You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA THỐNG KÊ – TIN HỌC


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Mã ngành
734 04 05
Trình độ đào tạo
Đại học
Tên chuyên ngành
Mã chuyên ngành
Tin học quản lý
734 04 05 01
Quản trị hệ thống thông tin
734 04 05 02
Đà Nẵng, 11/2023
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
CHƯƠNG 1. CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ HỆ THỐNG THÔNG TIN
1.1. Khái quát về chương trình đào tạo
1.1.1. Mã chuyên ngành: 734 04 05 01
1.1.2. Giới thiệu
Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin trang bị cho người học
các kiến thức nền tảng về kinh tế, quản trị kinh doanh và đặc biệt là kiến thức chuyên
sâu về hệ thống thông tin quản lý, kiến thức tổ chức và quản trị hệ thống thông tin.
Chương trình đặc biệt chú trọng đến năng lực phân tích các quy trình nghiệp vụ trong
quản lý, năng lực thiết kế, tích hợp các hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp của
các tổ chức và doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số.
1.2. Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin có khả năng đảm nhận
các công việc sau:
- Chuyên viên kinh doanh, tư vấn, triển khai các giải pháp hệ thống thông tin;
- Phân tích nghiệp vụ trong quản lý: quản lý chuỗi phân phối (mua hàng, bán hàng,
kho); tài chính kế toán; nhân sự tiền lương; quản trị sản xuất và cung ứng nguyên vật
liệu, chăm sóc khách hàng;
- Tư vấn, đánh giá tính khả thi và quản trị các dự án phát triển hệ thống thông tin;
- Tư vấn, hoạch định chiến lược phát triển và quản trị các hệ thống thông tin;
- Thiết kế và quản trị các cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu;
- Quản trị các website thương mại điện tử, cổng thông tin điện tử và các hệ thống thông
tin;
- Phân tích, khai thác dữ liệu và xây dựng các giải pháp kinh doanh thông minh (BI);
- Nghiên cứu viên, giảng viên giảng dạy hệ thống thông tin quản lý trong các tổ chức
nghiên cứu và đào tạo.
1.3. Ưu điểm nổi bật chương trình
Ngành Hệ thống thông tin quản lý nói chung và chuyên ngành Tin học quản lý nói riêng
đang là một ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay (Bảng 1). Nhiều sinh viên
được các doanh nghiệp nhận làm việc ngay cả trong thời gian đang đi học (61%), sinh
viên thực tập cũng được các đơn vị trả lương (59%). 100% sinh viên có việc làm trong
vòng 06 tháng sau khi tốt nghiệp. Trong đó, trên 90% sinh viên làm đúng ngành nghề
được đào tạo.
Ưu điểm của chuyên ngành này là các bạn được đào tạo chuyên sâu về kiến thức các
hệ thống thông tin trong kinh doanh và quản lý đồng thời các bạn cũng nắm rõ về máy
tính và sự vận hành của các hệ thống phần mềm nên các bạn tự tin trong phân tích hệ
thống nghiệm vụ trong quản lý và kinh doanh.
Bảng 1 Chỉ tiêu tuyển sinh ngành HTTT QL năm 2020, 2021 và 2022
Phương thức tuyển sinh 2020 2021 2022
Thành tích học tập và 119 100 100
NN
Kết quả học THPT 40 40 40
Kết quả ĐGNL 10 10 10
Kết quả thi THPT 40 40 40
Tổng chỉ tiêu 209 190 190
Đặc biệt CTĐT được thiết kế theo hướng đặc thù hưởng doanh nghiệp. Phần lớn các
môn học chuyên ngành đều có sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia có kinh
nghiệm đến từ doanh nghiệp lớn, có uy tín trong lĩnh vực.
Sinh viên có cơ hội được trải nghiệm tham quan thực tế tại các doanh nghiệp (Hình 1)
kể từ năm thứ nhất, trải nghiệm các kỳ thực tập tại doanh nghiệp kể từ năm thứ hai trở
đi.

Hình 1 Sinh viên tham quan FPT Software


CTĐT luôn được cập nhật mới, đáp ứng những thay đổi nhanh chóng của công nghệ
thông tin, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số trong thời đại công nghiệp 4.0 [1].
CTĐT có chất lượng hàng đầu ở Việt Nam, được đảm nhận bởi đội ngũ giảng viên cơ
hữu phần lớn được đào tạo ở các trường đại học uy tín trong nước và nước ngoài như
Anh, Úc, Pháp, Nga, Đài Loan.
CHƯƠNG 2. CHUYÊN NGÀNH TIN HỌC QUẢN LÝ
2.1. Khái quát về chương trình đào tạo
2.1.1. Mã chuyên ngành: 734 04 05 02
2.1.2. Giới thiệu
Chương trình đào tạo chuyên ngành Tin học quản lý trang bị cho người học các kiến
thức nền tảng về kinh tế, quản trị kinh doanh và hệ thông thông tin. Chương trình đặc
biệt chú trọng đến năng lực ứng dụng các kỹ thuật, các phương pháp hiện đại trong
phân tích, thiết kế, tích hợp các hệ thống thông tin vào các tiến trình quản lý và kinh
doanh thông minh của các tổ chức và doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số.
2.2. Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Tin học quản lý có khả năng đảm nhận các công việc
sau:
- Phân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin;
- Kinh doanh, tư vấn và triển khai các sản phẩm và giải pháp công nghệ thông tin;
- Quản trị, phân tích và khai thác kho dữ liệu, xây dựng các giải pháp kinh doanh thông
minh (BI) nhằm hỗ trợ ra quyết định;
- Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm;
- Quản trị mạng máy tính, cổng thông tin điện tử, website TMĐT và các hệ thống kinh
doanh thông minh;
- Tư vấn, quản trị các dự án CNTT, và hoạch định chiến lược CNTT (CIO);
- Nghiên cứu viên, giảng viên giảng dạy hệ thống thông tin quản lý trong các tổ chức
nghiên cứu và đào tạo
2.3. Ưu điểm nổi bật chương trình
Chuyên ngành Tin học quản lý đang là một ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao
nhất hiện nay. Sinh viên có khả năng kiếm được việc làm ngay cả trong thời gian đang
đi học. 59,2% viên thực tập có hưởng lương; 60,5% sinh viên có việc làm trước khi tốt
nghiệp, trong đó 92,3 % sinh viên làm đúng ngành nghề; 95% sinh viên có việc làm
trong 6 tháng đầu tiên sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp nếu đam mê về CNTT thì có thể có cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực
CNTT, kỹ sư cầu nối tiếng Nhật....
Lợi thế lớn nhất của cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành THVL là đã được đào tạo các
nghiệp vụ về kinh doanh và quản lý cũng như kiến thức nền tảng về CNTT, nên các
bạn tiếp cận khá nhanh với khách hàng, những người có nhu cầu chuyển đổi số hệ
thống quản lý của họ.
Là một chuyên ngành truyền thống và đã được đào tạo lâu năm của Trường, nên đã có
rất nhiều cựu sinh viên đi làm trải rộng khắp cả nước, nhiều anh chị đã nắm những vị trí
quản lý. Nhiều doanh nghiệp cũng đã biết đến chuyên ngành này, nên khả năng tìm
kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp là rất tốt.
Đặc biệt chương trình đào tạo (CTĐT) được thiết kế đặc thù hưởng doanh nghiệp.
Phần lớn các môn học chuyên ngành đều có sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia
có kinh nghiệm đến từ doanh nghiệp lớn, có uy tín trong lĩnh vực (Hình 2).

Hình 2 Chuyên gia tham gia giảng dạy tại trường


Sinh viên có cơ hội được trải nghiệm tham quan thực tế tại các doanh nghiệp kể từ
năm thứ nhất, trải nghiệm các kỳ thực tập tại doanh nghiệp kể từ năm thứ 2 trở đi.
CTĐT luôn được cập nhật mới, đáp ứng những thay đổi nhanh chóng của công nghệ
thông tin, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số trong thời đại công nghiệp 4.0.
CTĐT chuyên ngành THQL có chất lượng hàng đầu ở Việt Nam [2], được đảm nhận
bởi đội ngũ giảng viên cơ hữu phần lớn được đào tạo ở các trường đại học uy tín trong
nước và nước ngoài như Anh, Úc, Pháp, Nga, Đài Loan.
Tổ trưởng
Tổ rà soát cập nhật CTĐT
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Wikipedia, "Fourth Industrial Revolution," [Online]. Available:


https://en.wikipedia.org/wiki/Fourth_Industrial_Revolution. [Accessed 8 4 2022].
[2] Dinh-Van Phan and et al., "A Study of the Effects of Daily Physical Activity on
Memory and Attention Capacities in College Students," vol. 2018, 2018.
HOÀN THIỆN BÁO CÁO THEO CÁC YÊU CẦU SAU
Thời gian thi: 60 phút
1. Tạo trang bìa (trang đầu của văn bản) theo mẫu
như đã thực hành, không có số trang, không có
watermark; không có header/footer.
2. Thiết lập trang: khổ giấy A4; lề trái 3.0cm, trên
2.0cm, dưới 2.0cm, phải 2.0cm;
3. Tạo watermark có nội dung “Ngành HTTT
QL”.
4. Đánh số trang ở dưới, bên phải; các trang mục
lục, danh mục thì dùng số la mã (i, ii…); các
trang nội dung chính thì dùng số thứ tự 1, 2,
3…(Slide 32)
5. Tạo header/footer ở tất cả các trang, trừ trang
bìa với nội dung: header: “Ngành Hệ thống
thông tin quản lý”; tạo đường kẻ dưới nội dung
của header và đường kẻ trên của số trang ở
footer. (Slide 30)
6. Đoạn văn: font Time News Roman, size 13; giãn dòng 1.2 line; giãn đoạn:
before 4pt, after 2pt; indentation: left: 0, first line: 1.27 cm; dữ liệu văn bản
canh đều 2 bên.
7. Định dạng phần “Tổ trưởng” và “Tổ rà soát cập nhật CTĐT” ở bên phải và
canh giữa với nhau.
8. Tạo các mục và đánh số phân cấp; tạo mục lục tự động. Chú ý: trang mục lục
là trang thứ 2 của văn bản. (Slide 44,45,46,47)
9. Tạo caption cho bảng, hình ảnh; tham chiếu chéo; tạo danh mục các bảng biểu,
các hình ảnh tự động. (Slide 35, 36)
10. Chèn trích dẫn và tài liệu tham khảo tự động. (Slide 48,49,50)

You might also like