You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH NAM


TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC


Ngành: Hệ thống thông tin quản lý
(Mã ngành: 7340405)

Chuyên ngành 1 : Tin học quản lý (734040501)

Chuyên ngành 2 : Quản trị hệ thống thông tin


(734040502)

Trình độ : Đại học

Văn bằng : Cử nhân

Số tín chỉ : 134 tín chỉ


Ngành HTTT QL

Đà Nẵng, 2022

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO.....................1

1.1. Giới thiệu về chương trình đào tạo............................................................1


1.2. Triết lý giáo dục của Trường Đại học Kinh tế..........................................2

1.2.1. Giáo dục khai phóng:..............................................................................2


1.2.2. Sự tự thân................................................................................................2

1.3. Sứ mệnh và viễn cảnh của Trường Đại học Kinh tế..................................2

1.3.1 Viễn cảnh.................................................................................................2


1.3.2. Sứ mệnh..................................................................................................2
1.3.3. Hệ thống giá trị.......................................................................................2

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO..............................2

2.1. Căn cứ pháp lý để xây dựng chương trình đào tạo....................................2


2.2. Mục tiêu đào tạo........................................................................................3
2.3. Cấu trúc chương trình................................................................................3
Ngành HTTT QL

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Các khối kiến thức ngành Hệ thống thông tin quản lý........................3
Ngành HTTT QL

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1. Tân Sinh viên ngành hệ thống thông tin khóa 48K.............................1
Ngành HTTT QL

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.1. Giới thiệu về chương trình đào tạo

Chương trình đại học ngành Hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL) có tiền
thân là ngành Tin học quản lý, được xây dựng và bắt đầu đưa vào đào tạo từ năm
2012. Ngành học định hướng đào tạo nhà quản trị hệ thống thông tin ứng dụng
trong các quản trị doanh nghiệp, cũng như các tổ chức chính trị – xã hội trong bối
cảnh hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức đều được tin học hóa và
chuyển đối số một cách mạnh mẽ. Điều này tất yếu đòi hỏi số lượng lớn nhân lực về
ngành Hệ thống thông tin quản lý cho hiện tại và tương lai.
Chương trình đào tạo cử nhân ngành HTTTQL hiện nay bao gồm hai chuyên
ngành: Tin học quản lý và Quản trị hệ thống thông tin. Chuyên ngành Tin học quản
lý trang bị cho người học khối kiến thức chuyên sâu về Hệ thống thông tin quản lý
và kiến thức nền tảng về kinh doanh quản lý. Chương trình đào tạo tăng cường các
kỹ năng nghề nghiệp, nhằm trang bị cho người học một năng lực phân tích, thiết kế,
xây dựng và triển khai Hệ thống thông tin, đặc biệt là năng lực xây dựng các hệ
thống thông tin quản lý trong các hoạt động của các tổ chức doanh nghiệp. Chuyên
ngành Quản trị Hệ thống thông tin trang bị cho người học khối kiến thức nền tảng
về kinh doanh quản lý cũng như nền tảng về Hệ thống thông tin quản lý. Chương
trình đào tạo tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp, nhằm trang bị cho người học
một năng lực phân tích, đánh giá, thiết kế, triển khai Hệ thống thông tin, đặc biệt là
năng lực triển khai, quản trị các hệ thống thông tin trong các hoạt động của các tổ
chức doanh nghiệp.
Người học sau khi tốt nghiệp ngành HTTTQL có khả năng theo đuổi các
nghề nghiệp từ chuyên viên đến quản trị viên và lãnh đạo trong các doanh nghiệp
chuyên về Công nghệ thông tin (CNTT) hoặc doanh nghiệp kinh doanh các giải
pháp CNTT cho doanh nghiệp và tổ chức; các doanh nghiệp hoặc tổ chức có ứng
dụng CNTT trong hoạt động của mình. Với kiến thức và kỹ năng được trang bị, cử
nhân ngành HTTTQL có năng lực làm việc không những trong các vị trí xây dựng
hệ thống mà còn vượt trội trong công việc liên quan đến tương tác với người sử
dụng cuối của HTTTQL.

1
Ngành HTTT QL

Hình 1. Tân Sinh viên ngành hệ thống thông tin khóa 48K

Chương trình đào tạo còn trang bị cho người học những kỹ năng mềm cần
thiết để có thể tự học hỏi, nghiên cứu độc lập, phát triển chuyên môn để bắt kịp với
sự thay đổi nhanh chóng của Công nghệ thông tin và có khả năng học tập suốt đời.
Năm 2022, đã có 218 thí sinh trúng tuyển vào ngành HTTT QL (Hình 1)

1.2. Triết lý giáo dục của Trường Đại học Kinh tế

Chúng tôi tin tưởng rằng giáo dục đại học đóng vai trò then chốt trong “kiến
tạo xã hội tương lai”. Chúng tôi theo đuổi tư tưởng giáo dục khai phóng, với tính
nhân bản, tinh thần khoa học và sự chủ động học tập suốt đời của mỗi cá nhân, vì
mục tiêu xây dựng một xã hội thịnh vượng và tiến bộ [1]
Ba trụ cột trong quan điểm giáo dục của chúng tôi là:
"Khai phóng - Tự thân - Hữu ích"

1.2.1. Giáo dục khai phóng:

Chúng tôi tin tưởng rằng, sứ mệnh của giáo dục là khám phá và thúc đẩy các
tiềm năng to lớn của con người trong tiến trình xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Giáo dục đại học đóng vai trò tổ chức, tạo lập điều kiện và thúc đẩy mỗi cá nhân tự
khai mở các năng lực riêng biệt trong việc theo đuổi các giá trị sống tốt đẹp của
chính mình, thúc đẩy tiến bộ xã hội.

1.2.2. Sự tự thân

Chúng tôi quan niệm rằng, hoạt động cốt lõi trong giáo dục đại học là sự tự
rèn luyện của mỗi cá nhân. Phương châm giáo dục của chúng tôi là thúc đẩy mọi
người không ngừng tự đào tạo, tự hoàn thiện và tự khẳng định mình.
Ngành HTTT QL
Tính hữu ích: Chúng tôi xác định rằng, sự tích lũy tri thức và sáng tạo từ giáo
dục đại học phải có giá trị thực tiễn và phục vụ cho tiến bộ xã hội. Chúng tôi đề cao
tính hữu dụng và đạo đức trong nghiên cứu, đào tạo và hợp tác phát triển của mình

1.3. Sứ mệnh và viễn cảnh của Trường Đại học Kinh tế

1.3.1 Viễn cảnh

Khát vọng của chúng tôi là trở thành đại học nghiên cứu hàng đầu Việt Nam,
đóng góp tích cực vào sự thịnh vượng của cộng đồng ASEAN và tri thức nhân loại.

1.3.2. Sứ mệnh

Là một trường đại học định hướng nghiên cứu, chúng tôi tạo dựng môi
trường học thuật tiên tiến nhằm thúc đẩy khám phá, ứng dụng, chuyển giao tri thức
khoa học kinh tế và quản lý; đảm bảo nền tảng thành công và năng lực học tập suốt
đời cho người học; nuôi dưỡng và phát triển tài năng; giải quyết các thách thức kinh
tế - xã hội phục vụ sự phát triển thịnh vượng của cộng đồng [2]

1.3.3. Hệ thống giá trị

- Chính trực
- Sáng tạo
- Hợp tác
- Cảm thông
- Tôn trọng cá nhân

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Căn cứ pháp lý để xây dựng chương trình đào tạo

- Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;


- Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng
11 năm 2018;
- Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng
chính phủ Phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam;
Ngành HTTT QL
- Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm
định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học;
- Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo trình độ đại học;
- Quyết định số 1284/QĐ-ĐHKT ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh tế về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học tại
Trường Đại học Kinh tế;
- Quyết định số 244/QĐ-ĐHKT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh tế về việc Ban hành quy trình xây dựng, cập nhật, đánh giá
chương trình đào tạo.

2.2. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý trang bị cho người
học một cách có hệ thống các kiến thức nền tảng về kinh doanh - quản trị, kế toán -
tài chính và hệ thống thông tin (HTTT). Chương trình đào tạo đặc biệt chú trọng
đến kiến thức chuyên sâu về Hệ thống thông tin quản lý, kiến thức tổ chức và quản
trị hệ thống thông tin, kiến thức về công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông.
Chương trình cũng đào tạo kỹ năng sử dụng các công cụ, kỹ thuật, phương pháp
tiếp cận và triết lý cần thiết cho việc tổ chức, thiết kế, tích hợp và ứng dụng thành
công CNTT và truyền thông hiện đại, đáp ứng được tiến trình quản lý và kinh doanh
thông minh của các tổ chức và doanh nghiệp.
Chương trình đào tạo còn trang bị cho người học những kỹ năng mềm cần
thiết như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, tư duy -
sáng tạo - phân tích - phản biện; ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm với bản
thân và xã hội; khả năng nghiên cứu độc lập, phát triển chuyên môn liên tục và học
tập suốt đời.
Chương trình đào tạo tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp, nhằm trang bị
cho người học một năng lực tối thiểu cho các hoạt động phân tích, triển khai, đánh
giá, thiết kế, đảm bảo sự an toàn và bảo mật của các hệ thống thông tin, đặc biệt là
năng lực quản trị các hệ thống thông tin trong các quy trình hoạt động của các tổ
chức doanh nghiệp
Ngành HTTT QL
2.3. Cấu trúc chương trình

Bảng 1. Các khối kiến thức ngành Hệ thống thông tin quản lý

Số tín chỉ

T T Trong đó:
Khối kiến thức
T ổng Bắt Tự
cộng buộc chọn

1 Khối kiến thức đại cương 43 43 -

2 Khối kiến thức khối ngành 24 24 -

Khối kiến thức ngành và chuyên


3 67 52 15
ngành

3 2
Khối kiến thức chung của ngành 21 -
.1 1

3 3
Khối kiến thức chuyên ngành 21 15
.2 6

3 1
Thực tập cuối khóa 10 -
.3 0

13
Tổng 119 15
4

Khối kiến thức giáo dục đại cương cung cấp cho sinh viên những kiến thức
nền tảng và những kỹ năng chung cơ bản, là tiền đề cho các học phần của khối
ngành, ngành và chuyên ngành trong khung chương trình đào tạo về sau, đồng thời,
cũng là tiền đề cho việc học tập nâng cao trình độ cho sinh viên sau khi tốt nghiệp
đại học.
Khối kiến thức chung của khối ngành giúp bổ sung kiến thức và kỹ năng
chung cơ bản của khối ngành kinh tế và kinh doanh, là tiền đề cho các học phần của
ngành và chuyên ngành trong chương trình đào tạo về sau.
Ngành HTTT QL
Khối kiến thức ngành giúp bổ sung kiến thức và kỹ năng liên quan đến Công
nghệ thông như cơ sở dữ liệu, quản trị cơ sở dữ liệu cũng như kiến thức về lập trình,
thuật toán và phân tích thiết kế hệ thống thông tin để làm việc trong những cơ quan
quản lý, tổ chức và công ty quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa.
Khối kiến thức chuyên ngành hỗ trợ sinh viên phát triển năng lực chuyên
nghiệp (tập trung hơn vào tư duy bậc cao) trong lĩnh vực kinh tế, Công nghệ thông
tin và hợp tác quốc tế. Cung cấp cho người học kiến thức chuyên môn gắn với phát
triển thực tiễn ở các đơn vị (Bảng 1)
Ngày 14 tháng 9 năm 2022
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Ngành HTTT QL

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] DUE, "TRIẾT LÝ GIÁO DỤC," DUE, [Online]. Available:


http://due.udn.vn/vi-vn/gioithieu/gioithieuds/cid/3591.. [Accessed 14 11
2022].

[2] DUE, "VIỄN CẢNH - SỨ MỆNH,," DUE, [Online]. Available:


http://due.udn.vn/vi-vn/gioithieu/gioithieugt/cid/72. [Accessed 14 11
2022].
Ngành HTTT QL

HOÀN THIỆN BÁO CÁO THEO


CÁC YÊU CẦU SAU
Thời gian thi: 60 phút

1. Thiết lập trang: khổ giấy A4; lề


trái 3.5cm, trên 2.0cm, dưới 2.0cm, phải
2.0cm;
2. Tạo trang bìa (trang đầu của
văn bản) theo mẫu như đã thực hành, không
có số trang, không có watermark; không có
header/footer.
3. Đoạn văn: font Time News
Roman, size 13; giãn dòng 1.5 line; giãn đoạn:
before 6pt, after 3pt; indentation: left: 0, first
line: 1.2 cm; dữ liệu văn bản canh đều 2 bên.
4. Tạo watermark có nội dung “BM TIN HỌC QUẢN LÝ”.
5. Đánh số trang ở dưới, ở giữa; các trang mục lục, danh mục thì dùng số
la mã (i, ii…); các trang nội dung chính thì dùng số thứ tự 1, 2, 3…
6. Tạo header/footer ở tất cả các trang, trừ trang bìa với nội dung:
header: “Ngành HTTT QL”; tạo đường kẻ dưới nội dung của header và đường kẻ
trên của số trang ở footer.
7. Định dạng phần “Ngày 14 tháng 9 năm 2022”, “HIỆU TRƯỞNG” và
“(Đã ký)” ở bên phải và canh giữa với nhau.
8. Tạo các mục và đánh số phân cấp theo kiểu Heading 1,2,3…; tạo mục
lục tự động. Chú ý: trang mục lục là trang thứ 2 của văn bản.
9. Tạo caption cho bảng, hình ảnh; tham chiếu chéo; tạo danh mục các
bảng biểu, các hình ảnh tự động.
10. Chèn trích dẫn và tài liệu tham khảo tự động.

You might also like