You are on page 1of 4

Câu 1: Đồng chí trình bày nội dung các mục tiêu, ý nghĩa của Cuộc vận

động “Quản lý khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm
và an toàn giao thông”. Nêu các hình thức hoạt động tại Học viện gắn với cuộc
vận động 50?
Trả lời

Qua học tập, nghiên cứu các chuyên đề tập huấn công tác Kỹ thuật năm 2021, tôi
xin trình bày Nội dung các mục tiêu, ý nghĩa của Cuộc vận động “Quản lý khai
thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông” như
sau:
Cuộc vận động gồm 4 mục tiêu chính: “1. Quản lý tốt; 2. Khai thác tốt, bền;
3. An toàn; 4. Tiết kiệm”.
1. Mục tiêu “Quản lý tốt”:
Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an
toàn giao thông là một nội dung của quản lý kỹ thuật, gồm những biện pháp tổ
chức, điều hành các hoạt động để duy trì số lượng, chất lượng, sự đồng bộ và hoạt
động của vũ khí, trang bị kỹ thuật theo những yêu cầu nhất định.
Quản lý tốt, trước hết là quản lý về số lượng thông qua hệ thống sổ sách mẫu
biểu, hướng dẫn của các ngành bằng công nghệ thông tin; phân cấp trách nhiệm
quản lý rõ ràng, từng bước đưa hoạt động kỹ thuật vào nền nếp chính quy.
Đặc trưng của chất lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật là hệ số kỹ thuật. Quản lý
chất lượng thông qua theo dõi, kiểm tra, kiểm kê, đánh giá thường xuyên, định kỳ
và đột xuất. Quản lý tốt là các cấp, các ngành, người chỉ huy, đội ngũ chuyên môn
phải thường xuyên có biện pháp nâng cao hệ số kỹ thuật.
Quản lý tốt là việc bảo đảm sự đồng bộ cho vũ khí, trang bị, bảo đảm cho vũ
khí, trang bị luôn trong trạng thái có hệ số kỹ thuật cao nhất, đạt hiệu suất cao nhất.
Để đạt được yêu cầu này, phải thường xuyên nắm chắc sự đồng bộ theo trang bị,
có phương án bổ sung, sửa chữa, thay thế vũ khí, trang bị kỹ thuật theo quy định.
2. Mục tiêu “Khai thác tốt, bền”:
Khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền là tập hợp các biện pháp để duy trì
và khôi phục tính năng kỹ thuật, chiến thuật; bảo đảm số lượng, chất lượng và sự
đồng bộ của vũ khí, trang bị kỹ thuật nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng
chiến đấu và huấn luyện ở đơn vị.
Vũ khí, trang bị kỹ thuật đưa ra sử dụng đều phải được kiểm tra chất lượng,
phân nhóm sử dụng đúng tính chất, nhiệm vụ, tuân thủ đúng công dụng, đúng quy
định kỹ thuật và các nguyên tắc an toàn.
Sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật phải đi đôi với bảo quản, bảo dưỡng, sửa
chữa theo đúng chế độ kỹ thuật, đúng định kỳ và định mức quy định; đồng thời,
tích cực nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để cải tiến nâng cấp, hiện đại hoá,
làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, công nghệ mới.
2

Phải có công nghệ bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa, sửa chữa
lớn cho từng loại vũ khí, trang bị kỹ thuật tại các trạm, xưởng, nhà máy theo phân cấp.
Vũ khí, trang bị kỹ thuật được cất giữ, niêm cất ở trong kho phải chấp hành
chế độ bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, định kỳ theo quy định.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chế thử, sản xuất các loại vật tư kỹ thuật, vật
liệu bảo quản nhằm sửa chữa, phục hồi, cất giữ và đồng bộ vũ khí, trang bị kỹ
thuật dưới tác động của môi trường trong các điều kiện khác nhau.
3. Mục tiêu “Bảo đảm an toàn”:
Bảo đảm an toàn đối với vũ khí, trang bị kỹ thuật: là việc thực hiện đúng biện
pháp kỹ thuật, gồm các biện pháp thực hiện đúng quy trình công nghệ và các biện
pháp phòng ngừa, tránh xảy ra mất an toàn, gây thương tích cho người và hư hỏng
vũ khí, trang bị kỹ thuật.
Bảo đảm an toàn lao động: bao gồm các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn,
vệ sinh lao động và chính sách bảo hộ lao động.
Bảo đảm an toàn giao thông: là việc phổ biến, quán triệt, tuyên truyền, giáo
dục cho mọi đối tượng trong đơn vị hiểu biết, nắm chắc, tự giác chấp hành nghiêm
các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông; đồng thời, thực hiện tốt
các giải pháp, các biện pháp chế tài nhằm duy trì tốt việc chấp hành các quy định
của pháp luật về an toàn trong tham gia giao thông.
4. Mục tiêu “Tiết kiệm”:
Đề cao ý thức cần, kiệm, tự lực, tự cường; đẩy mạnh công tác nghiên cứu,
ứng dụng khoa học công nghệ mới nhằm hoàn thiện quy trình công nghệ trong
quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật.
An toàn và tiết kiệm luôn gắn bó với nhau. Việc bảo đảm an toàn chính là
không gây thiệt hại cho vũ khí, trang bị kỹ thuật, đây là phần tiết kiệm rất lớn, quan
trọng nhất.
Đẩy mạnh các hoạt động kỹ thuật, hội thi, hội thao, phát huy sáng kiến, cải
tiến kỹ thuật, hợp lý hoá quy trình công nghệ khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật,
góp phần tiết kiệm công sức, kinh phí, thời gian.
* Ý nghĩa của Cuộc vận động:
- Nâng cao ý thức tự giác chấp hành của các tập thể, cá nhân trong quản lý,
khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông;
- Góp phần tích cực vào xây dựng nền nếp chính quy trong đơn vị, đảm bảo
an toàn tuyệt đối về người và VKTBKT trong quá trình khai thác, sử dụng phục vụ
công tác đào tạo, nghiên cứu và sản xuất chế thử, nâng cao hiệu quả khai thác các
trang thiết bị, cơ sở kỹ thuật, tiết kiệm chi phí cho ngân sách Nhà nước.
- Tạo không khí thi đua sôi nổi trong đơn vị bằng các hình thức phong phú,
sáng tạo như tổ chức hội thi, hội thao, huấn luyện an toàn giao thông, phòng chống cháy
nổ, …
3

* Các hình thức hoạt động tại Học viện gắn với Cuộc vận động 50:
- Hội thi Cơ sở kỹ thuật tốt gắn với cán bộ quản lý hoặc nhân viên kỹ thuật tốt
được tổ chức định kỳ hằng năm;
- Thường xuyên phối hợp với các đơn vị như Honda Việt Nam tổ chức thi lái
xe an toàn, chia sẻ kinh nghiệm và các biện pháp về kỹ thuật, công tác tổ chức điều
hành nhằm làm giảm lượng tiêu hao nhiên liệu của phương tiện;
- Huấn luyện kỹ thuật nằm trong chương trình huấn luyện quân sự chung của
toàn Học viện về một số nội dung trọng tâm như phổ biến các quy định khi tham gia
giao thông, …
- Phối hợp với cảnh sát phòng cháy, chữa cháy tổ chức lên lớp lý thuyết và thực
hành diễn tập phòng cháy chữa cháy tại các khu vực của Học viên.
- Định kỳ tổ chức kiểm định các trang thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn; kiểm định, hiệu chuẩn, đánh giá tình trạng kỹ thuật, sửa chữa, nâng cấp, đồng
bộ kéo dài tuổi thọ khai thác của các trang thiết bị;
- Duy trì nghiêm túc, thực hiện đầy đủ các nội dung ngày kỹ thuật.

Câu 2: Đồng chí cho biết các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên
quan đến sử dụng rượu, bia được quy định trong Luật số 44/2019/QH14 ngày
14/6/2019 của Quốc hội? Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong phòng chống
tác hại rượu, bia?
Trả lời

Qua học tập, nghiên cứu các chuyên đề tập huấn công tác Kỹ thuật năm 2021, tôi
xin trình bày Các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng
rượu, bia được quy định trong Luật số 44/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội
như sau:
- Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và
trong khi tham gia giao thông.
- Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận
tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn
người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham
gia giao thông.
- Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong
máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao
thông hoặc gây ra tai nạn giao thông.
- Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc
đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng,
chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý.
Liên hệ trách nhiệm bản thân trong phòng chống tác hại rượu, bia
4

- Thực hiện theo đúng khuyến nghị của Bộ Y tế, không vi phạm các hành vi
bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
+ Không xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
+ Không uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa
giờ làm việc, học tập.
+ Không điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ
cồn.
+ Không cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của
rượu, bia đối với sức khỏe.
+ Không kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia.
- Tuyên truyền, vận động đồng chí, đồng đội, người thân, nhân dân hiểu rõ tác
hại của rượu bia đến sức khỏe, đời sống xã hội, từ đó hạn chế đến mức tối đa việc
sử dụng rượu bia.
Là một cán bộ, đảng viên, quân nhân, tôi luôn ý thức và quan tâm sâu sắc đến
các vấn đề huấn luyện năm 2021 của Học viện, nhất là nội dung huấn luyện về
công tác Kỹ thuật. Trên cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao, để các nội dung
tập huấn thực sự đi vào cuộc sống, có trách nhiệm với chính bản thân mình cũng là
có trách nhiệm với cộng đồng, với sự an sinh của xã hội. Tôi nhận thức về trách
nhiệm của mình để đảm bảo trong phòng chống tác hại rượu, bia trong đơn vị như
sau:
- Gương mẫu và tích cực tuyên truyền vận động bạn bè, người thân, đồng chí,
đồng đội nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, tuyệt đối chấp
hành “Đã uống rượu bia thì không lái xe”.
- Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong phòng chống tác hại rượu, bia
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học viên, hạ sĩ quan chiến sĩ trong toàn Học viện.
- Chủ động, tích cực đấu tranh, phê phán đối với những hành vi vi phạm Luật
giao thông đường bộ, sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, gây mất an toàn
cho bản thân, gia đình và xã hội. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hạn chế
các vi phạm Luật Giao thông đường bộ của cán bộ, nhân viên trong toàn đơn vị,
góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội.

NGƯỜI VIẾT

Trung tá Vũ Đình Độ

You might also like