You are on page 1of 4

Mỗi con người được sinh ra và lớn lên đều trong vòng tay yêu thương của cha

mẹ, trong tình yêu


thương của mọi người. Tình yêu thương con người vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, và
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay.

Lòng yêu thương con người là sự quan tâm, chăm sóc, đồng cảm thấu hiểu cho nhau, luôn giúp
đỡ chia sẻ, lo lắng giữa con người với con người. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý báu của mỗi con
người.

Lòng yêu thương con người được thể hiện qua nhiều mặt khác nhau. Nhưng đều có một điểm
chung đó là thứ tình cảm ấy xuất phát từ tận sâu trái tim, từ tấm lòng chân thành của mỗi người. Người
có lòng yêu thương con người là những người biết giúp đỡ, chia sẻ với những khó khăn của người
khác, thấy người khác gặp hoạn nạn là tìm cách cùng họ vượt qua. Hơn thế nữa, họ không ngần ngại hy
sinh lợi ích cá nhân vì tập thể, cộng đồng, họ còn khoan dung, tha thứ cho những lỗi lầm của người
khác. Lòng yêu thương con người thật giản dị hiện diện mọi ngày, mọi nơi, mọi thời điểm nhưng
chúng lại có những sức mạnh phi thường. Đó là tình cảm gia đình, tình yêu thương của ông bà cha mẹ
dành cho con cái, lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Những người hàng xóm
láng giềng luôn giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Thầy cô luôn cố gắng dành trọn vẹn kiến thức
mình có cho học sinh, luôn đồng cảm giúp đỡ các em khi vấp ngã. Ngày nay, tuy đã hòa bình nhưng
đất nước ta vẫn phải chịu đựng thiên tai hoành hành, lòng yêu thương ấy lại được thể hiện qua những
cuộc từ thiện từ chiếc quần áo, sách vở hay gói đồ ăn... Chỉ cần có lòng yêu thương, quan tâm, sẻ chia,
giúp đỡ lẫn nhau, mọi chuyện đều có thể vượt qua được.

Lòng yêu thương con người trong xã hội hiện nay ngày càng quan trọng. Trong cuộc sống bộn bề,
gấp gáp, mọi người đều phải chịu những áp lực riêng, vì thế mà tình yêu thương con người càng phải
được nâng cao. Ai ai cũng yêu thương lẫn nhau thì nhân loại tràn đầy sự hạnh phúc, con người gần gũi,
thân thiết với nhau hơn. Chỉ cần có lòng yêu thương, khi ấy làm gì còn xung đột, gây ra bao đau
thương như chiến tranh đã để lại. Lòng yêu thương sẽ giúp xây dựng một xã hội văn minh hơn, giàu
tình người hơn.

Tuy nhiên, đáng buồn thay, vẫn còn một số bộ phận con người sống thật vô cảm, lãnh đạm. Họ
gây ra những hành động sai trái ảnh hưởng đến những người khác như cho hóa chất vào thực phẩm,
bán hàng giả, hàng kém chất lượng, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà không nghĩ đến lợi ích
cho cộng đồng. Nhiều người thấy ngoài đường gặp nạn thì thờ ơ, không ra tay giúp đỡ, rồi nhiều vụ
việc bạo hành gia đình, bạo lực học đường... gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thật đáng
chê trách, lên án!

Hiểu được rõ ý nghĩ, giá trị của lòng thương người, mỗi cá nhân chúng ta cần phải trau dồi đức
tính ấy, hãy yêu thương con người nhiều hơn, bởi khi ta cho đi tình yêu thương bao nhiêu thì chính bản
thân ta sẽ nhận lại được bấy nhiêu. Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều tổ chức được mở ra vì con
người, vì nhân quyền tất cả đều xuất phát từ lợi ích của mọi người, vì tình yêu thương giữa con người
với nhau.

Hãy biết yêu quý bản thân một cách đúng đắn, rồi yêu thương con người khác, cùng giữ gìn và
phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta như ông cha ta từ xưa đã dạy:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương


Người trong một nước phải thương nhau cùng."
Bài 2. Tình yêu thương tựa như ánh nắng ấm áp của mùa xuân mang đến mọi người nguồn sống
tươi tắn, không khí sung sướng và sức sống mãnh liệt, tràn trề nhiệt huyết cho một tương lai mới nhiều
phát minh, sáng tạo hơn. Tình yêu thương là tình cảm thiêng liêng của bậc sinh thành so với con cái,
tình cảm kết nối của bạn bè, tình hàng xóm, láng giềng, sự chân thành của những người bạn cũng chính
là tình thương giữa người với người. Tình yêu thương con người vốn là truyền thống lịch sử tốt đẹp,
đóng vai trò quan trọng trong xã hội lúc bấy giờ.

Tình thương là tình cảm tốt đẹp của con người, được xuất phát từ tấm lòng, từ tâm tưởng mỗi
người giúp đỡ người khác. Không mong nhận lại điều gì. Còn hạnh phúc là niềm vui của mỗi người có
thể đạt được điều mình mong muốn, có điều tình yêu đẹp hay được sự giúp đỡ của người khác. Tình
yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người có thể hiểu rằng: khi tình thương được lan rộng sẽ đem lại
hạnh phúc cho người khác, không chỉ là hạnh phúc của người được nhận tình thương mà còn là hạnh
phúc của người đem tình thương đấy.

Đúng vậy, đôi khi chỉ là trao nhau tình thương nhỏ cũng đem lại hạnh phúc lớn cho người khác.
Trong cuộc sống luôn thay đổi này, có rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần chúng ta giúp đỡ. Không phải
chỉ về mặt vật chất mà cả tinh thần. Đôi khi chỉ là chiếc bánh mì cho bác ăn xin cùng nụ cười hiền hậu,
hay một quyển sách, một tấm áo ủng hộ cho trẻ em nghèo tuy nhỏ nhưng là cả tấm lòng của người cho
đi, sẽ đem lại một hạnh phúc lớn cho người được nhận. Và cũng là niềm vui của người cho đi. Biết
đâu, một ngày nào đó, chúng ta gặp khó khăn, họ chính là những người đem lại hạnh phúc cho chúng
ta. Em đã từng nghe một câu nói "Hạnh phúc không phải là điểm đến mà là một hành trình ta đang đi".
Hành trình đó chính là cuộc sống này, là tình thương của nhân loại dành cho nhau. Là sự giúp đỡ nhau
khi hoạn nạn. Giống như ở Nepal vừa qua đã phải hứng chịu trận động đất kinh hoàng, phá tan bao
nhiêu tổ ấm của người dân nơi đây, mọi thứ trở lên vô vọng. Nhưng bằng tình thương của bạn bè quốc
tế, đã góp sức, góp của để giúp đỡ nước bạn. Nhìn họ có cơm ăn, nhìn nụ cười hạnh phúc của các bạn
nhỏ, chắc hẳn chúng ta ai cũng thấy ấm lòng, đó không phải là hạnh phúc sao? Hay trong tác phẩm
"Chí Phèo" của Nam Cao bằng tình yêu thương giản dị, ngây ngô của Thị Nở đã cảm hóa, đem lại mục
đích sống cho Chí Phèo, khơi dậy cái thiện trong Chí, cho Chí thấy được hạnh phúc mà bấy lâu nay
Chí không có. hay tình thương đối với động vật, giúp đỡ con thú quay về với mẹ, nhìn mẹ con thú quấn
quýt mà bản thân cũng thấy xuyến xao. Còn rất nhiều tình thương khác được trao đi và hạnh phúc được
nhận lại.

Song tình thương không phải là thương hại. Chúng ta thấy họ khó khăn, chúng ta cần giúp đỡ họ
một cách nhiệt tình, thân thiện, bằng cả trái tim. Chúng ta không được thấy người ăn xin mà vứt cho họ
một cách bố thí. Hành động này là một hành động vô văn hóa. Bản thân em đã đọc qua một câu chuyện
nói rằng có một bà ăn xin, xin một cô gái ăn mặc đẹp rút ví đáp tờ 20 nghìn vào tay bà cùng lời nói
"Cho bà". Một người trẻ, có học thức mà suy nghĩ thật nông cạn và thiếu văn hóa. Chúng ta phải biết
phân biệt tình thương và lòng thương hại, không phải cứ cho, cứ giúp họ mà là tình thương.

Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương đáng khen ngợi khi biết trao đi tình thương của mình và
đón nhận lại hạnh phúc. Chỉ hành động nhỏ như giúp cụ bà qua đường, tìm mẹ cho em bé đi lạc đường,
quan tâm giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn,... nhưng cũng có không ít người sống vô
cảm, không có tình thương, rất đáng phê phán.

Tình yêu thương là hạnh phúc của con người. Chúng ta phải có tình thương để đem lại hạnh phúc.
Phải nuôi dưỡng tình thương đó lan rộng ra cộng đồng. Không những đem lại hạnh phúc cho người
khác mà là hạnh phúc cho chính mình.

Bài 3.

Tục ngữ là kho tàng quý báu của dân tộc ta, là túi khôn chứa đựng bao bài học trí tuệ sâu sắc của
người xưa. Từ đó ta tìm thấy những kinh nghiệm sống trong thực tế, những bài học đạo đức giúp ta
hoàn thiện nhân cách. Ông ta đã nhắc nhở thế hệ sau phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho
mình qua câu tục ngữ:

“Uống nước nhớ nguồn.”

Trước tiên ta hiểu “nguồn” là nơi xuất phát của dòng nước, từ núi, từ rừng đổ ra suối rồi ra sông,
ra biển. Đây là thứ nước trong khiết, mát lành nhất. Bởi vậy khi uống nước làm vơi đi cơn khát chúng
ta phải biết suy ngẫm đến nơi xuất phát dòng nước ấy. Đằng sau đó, ông cha ta còn gửi gắm một bài
học ý nghĩa sâu sắc: chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc
sống.

Trong cuộc sống này, không có thứ gì mà tự nhiên sinh ra cả. Những gì mà chúng ta được hưởng
thụ ngày hôm nay phần lớn đều là do công sức lao động của những người đi trước. Để tạo ra thành quả
đó,họ đã phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí là hi sinh nhiều thứ đáng giá. Trong khi đó, những người
thế hệ sau như chúng ta lại có thể hưởng thụ mà không cần bỏ ra chút công sức nào. Chính vì thế ta
phải biết ơn họ như là một cách để đền đáp phần nào những gì họ bỏ ra.
Không chỉ vì vậy, lòng biết ơn còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Lòng biết ơn sẽ giúp chúng ta
gắn bó với cha anh, tạo lên một khối đoàn kết. Khi chúng ta biết ơn người đã làm ra thành quả cho ta
hưởng thụ thì ta sẽ càng biết trân trọng những cống hiến đó, sử dụng nó vào những công việc có ích.
Khi ấy, những công sức mà người đi trước bỏ ra sẽ không bị uổng phí. Con người biết sống ân nghĩa sẽ
được mọi người yêu quý, tôn trọng. Ví dụ như để có được cuộc sống hòa bình hiện nay đã phải đánh
đổi bằng bao nhiêu hi sinh của các chiến sĩ. Họ đã dũng cảm chiến đấu, sẵn sàng hi sinh vì bảo vệ Tổ
quốc, đem ánh sáng tự do đến cho dân tộc ta, giúp ta có cuộc sống độc lập, ấm no như bây giờ. Chính
bởi vậy, ta cần luôn ghi nhớ công ơn của họ để lấy nó làm động lực ngày càng cố gắng vươn lên xây
dựng đất nước tươi đẹp hơn để xứng đáng với công sức các anh bỏ ra. Khi đó ta cũng không thấy thẹn
với lòng.

Ngược lại, nếu như sống mà không biết biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ
thì con người sẽ dần trở nên ích kỷ, vô trách nhiệm, bị mọi người chê trách mỉa mai, xa lánh trở thành
người thừa trong xã hội.

Lòng biết ơn là một phẩm chất đạo đức mà ai cũng cần có, là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp
từ bao đời nay. Trong kho tàng văn học dân gian, không phải một lần ông cha ta nhắc nhở chúng ta
phải biết sống ân nghĩa: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh
hoa hồng chẳng thơm” hay “Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn”... Bởi vậy, chúng ta, những thế hệ sau
cần phải kế thừa và tiếp nối truyền thống tốt đẹp ấy.

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã đưa ra lời khuyên sâu sắc đối với mỗi chúng ta về lòng
biết ơn trong cuộc sống. Thế nhưng hiện nay vẫn còn những kẻ vô ơn, sống vô trách nhiệm, coi những
điều mà mình đang có là hiển nhiên. Những con người ấy cần phải lên án nghiêm khắc. Mỗi chúng ta
cần nhận thức được rằng lòng biết ơn là một phẩm chất tốt đẹp mà mọi người phải có. Chúng ta cần
hiểu rõ những thành quả người khác làm ra, ghi nhớ công của họ, trân trọng thành quả đó và ra sức cố
gắng phát triển nó để không uổng phí công sức của người khác.

Trải qua bao nhiêu năm tháng, câu tục ngữ vẫn giữ nguyên giá trị. Mỗi chúng ta cần tiếp nhận bài
học mà ông cha ta đã nhắn nhủ, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc.

You might also like