You are on page 1of 7

DỰ THẢO

CHUẨN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÓM NGÀNH DỊCH VỤ AN


TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
1. Mục tiêu của Chương trình đào tạo
1.1. Mục tiêu chung của Chương trình đào tạo nhóm ngành Dịch vụ an toàn lao
động và vệ sinh công nghiệp là trang bị cho người tốt nghiệp những kiến thức, kỹ
năng, năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm đáp ứng yêu cầu công việc trong lĩnh
vực Dịch vụ an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
1.2. Các cơ sở đào tạo cụ thể hóa mục tiêu của Chương trình đào tạo phù hợp với
sứ mạng và tầm nhìn của cơ sở đào tạo, định hướng đào tạo (nghiên cứu, ứng dụng
hay nghề nghiệp) và kỳ vọng của cơ sở đào tạo về năng lực và triển vọng nghề
nghiệp của người tốt nghiệp.
2. Chuẩn đầu vào của Chương trình đào tạo
I.1. Người học phải tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trình độ tương đương
phù hợp với quy định hiện hành.
I.2. Chương trình đào tạo cụ thể cần làm rõ các yêu cầu bổ sung (nếu có) phù hợp
với định hướng đào tạo mà người học cần đáp ứng để có thể học tập hiệu quả và
hoàn thành tốt chương trình đào tạo.
3. Chuẩn đầu ra
3.1. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người học cần đáp ứng các
chuẩn đầu ra chung về kiến thức như sau:
a. Có kiến thức về lý luận Chính trị, Pháp luật làm cơ sở phục vụ trong các hoạt
động nghiên cứu và thực hành chuyên môn;
b. Có kiến thức và vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự
nhiên trong các hoạt động nghiên cứu và chuyên môn nghiệp vụ;
c. Áp dụng được các kiến thức cơ sở về kỹ thuật, công nghệ vào học tập và
nghiên cứu. Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản về tiếng Anh, đọc hiểu
được các tài liệu chuyên ngành; Vận dụng được các kiến thức cơ bản về kỹ thuật,
tin học để thu thập, phân tích và đánh giá thông tin trong học tập và nghiên cứu,
thích ứng với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
1
d. Nắm bắt và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu lĩnh vực An toàn, vệ
sinh lao động bao gồm kiến thức về: Kỹ thuật an toàn lao động; Kỹ thuật vệ sinh
lao động; Luật pháp - chế độ - chính sách An toàn, vệ sinh lao động, bao gồm:
- Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
phòng, chống cháy, nổ; Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ
sinh lao động hằng năm; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
- Quản lý và theo dõi việc khai báo, kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
- Tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ
sinh lao động; sơ cứu, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao
động;
- Tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; điều tra tai nạn lao động, sự cố
kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; Chủ trì,
phối hợp bộ phận y tế tổ chức giám sát, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại;
- Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kiến nghị của đoàn
thanh tra, đoàn kiểm tra và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động;
- Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của
an toàn, vệ sinh viên; Tổ chức thi đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật, thống kê, báo
cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Triển khai thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây
dựng công trình đã được chủ đầu tư chấp thuận; phối hợp với các bên liên quan
thường xuyên rà soát kế hoạch tổng hợp về an toàn, biện pháp đảm bảo an toàn và
đề xuất điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tế thi công xây dựng;
- Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm nghề nghiệp có thể
xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; yêu cầu người
lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình
làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động của
người lao động; quản lý số lượng người lao động làm việc trên công trường;
e. Vận dụng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vào trong thực tiễn đối với các
hoạt động kiểm tra An toàn, vệ sinh lao động; Thanh tra nhà nước về An toàn, vệ
2
sinh lao động.
f. Vận dụng kiến thức chuyên môn, kiến thức về lý luận và công nghệ liên quan
đến an toàn lao động vào hoạt động giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện về An toàn
lao động và vệ sinh công nghiệp.
3.2. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người học cần đáp ứng các
chuẩn đầu ra chung về kỹ năng như sau:
a. Kỹ năng thực hành đại cương, cơ sở và chuyên ngành Dịch vụ an toàn, vệ
sinh lao động, tư duy hệ thống, tư duy phân tích và xử lý các tình huống, khả năng
phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu, thông tin; thu thập và tổng hợp ý kiến để giải
quyết vấn đề hoặc ra quyết định trong hoạt động An toàn, vệ sinh lao động.
b. Kỹ năng tổ chức tập huấn, huấn luyện, giáo dục, tuyên truyền về An toàn, vệ
sinh lao động, điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá và quản lý tổng hợp về An
toàn, vệ sinh lao động.
c. Nắm bắt và vận dụng được những kỹ năng giao tiếp, thuyết trình với người
lao động, người sử dụng lao động, đồng nghiệp, các cơ quan và tổ chức kinh tế, xã
hội. Kỹ năng đàm phán, thương lượng tập thể và hoạt động Công đoàn trong công
tác An toàn, vệ sinh lao động.
d. Kỹ năng điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro ATVSLĐ và
quản lý tổng hợp về An toàn, vệ sinh lao động.
e. Năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam và
tương đương.
f. Kỹ năng sử dụng hiệu quả phần mềm văn phòng và các dịch vụ chính của
internet. Kỹ năng đánh máy tính và các thao tác tin học cơ bản và khả năng ứng
dụng tin học trong hoạt động chuyên môn.
3.3. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người học cần đáp ứng các
chuẩn đầu ra chung về năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm như sau:
a. Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi,
chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
b. Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc được giao;

3
c. Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm
cá nhân;
d. Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu
quả các hoạt động; phát huy trí tuệ tập thể, giữ gìn kỷ luật trong công việc.
4. Khối lượng học tập
4.1. Chương trình đào tạo Nhóm ngành Dịch vụ an toàn lao động và vệ sinh công
nghiệp bậc cử nhân có khối lượng học tập tối thiểu 120 tín chỉ, bậc kỹ sư có khối
lượng học tập tối thiểu 150 tín chỉ, không bao gồm giáo dục thể chất, giáo dục
quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành.
4.2. Khối lượng học tập tối thiểu đối với các chương trình đào tạo song ngành phải
cộng thêm 30 tín chỉ, đối với chương trình đào tạo ngành chính - ngành phụ phải
cộng thêm 15 tín chỉ so với chương trình đào tạo đơn ngành tương ứng.
5. Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo được cấu trúc gồm hai phần: Giáo dục đại cương và
giáo dục chuyên nghiệp.
5.1. Giáo dục đại cương
5.1.1. Mục tiêu của phần giáo dục đại cương:
Chuẩn bị cho người học các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để tiếp cận
phần giáo dục chuyên nghiệp trong lĩnh vực Dịch vụ an toàn lao động và vệ sinh
công nghiệp đồng thời góp phần giúp người học phát triển bản thân. Các học phần
giáo dục đại cương góp phần đáp ứng các chuẩn đầu ra sau:
a. Kiến thức cơ bản về chính trị, xã hội và pháp luật;
b. Kỹ năng tư duy, phản biện; Kỹ năng thực hành đại cương, cơ sở và chuyên
ngành An toàn, vệ sinh lao động, tư duy hệ thống, tư duy phân tích và xử lý các
tình huống, khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu, thông tin
c. Kỹ năng giao tiếp, tương tác hiệu quả; Kỹ năng tổ chức tập huấn, huấn luyện,
giáo dục, tuyên truyền Nắm bắt và vận dụng được những kỹ năng giao tiếp, thuyết
trình
d. Các chuẩn đầu ra khác phù hợp với sứ mạng, chiến lược của cơ sở đào tạo và
mục tiêu của chương trình đào tạo.
4
5.1.2. Cấu trúc của phần giáo dục đại cương:
a. Các học phần bắt buộc theo quy định hiện hành của Nhà nước bao gồm các
môn lý luận chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh;
b. Các học phần bắt buộc theo quy định của cơ sở giáo dục đại học (nếu có); và
c. Các học phần khác phù hợp với mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình
đào tạo của ngành trong nhóm ngành.
5.2. Giáo dục chuyên nghiệp
5.2.1. Mục tiêu của phần giáo dục chuyên nghiệp:
Giáo dục chuyên nghiệp trang bị các kiến thức, kỹ năng và thái độ đáp ứng
mục tiêu phát triển nghề nghiệp của người học. Các học phần giáo dục chuyên
nghiệp đáp ứng các chuẩn đầu ra về:
a. Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động;
b. Kiến thức chuyên sâu về an toàn, vệ sinh lao động;
c. Kỹ năng giải quyết vấn đề trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động;
d. Kỹ năng tư duy, phản biện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp an toàn, vệ sinh lao
động;
e. Kỹ năng giao tiếp, tương tác hiệu quả trong môi trường nghề nghiệp an toàn,
vệ sinh lao động;
f. Kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong an toàn, vệ sinh lao
động;
g. Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi,
chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
h. Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm
cá nhân;
i. Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu
quả các hoạt động;
j. Các chuẩn đầu ra khác phù hợp với sứ mạng, chiến lược của cơ sở đào tạo và
mục tiêu của chương trình đào tạo.
5.2.2. Cấu trúc của phần giáo dục chuyên nghiệp:
Giáo dục chuyên nghiệp được phân thành các nhóm học phần chủ yếu sau:
5
a. Các học phần khối ngành nhằm trang bị cho người học các kiến thức về môi
trường; môi trường lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; và hoạt động quản
lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
b. Các học phần nhóm ngành Dịch vụ an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
xây dựng năng lực nghề nghiệp cho người học trên cơ sở tích hợp các kiến thức, kỹ
năng và thái độ cần thiết cho nghề nghiệp an toàn, vệ sinh lao động với các nền
tảng có được từ giáo dục đại cương và các học phần khối ngành;
c. Các học phần ngành Bảo hộ lao động trang bị các kiến thức, kỹ năng và thái
độ mang tính chuyên sâu cho hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực an toàn, vệ
sinh lao động; và
d. Các học phần chuyên ngành được thiết kế trong trường hợp chương trình đào
tạo có các chuyên ngành, nhằm đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn của một
chuyên ngành cụ thể.
e. Các học phần thực tập và tốt nghiệp nhằm tạo cơ hội cho người học trải nghiệm
môi trường làm việc hoặc nghiên cứu để vận dụng các kiến thức, kỹ năng và thái
độ vào thực tế hoặc một dự án cụ thể;
f. Các học phần bổ trợ trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ của các lĩnh vực liên
quan đến nghề nghiệp phù hợp với định hướng vị trí việc làm tương lai của chương
trình đào tạo; và
g. Các học phần lựa chọn tự do cung cấp các kiến thức hay kỹ năng mở rộng cho
người học, tăng khả năng thích ứng trong môi trường nghề nghiệp thay đổi.
5.3. Các yêu cầu về thiết kế chương trình đào tạo:
a. Mỗi học phần phải có mục tiêu và chuẩn đầu ra rõ ràng, liên quan đến mục
tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
b. Sự kết hợp giữa các học phần bảo đảm cho việc đạt được chuẩn đầu ra và mục
tiêu của chương trình đào tạo;
c. Phân loại các nhóm học phần dựa trên các tiêu chỉ rõ ràng, đặc biệt là sự đóng
góp vào mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
d. Quan hệ logic giữa các học phần và các nhóm học phần trong việc hình thành
năng lực nghề nghiệp của người học trong quá trình học tập;
6
e. Quan hệ hợp lý giữa số tín chỉ bắt buộc và số tín chỉ tự chọn để bảo đảm sự
cân bằng giữa định hướng cho người học và khả năng linh hoạt trong sắp xếp kế
hoạch học tập của người học; và
f. Có xem xét khả năng liên thông với các chương trình đào tạo ở các bậc học
khác, khả năng liên thông với các ngành học khác.
g. Cơ sở đào tạo xác định và quyết định các nhóm học phần, các học phần trong
chương trình đào tạo dựa trên các quy định trong phần này và và phù hợp với sứ
mạng, chiến lược của cơ sở đào tạo và mục tiêu của chương trình đào tạo.

--------------------------//-------------------------

You might also like