You are on page 1of 8

Phần I:

Câu 1: HCST:
Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước
Nga. In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in
chung với Lưu Quang Vũ.

Câu 2:
-Câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” nhắc nhớ đến kỉ niệm khi nhà thơ
lên bốn tuổi, năm 1945, miền Bắc lâm vào nạn đói khủng khiếp khiến 2 triệu
đồng bào chết đói.
– Việc tách từ “mòn mỏi” tạo thành tổ hợp “đói mòn đói mỏi”có tác dụng: Về
ngữ âm, nó tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ. Về cấu trúc, nó tạo nên sự cân xứng
cho từ ngữ. Về nội dung ý nghĩa, nó có tác dụng nhấn mạnh sự dai dẳng, khủng
khiếp của cơn đói cũng như nỗi cơ cực, nhọc nhằn của mỗi người dân trong nạn
đói.

Câu 3:
Câu thơ “- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? Là lời đối thoại của nhân vật trữ
tình. Bởi đây chính là người cháu nói với bà trong tưởng tượng. Nó cũng là một
lời nhắc nhở của tác giả đối với bản thân mình đó là dù xa quê nhưng vẫn phải
luôn nhớ về ngọn lửa quê hương, nhớ tới người bà luôn dành cho mình tình yêu
thương bao la, sâu sắc.

Câu 4:
Đọc khổ thơ cuối bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt ta có thể thấy được tình
cảm sâu nặng của người cháu dành cho bà của mình.
“Giờ cháu đã đi xa
Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
Câu 5:
Tác phẩm cũng nói về tình cảm bà cháu trong chương trình THCS là:
-Tác phẩm: Tiếng gà trưa
-Tác giả: Xuân Quỳnh

Phần II:
Câu 1:
-Nội dung của văn bản trên là: bàn luận về thói quen tốt và thói quen xấu.
- Phương thức biểu đạt chính là: Nghị luận

Câu 2:
-Phép liên kết ở câu in đậm là phép nối “ Nhưng”.
Câu 3:
Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn biết lưu giữ những truyền thống
tốt đẹp ,bài học hay những thói quen tốt của những người đi trước để lại. Vậy
thói quen tốt là gì? Thói quen tốt là là những nếp sống, những hành động được
lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống hàng ngày và những hành động đó mang
tính tích cực đến sức khỏe, lối sống, tri thức của con người. Mỗi con người cần
phải rèn luyện cho bản thân mình một số những thói quen tốt như: ăn uống đúng
giờ, ngủ đủ giấc, sống ngăn nắp, gọn gàng, sống và làm việc theo thời gian biểu,
sắp xếp công việc của mình một cách hợp lí. Bởi vì người sống với những thói
quen tốt sẽ hình thành tính kỉ luật, sự ngăn nắp, cuộc sống luôn sạch đẹp, hạn
chế được những mệt mỏi, lo toan. Tuy nhiên bên cạnh nhưng người biết giữ cho
mình như thói quen tốt thì lại có một số bộ phận mọi người có những nhận thức
và hành động sai lệch, làm xấu đi những thói quen tốt đó. Họ sống và làm việc
theo cảm hứng, không có sự sắp xếp cho cuộc sống, ăn uống linh tinh,… Những
hành động đó đã tác động trực tiếp đến sức khỏe con người và làm hình ảnh của
ta xấu dần đi trong mắt người khác, Chính vì vậy mà mỗi người chúng ta cần
phải rèn luyện cho mình những thói quen tốt. Không ai sinh ra đã có ngay các
thói quen tốt, mà phải trải qua một quá trình nhận thức – giáo dục – rèn luyện thì
mới có được nó. Mỗi người chúng ta cần lên cho bản thân mình một thời gian
biểu hợp lí, rèn luyện cho bản thân mình những lối sống lành mạnh, tích cực, cố
gắng, trau dồi, phát triển bản thân mình theo chiều hướng tích cực. Là học sinh,
những thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần cố gắng phấn đấu hình thành
những thói quen tốt có lợi cho việc rèn luyện tri thức và tu dưỡng đạo đức để trở
thành người có ích cho xã hội sau này.
Phần I:
Câu 1:
Hồi thứ 14: Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận
Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài.

Câu 2:
Trong câu “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc
chia nhau mà cai trị” gợi nhắc tới hai câu thơ trong bài Sông núi nước Nam
tương truyền của Lý Thường Kiệt.
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời”

- Câu nói của vua Quang Trung có ý nghĩa khẳng định nền độc lập, tự cường
của nước ta, đất nước có ranh giới lãnh thổ rõ ràng, có vua cai trị. Đồng thời đây
cũng là câu nói nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ trước mọi
kẻ thù xâm lược.

Câu 3:
Xã hội luôn vận hành theo chiều hướng phát triển đi lên, kéo theo đó là rất
nhiều những mặt tiêu cực, những tệ nạn ra đời gây ảnh hưởng không tốt đến
cuộc sống con người. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy dù trong bất cứ thời đại
nào cũng có những người sẵn sàng giúp nước, giúp ích cho xã hội. Một người
một hành động nhỏ tạo nên người anh hùng giữa đời thường hiện nay. Anh hùng
là danh từ dùng để chỉ những người có công giúp đỡ người khác, giúp đỡ quê
hương, đất nước, khiến cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Còn người anh hùng
giữa đời thường là những con người trong cuộc sống đời thường cố gắng làm
cho xã hội này tốt đẹp hơn, biết giúp đỡ người khác, có ý thức xây dựng một
cuộc sống, một cộng đồng lành mạnh, tốt đẹp, vững bền. Ngày nay, có rất nhiều
những “anh hùng” xuất hiện không chỉ bằng những hoạt động hay cống hiến lớn
lao cho xã hội, đất nước mà những người "anh hùng" còn xuất hiện cả trong
hành động nhỏ của mình giữa cuộc sống. Nhưng điểm chung là họ đều hành
động không phải vì cái danh “anh hùng” được mọi người bình bầu mà nó chỉ
đơn giản là xuất phát từ tấm lòng, từ quan niệm sống và cách nhìn nhận về vấn
đề đó, khiến họ không thể ngồi im hay khoanh tay đứng nhìn. Trong cuộc sống
hiện nay của chúng ta cũng có rất nhiều những anh hùng đời thường, ví dụ như
anh Nguyễn Ngọc Mạnh. Anh đã cứu 1 bé gái đang treo lơ lửng ở lan can. Anh
nghĩ rằng anh mới chỉ làm 1 việc rất nhỏ vì vậy anh không mưu cầu báo đáp và
điều anh mong muốn nhất đó chính là em bé được anh cứu khỏi bàn tay tử thần
không bị thương quá nặng. Bên cạnh những người có ý thức xây dựng một cuộc
sống, một cộng đồng lành mạnh, tốt đẹp, vững bền thì đâu đó trong cuộc sống
vẫn có những người ích kỉ, sống thờ ơ, vô cảm, bàng quang với mọi thứ xung
quanh, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình… những người này đáng bị xã hội
thẳng thắn phê phán, chỉ trích. Mỗi người chỉ được sống một lần, hãy sống tràn
ngập tình yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác để xã hội trở nên tốt
đẹp, thấm đẫm tình người hơn. Chúng ta hãy trở thành những “người anh hùng”
ngay trong chính cuộc sống của mình.

Phần II
Câu 1:
Không cho bà đi nữa =>câu rút gọn
Khôi phục : Con ko cho ba đi nữa
Câu đặc biệt : Ba

Câu 2:

“Chuyện người con gái Nam Xương” là câu chuyện đã lấy nước mắt của người
đọc bởi cốt truyện cảm động sâu sắc, hình tượng nhân vật xây dựng chân thực,
khách quan, nghệ thuật kể chuyện li kì, hấp dẫn và các chi tiết giàu ý nghĩa.
Một trong những chi tiết để lại nhiều ấn tượng đó là hình ảnh “cái bóng”. Chi
tiết cái bóng là một chi tiết đặc sắc, vừa là thắt nút vừa là mở nút cho câu
chuyện:

– Xuất hiện lần đầu trên vách tường là chiếc bóng của Vũ Nương, nàng trỏ vào
chiếc bóng của mình mà nói là cha Đản. Điều ấy đã gây ra sự hiểu lầm của
Trương Sinh mà dẫn tới cái chết bi thảm của nàng.( thắt nút)

– Xuất hiện lần thứ hai sau khi Vũ Nương chết, Trương Sinh nhận ra cái bóng là
người cha mà bé Đản nhắc tới. Nỗi oan của Vũ Nương được hóa giải (mở nút)

Cái bóng là hình tượng đa nghĩa và với mỗi nhân vật, nó mang một ý nghĩa khác
nhau:+ Với Vũ Nương: Đó là h/ả người chồng+ Với Bé Đản: Đó là người cha bí
ẩn.+ Với TS: Đó là kẻ thứ ba, là người đã chen vào hạnh phúc gia đình chàng.-
Nguyễn Dữ lấy cái bóng để dẫn dắt câu chuyện một cách nghệ thuật, đồng thời
thể hiện bi kịch của con người. Trong xã hội ấy số phận con người rất mong
manh, có thể mất tất cả cuộc sống vì một cái bóng mơ hồ của chính mình.=> Có
thể nói chi tiết "cái bóng" đã thể hiện cô đọng cảm hứng vừa hiện thực vừa nhân
đạo của Nguyễn Dữ.
Câu 1:
Đoạn trích trên thuộc tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí, tác giả là Ngô Gia
Văn Phái.

Câu 4:
Đọc đoạn trích trên ta có thể thấy hình ảnh người anh hùng áo vải Quang
Trung - Nguyễn Huệ hiện lên là 1 một người có tài thao lược hơn người , tầm
nhìn xa trông rộng và oai phong lẫm liệt trong chiến đấu. Trước hết đọc đoạn
văn ta có thể thấy tài thao lược của người anh hùng quang trung là cuộc hành
binh thần tốc do ông chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Vừa hành
quân ra Bắc vừa đi vừa đánh giặc vậy mà ông hoạch định là mồng 7 tháng giêng
sẽ vào ăn tết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức hai ngày. Hành quân xa
và đầy gian khổ như vậy nhưng cờ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, răm rắp nghe theo
chỉ huy. Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang
Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là
một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức
quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha
trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…

NLXH:
1, Lòng dũng cảm.
Trong cuộc sống chúng ta sẽ không ngừng phải va vấp vào những điều khó
khăn và để có thể bước qua nó mỗi chúng ta cần phải thật dũng cảm đối mặt với
nó. Chính vì vậy mà ta có thể thấy rằng lòng dũng cảm đóng góp ko ít phần
quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó
khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám
đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công
lí, chính nghĩa. Ta có thể thấy dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở
mọi thời đại. Trong lịch sử đấu tranh giành lại độc lập của dân tộc đã có ko ít
các chiến sĩ dũng cảm hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước. Anh hùng Bế Văn
Đàn lấy thân mình làm giá đỡ súng cho đồng đội, anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy
thân mình chèn pháo, anh hùng Phan Đình Giót lấy thân lấp lỗ châu mai,…
Không chỉ trong quá khứ , hiện nay trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta chứng
kiến rất nhiều những hành động dũng cảm: cứu người hoạn nạn, truy bắt tội
phạm, tố cáo tiêu cực... Có thể kể đến là anh Nguyễn Ngọc Mạnh anh đã cứu
sống 1 em bé rơi từ tầng 12 chung cư. Như vậy ta có thể thấy rằng lòng dũng
cảm đã trở thành một chuẩn mực đạo đức của xã hội, là một trong những thước
đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người.Giờ đây những người dũng cảm
không đơn thuần là người có hành động xả thân, mà còn phải là người biết xả
thân vì lẽ phải, vì chính nghĩa để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Và chính những
người dũng cảm là những tầm gương sáng mà chúng tâ cần học tập và noi theo.
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng lòng dũng cảm
với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Họ là những người hèn
nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử
thách để vươn lên trong cuộc sống. Những người như vậy thật đáng để phê
phán. Như vậy mỗi bản thân chúng ta cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc
làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận
lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn. Dũng cảm là một đức tính
vô cùng cần thiết trong cuộc sống, vì vậy chúng ta cần rèn luyện lòng dũng cảm
để trở thành một người công dân có ích cho đất nước, đồng thời xây dựng một
cuộc sống, xã hội ngày càng tươi đẹp.

Mẫu tử.
Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân
trọng nhưng có lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng chính là tình mẫu tử.
Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả
tấm lòng mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính
trọng mà người con dành cho mẹ mình .Mẹ luôn là người nâng đỡ, chở che cho
con ngay từ những ngày đầu chập chững. Mẹ dành cả cuộc đời lo lắng cho con
mà không mong một sự đáp đền, bởi niềm hạnh phúc lớn nhất của mẹ là được
nhìn thấy các con hạnh phúc, trưởng thành. Khi con vấp ngã, mẹ sẵn sàng nâng
con dạy. Khi con vui hay buồn, mẹ luôn là người ở bên con, chia sẻ và động
viên con. Như nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu “Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”. Tình yêu thương của mẹ dành cho con
là vô cùng thiêng liêng, cao cả là bất tử, là bao la vô tận, không sao có thể đền
đáp hết được. Tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ
gắn bó với nó trong suốt cuộc đời: từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, nâng đỡ con khi
chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Cuộc
đời của người con cũng chính là cuốn nhật ký của người mẹ. Tình mẫu tử là tình
cảm vô cùng bao la, rộng lớn và vĩ đại, mẹ là người đã suốt đời hi sinh vì con.
Chính vì thế con cái cần biết trân trọng những tình cảm đó và phải sống làm sao
để xứng đáng với tình cảm đó.
Đọc khổ thơ thứ 2 bài thơ “ Đồng chí” ta có thể thấy được những biểu hiện cao
đẹp, cảm động của tình đồng chí giữa những người lính. Tình đồng chí là sự
cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó
với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình. Họ
hiểu về hoàn cảnh ra đi của nhau: bỏ lại sau lưng những gì bình dị, thân thuộc
nhất, những gì đã gắn bó với họ từ lúc chào đời: “ruộng nương, gian nhà, giếng
nước, gốc đa”.Và họ cùng nhau xác định lí tưởng: ra đi để bảo vệ những gì thân
thương nhất, thái độ dứt khoát ra đi thể hiện quyết tâm chiến đấu. Và t có thể
thấy rằng tình đồng chí ko chỉ dừng lại ở việc cảm thông và hiểu cho nhau nó
còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.
Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng
chiến chống pháp hiện lên rất cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không
giày, sự khổ sở của những cơn sốt rét hành hạ, trời buốt giá, môi miệng khô và
nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Nhưng những người
lính vẫn cười bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội "thương nhau tay
nắm lấy bàn tay".Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở "chân
không giày" và thời tiết "buốt giá". Trong buốt giá gian lao, những bàn tay tìm
đến để truyền cho nhau hơi ấm, truyền cho nhau niềm tin, truyền cho nhau sức
mạnh để vượt qua tất cả, đẩy lùi gian khổ. Những cái nắm tay ấy đã thay cho
mọi lời nói.

Câu 2: Tri kỷ: thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình. Từ thuần Việt đồng nghĩa với
từ tri kỷ là “bạn thân” - Không thể thay từ “bạn thân” cho từ “tri kỷ” vì nếu thay
sẽ làm mất đi sự trang trọng, thiêng liêng...

Câu 3: - Cấu tạo: Dòng thơ cuối thuộc kiểu câu đặc biệt
- Tác dụng: Câu đặc biệt như một lời khẳng định, một phát hiện sự kết tinh
tình cảm của người lính. Câu đặc biệt con như bản lề gắn kết hai khổ thơ => Bộc
lộ chủ đề tác phẩm.

Câu 4: Cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính thời lỳ kháng chiến
chống pháp dựa trên rất nhiều cái chung: chung hoàn cảnh giai cấp, chung khó
khăn gian khổ, chung nhiệm vụ, thử thách

Câu 5:
Tình bạn – một thứ tình cảm trong sáng và đẹp đẽ mà bất cứ ai cũng cần có
trong cuộc đời. Không ai có thể sống và tồn tại một cách ý nghĩa, vui vẻ nếu như
thiếu đi thứ tình cảm đặc biệt này.
.
Đọc “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ta có thể thấy nổi bật lên 1 hình ảnh
độc đáo đó chính là hình ảnh những chiếc xe không kính - biểu tượng cho hiện
thực tàn khốc của chiến tranh được tác giả Phạm Tiến Duật miêu tả 1 cách trần
trụi và chân thưc nhất. Ta có thể thấy rằng giờ đây các chiếc xe đã không còn
được hoàn hảo, nguyên vẹn nữa “ ko kính”, “ ko đèn”, “ ko có mui xe”, “ thùng
xe có xước”. Những chiếc xe ko còn dc nguyên vẹn là do chiến tranh , bom giật
bom rung . Động từ “giật”, “rung” cùng với từ “bom” được nhấn mạnh hai lần
càng làm tăng sự khốc liệt của chiến tranh.

Câu 1: “ BTVTĐXKK” – Phạm Tiến Duật


HCST: Bài thơ nằm trong chùm thơ của PTD đc tặng giải Nhất cuộc thi
thơ của báo Văn nghệ năm 1969. In trong tập “ Vầng trăng cuồng lửa”. Bài thơ
được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác
liệt.

Câu 2: Hình ảnh: những chiếc xe không kính


 + Gợi về hiện thực khốc liệt chiến tranh
 + Làm nổi bật vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

You might also like