You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

KHOA: KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌC TẬP DOANH NGHIỆP


ĐỒ ÁN QUẢN TRỊ HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Tên học phần: Đồ án Quản trị hệ thống công nghệ thông tin
Mã học phần: INT902
Mã lớp: 1917D15A
Học kì Ⅰ, năm học 2022 – 2023
Phú Thọ, tháng 11 năm 2022

Điểm kết luận của bài Số


Số phách
thi phách
(Do HĐ
(Do HĐ
Ghi bằng Ghi bằng chấm thi
chấm thi
số chữ ghi)
ghi)

Họ và tên SV/HV: Cầm Văn Trí


Họ, tên và chữ ký của
Ngày,tháng,năm sinh:
cán bộ chấm thi 1
29/8/2001
Tên lớp: K17 CNTT
Mã lớp: 1917D15A
Mã SV: 195D150038

Họ, tên và chữ ký của


cán bộ chấm thi 2
Họ, tên và chữ ký của giảng viên
thu bài thi
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU.......................................................................................................1

1.1. Tóm lược về học phần.......................................................................................1

1.2. Thông tin doanh nghiệp....................................................................................2

PHẦN II: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.................................................3

2.1. Thế nào là quản tri công nghệ thông tin?.......................................................3

2.2. Quản trị công nghệ thông tin tại Việt Nam.....................................................4

2.3. Cơ hội và thách thức.........................................................................................4

2.4. Vai trò chiến lược của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp.....................5

2.5. Xu hướng phát triển và các thách thức của hệ thống thông tin....................5

PHẦN III: KẾT LUẬN...........................................................................................6

1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tóm lược về học phần
Ngày nay trong xu thế công nghệ được phát triển nhanh chóng, các nước
đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đối với các nước
đang phát triển như nước ta thì đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Hiện nay
khoảng các giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển đang ngày càng
cách xa, sự cách biệt đó một phần do sự phát triển về khoa học công nghệ là
khác nhau, trình độ phát triển khoa học công nghệ ở các nước đang phát triển
còn thấp và lạc hậu so với các nước phát triển. Vì thế các nước đang phát triển
muốn hội nhập vào nền kinh tế thế giới và rút ngắn khoảng cách với các nước
phát triển thì phải đầu tư phát triển nền khoa học công nghệ cho mình. Có như
vậy kinh tế của các nước này mới đứng vững được trong quá trình hội nhập,
giúp cho các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh được với các doanh nghiệp
nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp của các nước có trình độ công nghệ
tiên tiến, đồng thời giúp phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội trong
nước. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập thì các nước đang phát triển cũng có
lợi thế có thể phát triển nền khoa học công nghệ của mình nhờ việc áp dụng và
phát triển những công nghệ của các nước đi trước bằng sự chuyển giao công
nghệ, song song với việc nghiên cứu công nghệ thông tin và triển khai nền khoa
học công nghệ trong nước.
Thông tin hiện nay vì đó càng được coi là một trong những loại tài sản
quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào. Đối với các tổ chức hoạt động trong
tất cả các lĩnh vực, phần lớn ngân sách hoạt động được dùng vào việc xử lý
thông tin nên vì thế trong mọi lĩnh vực thì thông tin cực kì quan trọng và một hệ
thống quản trị thông tin có hiệu quả sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát triển
của doanh nghiệp.
Hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất phát một cách tự nhiên,
xuất phát từ nhu cầu đa dạng của người dân trong nền kinh tế nên nhu cầu về
thông tin cũng như thiết bị tin học, hệ thống mạng máy tính, máy chủ, phần

2
mềm quản lý hệ thống máy tính,... là điều thật sự cần thiết đặc biệt trong lĩnh
vực công nghệ thông tin.
1.2. Thông tin doanh nghiệp
Là một trong những công ty cung cấp về phần mềm và thiết bị văn phòng
hàng đầu tại Tỉnh Phú Thọ cũng như khu vực phía Bắc, đặt dịch vụ chất lượng
cao và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Tận dụng các kỹ năng và nguồn
lực để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và nâng cao các dịch vụ chuyên
dụng về sửa chữa ,thiết kế hệ thống mạng và lắp đặt các thiết bị công nghệ mới
tiên tiến nhất cho các doanh nghiệp lớn nhỏ…
- Công ty: Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Sông Lam.
- Địa chỉ: Địa chỉ: 99 Đường Nguyễn Du, Nông Trang, Thành phố Việt Trì, Phú
Thọ.
- Cơ cấu: Công ty hiện có:
- 1 Ban Giám đốc
- 1 Bộ phận kỹ thuật viên
- 1 Kế toán
- 1 Thủ kho kiêm thủ quỹ
-Người đại diện: Nguyễn Thị Thanh Huyền

3
PHẦN II: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Chúng ta đã nghe nói nhiều về quản lý công nghệ thông tin (CNTT) – IT
managment. Đó là công việc hàng ngày của một trưởng phòng CNTT, bao gồm
việc quản lý hoạt động hàng ngày của phòng CNTT, đề xuất giải pháp, chuẩn bị
nhân lực, vật lực nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Ở đây, chúng ta sẽ đi sâu
về quản trị công nghệ thông tin (IT Governance), một khái niệm tuy còn khá
mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã được áp dụng nhiều trên thế giới bởi các doanh
nghiệp lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp coi việc ứng dụng CNTT là một
công cụ chiến lược, như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, bán lẻ…
2.1. Thế nào là quản tri công nghệ thông tin?
Có rất nhiều định nghĩa và quan điểm về quản trị CNTT đã được đưa
ra bởi các tổ chức cũng như các cá nhân có kinh nghiệm trên thế giới, ở đây
người viết xin đưa ra một định nghĩa dựa trên hiểu biết của mình và các tài
liệu đã được tham khảo như sau: Quản trị CNTT là một phần của quản trị
doanh nghiệp nhằm đưa ra một cấu trúc và quy trình tiên tiến với mục đích
sử dụng tối ưu năng lực CNTT để đảm bảo phát triển bền vững và hỗ trợ tối
đa
chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp. Mục đích của quản trị CNTT là
nhằm đảm bảo việc vận hành CNTT đạt được những kết quả sau:
Hỗ trợ kịp thời chiến lược kinh doanh: CNTT phải là người bạn đồng
hành và tin cậy đối với việc kinh doanh, quá trình kinh doanh dựa trên các
quy trình, kiểm soát, báo cáo, hạch toán, lưu trữ số liệu, báo cáo tài chính,
tất cả phải được thể hiện một cách đầy đủ, có hệ thống, có kiểm soát và có
thể khai thác thông tin từ hệ thống CNTT. Mọi nhu cầu thay đổi về chiến
lược kinh doanh, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, mở rộng chi
nhánh, tăng số lượng giao dịch phải được hệ thống CNTT đáp ứng đầy đủ,
kịp thời.
Làm công cụ khai thác cơ hội kinh doanh, giảm chi phí, tăng giá trị
cho doanh nghiệp: Ngoài nhiệm vụ quản trị việc lưu trữ và truy xuất thông
tin đáng tin cậy, hệ thống CNTT phải được phát triển các chức năng cao cấp
về việc lưu trữ số liệu, cho phép quản trị doanh nghiệp phân tích và thống kê
dữ liệu khách hàng sẵn có, dự đoán tiềm năng, nhìn nhận phân khúc thị
trường, nhận biết những yếu kém, rủi ro trong quá trình hoạt động kinh
doanh để có thể đưa ra những quyết định kịp thời, đi trước đối thủ cạnh
tranh.
Sử dụng hợp lý các tài nguyên CNTT: Việc sử dụng hợp lý tài nguyên
CNTT thể hiện ở việc quản trị nhân sự CNTT, lên kế hoạch, chiến lược
CNTT trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo tài nguyên công nghệ và
nhân lực được chuẩn bị và sử dụng hợp lý, tránh những rủi ro thiếu hụt nhân
lực trong những thời điểm quan trọng hoặc việc mua vào quá nhiều thiết bị
công nghệ mà không sử dụng hết công suất, gây lãng phí tài nguyên.
Quản lý rủi ro liên quan đến CNTT: Ứng dụng CNTT hiện đại là ứng
4
dụng được quản trị tập trung với cơ sở dữ liệu tập trung ở một vị trí nhất
định, tất cả các truy cập đều kết nối vào hệ thống tập trung để thực hiện giao
dịch. Các nhà cung cấp hệ thống CNTT đã đưa ra những
phần hành (module) tương ứng với các nghiệp vụ cụ thể của các doanh
nghiệp. Một công ty sản xuất sẽ có các phần hành điển hình như: kế toán/tài
chính, mua hàng, bán hàng, quản lý kho, quản lý sản xuất; ngành có đặc thù
riêng như ngân hàng thì có các phần hành tiền gửi, tiền vay, tài trợ thương
mại, ngân quỹ, kế toán… Hầu như tất cả các nghiệp vụ chính đều thực hiện
qua hệ thống CNTT, các rủi ro liên quan đến các quy trình này đều có thể
xảy ra với hệ thống CNTT như rủi ro về sai sót số liệu, về việc quản lý
quyền hạn người dùng cuối, mất mát/phá hoại dữ liệu, thảm họa do con
người hay thiên tai… Các doanh nghiệp cần phải có một hệ thống phòng
chống rủi ro hay thảm họa CNTT một cách có hệ thống nhằm hạn chế tối đa
những rủi ro CNTT khiến việc kinh doanh bị ảnh hưởng hay có thể tạo nên
một tai họa cho doanh nghiệp.
Đánh giá năng suất hoạt động: Giám sát hiệu quả các dự án phát triển
CNTT và theo dõi các dịch vụ hỗ trợ của CNTT, các dự án CNTT là hiện
thực hóa của các ý tưởng và chiến lược kinh doanh, cần được giám sát và
đảm bảo tiến độ để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh. Các dịch vụ hỗ trợ nội
bộ hàng ngày của bộ phận CNTT sẽ góp phần quan trọng trong thành công
của các bộ phận kinh doanh, các tác vụ kinh doanh của các bộ phận tham gia
trực tiếp quá trình kinh doanh hay bộ phận dịch vụ khách hàng; giao dịch
kinh doanh có thực hiện suôn sẻ hay không thì cần phải dựa trên nền tảng
dịch vụ hỗ trợ CNTT tốt.
2.2. Quản trị công nghệ thông tin tại Việt Nam
Nhìn chung, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu một cơ cấu
quản trị CNTT với đầy đủ các chức năng đã được đề cập ở trên. Mặc dù
doanh nghiệp đã đầu tư vào các dự án CNTT như dự án hiện đại hóa ở các
ngân hàng và dự án triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
(ERP) tại các công ty trong những năm gần đây, nhưng các doanh nghiệp
vẫn chưa để ý đến việc phát triển, hoàn thiện một cơ cấu để quản lý hiệu quả
các quy trình và hệ thống CNTT mới. Việc quản trị CNTT hầu như được
giao hoàn toàn cho phòng CNTT.
Việc quản trị CNTT nên có một cơ cấu cụ thể và được phê chuẩn bởi quản
lý cao nhất của doanh nghiệp để được thực hiện hiệu quả trong tổ chức.
2.3. Cơ hội và thách thức
Với tốc độ phát triển cao trong thời gian qua và với việc gia nhập
WTO, Việt Nam đã có một vị thế tốt trong con mắt các nhà đầu tư nước
ngoài, đầu tư nước ngoài nhờ đó tăng nhanh, việc giao thương trở nên thuận
lợi hơn. Chất lượng và số lượng khách hàng của doanh nghiệp tăng cao, mở
5
ra một hướng phát triển vượt bậc cho các doanh nghiệp trong những năm
tới.
Để nắm được cơ hội phát triển đó, tạo lợi thế để phát triển doanh
nghiệp trong tương lai, quản trị CNTT là một trong những chìa khóa trong
trọng để doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ cùng lĩnh
vực. Hệ thống CNTT phải tin cậy và bền vững, có thể đáp ứng những mục
tiêu chiến lược kinh doanh và ứng phó nhanh chóng, đầy đủ các đòi hỏi kinh
doanh mới như việc tăng nhanh, tăng đột biến số lượng giao dịch, triển khai
các giao dịch phức tạp, mở rộng quy mô kinh doanh, sản xuất…
Một hệ thống quản trị CNTT tốt sẽ góp phần nâng cao giá trị nội tại
của doanh nghiệp, là một lợi thế so sánh của doanh nghiệp đối với các đối
thủ. Do đó, ngay từ bây giờ, lãnh đạo doanh nghiệp nên bắt đầu nghĩ đến
việc tạo nên một cơ cấu vững chắc về công nghệ, một chiến lược công nghệ
dài hơi cùng với các quy trình, cơ cấu quản lý tài nguyên, nhân sự, rủi ro
nhằm tạo nên một bộ khung vững chắc, nhưng linh hoạt và đáng tin cậy, để
làm bạn đồng hành với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
2.4. Vai trò chiến lược của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
Tạo ra một khung quản lý thông tin thiết thực giúp quản lý HTTT và
các công nghệ hỗ trợ lâu dài.
Xác định rõ nhu cầu TT hiện tại và tương lai của DN, phản ánh sự
phù hợp của chiến lược KD và chiến lược ứng dụng CNTT.
Xác định các chính sách quản lý, thiết lập, duy trì, kiểm soát và truy
cập nguồn TT của doanh nghiệp
Đảm bảo rằng chức năng HTTT là hướng ngoại và không chỉ tập
trung vào các vấn đề về công nghệ.
2.5. Xu hướng phát triển và các thách thức của hệ thống thông tin
2.5.1. Xu hướng phát triển
Phạm vi của HTTT:
- Những năm 1950: HTTT phát triển theo hướng thay đổi về mặt kỹ
thuật.
- Trong những năm 1960 – 1970: HTTT còn được áp dụng trong điều
hành quản lý.
- Trong những năm 1980 -1990: HTTT trở thành hoạt động cốt lõi của
DN.
- Nâng cao tốc độ bộ vi xử lý và tính tiện dụng
- Kết nối và liên kết giữa các thiết bị máy tính và công nghệ truyền
thông
- Sử dụng các thông tin đã được số hóa và đa phương tiện

6
- Sử dụng những phần mềm mới, tốt hơn, và thân thiện với người sử
dụng
- HTTT điều hành, cung cấp thông tin có tính quyết định cho quản lý
cấp cao.
- Phát triển kinh doanh điện tử và thương mại điện tử.
- Phần cứng máy tính: nhanh hơn, nhỏ hơn và rẻ hơn.
- Phần mềm: Được chuẩn hóa và tích hợp
- Nhiều DN sản xuất dịch vụ ứng dụng
- Thường được thiết kế riêng theo tính chất của mỗi ngành.
- Tích hợp dữ liệu qua các kênh truyền thông và kênh truyền qua
Internet nhằm phục vụ người dùng nội bộ, khách hàng, và các nhà
cung cấp.
- Mạng truyền thông: Độ rộng băng thông lớn, mạng toàn cầu và không
dây.
Những thách thức khi ứng dụng hệ thống thông tin:
- HTTT không thực hiện được như mong muốn, không vận hành được
vào một thời điểm thời gian nào đó
- Thiết kế tồi, dữ liệu thiếu chính xác, chi phí vượt trội, hệ thống bị gián
đoạn giữa chừng.
- Sự thay đổi của môi trường KD, tái lập lại cơ cấu DN, mở rộng phạm
vi hoặc TT
Những thách thức mà doanh nghiệp gặp phải
- Sức ỳ của một tổ chức:
Những thay đổi có thể tạo ra những ảnh hưởng tốt đối với bộ
phận này, nhưng có thể gây ra ảnh hưởng xấu tới bộ phận khác.
Xu hướng tự nhiên của các tổ chức và cá nhân là chống lại sự
thay đổi
⇒ Để vượt qua được sức ỳ của tổ chức cần phải nỗ lực trong tất cả các giai
đoạn của chu trình phát triển hệ thống.
- Khó xây dựng, tích hợp và chỉnh sửa các HTTT
- Thiếu tổ chức khi phát triển hệ thống
- Tính không chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm của NSD
⇒ Lựa chọn thiết kế HTTT với chất lượng thấp.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong quá trình thực hiện đồ án, tìm hiểu về các thiết bị tin học, hệ thống
mạng, máy chủ, phần mềm quản lý hệ thống máy tính ở doanh nghiệp vừa và
nhỏ em đã thu được kết quả như:
+Có thêm hiểu biết về các loại thiết bị tin học.
+Phân loại về mạng, vai trò của hệ thống mạng trong doanh nghiệp, các
tiêu chí để xây dựng hệ thống mạng ổn định và đảm bảo chất lượng,...
+Kiến thức về các loại máy chủ và sự cần thiết của máy chủ đối với các
doanh nghiệp.
+Lợi ích của việc quản lý hệ thống máy tính trong doanh nghiệp.

7
Bên cạnh đó em còn tiếp thu được nhiều kiến thức khác như tìm kiếm và
chọn lọc các nguồn thông tin trên mạng, xử lý thông tin, cách giải quyết vấn
đề,...
Mặc dù e đã có sự cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng do điều
kiện và thời gian có hạn cũng như khả năng còn yếu nên không tránh khỏi còn
nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ từ thầy cô.

You might also like