuất phục trước kẻ thù. .
- Cây xà nu rắn rỏi, ham ánh nắng mặt trời tựa như người Xô man chân thật, mộc mạc, phóng
khoáng yêu cuộc sống tự do.
4. Rừng xà nu bạt ngàn, rừng xà nu trùng trùng lớp lớp các thế hệ nối tiếp cũng chính là thể hiện sự
gắn bó, sức mạnh đoàn kết và sự nối tiếp bất tận của các thế hệ, gợi liên tưởng đến sức sống vô tận,
bền bỉ, bất diệt của con người Xô man (Chú ý kết cấu vòng tròn : Mở đầu, kết thúc là hình ảnh của
rừng xà nu, cùng với sự trở về của Tnú sau ba năm xa cách)
- Rừng xà nu tạo thành một bức tường vững chắc hiên ngang truớc bom đạn cũng là biểu trưng cho
sức mạnh đoàn kết của người dân Tây Nguyên khiến kẻ thù phải kiếp sợ.
5. Kết luận: Cây xà nu tượng trưng cho số phận đau thương và phẩm chất anh hùng của dân làng Xô
man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Được xây dựng với cảm hứng sử thi hoành tráng, bút pháp lãng mạn.
- Kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.
Đề 4: Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thiên truyện “Rừng xà nu”.
* Gợi ý làm bài: Chú ý đề yêu cầu phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật chứ không yêu cầu phân
tích một nhân vật cụ thể nào. Vì thế khi viết bài cần chỉ ra hệ thống nhân vật trong truyện có đặc
điểm gì? Hệ thống nhân vật ấy có ý nghĩa gì trong việc thực hiện chủ đề tư tưởng? Hoặc phân tích
dụng ý của nhà văn trong việc xây dựng một hệ thống nhân vật như thế.
MOON.V N

Nhân vật chia làm hai loại:


- Chính diện: người dân làng Xô Man và cán bộ cách mạng bao gồm: Cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, anh
Quyết, bé Heng, anh Brôi.
- Phản diện: bọn giặc mà tiêu biểu nhất là thằng Dục.
Cách xây dựng nhân vật như thế có hai ý nghĩa:
- Một là: tạo nên thế tương phản đối chọi giữa hai tuyến nhân vật như hai lực lượng tiêu biểu cho
chính nghĩa và phi nghĩa, sự tàn bạo và lòng nhân ái, sự hủy diệt và sự sống bất diệt
- Hai là: Lớp nhân vật chính diện rất nhiều thế hệ, sát cánh bên nhau, nối tiếp nhau hết lớp này đến
lớp khác tương ứng với hình ảnh rừng xà nu trùng trùng điệp điệp tràn đầy sức sống…
Cách xây dựng nhân vật như trên đã làm nổi bật được chủ đề tư tưởng của truyện. Nổi bật lên trong
tập thể nhân vật ấy chính là nhân vật Tnú, một nhân vật độc đáo giàu chất sử thi với những phẩm
chất tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng. Đó là một con người:
- Gan góc, táo bạo, trung thực, biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân để quyết tâm ra đi trả
thù cho quê hương và gia đình.
- Có tinh thần kỉ luật cao.
- Giàu lòng yêu thương đối với mọi người…
Ngoài Tnú, các nhân vật chính diện khác như cụ Mết trầm ngâm, lừng lững như cây cổ thụ, tiêu biểu
cho sức mạnh tinh thần và vật chất có tính truyền thống của dân tộc Tây Nguyên đến vẻ đẹp mảnh
mai, hiền dịu nhưng đầy cứng rắn, kiên quyết của Dít như một hậu thân trực tiếp của Mai; bé Heng
như cây xà nu mới lớn, tuy còn non trẻ nhưng đã cho người đọc thấy hình ảnh của cây xà nu vạm vỡ
tràn đầy sức sống của ngày mai.

http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98

You might also like