You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN TOÁN ỨNG DỤNG VÀ TIN HỌC

BÀI BÁO CÁO


NHẬP MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Giảng viên : Vũ Thành Nam
THỰC HIỆN: NHÓM 3
LỮ XUÂN ĐỨC 20216919
DOÃN THỊ THÙY DƯƠNG 20216915
NGÔ XUÂN DƯƠNG 20216916

1
\

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................03
I.NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ LÀ GÌ ?...........04
II. CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGÀNH HTTTQL.........................05
III.CÁC HƯỚNG ĐI CỦA NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ...................................................................................06
1. Hệ thống ERP........................................................................................06
2. Datawarehouse (Kho dữ liệu)...............................................................08
3. Big Data ( Dữ liệu lớn)...........................................................................09
4. Business Intelligence (BI) .....................................................................10
5. An toàn thông tin ..................................................................................12
IV. CÁC YÊU CẦU VÀ KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA SINH VIÊN
NGÀNH HTTTQL.......................................................................15
1.KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT......................................................................15
2. CÁC YÊU CẦU CỦA MỘT SỐ NGHỀ NGHIỆP........................................18
a. Business Analyst ( Phân tích nghiệp vụ )..............................................18
b. Data Analyst ( Phân tích dữ liệu)..........................................................19
c. Lập trình viên..........................................................................................20

2
LỞI MỜ ĐẦU

Bước vào TK XXI, với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh
hiện nay thì nhu cầu về một hệ thống quản lí có khả năng quản lý và
điều hành các hoạt động kinh doanh đó càng trở nên phức tạp hơn, yêu
cầu độ chính xác và tính hiệu quả cao hơn. Với lượng thông tin khổng
lồ, con người giờ đây rất khó để có thể xử lí với độ chính xác cao cũng
như trong một khoảng thời gian ngắn. Vì thế Hệ thống thông tin quản lý
( MIS ) chính là một giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp khi sử
dụng các thuật toán trong lĩnh vực CNTT nhằm ứng dụng tối ưu hoá rút
ngắn thời gian quản lí mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao. Khi đó hiệu
quả hoạt động của mỗi cá nhân và toàn doanh nghiệp sẽ được tăng lên
rõ ràng.

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, hàm lượng tri thức và tốc độ xử lý
thông tin là yếu tố quyết định thành công của các tổ chức và doanh nghiệp.
Trong khi đó, ngành Hệ thống thông tin quản lý được hiểu là sự liên kiết
hữu hiệu giữa sự phát triển vượt bậc của thế giới công nghệ cao và trình
độ tổ chức và cơ cấu quy trình quản trị hoạt động, kinh doanh của các tổ
chức và doanh nghiệp. Vậy nên, ngành Hệ thống thông tin quản lý là một
trong những ngành hứa hẹn có nhiều triển vọng trong hiện tại và tương lai.
Sinh viên học ngành Hệ thống thông tin quản lý sau khi ra trường sẽ có
nhiều lựa chọn trong nghề nếu bạn trang bị đẩy đủ kiến thức và quyết tâm
theo đuổi nó.

3
***
I.NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ LÀ GÌ ?
 Hệ thống là một tập hợp các phần tử cùng với các mối quan hệ xác định giữa chúng tuân theo
một quy luật hoặc một số quy luật nhằm thực hiện một hoặc một số chức năng nào đó.
 Thông tin là sự thông báo, trao đổi, giải thích về một đối tượng cụ thể nào đó và được thể hiện
thông qua các dạng tín hiệu như âm thanh, chữ số, chữ viết… nhằm mang lại một sự hiểu biết
nào đó cho đối tượng nhận tin.
 Quản lí là việc quản trị của một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp, một tổ chức phi lợi
nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ
chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) để hoàn thành các mục tiêu
của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ và
nhân lực.
 Từ các khái niệm trên, ta có thể đưa ra khái niệm về ngành hệ thống thông tin quản lí. HTTTQL
là việc quản lí các dữ liệu thông tin trong một hệ thống một cách hiệu quả nhằm mục đích tối ưu
hoá các nguồn tài nguyên có sẵn thông qua việc áp dụng các nguồn lực.
o Chương trình hệ thống thông tin nói chung dạy sinh viên cách tạo hệ thống để tổ chức dữ liệu và
cách quản lý dữ liệu đó. Đây là một phần quan trọng của mọi tổ chức hoạt động kinh doanh,
ngay cả những tổ chức chỉ hoạt động dựa trên các khoản đóng góp và tình nguyện cũng phải có
một hệ thống toàn diện để tổ chức thông tin của họ. Do đó, những sinh viên đã hoàn thành
chương trình này sẽ có khả năng linh hoạt cao trong môi trường làm việc. Đây có thể coi là một
điểm cộng cực lớn cho dành cho những ai theo đuổi ngành này. Lĩnh vực CNTT là một mảng vô
cùng rộng và đa dạng, một sinh viên có tính linh hoạt cao sẽ là rất ưu thế khi nó giúp giúp người
học không mất quá nhiều thời gian để có thể làm những mảng có liên quan mà không cần nhiều
thời gian để đào tạo lại.
o Với đặc thù là thuộc nhóm ngành thuộc CNTT, người làm việc này có thể làm các công việc từ
xa thông qua các hệ thống quản lí từ xa ,những người có bằng cấp này có thể có tùy chọn làm
việc chủ yếu ở bên ngoài môi trường kiểu văn phòng. Việc sử dụng hàng loạt máy tính và hệ
thống tổ chức trên toàn cầu cũng có nghĩa là sinh viên tốt nghiệp với bằng cấp cao này có thể
mong đợi tìm được việc làm chất lượng ở bất cứ đâu họ muốn.

4
II. CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGÀNH HTTTQL
Sau khi ra trường, sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lí có cơ hội làm việc trong các ngành nghề
như:
o Chuyên viên phát triển phần mềm quản lý tại các công ty CNTT, bưu chính, viễn thông,
thương mại điện tử, các tập đoàn công nghệ, …;
o Chuyên viên tin học, quản trị dự án, chuyên viên phân tích nghiệp vụ (BA) tại các doanh
nghiệp, xí nghiệp, các công ty tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, các cơ quan hành chính
nhà nước,…
o Giảng viên tin học tại các trường cao đẳng, đại học;
o Chuyên viên thống kê phân tích, dự báo, hoạch định tại các ngân hàng, công ty tài chính,
các doanh nghiệp,…
o Tự khởi nghiệp (Start-up).
o Tư vấn triển khai hệ thống CNTT cho các doanh nghiệp.
o Tư vấn triển khai các hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) cho các doanh
nghiệp.
o Chuyên viên quản trị hệ thống công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp.
o Chuyên viên phân tích hệ thống (System Analyst).
o Chuyên viên phát triển phần mềm (Software Developer).
o Chuyên viên quản trị CSDL (DB Administrator)
o Chuyên viên quản trị hệ thống Web, Thương mại điện tử (Web Admin).
o Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst)
o Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst).
o Chuyên viên kiểm định nghiệp vụ phần mềm.
o Cán bộ, chuyên viên Bộ phận thanh toán, kế toán, tài chính, ngân hàng tại phòng công
nghệ thông tin của các tổ chức tín dụng, tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp và các đơn
vị hàn chính sự nghiệp hoặc các vị trí liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin.
o Cán bộ nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc
lĩnh vực kinh tế, tài chính ngân hàng, thương mại điện tử, công nghệ thông tin.
o Cán bộ, giảng viên tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.
o Cán bộ, chuyên viên tại các tỉnh thành phố, các cơ quan hành chính Nhà nước.
o Cán bộ, chuyên viên nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu về kinh tế và công nghệ thông
tin.
o Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng công cụ tin học ở các viện nghiên cứu và chuyển giao
quy trình, công nghệ thuộc lĩnh vực kinh tế, kế toán, tài chính ngân hàng, thương mại
điện tử và các trường học.

5
III.CÁC HƯỚNG ĐI CỦA NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN
QUẢN LY
1.HỆ THỐNG ERP
o Enterprise resource planning(ERP) đề cập đến một loạt phần mềm mà các tổ chức sử dụng để
quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày như kế toán, mua sắm, quản lý dự án, quản lý rủi
ro, hoạt động chuỗi cung ứng. Một bộ ERP hoàn chỉnh cũng bao gồm quản lý hiệu suất doanh
nghiệp, phần mềm giúp lập kế hoạch, ngân sách, dự toán và báo cáo kết quả tài chính của tổ
chức
o Các hệ thống ERP liên kết vô số quy trình kinh doanh và cho phép luồn dữ liệu giữa chúng.
Bằng cách thu thập dữ liệu giao dịch được chia sẻ của một tổ chức từ nhiều nguồn, hệ thống
ERP loại bỏ sự trùng lặp dữ liệu và cung cấp tính toàn vẹn dữ liệu với một nguồn sự thật duy
nhất
o Ngày này, hệ thống ERP rất quan trọng để quản lý hàng ngàn doanh nghiệp thuộc mọi quy mô
và trong tất cả các ngành công nghiệp. Đối với các doanh nghiệp này, ERP là không thể thiếu.

1.1.Ý nghĩa của hệ thống ERP

Trong thuật ngữ ERP, hai chữ R và P đã thể hiện hầu như trọn vẹn ý nghĩa của giải pháp quản trị
doanh nghiệp mới này.
R: Resource (Tài nguyên). Trong kinh doanh, resource là nguồn lực nói chung bao gồm cả tài chính,
nhân lực và công nghệ. Tuy nhiên, trong ERP, resource còn có nghĩa là tài nguyên. Việc ứng dụng
ERP vào hoạt động quản trị công ty đòi hỏi chúng ta phải biến nguồn lực này thành tài nguyên. Cụ thể
là chúng ta phải:
 Làm cho mọi phòng ban đều có khả năng khai thác nguồn lực phục vụ cho công ty.
 Hoạch định và xây dựng lịch trình khai thác nguồn lực của các bộ phận sao cho giữa các bộ
phận luôn có sự phối hợp nhịp nhàng.
 Thiết lập các quy trình khai thác đạt hiệu quả cao nhất.
 Luôn cập nhật thông tin một cách chính xác, kịp thời về tình trạng nguồn lực của công ty.
 Muốn biến nguồn lực thành tài nguyên, chúng ta phải trải qua một thời kỳ “lột xác”, nghĩa là cần
thay đổi văn hóa kinh doanh cả bên trong và ngoài công ty.
P: Planning (Hoạch định): Planning là khái niệm quen thuộc trong quản trị kinh doanh. Điều cần quan
tâm ở đây là hệ ERP hỗ trợ công ty lên kế hoạch ra sao?
Trước hết, ERP tính toán và dự báo các khả năng có thể phát sinh trong quá trình điều hành sản
xuất/kinh doanh của công ty. Chẳng hạn, ERP giúp nhà máy tính toán chính xác kế hoạch cung ứng
nguyên vật liệu cho mỗi đơn hàng dựa trên tổng nhu cầu nguyên vật liệu, tiến độ, năng suất, khả năng
cung ứng… Cách làm này cho phép công ty luôn có đủ vật tư sản xuất, mà vẫn không để lượng tồn
kho quá lớn gây đọng vốn.

6
Hệ thống giải pháp ERP còn là công cụ hỗ trợ trong việc lên kế hoạch cho các nội dung công việc,
nghiệp vụ cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như hoạch định chính sách giá,
chiết khấu, các hình thức mua hàng, hỗ trợ tính toán ra phương án mua nguyên liệu, tính được mô
hình sản xuất tối ưu… Đây là biện pháp giúp bạn giảm thiểu sai sót trong các xử lý nghiệp vụ. Hơn
nữa, ERP tạo ra mối liên kết văn phòng công ty – đơn vị thành viên, phòng ban – phòng ban và trong
nội bộ các phòng ban, hình thành nên các quy trình xử lý nghiệp vụ mà mọi nhân viên trong công ty
phải tuân theo.
Triển khai ERP là quá trình tin học hóa toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp dựa trên các qui
trình quản lý tiên tiến. Mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ do phần mềm máy tính hỗ trợ và thực hiện
các qui trình xử lý một cách tự động hoá, giúp cho các doanh nghiệp quản lý các hoạt động then chốt,
bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản
xuất, quản lý quan hệ với khách hàng, quản lý nhân sự, theo dõi đơn hàng, quản lý bán hàng,... Mục
tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực,
vật tư, máy móc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch
định và lên kế hoạch.
1.2 .Các module chức năng thường có trong một hệ thống ERP:
 Quản lý bán hàng
 Quản lý mua hàng
 Quản lý kho hàng hóa, vật tư
 Quản lý sản xuất
 Quản lý tài chính – kế toán
 Báo cáo quản trị
1.3. Giá trị kinh doanh của ERP
Không thể bỏ qua tác động của ERP trong thế giới kinh doanh ngày nay. Khi dữ liệu và quy trình
doanh nghiệp được tích hợp vào các hệ thống ERP, các doanh nghiệp có thể sắp xếp các bộ phận
riêng biệt và cải thiện quy trình làm việc, dẫn đến tiết kiệm lợi nhuận đáng kể. Ví dụ về lợi ích kinh
doanh cụ thể bao gồm:
 Cải thiện hiểu biết kinh doanh từ thông tin thời gian thực được tạo ra bởi các báo cáo
 Giảm chi phí hoạt động thông qua các quy trình kinh doanh hợp lý và thực tiễn tốt nhất
 Tăng cường cộng tác từ người dùng chia sẻ dữ liệu trong hợp đồng, yêu cầu và đơn đặt hàng
 Cải thiện hiệu quả thông qua trải nghiệm người dùng phổ biến trên nhiều chức năng kinh
doanh và quy trình kinh doanh được xác định rõ ràng
 Cơ sở hạ tầng nhất quán từ văn phòng phía sau đến văn phòng phía trước, với tất cả các hoạt
động kinh doanh có cùng một cái nhìn và cảm nhận
 Tỷ lệ chấp nhận người dùng cao hơn từ trải nghiệm và thiết kế người dùng phổ biến
 Giảm rủi ro thông qua cải thiện tính toàn vẹn dữ liệu và kiểm soát tài chính
 Chi phí quản lý và vận hành thấp hơn thông qua các hệ thống thống nhất và tích hợp

7
2. DATA WAREHOUSE (KHO DỮ LIỆU)
2.1.Data warehouse là gì

 Data warehouse là một loại hệ thống quản lý dữ liệu được thiết kế để cho phép
và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh thông minh (BI), đặc biệt là phân tích. Data
warehouse chỉ nhằm mục đích thực hiện các truy vấn và phân tích và thường
chứa một lượng lớn dữ liệu. Dữ liệu trong kho thường có nguồn gốc từ một loạt
các nguồn như tệp nhật ký ứng dụng và ứng dụng giao dịch.
2.2. Các tính chất cơ bản của data warehouse :
· Tính hướng chủ đề (Subject – oriented) nghĩa là Data Warehouse tập trung vào việc phân tích
các yêu cầu quản lý ở nhiều cấp độ khác nhau trong quy trình ra quyết định. Các yêu cầu phân tích
này thường rất cụ thể, và xoay quanh loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ các công ty phân
phối sẽ quan tâm đến tình hình kinh doanh, doanh nghiệp viễn thông quan tâm đến lưu lượng dịch
vụ… Tuy nhiên một doanh nghiệp thường quan tâm đến vài chủ đề khác nhau, như công ty phân phối
còn phải quan tâm đến kho bãi, chuỗi cung ứng…
· Tính toàn vẹn (Integrated). Data Warehouse giải quyết các khó khăn trong việc kết hợp dữ liệu
từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, giải quyết các sai khác về tên trường dữ liệu (dữ liệu khác nhau
nhưng tên giống nhau), ý nghĩa dữ liệu (tên giống nhau nhưng dữ liệu khác nhau), định dạng dữ liệu
(tên và ý nghĩa giống nhau nhưng kiểu dữ liệu khác nhau).
· Tính bất biến (Nonvolatile) quy định rằng dữ liệu phải thống nhất theo thời gian (bằng cách
hạn chế tối đa sửa đổi hoặc xoá dữ liệu), từ đó làm tăng quy mô dữ liệu lên đáng kể so với hệ thống
nghiệp vụ (5-10 năm so với 2 đến 6 tháng như Database thông thường).
· Giá trị lịch sử (time – varying). Data Warehouse có khả năng lấy các giá trị khác nhau của
cùng một thông tin và thời điểm xảy ra thay đổi. Ví dụ thông tin địa chỉ, email, số điện thoại của khách
hàng có thể thay đổi, nhưng việc thay đổi đó không được phép tác động đến giá trị báo cáo, phân tích
thực hiện trước khi sự thay đổi xảy ra.
 Data Warehouse cho phép người dùng ở mức quản lý ra quyết định thực hiện các phép phân
tích tương tác với data bằng hệ thống xử lý phân tích trực tuyến (online analytical processing –
OLAP). Ngoài ra Data Warehouse được dùng cho báo cáo, data mining và phân tích thống kê.
Database và Data Warehouse, do đó chỉ khác nhau về mặt khái niệm, một Database nếu dùng
riêng cho các mục đích trên cũng được coi là Data Warehouse.

8
3.BIG DATA ( Dữ liệu lớn)
3.1 BIG DATA là gì?
 Dữ liệu lớn đề cập đến các bộ thông tin lớn, đa dạng phát triển với tốc độ ngày càng tăng. Nó
bao gồm khối lượng thông tin, vận tốc hoặc tốc độ mà nó được tạo ra và thu thập, và sự đa
dạng hoặc phạm vi của các điểm dữ liệu được bao phủ (được gọi là "ba v"(volume, variety,
velocity) của dữ liệu lớn). Dữ liệu lớn thường đến từ khai thác dữ liệu và đến ở nhiều định
dạng.
 Dữ liệu lớn là một lượng lớn thông tin đa dạng đến với khối lượng ngày càng tăng và với vận
tốc cao hơn bao giờ hết.
 Dữ liệu lớn có thể được cấu trúc (thường là số, dễ định dạng và lưu trữ) hoặc không có cấu
trúc (dạng tự do hơn, ít định lượng hơn).
 Gần như mọi bộ phận trong một công ty đều có thể sử dụng những phát hiện từ phân tích dữ
liệu lớn, nhưng xử lý sự lộn xộn và tiếng ồn của nó có thể gây ra vấn đề.
 Dữ liệu lớn có thể được thu thập từ các bình luận được chia sẻ công khai trên các mạng xã hội
và trang web, tự nguyện thu thập từ các thiết bị điện tử và ứng dụng cá nhân, thông qua bảng
câu hỏi, mua sản phẩm và làm thủ tục điện tử.
 Dữ liệu lớn thường được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu máy tính và được phân tích bằng phần
mềm được thiết kế đặc biệt để xử lý các tập dữ liệu lớn, phức tạp.
3.2. BIG DATA hoạt động như thế nào ?
 Dữ liệu lớn có thể được phân loại là không có cấu trúc hoặc có cấu trúc. Dữ liệu có cấu trúc
bao gồm thông tin đã được tổ chức quản lý trong cơ sở dữ liệu và bảng tính; nó thường là số
trong tự nhiên. Dữ liệu phi cấu trúc là thông tin không có tổ chức và không rơi vào mô hình
hoặc định dạng được xác định trước. Nó bao gồm dữ liệu thu thập được từ các nguồn truyền
thông xã hội, giúp các tổ chức thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng.
 Dữ liệu lớn có thể được thu thập từ các bình luận được chia sẻ công khai trên các mạng xã hội
và trang web, tự nguyện thu thập từ các thiết bị điện tử và ứng dụng cá nhân, thông qua bảng
câu hỏi, mua sản phẩm và làm thủ tục điện tử. Sự hiện diện của các cảm biến và các đầu vào
khác trong các thiết bị thông minh cho phép thu thập dữ liệu trên một loạt các tình huống và
hoàn cảnh.
 Dữ liệu lớn thường được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu máy tính và được phân tích bằng phần
mềm được thiết kế đặc biệt để xử lý các tập dữ liệu lớn, phức tạp. Nhiều công ty phần mềm
dạng dịch vụ (SaaS) chuyên quản lý loại dữ liệu phức tạp này.
3.3. Việc sử dụng Big data
Các nhà phân tích dữ liệu xem xét mối quan hệ giữa các loại dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như
dữ liệu nhân khẩu học và lịch sử mua hàng, để xác định xem mối tương quan có tồn tại hay không.
Các đánh giá như vậy có thể được thực hiện trong nhà hoặc bên ngoài bởi một bên thứ ba tập trung
vào việc xử lý dữ liệu lớn thành các định dạng dễ tiêu hóa. Các doanh nghiệp thường sử dụng đánh
giá dữ liệu lớn của các chuyên gia như vậy để biến nó thành thông tin có thể hành động.

9
Nhiều công ty, chẳng hạn như Alphabet và Meta (trước đây là Facebook), sử dụng dữ liệu lớn
để tạo doanh thu quảng cáo bằng cách đặt quảng cáo được nhắm mục tiêu cho người dùng trên
phương tiện truyền thông xã hội và những người lướt web.
Gần như mọi bộ phận trong một công ty đều có thể sử dụng những phát hiện từ phân tích dữ
liệu, từ nguồn nhân lực và công nghệ đến tiếp thị và bán hàng. Mục tiêu của dữ liệu lớn là tăng tốc độ
đưa sản phẩm ra thị trường, giảm lượng thời gian và nguồn lực cần thiết để có được sự chấp nhận
của thị trường, đối tượng mục tiêu và đảm bảo khách hàng vẫn hài lòng.
3.4. Ưu điểm của Big data
Sự gia tăng số lượng dữ liệu có sẵn trình bày cả cơ hội và vấn đề. Nói chung, có nhiều dữ liệu hơn về
khách hàng (và khách hàng tiềm năng) sẽ cho phép các công ty điều chỉnh sản phẩm tốt hơn và nỗ
lực tiếp thị để tạo ra mức độ hài lòng cao nhất và kinh doanh lặp lại. Các công ty thu thập một lượng
lớn dữ liệu được cung cấp cơ hội để tiến hành phân tích sâu hơn và phong phú hơn vì lợi ích của tất
cả các bên liên quan.

4. BUSINESS INTELLIGENCE(BI)
4.1. Khái niệm chung:
Business Intelligence (BI) đề cập đến cơ sở hạ tầng thủ tục và kỹ thuật thu thập, lưu trữ và phân tích
dữ liệu được tạo ra bởi các hoạt động của công ty.
BI là một thuật ngữ rộng bao gồm khai thác dữ liệu, phân tích quy trình, điểm chuẩn hiệu suất và phân
tích mô tả. BI phân tích tất cả dữ liệu được tạo ra bởi một doanh nghiệp và trình bày các báo cáo dễ
tiêu hóa, các biện pháp hiệu suất và xu hướng thông báo cho các quyết định quản lý.
4.2. Lợi ích của BI:
Các lợi ích tiềm năng của BI bao gồm tăng tốc và cải thiện việc ra quyết định, tối ưu các quy trình kinh
doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động, mang lại doanh thu mới và có được nhiều lợi thế cạnh tranh về
mặt kinh doanh hơn so với đối thủ. Các hệ thống BI có thể giúp các doanh nghiệp xác định được xu
hướng thị trường và chỉ ra các vấn đề của kinh doanh cần quan tâm xử lý.
4.3. Các thành phần chính của BI
Data Sources
· Là cơ sở dữ liệu thô (thường là cơ sở dữ liệu quan hệ) đến từ nhiều nguồn khác nhau như các
ứng dụng business như Human Resource Management (HRM), Customer relationship management
(CRM), phần mềm bán hàng, website thương mại điện tử…
· Có thể là bất cứ hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào như MySQL, Oracle, MSSQL, DB2, …
· Thường được thiết kế theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ nhưng cũng có thể là dữ liệu lớn, dữ
liệu phi quan hệ (như mạng xã hội, NoSQL)

Data Warehouse

10
· Là cơ sở dữ liệu được thiết kế theo mô hình khác với CSDL OLTP thông thường (Online
Transaction Processings – OLTP là thiết kế CSDL dành cho việc đọc ghi thường xuyên, lượng dữ liệu
cho mỗi lần đọc ghi ít) và là nơi lưu trữ dữ liệu lâu dài của tổ chức.
· Dữ liệu của DWH chỉ có thể đọc, không được sử dụng để ghi hay update bởi ứng dụng thông
thường, nó chỉ được cập nhật/ghi bởi công cụ ETL (Extract Transform Load), công cụ chuyển đổi dữ
liệu từ Data Sources vào Data Warehouse.
Integrating Server
· Chịu trách nhiệm trung gian vận hành công cụ ETL để chuyển đổi dữ liệu từ Data Sources vào
Data Warehouse.
Analysis Server
· Chịu trách nhiệm thực thi các cube được thiết kế dựa trên các chiều dữ liệu và tri thức nghiệp
vụ
· Cube chịu trách nhiệm nhận dữ liệu đầu vào từ DWH và thực thi theo nghiệp vụ định nghĩa sẵn
để trả về kết quả.
Reporting Server
· Thực thi các report với output nhận được từ Analysis Server.
Nơi quản trị tập trung các report trên nền web, các report này có thể được attach vào ứng dụng web,
hay application
Data Mining
· Là quá trình trích xuất thông tin dữ liệu đã qua xử lý (phù hợp với yêu cầu riêng của doanh
nghiệp) từ Data Warehouse rồi kết hợp với các thuật toán để đưa ra ( hoặc dự đoán ) các quyết định
có lợi cho việc kinh doanh của doanh nghiệp.
· Đây là một quá trình quan trọng trong BI, thông thường một doanh nghiệp muốn sử dụng giái
pháp BI thường kèm theo về Data Mining.
Data Presentation
· Tạo ra các báo cáo, biểu đồ từ quá trình data mining để phục vụ cho nhu cầu của người dùng
cuối.
4.4. Xu hướng xây dựng BI
Bên cạnh các nhà quản lý BI, nhóm ứng dụng BI nhìn chung bao gồm các kiến trúc sư BI, các nhà
phát triển, phân tích nghiệp vụ và các chuyên gia quản lý dữ liệu BI. Những người sử dụng nghiệp vụ
cũng tham gia nhóm dự án, họ đại diện cho phía nghiệp vụ và có vai trò đảm bảo các yêu cầu nghiệp
vụ cần thiết được đáp ứng trong quá trình phát triển BI.
Để hỗ trợ việc này, ngày càng nhiều tổ chức đang thay thế mô hình phát triển kiểu thác nước thành
Agile BI và các cách tiếp cận data warehouse sử dụng kỹ thuật phát triển phần mềm Agile để chia nhỏ
dự án BI thành các phần nhỏ và phát hành các chức năng cho phân tích nghiệp vụ trên cơ sở lặp và
nâng cấp dần. Làm như vậy cho phép các doanh nghiệp có thể đưa các tính năng của BI vào thực tiễn
nhanh hơn và làm mịn hoặc điều chỉnh các kế hoạch phát triển khi có các thay đổi nghiệp vụ cần hoặc
xuất hiện các yêu cầu mới và có ưu tiên cao hơn các vấn đề cũ.

11
4.5. BI với dữ liệu lớn
Các nền tảng BI càng ngày càng được sử dụng như các giao diện đầu cuối cho các hệ
thống dữ liệu lớn. Phần mềm BI hiện đại thường phục vụ các hệ thống phía sau (back end), cho phép
chúng có thể kết nối đến một loạt các nguồn dữ liệu khác nhau. Cùng với giao diện người dùng đơn
giản, cho phép các công cụ tích hợp tốt với các hệ thống dữ liệu lớn. Người dùng có thể kết nối đến
một loạt nguồn dữ liệu, bao gồm các hệ thống Hadoop, các CSDL NoSQL, các nền tảng đám mây và
nhiều các data warehouse thông thường khác, và có thể phát triển khung nhìn thống nhất cho các dữ
liệu khác nhau.

5. AN TOÀN THÔNG TIN


5.1. Khái niệm
- An toàn thông tin bao hàm một lĩnh vực rộng lớn các hoạt động trong một tổ chức. Nó bao gồm cả
những sản phẩm và những quy trình nhằm ngăn chặn truy cập trái phép, hiệu chỉnh, xóa thông tin,
kiến thức, dữ liệu.
- Mục đích là đảm bảo một môi trường thông tin tin cậy, an toàn và trong sạch cho thành viên, tổ chức,
quốc gia
5.2. Hệ thống thông tin

- Hệ thống thông tin bao gồm con người, dữ liệu và những hoạt động xử lý dữ liệu và thông tin trong
một tổ chức.
- Tài sản của hệ thống bao gồm: Phần cứng, phần mềm, giữ liệu, các truyền thông giữa các máy tính,
môi trường làm việc và con người.
- Những yêu cầu về bảo mật hệ thống thông tin:
+ Tính bí mật ( Confidentiality): bảo vệ dữ liệu không bị lộ ra ngoài một cách trái phép. Người dùng chỉ
được truy cập thông tin cho phép.
+ Tính toàn vẹn ( Integrity): Chỉ những người dùng được ủy quyền mới được phép chỉnh sửa dữ liệu.
+ Tính sẵn sàng ( Availability): Đảm bảo giữ liệu luôn sẵn sàng khi những người dùng hoặc ứng dụng
được ủy quyền yêu cầu.
+ Tính chồng thoái (Non-repudiation): Khả năng ngăn chặn việc từ chối một hành vi đã làm.
+ Tính xác thức (Authentication): Đảm bảo rằng trung gian không can thiệp để tạo xác nhận giả.
5.3. Các nguy cơ an ninh thông tin
Nhìn từ quan điểm hacker, có vô số cách để tấn công, lấy cắp thông tin của một hệ thống. Lỗ hổng
của ứng dụng, lỗ hổng dịch vụ trực tuyến (web, mail…), lỗ hổng hệ điều hành… Vì thế, rất khó để có
thể thiết lập và duy trì bảo mật thông tin.
Rất nhiều các khai thác thành công đều bắt nguồn từ bên trong tổ chức (công ty). Theo những thống
kê của Computer Security Institute, thì khoảng 60%-80% các hành động sử dụng sai mạng máy tính,
phần mềm bắt nguồn từ bên trong các công ty. Vì thế, đào tạo nhận thức an ninh mạng cho các thành
viên của công ty, thậm chí cho người quản trị là vô cùng quan trọng.
- Lỗi và sự bỏ sót, cố tình bỏ qua

12
Nguy cơ này được xếp vào hàng nguy hiểm nhất. Khi lập trình, các cảnh báo và lỗi do trình biên dịch
đưa ra thường bị bỏ qua và nó có thể dẫn đến những sự việc không đáng có, ví dụ như tràn bộ đệm,
tràn heap. Khi người dùng vô tình (hay cố ý) sử dụng các đầu vào không hợp lý thì chương trình sẽ xử
lý sai, hoặc dẫn đến việc bị khai thác, đổ vỡ (crash). Kỹ thuật lập trình đóng vài trò rất quan trọng trong
mọi ứng dụng. Và lập trình viên phải luôn luôn cập nhật thông tin, các lỗi bị khai thác, cách phòng
chống, sử dụng phương thức lập trình an toàn.
Một cách tốt nhất để phòng tránh là sử dụng chính sách “lease privilege” (có nghĩa là ít quyền hạn
nhất có thể). Người dùng sẽ chỉ được xử lý, truy cập đến một số vùng thông tin nhất định.
Một chính sách khác nhất thiết phải có, đó là phải sao lưu dữ liệu thường xuyên.
- Lừa đảo và lấy cắp thông tin
Tưởng tượng rằng có những đồng nghiệp trong công ty đi làm không phải để làm việc, mà để lấy cắp
những thông tin quan trọng của công ty. Chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là những công
ty làm việc về quân sự, cơ quan nhà nước… Như đã thống kê ở trên (mục 2.1 a.), rất nhiều công ty bị
lộ thông tin từ bên trong. Rất khó phát hiện kẻ tấn công từ bên trong. Việc lấy cắp có thể được thực
hiện dưới nhiều hình thức: lấy cắp văn bản in hay lấy cắp thông tin số, cung cấp thông tin nội bộ cho
bên ngoài.
Cách tốt nhất để phòng tránh nguy cơ này là: phải có những chính sách bảo mật được thiết kế tốt.
Những chính sách có thể giúp người quản lý bảo mật thông tin thu thập thông tin, từ đó điều tra và
đưa ra những kết luận chính xác, nhanh chóng. Khi đã có một chính sách tốt, người quản trị có thể sử
dụng các kỹ thuật điều tra số (forensics) để truy vết các hành động tấn công.
Ví dụ như hình thức lấy cắp thông tin số, nếu một nhân viên truy cập vào khu vực đặt tài liệu bí mật
của công ty, hệ thống sẽ ghi lại được thời gian, IP, tài liệu bị lấy, sử dụng phần mềm gì để truy cập,
phần mềm bị cài đặt trái phép… từ đó, người quản trị sẽ chứng minh được ai đã làm việc này.
- Hacker (Tin tặc)
Có rất nhiều cách hacker tấn công hệ thống. Mỗi kẻ tấn công đều có những thủ thuật, công cụ, kiến
thức, hiểu biết về hệ thống. Và cũng có vô số các cuốn sách, diễn đàn đăng tải những nội dung này.
Trước tiên, hacker thu thập thông tin về hệ thống, nhiều nhất có thể. Càng nhiều thông tin, thì khả
năng thành công của việc tấn công sẽ càng lớn. Những thông tin đó có thể là: tên ứng dụng, phiên
bản ứng dụng, hệ điều hành, email quản trị… Bước tiếp theo là quét hệ thống để tìm lỗ hổng. Các lỗ
hổng này có thể gây ra bởi ứng dụng xử lý thông tin hoặc do hệ điều hành, hoặc bất kỳ thành phần
nào có liên quan. Từ đó, họ sẽ lợi dụng các lỗ hổng tìm được, hoặc sử dụng các tài khoản mặc định
nhằm chiếm quyền truy cập vào ứng dụng. Khi đã thành công, hacker sẽ cài đặt các phần mềm, mã
độc để có thể xâm nhập vào hệ thống trong các lần sau. Bước cuối cùng là xóa vết tấn công.
Các trang mạng nổi tiếng như: The World Street Jounals, The NewYork Times mới đây đều công bố
rằng mình đã bị hacker tấn công.
Để phòng tránh nguy cơ này, các ứng dụng tương tác với người dùng, dữ liệu cần phải giấu đi những
thông tin quan trọng (nếu có thể) như phiên bản, loại ứng dụng, các thành phần kèm theo… Sử dụng
các phần mềm phát hiện truy cập trái phép, rà soát hệ thống thường xuyên xem có phần mềm lạ
không, cấu hình tường lửa hợp lý, chính sách truy cập của từng nhóm người dùng, quản lý truy cập…
13
- Lây lan mã độc
Có rất nhiều loại mã độc có thể kể đến như: virus, sâu máy tính, Trojan horse, logic bomb… Nguy cơ
do chúng gây ra là hoàn toàn rõ ràng, và vô cùng phong phú. Khi đã xâm nhập vào máy nạn nhân, mã
độc có thể: mở cổng hậu (back door) để kẻ tấn công có thể truy cập và làm mọi việc trên máy nạn
nhân; ghi lại thông tin sử dụng máy tính (thao tác bàn phím, sử dụng mạng, thông tin đăng nhập…).
Đã có rất nhiều công ty bị cài đặt mã độc. Mới đây, Facebook cũng bị một nhóm hacker tấn công[2] do
máy tính của một số nhân viên bị cài mã độc.
Cài mã độc vào máy tính có thể qua nhiều con đường: lỗ hổng phần mềm (điển hình như adobe Flash,
rất nhiều lỗ hổng 0-days được phát hiện, hay Java Runtime Environment thời gian gần đây cũng liên
tục đưa ra bản vá bảo mật); hệ thống đã bị hacker điều khiển; sử dụng phần mềm crack, không có
giấy phép sử dụng;
Cách tốt nhất để tránh nguy cơ này là luôn cập nhật phần mềm xử lý dữ liệu, hệ điều hành và phần
mềm an ninh mạng, diệt virus.
- Tấn công từ chối dịch vụ
Nếu một hacker không thể cướp quyền truy cập vào một hệ thống, họ sẽ tìm cách tấn công từ chối
dịch vụ (làm hệ thống không thể phục vụ người dùng được trong một khoảng thời gian, bằng cách truy
cập đến hệ thống liên tục, số lượng lớn, có tổ chức). Có 2 kiểu tấn công từ chối dịch vụ:
· DoS (Denny of Service – tấn công từ chối dịch vụ): tấn công này có thể xảy ra với cả ứng dụng
trực tuyến và ứng dụng offline. Với ứng dụng trực tuyến, hacker sử dụng các công cụ tấn công (tấn
công Syn floods, Fin floods, Smurfs, Fraggles) trên một máy tính để tấn công vào hệ thống, khiến nó
không thể xử lý được yêu cầu, hoặc làm nghẽn băng thông khiến người dùng khác khó mà truy cập
được. Với ứng dụng offline, hacker tạo ra những dữ liệu cực lớn, hoặc các dữ liệu xấu (làm cho quá
trình xử lý của ứng dụng bị ngưng trệ, treo)
· DDoS (Distributed Denny of Service – tấn công từ chối dịch vụ phân tán): một hình thức cao cấp
của DoS, các nguồn tấn công được điều khiển bởi một (một vài) server của hacker (gọi là server điều
khiển), cùng tấn công vào hệ thống. Loại tấn công này khó phát hiện ra hơn cho các hệ thống phát
hiện tự động, giúp hacker ẩn mình tốt hơn.
Để chống lại nguy cơ này, hệ thống cần có nhiều server phục vụ, server phân tải, cơ chế phát hiện tấn
công DoS hiệu quả.

14
IV. CÁC YÊU CẦU VÀ KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA SINH VIÊN
NGÀNH HTTTQL
Kỹ năng mềm cho phép chúng ta tương tác hiệu quả và sống hòa hợp hơn với mọi người xung quanh.
Một số tính cách như là sự đồng cảm, cởi mở, sẵn sàng học hỏi đều là những kỹ năng mềm rất cần
thiết trong bất kỳ lĩnh vực, hướng đi nào sau này
Và sau đây là 10 kỹ năng mềm sẽ giúp tất cả các sinh viên ngành HTTTQL phát triển hơn trong sự
nghiệp của mình.
1. Sự thấu hiểu
Khi hiểu được các thành viên trong team của mình, bạn sẽ dễ dàng nhận ra vấn đề mà họ đang gặp
phải. Từ đó bạn có thể tìm ra được cách làm việc hiệu quả đối với mỗi người trong nhóm. Nhờ vậy mà
công việc trở nên thuận lợi hơn.
Mọi người cũng thoải mái đề xuất ý kiến hơn khi các thành viên trong team đều hiểu nhau. Sẽ không
còn nỗi sợ bị chế nhạo hay nhận feedback tiêu cực khi đưa ra một ý tưởng mới.
Trong giao tiếp, sự thấu hiểu giúp bạn nhìn thấy được phản ứng của người đối diện. Họ đang vui hay
buồn, có đang thoải mái hay khó chịu hay không? Vì thế bạn có thể điều chỉnh lời nói của mình cho
phù hợp hơn.
Nếu bạn không thích ý tưởng của ai đó thì khoan hãy đưa ra lời phán xét ngay. Hãy dừng lại một chút
và hỏi mình tại sao lại không thích ý tưởng này. Sau đó, hãy đưa ra phản hồi tích cực cho ý tưởng đó
trước. Tiếp theo mới là điều bạn không thích và kết thúc bằng điều tích cực khác. Cách tiếp cận “bánh
mì kẹp” này giúp người nhận phản hồi sẽ không chú tâm vào những tiêu cực nhưng sẽ hiểu những ưu
và khuyết điểm trong ý tưởng của họ.
Thấu hiểu user của bạn, hãy nhìn mọi thứ từ quan điểm của họ. Nếu không có user thì sản phẩm bạn
làm ra là vô nghĩa cho nên bạn phải nhìn mọi thứ từ quan điểm của họ trước quan điểm của bạn. Chỉ
vì bạn thích một thứ gì đó không có nghĩa user cũng vậy. Việc đưa ra quyết định phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nữa chứ không đơn giản chỉ là sở thích cá nhân.
2. Sự giao tiếp
Giao tiếp hiệu quả giúp cuộc sống của bạn thoải mái hơn kể cả ở nơi làm việc lẫn ở nhà
Sau đây là một số điều cần lưu ý để giao tiếp hiệu quả hơn:
Hãy nói thật rõ ràng và chắc chắn ngay cả khi bạn không chắc chắn về điều đó. Mọi người có xu
hướng chú ý, lắng nghe những ai có giọng nói tự tin.
Học cách lắng nghe. Những người giao tiếp giỏi nhất thường dành nhiều thời gian để lắng nghe khi họ
trò chuyện.
Đừng bao giờ ngắt lời người khác khi nói chuyện. Hãy để họ nói hết những gì họ muốn nói sau đó hãy
nêu lên suy nghĩ của mình.
3. Làm việc nhóm
Cho dù bạn có làm nghề gì đi chăng nữa thì cũng sẽ có lúc bạn phải làm việc nhóm. Cho nên nếu
muốn thành công hơn, bạn cần học cách làm việc tốt với người khác.

15
Làm việc nhóm tốt sẽ đem đến cho bạn không chỉ niềm vui trong công việc mà còn là những mối quan
hệ. Có thể họ sẽ giúp đỡ bạn trong tương lai.
Sự bất đồng quan điểm là điều luôn gặp phải khi làm việc nhóm. Tuy vậy, những quan điểm khác nhau
sẽ giúp bạn tìm ra nhiều giải pháp sáng tạo hơn.
4. Sự thân thiện và tốt bụng
Sẽ có lúc bạn sẽ được một ai đó nhờ vả, chẳng hạn như nhờ giải thích một kiến thức mới, nhờ fix
Bug,… Lúc đó sự thân thiện là điều cần thiết để bạn trở nên hòa đồng với mọi người.
Nếu bạn tạo khoảng cách với người khác thì khi một vấn đề gì đó xảy ra họ sẽ rất ngại nhờ sự giúp đỡ
của bạn. Nhiều khi vì vậy mà một vấn đề bé sẽ xé ra to hơn.
Không thân thiện và ít giúp đỡ người khác cũng đồng nghĩa với việc sẽ không có ai giúp đỡ bạn khi
bạn cần.
Sự thân thiện sẽ mang bạn đến với mọi người giúp thoải mái hơn trong công việc cũng như ít có
người chống đối lại bạn hơn.
Nếu bạn thực sự bận và cần tập trung vào công việc thì hãy ra dấu hiệu cho mọi người biết bằng cách
đeo tai nghe và để chế độ ngoại tuyến với các cuộc trò chuyện của công ty. Nếu ai đó vẫn muốn tiếp
cận bạn thì hãy lên lịch hẹn cụ thể với họ để thảo luận.
5.Sự kiên nhẫn
Sẽ có lúc công việc buộc bạn phải làm việc với những người không phải là người cùng ngành . Điều
đó có nghĩa là rất có thể bạn phải giải thích lại những khái niệm kỹ thuật hoặc những lý do quyết định
của mình bằng ngôn ngữ đơn giản hơn. Một số người sẽ nắm bắt vấn đề được ngay lập tức, một số
thì sẽ cần thêm thời gian. Kiên nhẫn với mọi người vào những thời điểm như thế này là điều quan
trọng để các nhóm làm việc tốt với nhau.
6. Tư duy mở
Khi tâm trí của bạn rộng mở, bạn sẵn sàng chấp nhận những ý tưởng mới cho dù chúng là của bạn
hay của người khác. Ngay cả những ý tưởng tồi tệ nhất cũng có thể truyền cảm hứng cho một điều gì
đó tuyệt vời nếu bạn sẵn sàng xem xét chúng trước khi loại bỏ chúng
Hãy để tâm trí cởi mở với những ý tưởng mới không chỉ từ nhóm của bạn mà còn từ những người còn
lại trong công ty và thậm chí cả khách hàng. Khách hàng là những người sử dụng sản phẩm của bạn,
vì vậy họ là những người tốt nhất để cho bạn biết họ cần gì và những gì là hiệu quả.
7. Giải quyết vấn đề
Vào một thời điểm nào đó trong sự nghiệp, các vấn đề sẽ ập tới bạn. Có thể nó sẽ đến thường xuyên
hoặc cũng có thể hiếm khi nhưng chắc chắn nó sẽ đến và bạn không thể tránh khỏi.
Giải quyết vấn đề là kỹ năng quan trọng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở những nhân viên tương lai, vì
vậy bạn càng có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề thì càng lợi thế.
Khi tiếp cận một vấn đề mới, hãy luôn nhìn nhận vấn đề đó một cách khách quan, ngay cả khi đó là
vấn đề bạn vô tình tạo ra.Khi bạn biết chính xác vấn đề là gì, hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ra vấn đề.
Rất dễ để tìm ra giải pháp khi bạn biết nguyên nhân.

16
Điều quan trọng cần nhớ là cho dù bạn có gây ra vấn đề hay không, bạn không cần phải khắc phục nó
một mình. Làm việc với những người trong và ngoài nhóm giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh hơn so
với làm việc đó một mình.
8. Sự trách nhiệm
Tự chịu trách nhiệm với những sai lầm của mình. Có thể khó thừa nhận rằng một quyết định của bạn
đã tạo ra một kết quả không mong muốn, nhưng điều đó tốt cho bạn và nhân viên của bạn về lâu dài.
Che giấu sai lầm sẽ mắc lại sai lầm tương tự trong tương lai
Thay vì phóng lao phải theo lao, hãy thừa nhận trách nhiệm. Sử dụng cơ hội đó để phân tích những gì
đã xảy ra, sau đó sử dụng dữ liệu này để khắc phục sự cố và hướng dẫn bạn và đồng nghiệp của bạn
cách tránh những sai lầm tương tự.
9. Sự sáng tạo
Những ý tưởng và giải pháp tốt nhất thường đến khi chúng ta tiếp cận mọi thứ từ một góc nhìn khác,
vượt ngoài khuôn khổ. Đây là điều làm nên sự khác biệt giữa những người sáng tạo nhất, từ lập trình
viên, doanh nhân đến tác giả so với tất cả những người còn lại.
Sự sáng tạo có thể học được và cần phải luôn thực hành
Đọc tiểu thuyết, viết văn, nghệ thuật, thủ công, thậm chí nấu ăn là những cách khám phá sự sáng tạo.
Bạn càng khám phá nhiều cách sáng tạo, bạn càng dễ dàng tìm ra những cách khác nhau để tiếp cận
cùng một vấn đề.
10. Quản lý thời gian
Khi bạn có nhiều việc phải làm, biết cách quản lý thời gian là điều rất quan trọng.
Bạn dành bao nhiêu thời gian để lập kế hoạch?
Bao nhiêu thời gian bạn thực sự làm việc?
Bao nhiêu thời gian để làm việc với nhóm của bạn để đưa ra ý tưởng mới?
Quản lý thời gian hiệu quả cho phép bạn tập trung vào những gì quan trọng nhất và hoàn thành công
việc hiệu quả hơn.
Kỹ thuật quản lý thời gian như Pomodoro giúp bạn làm việc trong một khoảng thời gian nhất định cho
một nhiệm vụ, nghỉ ngơi, sau đó quay lại làm việc tiếp. Hoặc Kanban là công cụ giúp bạn trực quan
hóa công việc của mình. Các kỹ thuật đó là những cách tuyệt vời để bạn xây dựng lại thói quen tập
trung của mình thay vì thói quen đa nhiệm.
Mặc dù đôi khi mong muốn làm việc đa nhiệm nảy sinh và có vẻ như bạn đang hoàn thành vô số công
việc khi đa nhiệm, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều đó có hại cho năng suất.
Không dành sự tập trung hoàn toàn vào một điều gì đó có nghĩa là các task sẽ mất nhiều thời gian hơn
để hoàn thành và bạn có nhiều khả năng mắc lỗi hơn.
Nếu bạn thường làm nhiều việc, hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên cho danh sách việc cần làm của bạn sau
đó sử dụng một trong những kỹ thuật được đề cập ở trên để giúp bạn tập trung hơn

17
***Dưới đây là các kỹ năng cần thiết cho một số hướng đi mà các bạn học ngành HTTTQL
thường lựa chọn sau khi ra trường
a.Business Analyst ( Phân tích nghiệp vụ )

Chia thành hai nhóm :


Nhóm các Kiến thức chuyên môn – Knowledge Areas (có thể hiểu là kỹ năng cứng).
Nhóm các Kỹ năng cần thiết – Underlying Competencies (có thể hiểu là kỹ năng mềm)
1. Kỹ năng giao tiếp – Communication Skills
Do đặc thù riêng công việc nên phần lớn thời gian của BA là gặp gỡ và trao đổi với người dùng,
kháchhạo về ngoại ngữ, khả năng truyền tải thông điệp bằng văn bản tốt, thuyết phục người nghe
2. Kỹ năng công nghệ – Technical Skills
Để có thể xác định ưu, nhược điểm còn tồn tại và đề ra các giải pháp kinh doanh, một BA nên biết và
nắm chắc các ứng dụng công nghệ thông tin đang được sử dụng, những kết quả mới có thể đạt được
thông qua các nền tảng công nghệ thông tin hiện có và những công nghệ đang được áp dụng mới
nhất. Kiểm tra phần mềm và thiết kế hệ thống kinh doanh được xem là những kỹ năng phân tích kỹ
thuật công nghệ quan trọng. Và BA là người cầu nối nên để thuyết phục người nghe và nhận được sự
tôn trọng, tin tưởng giữa dân công nghệ và người sử dụng thì kỹ năng công nghệ là một yêu cầu tất
yếu không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành BA.
3. Kỹ năng phân tích – Analytical Skills
Hiểu rõ được BA là gì, với kỹ năng phân tích sẽ giúp BA có khả năng nhìn nhận vấn đề, phân tích dữ
liệu để nắm bắt nhanh được tâm lý khách hàng và truyền đạt đúng vào các ứng dụng. Mặc khác, công
việc của BA phải phân tích số liệu, tài liệu, các kết quả khảo sát với người sử dụng thử nghiệm để xác
định quá trình xử lý, khắc phục vấn đề kinh doanh. Do vậy, kỹ năng phân tích vấn đề tốt được xem là
thế mạnh tạo nên thành công của BA.
4. Kỹ năng xử lý vấn đề – Problem Solving Skills
Khả năng xử lý vấn đề không chỉ là kỹ năng phải có của riêng nghề BA mà còn là một kỹ năng cần
thiết để tạo nên thành công trong mọi công việc. Và như đã nói ở trên, công việc của BA thường
xuyên phải thay đổi đột xuất, chính vì thế phải có kỹ năng xử lý vấn đề tốt để nhanh chóng xử lý sự cố
phát sinh nhằm hoàn thành tiến độ công việc của dự án.
5. Kỹ năng ra quyết định – Decision-Making Skills
Là người tư vấn quản lý và cố vấn cho các developer, các BA không những phải nắm bắt vấn đề tốt
mà còn phải có khả năng quyết định để đưa ra hướng xử lý đúng đắn cho vấn đề. Kỹ năng ra quyết
định rất quan trọng bởi nếu không dứt khoát và có chính kiến, nhận định đúng tình hình phát triển sẽ
gây tổn thất cho công ty và doanh nghiệp vậy nên đây là kỹ năng quan trọng cần phải có ở mỗi BA.
6. Kỹ năng quản lý – Managerial Skills
Một kỹ năng khác cần có cho BA là gì, đó là khả năng quản lý dự án. Lập kế hoạch phạm vi dự án, chỉ
đạo nhân viên, xử lý yêu cầu thay đổi, dự báo ngân sách và giữ tất cả mọi người của dự án trong vòng
ràng buộc thời gian quy định là những kỹ năng quản lý mà một BA cần có.

18
7. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục – Negotiation and Persuasion Skills
Như đã nói ở trên, BA là cầu nối giữa các nhà phát triển và người sử dụng, khách hàng và các công
ty, các nhà quản lý và công nghệ thông tin. Không ai khác, họ là những người đứng giữa cân bằng
mong muốn cá nhân và nhu cầu kinh doanh, sau đó sẽ làm việc với nhiều nhóm đối tượng liên quan
nhằm tìm ra giải pháp cho doanh nghiệp.
Kỹ năng đàm phán và thuyết phục sẽ luôn được BA tận dụng mỗi ngày, đặc biệt là những khi phải
cạnh tranh cho các dự án của khách hàng, để đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, kỹ năng đàm
phán tốt sẽ giúp duy trì các mối quan hệ của BA trong một tổ chức và với các đối tác bên ngoài.
Những người được đào tạo với chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý (MIS – Management
Information System) có kiến thức chuyên môn của họ sẽ bao quát hết mọi lĩnh vực (vừa CNTT, vừa
kinh tế). Do đó, nhóm đối tượng này sẽ dễ dàng trở thành BA nhất. Điều họ cần làm là bổ sung thêm
các kỹ năng mà bản thân còn yếu mà thôi.

b.Data Analyst ( Phân tích dữ liệu)

1. Làm sạch và chuẩn bị dữ liệu


Nghiên cứu cho thấy việc chuẩn bị và làm sạch dữ liệu chiếm khoảng 80% công việc của các chuyên
gia dữ liệu. Điều này biến nó trở thành kỹ năng quan trọng cho bất kỳ ai đang nghiêm túc muốn theo
đuổi ngành dữ liệu.
2. Phân tích và thăm dò dữ liệu
Nghe có vẻ buồn cười khi liệt kê “phân tích dữ liệu” trong danh sách các kỹ năng cần thiết của nhà
phân tích dữ liệu. Nhưng rõ ràng bản thân việc phân tích đã là một kỹ năng cụ thể cần phải thành
thạo.
Về cốt lõi, phân tích dữ liệu có nghĩa là lấy một câu hỏi hoặc nhu cầu kinh doanh và biến nó thành một
câu hỏi dữ liệu. Sau đó, bạn sẽ cần chuyển đổi và phân tích dữ liệu để rút ra câu trả lời cho câu hỏi
đó.
Một hình thức phân tích dữ liệu khác là thăm dò. Thăm dò dữ liệu là tìm kiếm các xu hướng hoặc mối
quan hệ thú vị trong dữ liệu có thể mang lại giá trị cho doanh nghiệp.
Quá trình thăm dò có thể được dẫn dắt bởi một câu hỏi kinh doanh ban đầu, nhưng nó cũng có thể
không theo bất cứ quy chuẩn nào. Bằng cách tìm kiếm các mẫu và lỗi trong dữ liệu, bạn có thể bắt
gặp cơ hội để doanh nghiệp giảm chi phí hoặc tăng tốc độ tăng trưởng!
3. Kiến thức thống kê
Nền tảng vững chắc về xác suất và thống kê là một kỹ năng quan trọng của nhà phân tích dữ liệu.
Kiến thức này sẽ giúp định hướng phân tích và khả năng khám phá của bạn và giúp bạn hiểu dữ liệu
mà bạn đang làm việc.
Ngoài ra, việc hiểu số liệu thống kê sẽ giúp bạn đảm bảo rằng phân tích của mình là hợp lệ và sẽ giúp
bạn tránh được các lỗi ngụy biện và lỗi logic phổ biến.
4. Tạo trực quan hóa dữ liệu

19
Trực quan hóa dữ liệu làm cho các xu hướng và mẫu trong dữ liệu dễ hiểu hơn. Con người là sinh vật
trực quan và hầu hết mọi người sẽ không thể hiểu sâu một vấn đề nếu chỉ nhìn vào một bảng tính
khổng lồ với các con số chằng chịt. Là một nhà phân tích dữ liệu, bạn cần phải có khả năng tạo các
cốt truyện và biểu đồ để giúp truyền đạt dữ liệu và phát hiện của mình một cách trực quan.
Dữ liệu có cùng số liệu thống kê có thể tạo ra các cốt truyện hoàn toàn khác nhau.
Rất hiếm khi thấy công ty nào tuyển data analyst mà không yêu cầu biết trực quan hóa dữ liệu, vì vậy
nó đã trở thành một kỹ năng quan trọng của nhà phân tích dữ liệu.
5. Tạo Dashboards và / hoặc Báo cáo
Là một data analyst, bạn sẽ cần trao quyền cho những người khác trong tổ chức của mình sử
dụng dữ liệu để đưa ra các quyết định quan trọng. Bằng cách xây dựng dashboards và báo cáo, bạn
đã loại bỏ được các rào cản kỹ thuật và giúp cho mọi người đều có thể xem và hiểu được dữ liệu.
6. Kỹ năng viết và truyền tải thông tin
Khả năng giao tiếp ở nhiều định dạng là một kỹ năng quan trọng của nhà phân tích dữ liệu. Viết, nói,
giải thích, nghe— kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực này sẽ giúp bạn thành công.
Giao tiếp là chìa khóa giúp bạn cộng tác hiệu quả với đồng nghiệp của mình.
7. Kiến thức nghiệp vụ (Domain knowledge)
Kiến thức miền là điều bạn cần biết về ngành cũng như công ty bạn đang làm việc. Ví dụ: nếu bạn
đang làm việc cho một công ty có cửa hàng online, bạn sẽ cần phải hiểu các khía cạnh của thương
mại điện tử. Ngược lại, nếu bạn đang phân tích dữ liệu về các hệ thống cơ khí, bạn có thể cần phải
hiểu các hệ thống đó và cách chúng hoạt động.
Kiến thức miền thay đổi theo ngành kinh doanh, vì vậy bạn cần phải nghiên cứu và học hỏi nhanh khi
thay đổi lĩnh vực làm việc. Không hiểu những gì mình đang phân tích thì sẽ rất khó để thực hiện nó
một cách hiệu quả.
8. Giải quyết vấn đề
Là một nhà phân tích dữ liệu, bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề, lỗi và rào cản mỗi ngày. Do đó, kỹ
năng giải quyết vấn đề là cực kỳ quan trọng.
Dù trong hoàn cảnh nào, các kỹ năng giải quyết vấn đề mạnh mẽ sẽ là một “tài sản” đáng kinh ngạc
đối với bất kỳ nhà phân tích dữ liệu nào.
Định nghĩa chính xác về “data analyst” sẽ khác nhau đối với từng ngành và từng công ty bạn đang
theo làm, vì vậy có thể không phải tất cả các kỹ năng này đều được yêu cầu cho mọi công việc của
data analyst.

c. Lập trình viên IT


Đối với các bạn muốn trở thành lập trình viên hay các kỹ sư phần mềm, bạn sẽ cần học chuyên sâu,
nâng cao kỹ năng lập trình, viết code (vì chương trình học ngành hệ thống thông tin quản lý không tập
trung quá nhiều vào lập trình)

20
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin đang trên đà phát triển hiện nay, đã và đang nảy sinh khá nhiều
lĩnh vực và tạo nên các nhóm ngành mới, tạo điều kiện cho các lập trình viên mới có thể tiếp cận và
chọn lựa ngành phù hợp với khả năng của mình. Một số ví dụ đáng kể đến như là:
Full-Stack Developer: có thể hiểu là một lập trình viên yêu cầu phải nắm rõ quy trình của cả một bộ
sản phẩm từ trên xuống dưới. Ví dụ như với web app thì có thể là một Full-Stack Developer phải biết:
web server, cơ sở dữ liệu, triển khai các cache service, code phía back-end, code phía front-end, và
còn nhiều nữa phụ thuộc vào sản phẩm. Có thể các bạn đã từng nghe nói tới MEAN stack, một stack
khá phổ biến trong web app hiện nay, bao gồm: MongoDB, ExpressJS, AngularJS và NodeJS, đủ cả
từ server, back-end, tới front-end.
Data Scientist: đây là ngành mà các chuyên gia có hiểu biết và kĩ năng phân tích, xử lý thông tin dựa
trên một lưu lượng dữ liệu khổng lồ, hay còn gọi là Big Data. Dữ liệu mang tính chất và vai trò càng
ngày càng quan trọng trong thời đại kĩ thuật số hiện nay vì nó chứa khá nhiều thông tin giá trị bên
trong. Ví dụ điển hình như: dự đoán và phân tích hành vi người sử dụng, phân tích tìm hiểu xu hướng
tiếp theo của người sử dụng là gì, tính toán và ước lượng hiệu quả của sản phẩm và dịch vụ, tìm kiếm
thông tin cần thiết… Chính vì vậy mà rất cần có những người có khả năng làm trong lĩnh vực này để
đáp ứng nhu cầu của thị trường. Không chỉ vậy, nghiên cứu khoa học cũng yêu cầu các chuyên gia ở
ngành này.
Security Specialist: sự phát triển không ngừng của Internet và các dịch vụ truyển thông kéo theo sự
đảm bảo an toàn về dữ liệu. Sẽ là một nỗi kinh hoàng lớn của một công ty khi bị đối thủ cạnh tranh tấn
công vào hệ thống của mình và đánh cắp dữ liệu hay làm các việc xấu gây tổn hại về tài chính và uy
tín doanh nghiệp. Có lẽ các bạn không còn cảm thấy xa lạ gì với thuật ngữ khá phổ biến ngày nay,
hacker. Trước đây, thuật ngữ này có thể là chỉ những người tấn công các websites, hay dịch vụ với
mục đích xấu nhưng hiện nay thuật ngữ này được mở rộng ra với Blackhat hacker, Whitehat
hacker…để ám chỉ một cách cụ thể hơn. Việc bảo mật thông tin đang trở nên quan trọng và cấp thiết
với mỗi doanh nghiệp thời công nghệ số hiện nay. Do đó, yêu cầu các chuyên gia bảo mật thông tin để
giữ vững và đảm bảo ổn định cho công ty khá là quan trọng.

…etc…và còn một số ngành nghề mới nữa; trên đây chỉ là 3 ví dụ điển hình.

 Hãy chọn lấy một ngôn ngữ lập trình, và học từ những thứ căn bản nhất
Trước khi có thể chạy, thì chúng ta phải học cách để đi trước đã. Bạn đi bằng cách học làm thế nào để
lập trình trong một ngôn ngữ lập trình nào đó chứ không phải học đi bằng cách cố gắng học hàng triệu
thứ cùng một lúc.
Có rất nhiều lập trình viên bắt đầu bằng cách thử và nhảy vào tất cả mọi thứ một lần và không có đủ
kiên nhẫn để học chỉ một ngôn ngữ lập trình duy nhất trước khi tiến lên phía trước. Họ nghĩ rằng họ
phải biết tất cả những công nghệ mới đang “hot” thì mới có thể kiếm được một công việc lập trình.
Trong khi đúng ra thì bạn cần biết nhiều hơn chỉ những kiến thức cơ bản của một ngôn ngữ lập trình
duy nhất, bạn phải bắt đầu từ đây, vì như vậy thì bạn mới có thể tập trung được tốt nhất.

21
Khi bạn biết một ngôn ngữ lập trình thật giỏi, hiểu các khái niệm của phát triển phần mềm trong ngôn
ngữ lập trình thật cơ bản, thì tại thời điểm này bạn có thể phát triển khả năng bằng cách học một ngôn
ngữ lập trình khác.
 Suy nghĩ đơn giản mọi vấn đề một cách logic

Suy nghĩ hay cảm xúc của bạn đều không quan trọng, vì máy tính không cảm nhận được điều đó. Tất
cả vấn đề nằm ở chỗ liệu mã code bạn viết ra có chính xác để nó có thể thực thi được hay không và
có đúng với yêu cầu hay không? Điều quan trọng là: "Một lập trình viên giỏi thì viết code để những
người khác có thể hiểu được."
 Nếu bạn không thể hình dung ra toàn bộ cấu trúc của một chương trình, một module, hay một
tính năng cụ thể, thì bạn vẫn chưa sẵn sàng để code nó
Bạn hãy dành nhiều thời gian để phân tích, hiểu thấu đáo vấn đề và thiết kế giải pháp cho nó. Bạn sẽ
nhận thấy phần việc tiếp theo sẽ được thực hiện dễ dàng hơn và tránh được thiếu sót. Những người
có thói quen lao vào viết code hùng hục ngay khi vừa nhận được yêu cầu thì thường tạo ra kết quả là
một cái gì đó khác xa so với yêu cầu thực tế.
 Developer viết chương trình mà không có bug là điều không tưởng
 Luôn đặt mình ở vai trò của người sử dụng
 Học cách tìm kiếm
Không ai giỏi hết các lĩnh vực nhất là trong nghể lập trình viên, công nghệ thay đổi từng ngày. Google
không đơn thuần là công cụ mà là 1 trợ thủ đắc lực nếu mỗi khi bạn gặp vấn đề năm ngoài khả năng
kiến thức của bạn. Chỉ với keyword đúng, thì bạn đã có thể tìm ra giải pháp tốt hay những kiến thức
cần thiết giúp bạn giải quyết nó.
Các kỹ năng khác
 Học cách giao tiếp và trao đổi vấn đề - làm việc nhóm
Trừ khi bạn làm việc một mình, hoặc khi phát triển phần mềm cho chính bạn sử dụng, còn không thì kỹ
năng này là thiết yếu trong công việc hàng ngày không riêng đối với 1 lập trình viên và nó quyết định
đến thành công của chính bạn.
Jeff Bargmann, một lập trình viên của Lifehacker nhấn mạnh rằng việc biết cách nói chuyện và viết
lách rõ ràng cùng khả năng thuyết phục thậm chí còn quan trọng hơn đối với những lập trình viên tự
do:
Trường học đã không trang bị cho tôi khả năng truyền đạt thông qua viết lách mà tôi cần có. (Chúng ta
đâu chỉ có viết code thôi, phải không?) Trong sự nghiệp chuyên nghiệp của bạn - nếu bạn muốn phát
triển lên - bạn sẽ phải dành rất nhiều thời gian để học cách truyền thông rõ ràng, súc tích và thuyết
phục - hãy tập suy nghĩ từ góc nhìn của người đối diện - thông qua email tới các đồng nghiệp, người
quản lý, khách hàng/đối tác và hy vọng một ngày nào đó là cả những giám đốc điều hành nữa. Với tư
cách một lập trình viên tự do thì kỹ năng này là mang tính sống còn và bắt buộc bạn phải học được
nó.
Jeff cũng có một số lời khuyên cho việc phát triển các kỹ năng giao tiếp của bạn:
22
Để xóa bỏ rào cản này và tiến về phía trước, bạn sẽ muốn thực hành trên thực tế (Cũng giống như
cách để bạn trở nên viết code tốt hơn!). Hãy xuất bản một số bài viết ngắn, đọc các email thành tiếng,
đối mặt với những chỉ trích, và hơn thế nữa là hãy tạo cho mình những kinh nghiệm; giống như bạn đã
làm với pet project của bạn vậy.
Nếu bạn không có cơ hội để phát triển với một team ngay bây giờ, thì hãy tập trung vào việc nâng cao
khả năng giao tiếp ở trường đại học, các bài phát biểu, và tham gia các khóa học hay các hoạt động
để học cách truyền thông đúng cách.
 Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề
Nhiều lập trình viên nói rằng việc hiểu một ngôn ngữ lập trình chỉ là một phần nhỏ của công việc
coding. Giải quyết vấn đề là một kỹ năng quan trọng khác mà các lập trình viên tân binh thường thiếu.
Phát triển phần mềm cũng giống như việc ráp các miếng ghép lại với nhau vậy: bạn cần phải hiểu làm
thế nào để kết nối một mẩu chương trình của bạn tới một mảnh ghép khác, và điều đó không phải lúc
nào cũng dễ dàng
Tuy nhiên, giải quyết vấn đề là một kỹ năng khó để học. Chìa khóa ở đây là bạn phải thực hành thật
nhiều. Hãy làm những dự án nhỏ như phát triển các ứng dụng ghi chú, làm một cái calculator, hoặc
bất cứ thứ gì mà bạn cảm thấy thú vị. Khi bạn làm điều này, hãy tập trung vào phần logic ở phía sau
đoạn code, và học cách suy nghĩ giống như một chiếc máy tính chứ không phải là chỉ hiểu về ngôn
ngữ đó.
 Học cách kiểm soát phiên bản

Github, GitLab và Bitbucket là 3 trong số các công cụ hỗ trợ mạnh mẽ mà các nhóm phát triển sử
dụng để làm việc cùng nhau nhằm tạo ra và cập nhật các ứng dụng mã nguồn mở. Bạn nên tham gia
vào một công việc mới để có hiểu biết cơ bản về cách mà các hệ thống này làm việc, nhờ vậy bạn có
thể làm việc tốt với những đồng nghiệp mới của mình.

23
Nguồn trích dẫn tài liệu:
1. https://topdev.vn/blog/big-data/
2. https://camnangceo.com/data-warehouse-la-gi/
3. https://www.linkedin.com/pulse/t%E1%BB%95ng-quan-v%E1%BB%81-business-intelligence-bi-minh-
nhut-nguyen
4. https://securitydaily.net/an-toan-thong-tin-mang/
5. https://bizflycloud.vn/tin-tuc/data-analyst-la-gi-20210616171111251.htm
6. https://edulinks.vn/ba-business-analytist-la-gi-yeu-cau-cua-nguoi-lam-ba/
7. https://viblo.asia/p/cac-ky-nang-can-co-de-tro-thanh-mot-lap-trinh-vien-chuyen-nghiep-vyDZOWPkZwj
8. https://dtbd.moha.gov.vn/uploads/resources/admin/chuyenvien/ChuyenDe7.pdf

CÔNG VIỆC CỦA THÀNH VIÊN TRONG GROUP :


LỮ XUÂN ĐỨC 20216919 : Viết lời mở đầu + Phần I
DOÃN THỊ THÙY DƯƠNG 20216915 : Tổng hợp bài báo cáo + Phần IV
NGÔ XUÂN DƯƠNG 20216916 : Phần II + Phần III

24

You might also like