You are on page 1of 7

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: DẪN CHỨNG + NHẬN ĐỊNH

* Chủ đề: Tình yêu thương, sự sẻ chia, đồng cảm trong cuộc sống:

[Dẫn chứng]
Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Bác Hồ tự nguyện nhịn một bữa ăn vào cuối tuần để dành gạo cứu đói nhân dân trong những
ngày đầu cách mạng Tháng Tám (1945), từ đấy đã dấy lên phong trào hũ gạo cứu đói trong mọi
gia đình người Việt Nam lúc bấy giờ.

“ Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, toàn Đảng...”

“Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du
kích, thanh niên xung phong...) Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn,
chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần "tự
lực cánh sinh”.
Đối với các liệt sỹ, mỗi địa phương (thành phố, làng, xã) cần xây dựng vườn hoa và bia tưởng niệm ghi
sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.”
Người cũng chu đáo, quan tâm đến cha, mẹ vợ, con của thương binh và liệt sĩ và dặn “phải giúp đỡ họ có
công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói, rét."
Ngay cả đối với những người Việt Nam lầm lỡ, trước đây làm việc cho chế độ cũ hoặc không lương thiện
trong chế độ cũ, Bác cũng nhắc nhở: "Nhà nước phải vừa dùng giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo
họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện". Chi tiết này đã thể hiện đậm nét sự khoan dung,
nhân hậu trong tấm lòng vị cha già dân tộc.
Lời cuối cùng trong Di chúc, cũng là những lời xúc động nhất “tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho
toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng." Cho đến lúc đi xa, Bác
vẫn để lại trên cõi đời này muôn vàn tình thương yêu cho toàn thể dân tộc.

Covid 19:

Theo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến ngày 15/8, Ban Vận động, tiếp
nhận và phân phối Quỹ Phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố đã tiếp nhận hơn 908,6 tỷ
đồng tiền mặt và hàng hoá, thiết bị chống dịch.

Chúng ta thật xúc động khi đọc được thông tin chị Đỗ Thị Ngọc Phượng (chủ chuỗi quán chay
Mãn Tự, Quận 1, TP Hồ Chí Minh) cùng nhóm thiện nguyện của mình, và sự hỗ trợ của các
mạnh thường quân đã nấu 4.000 đến 5.000 suất ăn mỗi ngày trong vài tháng qua để gửi miễn phí
đến các chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch và người dân trong khu phong tỏa cách ly trên địa bàn
Thành phố. Đặc biệt, khi dịch bệnh COVID-19 ngày càng phức tạp, có ngày số suất ăn bếp nấu
phát đi lên tới hơn 7.500 phần. Bên cạnh đó, các chị còn mở ‘chợ rau’ 0 đồng, mỗi ngày tặng 20
tấn rau cho các bếp ăn từ thiện khác và bà con có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Chúng ta thật cảm mến khi đã có biết bao nhiêu bác sĩ, y tá, sinh viên y khoa từ mọi miền Tổ
quốc tình nguyện “Nam tiến” vào hỗ trợ TP Hồ Chí Minh. Hay như mới đây vào ngày 24/7,
PGS.TS, Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ
Y tế tại TP Hồ Chí Minh kêu gọi các đồng nghiệp tham gia chống dịch hỗ trợ TP Hồ Chí Minh
thì chiều 26/7 đã có hơn 2 nghìn lượt người đăng ký. Trong số đó, không ít người đã về hưu. Họ
chẳng nề hà khó khăn, hiểm nguy, thậm chí họ chấp nhận rủi ro và nguy cơ lây nhiễm cao chỉ
bởi sự thúc giục của con tim không cho phép họ “ích kỷ”. Mệnh lệnh của trái tim ngay lúc này là
“tối thượng”. Có sự hy sinh nào cao quý hơn thế khi tất cả chỉ vì mục đích cứu người, bởi biết
bao người bệnh đang cần, rất cần họ...

“Dịch bệnh ai cũng khó khăn cả. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều. Thấy bà con
khó khăn lúc này, ai giúp được gì cũng sẽ sẵn sàng cả thôi, không tính toán, so đo, không phân
biệt người lạ hay quen, tất cả đều thân thương như chính ruột thịt của mình vậy”, một mạnh
thường quân chia sẻ.

6. Cô giáo Barbara Henry:

Cuối những năm 1950, bang New Orleans ở Mỹ xóa bỏ phân biệt màu da, ngoại trừ trường học
thì vẫn còn. 1960, tòa án liên bang bắt bang này cho phép học sinh da đen đến trường. Ruby
Bridges – cậu bé da đen đã đăng kí học ở 1 ngôi trường gần nhà, đây là học sinh da đen đầu tiên
và duy nhất của trường năm đó. Ngày đầu tiên đi học, cảnh sát hộ tống Ruby và mẹ cậu bé trước
sự giận dữ, gào thét, chửi rủa của người da trắng. Trẻ da trắng không đến lớp, giáo viên từ chối
đứng lớp, trừ một cô giáo trẻ: Barbara Henry. Chính tình yêu thương của cô giáo trẻ đã tiếp thêm
sức mạnh cho cậu học trò và tạo thêm cho mọi người một niềm tin về sự bình đẳng trong quyền
được yêu thương đối với mỗi con người.

Bài học của thầy Wayne Dyer:

Ông ấy cầm một quả cam và hỏi: "Giờ mà tôi vắt trái cam này thì sẽ nhận được gì?" Mọi người
trả lời rằng dĩ nhiên sẽ nhận được nước cam rồi. Ông ấy hỏi vì sao – một câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn
– vì nước cam ở bên trong quả cam chứ sao. Ông ấy nói: Con người cũng như vậy, khi chúng ta
bị hoàn cảnh dồn ép, vắt kiệt như quả cam này, điều chúng ta phản ứng lại, giống như nước cam,
là thứ chảy từ bên trong chúng ta ra. Nếu trong ta là hận thù, chúng ta sẽ phản ứng bằng hận thù.
Nếu trong ta là tình yêu, chúng ta sẽ phản ứng bằng tình yêu. Không có lý gì trong bạn là tình
yêu mà bạn lại phản ứng bằng hận thù. Đó là bài học sâu sắc nhất tôi từng học về tình yêu, để tin
rằng yêu thương là sức mạnh. Yêu thương thuộc về kẻ mạnh.

Cậu bé Nhật và gói lương khô

Tối hôm động đất và sóng thần xảy ra trên đất nước Nhật (11/3/2011), một phóng viên thường
trú tại Nhật được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho
người bị nạn. Trong số những người rồng rắn xếp hàng có một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người
chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà cậu lại xếp hàng cuối cùng, sợ đến phiên của
em thì chẳng còn thức ăn, anh phóng viên chạy lại hỏi thăm. Nhìn thấy cậu bé bị lạnh, anh PV
cởi áo khoác trùm lên người cậu. Vô tình bao lương khô, khẩu phần ăn tối của anh bị rơi ra
ngoài. Anh nhặt lên đưa cho bé và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của
chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”.

Đứa bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tưởng cậu sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không
phải, cậu ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm, để bao lương khô vào
thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, anh phóng viên hỏi: “Tại sao
con không ăn mà lại đem đặt vào đó?” Bé trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó
để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ…!”

Chương trình nghệ thuật kêu gọi mọi người hỗ trợ những người khuyết tật, những em nhỏ
hoàn cảnh khó khăn,…

Tối ngày 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, đêm nghệ thuật “Những trái tim đồng cảm” đã được tổ
chức. Đây là chương trình thường niên của Tạp chí Gia đình và Trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) nhằm
kêu gọi các tấm lòng hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/dioxin,
trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. ban tổ
chức đã nỗ lực vận động, kêu gọi được 15 tỷ đồng, nhờ đó mà rất nhiều trẻ em đã được mổ tim
nhân đạo, những ngôi nhà tình thương được xây dựng khang trang cho trẻ em mồ côi, học sinh

[NHẬN ĐỊNH]

1. Con người chỉ có thể tồn tại cùng nhau nếu biết trân trọng, hợp tác và biết nghĩ cho
người khác. Bằng không, cả thế giới sẽ chìm trong tăm tối. (Giá trị của sự tử tế - Piero
Ferrucci)

2. Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: họ càng cho nhiều,
họ càng có nhiều. (Rainer Maria Rilke)

3. Tình yêu lớn lên nhờ sự cho đi. Sự yêu thương mà chúng ta cho đi là sự yêu thương duy
nhất mà chúng ta giữ được. (Elbert Hubbard)

4. Yêu không chỉ là một danh từ - nó là một động từ, nó không chỉ là cảm xúc – nó là quan
tâm, chia sẻ, giúp đỡ, hy sinh. (William Arthur Ward)

5. Yêu thương là hiện thực duy nhất và nó không chỉ là một tình cảm. Nó là chân lý tối thượng nằm
tại tâm tạo hóa. (Rabindranath Tagore)

6. Yêu thương là sức mạnh duy nhất có thể biến kẻ thù thành bạn. (Martin Luther King Jr)

7. Điều tốt đẹp nhất trên thế gian này không thể nhìn thấy hoặc thậm chí chạm vào – chúng
phải được cảm nhận bằng trái tim.

8. Thật tuyệt vời là con người đã sử dụng biết bao thời gian để chống lại cái ác. Giá mà họ
cũng sử dụng năng lượng đó để yêu thương người khác, cái ác sẽ tự chết vì buồn chán.

9. Chúng ta yêu thương không phải bởi tìm được người hoàn hảo, mà bởi học được cách
nhìn người không hoàn hảo một cách hoàn hảo.

10. Thiên đường được tạo ra cho những trái tim dịu dàng; địa ngục cho những trái tim không
biết yêu thương.
* Chủ đề: Nghị lực sống:

[DẪN CHỨNG]

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Không chỉ gặp khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống, mà
trong cuộc hành trình suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành luôn bị kẻ thù
rình rập, theo dõi, giám sát, hăm dọa và tìm mọi thủ đoạn hãm hại. Bản án tử hình vắng mặt
(năm 1929) và những ngày bị thực dân Anh bắt giam tại Nhà ngục Victoria, Hồng Kông (năm
1931) mà Người đã trải qua và tất cả những khó khăn gian khổ đó không làm Nguyễn Tất Thành
chùn bước. Ngược lại, những thử thách đó càng tiếp thêm cho Người nghị lực, ý chí và sức mạnh
để cổ vũ Người vượt qua, kiên định lập trường của mình là tìm con đường cứu nước cho nhân
dân Việt Nam. Dù chịu cảnh tù đày nghiệt ngã trong dãy xà lim “bề rộng chỉ vừa một người nằm
xiên xiên” nhưng sau này khi viết lại những năm tháng ấy, Người chỉ nói đến tâm tư của mình
“khi bị bắt giam, trong tâm trạng chỉ có một điều là lo, không phải là lo cho số phận của mình
sau này sẽ ra sao… lo là lo những công việc mình làm xong, ai sẽ tiếp tục làm thay?”.

Elizabeth Murray: sinh năm 1980 trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều dính căn bệnh thế kỷ
AIDS. Năm 15 tuổi, mẹ qua đời vì bệnh tật, cha phải chuyển đến khu tạm trú cho những người
vô gia cư. Không nhà cửa, không cha mẹ nhưng cô gái vượt lên số phận. Hàng đêm, cô vẫn tìm
ra nơi có ánh sáng để đọc sách. Chăm chỉ làm việc cộng với tinh thần vượt khó, cuối cùng cô có
tên trong danh sách nhập học của Đại học Harvard. Sau này cô trở thành giám đốc của một công
ty.

Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill

Churchill từng bị đúp năm lớp 6. Ông cũng bị đánh bại ở tất cả các vị trí trong những cơ quan
chính phủ mà ông xin vào. Tuy nhiên, tới năm 62 tuổi, Churchill đã trở thành Thủ tướng Anh.
Ông tự nhận mình là “một người bi quan luôn thấy sự khó khăn trong mọi cơ hội” và “một người
lạc quan luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn”.

Vallaud – Belkacem:

Cô bé chăn cừu ở Ma-rốc, từng bị phân biệt chủng tộc, giới tính và bị xem là “mối nguy hại cho
đất nước”. Thế nhưng với ý chí, nghị lực của bản thân, cô bé chăn cừu ngày nào đã trở thành nữ
Bộ trưởng Bộ giáo dục đầu tiên của nước Pháp, là người Hồi giáo đầu tiên trong lịch sử chính trị
Pháp giữ cương vị này.

Làm việc tại nơi dành cho những người đàn ông da trắng, cô luôn mỉm cười và sống với phương
châm: Dung hòa với những thứ không thể hòa hợp.

Nhà báo Audrey Pulvar nhận xét: Cô ấy là người phụ nữ ở một đất nước mà hiếm khi nhìn thấy
phụ nữ hoặc những người thuộc các dân tộc khác giữ một vị trí quyền lực, chính trị ở Pháp luôn
là chuyện của đàn ông da trắng”.

Albert Einstein:

Thuở nhỏ, Einstein được biết đến là một đứa trẻ không có khả năng học tập (luôn xếp hạng cuối
ở lớp), viết rất kém (Cậu từng nói:”Viết đối với tôi là cái gì khó khăn lắm”); có thể bị hội chứng
Aspergers Syndrome, một dạng của bệnh tự kỷ; diễn đạt các ý tưởng rất kém (lên 3 chưa biết
nói, 7 tuổi mới biết đọc, là một giáo sư giảng dạy tồi)

Thế nhưng vượt qua mọi khó khăn, ông đã có rất nhiều sáng chế, đặc biệt là Thuyết tương đối.
Và từ đó được coi là nhà bác học vĩ đại nhất mọi thời đại.

Nguyễn Văn Duy – một tấm gương vượt qua khó khăn điển hình:

Duy sinh ra vốn khỏe mạnh và khôi ngô. Khi chưa tròn 8 tháng tuổi, Duy bị sốt cao, lên cơn co
giật rồi biến chứng sang teo cơ, dần dần bị liệt nửa người bên trái. Gia đình đưa em đi khắp nơi,
hễ nghe nơi nào có thuốc tốt là mẹ em lại lặn lội tìm đến, nhưng tất cả những nỗ lực của gia đình
đều trở nên vô vọng. Nửa người bên trái của em đã bị liệt hoàn toàn, chân và tay phải cũng yếu
đi.

Buổi đầu đến lớp, Duy gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại, những ánh mắt tò mò, cười cợt của
bạn bè khiến em bị tổn thương. Việc đi học và sinh hoạt của em cũng không dễ dàng. Tay em
không cầm được ô hay tự lái chiếc xe lăn đi học nên phải nhờ đến bố mẹ. Nhưng không vì thế
mà Duy nản chí, em luôn tự nhủ với bản thân “mình không đứng được thì phải học được, chỉ có
học mới khẳng định được bản thân, thay đổi số phận và không muốn là gánh nặng của gia đình,
xã hội”.

Vượt qua sự nghiệt ngã của số phận với nửa người bị liệt, Duy trở thành một sinh viên khoa
Công nghệ thông tin và truyền thông của trường ĐH Hồng Đức. Năm 2009, em được nhận bằng
khen của Hội Bảo trợ người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Biểu dương những
tấm gương có hoàn cảnh khó khăn trong học tập – lao động – sản xuất giỏi”. Duy còn được nhận
quà của UBND tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Những tấm lòng nhân ái’ dành cho người
khuyết tật vượt lên số phận”.

[NHẬN ĐỊNH]

1. Giống như hoa dại, hãy học cách sinh tồn trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, ngay cả khi
người đời cho rằng bạn không thể.

2. Người hạnh phúc không phải là người được sống trong hoàn cảnh thuận lợi nào mà là một
người có thái độ sống tốt trước bất kỳ hoàn cảnh nào – Hugh Downs

3. Khi mọi việc dường như đang chống lại bạn, hãy nhớ rằng máy bay cất cánh ngược chiều
gió, chứ không phải cùng chiều gió. - Henry Ford

4. Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển


Quyết chí ắt làm nên – Hồ Chí Minh

5. Khi cuộc sống dồn bạn vào bước đường cùng, đừng hỏi: tại sao là tôi? Mà hãy nói rằng: cứ
thử tôi đi!

6. Nếu như bạn mong đợi người đời sẽ tử tế với bạn chỉ vì bạn tử tế với họ, thì cũng giống như
việc bạn trông chờ một con sư tử không ăn thịt mình chỉ vì mình không ăn thịt nó. Cuộc sống
vốn dĩ không công bằng, hãy tập làm quen dần với điều đó.
7. Khám phá vĩ đại nhất của thời đại chúng ta chính là việc con người có thể thay đổi cuộc sống
của mình chính bằng cách thay đổi thái độ sống – William James

8. Có người không dám bước vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì
khác nào chân đã gãy.

9. Đời là cuộc đấu tranh liên tục; nó luôn được cải biên với những khó khăn mới. Và chúng ta
sẽ chiến thắng nhưng bao giờ cũng phải trải giá.

10. Không bao giờ cúi đầu, không bao giờ bỏ cuộc hay chỉ ngồi than thở. Hãy tìm một cách
khác. Và đừng cầu nguyện khi trời mưa nếu bạn không cầu nguyện khi trời nắng. Nếu như bạn
bị rớt lại phía sau, hãy chạy nhanh hơn. Không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ đầu hàng, hãy
chống lại nghịch cảnh.

* Chủ đề: Đam mê và quyết tâm theo đuổi đam mê:

[DẪN CHỨNG]

1. danh họa Picasso:

2. Bill Gates

3. Walt Disney
.
4. Nghệ nhân Sushi-Jiro, người dành cả đời để làm bánh sushi, ngay cả ở trong mơ. Học trò
theo học, kể lại rằng trong 10 năm 4 tháng học nghề, họ chỉ được cho làm món sushi trứng ngày
qua ngày như cái cách danh họa Leonardo da Vinci dành thời gian để vẽ trứng. Nếu bạn biết họ
đã bỏ ra bao nhiêu thời gian để làm một việc gì đó, bạn sẽ không gọi họ là thiên tài.

[NHẬN ĐỊNH]

1. Đam mê tái tạo thế giới cho tuổi trẻ. Nó khiến mọi thứ trở nên sống động và đáng kể.

2. Thà lạc lối trong đam mê còn hơn đánh mất đam mê.
3. Trí tuệ dẫn ta vào cuộc theo đuổi sự thật. Đam mê khuyến khích ta hành động.

4. Sự tỏa sáng một phần là tài năng, 2 phần là trí tuệ và ba phần là đam mê.

5. Đam mê là gỗ củi giữ ngọn lửa mục đích luôn bùng cháy.

6. Những ước mơ không chết chừng nào bạn còn nuôi dưỡng nó bằng niềm đam mê.

7. Tri thức là con mắt của đam mê, và có thể trở thành hoa tiêu của tâm hồn.

You might also like