You are on page 1of 12

Thực hành Tin học ứng dụng trong quản lý

Sinh viên soạn thảo theo các yêu sau và lưu bài theo cấu trúc:
STT_Ho Va Ten_TH C5_Bai x.docx (có thể gộp nhiều bài trong cùng file).
Bài 1. Soạn theo yêu cầu sau:

T
hương mại điện tử (TMĐT) là việc trao đổi
các thông tin thương mại thông qua các
phương tiện của công nghệ điện tử không
phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ
quá trình giao dịch. Các hình thức hoạt động chủ yếu của
TMĐT bao gồm: thư điện tử (e–email), thanh toán điện
tử (electronic payment), trao đổi dữ liệu điện tử
(electronic data interchange), giao gửi số hóa các dữ liệu. Các giao dịch này được tiến
hành ở nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm:
1. Giữa doanh nghiệp với người tiêu ▪ Các mục đích quản lý thuế, hải
dùng: mục đích cuối cùng là dẫn tới quan…
việc người tiêu thụ có thể mua hàng ▪ Thông tin
tại nhà mà không cần tới cửa hàng. 4. Giữa người tiêu dùng với các cơ
2. Giữa các doanh nghiệp với nhau: quan chính phủ về các vấn đề:
trao đổi dữ liệu, mua bán và thanh ▪ Thu thuế
toán hàng hóa và lao vụ, mục đích
▪ Dịch vụ hải quan, phòng dịch…
cuối cùng là đạt được hiệu quả cao
▪ Thông tin
trong sản xuất và kinh doanh.
5. Giữa các chính phủ: trao đổi thông
3. Giữa doanh nghiệp với các cơ quan
tin
chính phủ nhằm vào các mục đích:
▪ Mua sắm chính phủ theo kiểu
trực tuyến (online government
procurement)

1
Thực hành Tin học ứng dụng trong quản lý

Bài 2. Soạn văn bản theo yêu cầu sau:


- Soạn thảo đoạn văn bản theo mẫu bên dưới và thực hiện định dạng trang, đoạn
văn bản sau theo yêu cầu:
- Khổ giấy A4, giấy dọc; Left: 3.5 cm, Right, Top, Bottom: 2 cm;
- Cách dòng: 1.5 lines; cách đoạn: Before: 6pt, After: 3pt; Canh lề văn bản:
Justified; đầu dòng của đoạn cách vào: 1 cm; Left Indent: 0 cm, Right Indent: 0 cm;
- Font: Times New Roman, Size: 13
- Trang bìa không có số trang; trang mục lục, danh mục bảng, danh mục hình
có số trang là i, ii, iii…; phần nội dung chính đánh số trang theo thứ tự 1,2.3...
- Logo TSrường Đại học Kinh tế là định dạng Watermark

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


BỘ MÔN TIN HỌC QUẢN LÝ
…..  …..

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM


HỌC PHẦN TIN ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ
Tên đề tài
SOẠN THẢO NÂNG CAO VỚI MS. WORD

Sinh viên : <Tên sinh viên thực hiện>


Lớp Tín chỉ : <Lớp Tín chỉ>
Giảng viên hướng dẫn : Phan Đình Vấn

Đà Nẵng, 2021

2
Thực hành Tin học ứng dụng trong quản lý

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1 Điểm chuẩn một số ngành qua các năm ......................................................... 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1 Chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin ..................................................... 4
Hình 2 Chuyên ngành Tin học quản lý ....................................................................... 6

Chú ý: Nội dung của Ngành HTTT có thể lấy tại http://due.udn.vn/vi-
vn/tuvantuyensinh2020/gt/cid/4284

3
Thực hành Tin học ứng dụng trong quản lý

GIỚI THIỆU CHUYÊN NGÀNH TUYỂN SINH

1. Ngành Hệ thống thông tin quản lý1

1.1. Chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin

Mục tiêu đào tạo: Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị hệ thống thông
tin trang bị cho người học một cách có hệ thống các kiến thức nền tảng về kinh tế -
xã hội, kinh doanh - quản lý, kế toán - tài chính; chương trình đặc biệt chú trọng các
kiến thức chuyên sâu về hệ thống thông tin quản lý, kiến thức tổ chức và quản trị hệ
thống thông tin.

Hình 1. Chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin


Chương trình đào tạo tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp, nhằm trang bị cho
người học một năng lực tối thiểu cho các hoạt động phân tích, đánh giá, thiết kế, đảm
bảo sự an toàn và bảo mật của các hệ thống thông tin (HTTT), đặc biệt là năng lực
quản trị các HTTT trong tiến trình hoạt động của các tổ chức doanh nghiệp.

Chương trình đào tạo còn trang bị cho người học những kỹ năng mềm cần thiết
như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tư duy, sáng tạo, phân tích,
phản biện; ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm với bản thân và xã hội; khả năng
nghiên cứu độc lập, phát triển chuyên môn và học tập suốt đời.

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản
trị hệ thống thông tin:

- Kinh doanh, tư vấn, triển khai và tích hợp phần mềm và các giải pháp

1
Chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù
4
Thực hành Tin học ứng dụng trong quản lý

HTTT trong kinh doanh và quản lý;

- Tư vấn, đánh giá tính khả thi, phân tích rủi ro và quản trị các dự án phát triển
và tích hợp các HTTT trong kinh doanh và quản lý;

- Tư vấn, hoạch định chiến lược phát triển và quản trị các HTTT trong kinh
doanh và quản lý;

- Thiết kế và quản trị các cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu; phân tích và khai thác dữ
liệu nhằm hỗ trợ ra quyết định trong kinh doanh và quản lý;

- Tư vấn, hoạch định và quản trị đảm bảo sự an toàn và bảo mật thông tin trong
các tổ chức và doanh nghiệp;

- Quản trị các hệ thống mạng máy tính trong các tổ chức, doanh nghiệp vừa và
nhỏ;

- Quản trị các website thương mại điện tử, cổng thông tin điện tử và các hệ
thống quản lý và kinh doanh thông minh;

- Giảng dạy một số học phần liên quan đến CNTT và HTTT quản lý tại cơ sở
đào tạo; Hướng dẫn cho các nhân viên trong đơn vị sử dụng và khai thác HTTT
một cách an toàn và có hiệu quả;

Trong các tổ chức kinh tế - xã hội và kinh doanh như:

- Các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước và phi chính phủ có ứng dụng CNTT
trong hoạt động sản xuất và điều hành quản lý;

- Các cơ quan, doanh nghiệp chuyên về phát triển, tư vấn, kiểm thử và triển
khai ứng dụng phần mềm và giải pháp quản trị doanh nghiệp trên nền tảng
CNTT;

- Các cơ sở giáo dục và đào tạo, các viện và trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực
quản trị và quản lý.

Ngoài ra, cử nhân chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin có thể tiếp tục theo
học chương trình đào tạo sau đại học các chuyên ngành: Khoa học máy tính, Hệ thống
thông tin, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính, Ngân
hàng, Kinh tế phát triển trong và ngoài nước.

5
Thực hành Tin học ứng dụng trong quản lý

1.2. Chuyên ngành Tin học quản lý

Mục tiêu đào tạo: Chương trình đào tạo chuyên ngành Tin học quản lý trang bị
cho người học một cách có hệ thống các kiến thức nền tảng về kinh doanh - quản trị,
kế toán - tài chính và hệ thống thông tin (HTTT).

Chương trình đào tạo đặc biệt chú trọng đến kiến thức công nghệ thông tin
(CNTT) và truyền thông, với kỹ năng thuần thục các công cụ, kỹ thuật, phương pháp
tiếp cận và triết lý cần thiết cho việc tổ chức, thiết kế, tích hợp và ứng dụng thành
công CNTT và truyền thông hiện đại vào tiến trình quản lý và kinh doanh thông minh
của các tổ chức và doanh nghiệp.

Hình 2. Chuyên ngành Tin học quản lý


Chương trình đào tạo còn trang bị cho người học những kỹ năng mềm cần thiết
như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tư duy, sáng tạo, phân tích,
phản biện; tôn trọng pháp luật, trách nhiệm với bản thân và xã hội; khả năng nghiên
cứu độc lập, phát triển chuyên môn liên tục và học tập suốt đời.

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tin học
quản lý:

- Phân tích, thiết kế phần mềm và tích hợp HTTT phục vụ hoạt động kinh doanh
và quản lý;
- Kinh doanh, tư vấn và triển khai các sản phẩm và giải pháp CNTT trong kinh
doanh và quản lý;
- Quản trị, phân tích và khai thác kho dữ liệu nhằm hỗ trợ ra quyết định trong
kinh doanh;
- Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm;

6
Thực hành Tin học ứng dụng trong quản lý

- Quản trị mạng máy tính, cổng thông tin điện tử, website thương mại điện tử và
các hệ thống kinh doanh và quản lý thông minh;
- Tư vấn, quản trị các dự án CNTT, và hoạch định chiến lược CNTT (CIO);
- Ứng dụng CNTT trong truyền thông marketing trực tuyến và hữu tuyến;
- Đảm bảo an toàn và bảo mật HTTT trong doanh nghiệp (CSO);
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng vàcác cơ sở đào tạo trong và ngoài
nước.
Trong các tổ chức kinh tế - xã hội và kinh doanh như:
- Cơ quan, doanh nghiệp chuyên về phát triển, tư vấn, kiểm thử và triển khai ứng
dụng và giải pháp quản trị doanh nghiệp trên nền tảng CNTT;
- Các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước và phi chính phủ có ứng dụng CNTT trong
hoạt động sản xuất và điều hành quản lý;
- Các cơ sở giáo dục và đào tạo, các viện và trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực
quản trị và quản lý.
Ngoài ra, cử nhân chuyên ngành Tin học quản lý có thể tiếp tục theo học chương
trình đào tạo sau đại học các chuyên ngành: Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin,
Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính, Ngân hàng, Kinh
tế phát triển, … trong và ngoài nước. Bảng sau thể hiện điểm chuẩn một số ngành
qua các năm 2013 – 2019 (Bảng 1)
Bảng 1 Điểm chuẩn một số ngành qua các năm
Tên ngành / Chuyên
STT 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
ngành
1 Kinh doanh Thương mại 20 19 22 19 21,75 19 21,75

2 Thương mại điện tử 19,5 19 20,75 19,25 20 17,75 21,25

3 Kế toán 20 20 22 20,75 21,75 18,5 21

4 Hệ thống thông tin quản lý 19,5 19 20,75 19,25 20 17,5 19,5

5 Thống kê kinh tế 19,5 18,5 20,5 19,5 20 17,5 19,75

Đà Nẵng, ngày 30 tháng 6 năm 2021


Bộ môn Tin học quản lý
(Đã ký)

Tổ trưởng Bộ môn
7
Thực hành Tin học ứng dụng trong quản lý

Bài 3. Soạn thảo mẫu văn bản sau:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN

Họ và tên sinh viên: .....................................................................................................


Ngày sinh: ……/……/…………… Giới tính: Nam Nữ
CMND số: .............................. ngày cấp ....../......./ ............. Nơi cấp: ........................
Mã trường theo học (mã quy ước trong tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN): .......................
Tên trường:...................................................................................................................
Ngành học: ..................................................................................................................
Hệ đào tạo (Đại học, cao đẳng, dạy nghề): .................................................................
Khoá: .................................... Loại hình đào tạo: .......................................................
Lớp: ...................................... Số thẻ HSSV: ..............................................................
Khoa: ...........................................................................................................................
Ngày nhập học:…../…../….…. Thời gian ra trường (tháng/năm):….../……/ .............
(Thời gian học tại trường: ………….. tháng)
- Số tiền học phí hàng tháng: ............................ đồng.
Thuộc diện: - Không miễn giảm
- Giảm học phí
- Miễn học phí

Thuộc đối tượng: - Mồ côi


- Không mồ côi

- Trong thời gian theo học tại trường, anh (chị)...........................................................


không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm
cắp, buôn lậu.
- Số tài khoản của nhà trường: ......................... , tại ngân hàng .................................
……….., ngày …. tháng ….. năm ………..
HIỆU TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

8
Thực hành Tin học ứng dụng trong quản lý

Bài 4. Soạn thảo mẫu văn bản sau:

SỞ GD&ĐT TP ĐÀ NẴNG KỲ THI TUYỂN HỌC SINH GIỎI NĂM 2020


------------------ THỜI GIAN: 180 PHÚT
------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC

CÂU 1: Cân bằng các phản ứng sau


a. H2SO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O
b. Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO2 + H2O
mx + 2
CÂU 2: Cho hàm số: y = . Xác định m sao cho
x + m −1
a. Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ x = 4
b. Đồ thị hàm số không cắt trục hoành
c. Đồ thị hàm số không cắt trục tung
CÂU 3: Tìm a để phương trình sau có nghiệm và tìm nghiệm
x
log x
a 2 log a 2 + log a x = log a 2 4 log x
a
2

Bài 5. Soạn thảo mẫu văn bản sau:

TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG

WINDOWS WINWORD EXCEL

Muốn tiếp xúc với Phần này giúp bạn Phần này giúp bạn
máy tính thì bạn phải tạo ra được các văn tính toán lương,
học phần Windows. bản như các đơn từ, thưởng, dự toán xây
Sẽ cho bạn biết cách giấy mời... Bạn sẽ dựng và hỗ trợ các
mở, đóng chương thấy được điều kì công việc tính toán
trình và các thao tác diệu và hấp dẫn của khác trên bảng tính.
khác. nó. Thật tuyệt vời! Đúng là excellent!

9
Thực hành Tin học ứng dụng trong quản lý

Bài 6. Soạn thảo mẫu văn bản sau với mục lục tự động

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ


1.1 Lịch sử phát triển của máy tính điện tử
Máy tính điện tử là một công cụ cho phép lưu trữ và xử lý thông tin một cách
tự động theo một chương trình xác định.
1.1.1 Máy tính thế hệ thứ 0 – Máy tính cơ khí (1642 - 1945):
Người đầu tiên xây dựng máy tính được máy tính thực hiện được phép tính cộng,
trừ là nhà khoa học người Pháp Blase Pascal (1623 - 1662).
1.1.2 Máy tính thế hệ thứ nhất- Máy tính dùng đèn điện tử (1945 - 1955)
Nhà toán học người Anh Alan Turing đã xây dựng chiếc máy COLOSSUS mã
hóa thông tin nhanh chóng nhờ thiết bị mã hóa ENIGMA.
1.1.3 Máy tính thế hệ thứ hai – Máy tính sử dụng Transistor (1955 - 1965)
Ba nhà khoa học là John Barden, Walter Brattain và Wiliam Shockley đã sáng chế
ra Transistor (đèn bán dẫn) năm 1948
1.1.4 Máy tính thế hệ thứ ba – Máy tính dùng mạch tích hợp (1965 - 1980)
Mạch tính hợp (IC – Intergrated Circuit)
1.1.5 Máy tính thế hệ thứ tư – Máy tính dùng mạch VLSI (1980 -).
1.2 Một vài khái niệm cơ bản

CHƯƠNG 2 HỆ ĐIỀU HÀNH


2.1 Sơ lược về hệ điều hành
2.1.1 Khái niệm hệ điều hành
2.1.2 Các chức năng cơ bản của hệ điều hành
2.2 Hệ điều hành MS DOS

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ ............................. 10
1.1. Lịch sử phát triển của máy tính điện tử......................................................... 10
1.1.1. Máy tính thế hệ thứ 0 – Máy tính cơ khí (1642- 1945): ......................... 10
1.1.2. Máy tính thế hệ thứ nhất – Máy tính dùng đèn điện tử (1945- 1955)..... 10
1.1.3. Máy tính thế hệ thứ hai – Máy tính sử dụng Transistor (1955-1965)..... 10
1.1.4. Máy tính thế hệ thứ ba – Máy tính dùng mạch tích hợp (1965- 1980) .. 10
1.1.5. Máy tính thế hệ thứ tư – Máy tính dùng mạch VLSI (1980 -). ............... 10
1.2. Một vài khái niệm cơ bản .............................................................................. 10
CHƯƠNG 2. HỆ ĐIỀU HÀNH ...................................................................... 10
2.1. Sơ lược về hệ điều hành ................................................................................ 10
2.1.1. Khái niệm hệ điều hành .......................................................................... 10
2.1.2. Các chức năng cơ bản của hệ điều hành ................................................. 10
2.2. Hệ điều hành MS DOS .................................................................................. 10

10
Thực hành Tin học ứng dụng trong quản lý

Bài 7. Soạn thảo mẫu văn bản sau với tài liệu trích dẫn tự động

➢ Bệnh viêm gan siêu vi và bệnh ung thư gan


Theo tổ chức Y tế thế giới, viêm gan siêu vi (hepatitis) là tình trạng viêm gan
có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây ra tử vong. Đây là một bệnh truyền
nhiễm do các virus gây ra. Viêm gan siêu vi có năm loại chính là loại A (HAV), B
(HBV), C (HCV), D (HDV) và E (HEV). Đặc biệt, loại B và C dẫn đến bệnh mãn
tính về gan trên hàng trăm triệu người. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của
bệnh xơ gan, ung thư gan và tử vong liên quan đến virus. Một nghiên cứu của tổ chức
Y tế thế giới cũng chỉ ra rằng, ước tính có khoảng 325 triệu người trên thế giới bị
bệnh viêm gan B và/hoặc C [1].

➢ Bệnh ung thư gan


Ung thư là căn bệnh mà tế bào trong cơ thể phát triển ngoài tầm kiểm soát. Khi
bệnh xảy ra ở gan thì được gọi là ung thư gan. Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể
con người, có chức năng lưu trữ các chất dinh dưỡng, lọc máu, đào thải các độc tố,
sản xuất ra mật giúp tiêu hóa thức ăn [2]. Khi gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến
khả năng lọc máu, thải độc, gây tích tụ độc tố, giảm sức đề kháng của cơ thể. Từ đó,
dẫn đến ảnh hưởng các hoạt động bình thường của cơ thể, thậm chí là nguy cơ ảnh
hưởng đến tính mạng [3].

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] WHO, "Hepatitis," [Online]. Available: https://www.who.int/health-


topics/hepatitis#tab=tab_1. [Accessed 30 10 2020].
[2] CDC, "Liver Cancer," [Online]. Available:
https://www.cdc.gov/cancer/liver/index.htm.. [Accessed 30 10 2020].
[3] P. D. Van, "Liver cancer prediction in a viral hepatitis cohort: A deep learning
approach," International Journal of Cancer, vol. 147, no. 10, pp. 2871-2878,
2020.

11
Thực hành Tin học ứng dụng trong quản lý

Bài 8. Soạn thảo và trộn thư theo mẫu sau

Danh sách sinh viên nhận bằng tốt nghiệp

STT Họ tên Số ghế ngồi Lớp


1 Nguyễn Văn Thuận 301 47K14
2 Cao Văn Hải 302 47K28.1
3 Trần Thị Thắm 303 47K21.1
4 Đỗ Văn Tuấn 304 47K13.1
5 Cao Minh Tuyền 305 47K25.2
6 Võ Đăng Vinh 306 47K06.3
7 Phan Văn Hậu 307 47K06.5
8 Trần Hải Triều 308 47K01.2
9 Trương Hồng Thiện 309 47K30

Trộn thư như sau để tạo nhãn như sau


Mỗi tờ A4, khổ giấy nằm ngang có thể in được đúng 9 nhãn như sau

12

You might also like