You are on page 1of 2

Trong kho tàng ca dao tục ngữ khổng lồ của dân tộc ta, em đặc biệt yêu thích

câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.


Câu tục ngữ với nghĩa đen chỉ hành động nhớ ơn người trồng cây, chăm bón cho
cây để có quả ngọt mà ta được ăn ngày hôm nay. Từ đó, mở rộng hơn đến nghĩa
bóng, chỉ những hành động thể hiện sự biết ơn, kính trọng, luôn nhớ đến những
người đã giúp đỡ, đã hi sinh, đã giúp đỡ ta trong cuộc sống.
Đó cũng là một truyền thống tốt đẹp được nhân dân ta gìn giữ và phát huy suốt
bao thế hệ. Điều đó thể hiện qua từng hành động trong cuộc sống hằng ngày. Từ
ngày còn tấm bé, ta đã được ông bà, bố mẹ dạy rằng phải biết khoanh tay cảm
ơn rồi nhận bằng hai tay khi được cho quà. Lớn hơn nữa, được dạy phải biết
cảm ơn, kính trọng các cô, các bác đã làm ra hạt gạo, tấm áo, dọn dẹp vệ sinh
trường học để mình được ấm no, sạch sẽ. Những bài học về lòng biết ơn được
lồng ghép trong những bài học, những câu chuyện, khiến cho truyền thống nhớ
ơn ấy cứ ngấm dần trong tiềm thức của mọi người. Điều đó minh chứng, qua
những đài tưởng niệm, những ngày lễ tôn vinh những người có công cống hiến
cho đất nước, xã hội. Và rõ nét nhất, chính là tập tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc
ta.
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nhiều giá trị cũng đã dần bị thay đổi.
Nhưng nét truyền thống tốt đẹp “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ấy thì vẫn còn vẹn
nguyên trong tâm khảm của những người dân Việt.

Tục ngữ, ca dao luôn gửi gắm những bài học quý giá. Một trong số đó là câu tục
ngữ: “Lá lành đùm lá rách” muốn khuyên nhủ con người bài học về tinh thần
tương thân tương ái.

Câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống. Chúng ta thường
sử dụng những chiếc lá để gói bánh hoặc gói đồ ăn… Nhưng chiếc lá lại mềm
mỏng, dễ rách. Vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc
lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Qua đó, ông cha ta
muốn nhắn nhủ đến mỗi người bài học về sự chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau. Bởi mỗi
người đều có một hoàn cảnh riêng. Có người sung sướng, hạnh phúc. Có người
phải chịu khó khăn, khổ cực.

Điều đó đã được dân tộc Việt Nam phát huy tinh thần tương mọi hoàn cảnh. Từ
trong quá khứ đến thời hiện đại. Những chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ
trợ người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam hay người khuyết tật vẫn luôn
được thực hiện. Các chương trình ý nghĩa như “Trái tim cho em”, “Cặp lá yêu
thương”… đã giúp đỡ được rất nhiều mảnh đời bất hạnh.

Nhưng đôi khi, tinh thần đó được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, từ những
hành động rất nhỏ như sự chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ
chia về tinh thần (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…).
Ngược lại, vẫn còn nhiều người có lối sống ích kỉ. Họ chỉ biết nghĩ đến lợi ích
cá nhân của bản thân mình, thậm chí có những hành động gây hại đến cuộc sống
của những người xung quanh. Những người như vậy sẽ chỉ sống trong sự cô
đơn, không có được tình yêu thương của những người xung quanh.

“Lá lành đùm lá rách” quả là một lời khuyên đúng đắn. Mỗi người hãy biết sống
yêu thương, chia sẻ để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Cho đi
yêu thương để nhận lại yêu thương nhiều hơ

You might also like