You are on page 1of 5

Câu 6: Trình bày thông tin cần thiết cho các cấp chiến lược, chiến thuật, tác

nghiệp?(c3)

-Cấp tác nghiệp,cấp quản lý thấp nhất

+ Thông tin tài chính kế toán:

Thông tin về quản lý vật tư- kho

Thông tin về quản xuất thiết bị sản xuất

Thông tin về doanh thu chi phí

+ Thông tin về sản xuất

Thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh

Thông tin về các dịch vụ cung cấp

Thông tin về chất lượng

+ Thông tin mamarketing

Thông tin về khách hàng,nhà thầu, nhà tư vấn ,chủ đầu tư

Thông tin liên hệ, hướng dẫn

+ Thông tin nhân sự

Tên tuổi giới tính trình độ, địa chỉ liên hệ của nhân viên

Phân công vị trí công tác

-Cấp chiến thuật - cấp quản lý trung gian

+Thông tin bên ngoài

Thông tin về tình hình kinh tế xã hội: GDP, GDP/ người, dân số, ...

Thông tin về thị trường: các đối thủ cạnh tranh, xu hướng sử dụng các dịch vụ, phân loại khách hàng...

Thông tin về đến các quy định của Nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

+ Thông tin nhân sự

Tổng hợp số nhân viên tại đơn vị

Đánh giá kết quả của nguồn nhân lực

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn

+Thông tin TCKT

Kết quả tổng hợp doanh thu, chi phí của các đơn vị cấp dưới

Tính giá thành sản phẩm, dịch vụ trên phạm vi toàn đơn vị

Các dự toán vốn

Quản lý đầu tư
Quản lý vốn bằng tiền

+Thông tin nội bộ

Thông tin SXKD

Mạng lưới, năng lực phục vụ vận tải.

Tình hình thắng thầu, tiến độ thi công, giải phóng mặt bằng…

Trang thiết bị tại điểm phục vụ ( hoặc tại công trình )

Nhu cầu đầu tu (phương tiện, thiết bị..)

Dịch vụ được cung cấp trên mạng: cụ thể các dịch vụ nào, chất lượng của các dịch vụ, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường,
số khiếu nại

Thông tin kế hoạch

Các số liệu về tình hình thực hiện kế hoạch

Lập kế hoạch năm tiếp theo

Thông tin Marketing

Các thông tin Marketing của các bộ phận, đơn vị cấp dưới.

Thông tin quản lý công trình, phương tiện, thiết bị

Thông tin khả năng cung cấp dịch vụ ….

Hệ thống phân phối

Dự báo khả năng cung - cầu.

Kế hoạch phát triển

-Cấp chiến lược -cấp cao nhất

+Là các thông tin tổng hợp về:Hệ thống thông tin quản lý và phân tích thống kê giúp các nhà quản lý nắm bắt được tình hình
hoạt động của đơn vị mình. Hệ thống thông tin được tổ chức chủ yếu để thu thập các thông tin nội bộ của các đơn vị. Các nhà
quản lý đều cần biết được tình hình nguồn lực và kết quả hoạt động của đơn vị mình để từ đó có những quyết định, biện pháp
điều chỉnh kịp thời.

Câu7: Yếu tố gây nhiễu trong quá trình truyền tin là gì? Phân tích và cho ví dụ cụ thể?

Nhiễu thông tin là hiện tượng thông tin đi từ nguồn đến nơi nhận bị sai lệch (hay bị méo mó hoặc hiểu khác đi).

-Các yếu tố gây nhiễu

+Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa.

- Môi trường truyền thông tin không tốt. Ví dụ như tiếng ồn, thời tiết...

- Ý nghĩa không rõ ràng, quá trình mã hóa bị lỗi. Ví dụ như người nói sử dụng ngôn ngữ không chính xác, dùng từ địa phương.
- Kênh truyền thông hoạt động không hiệu quả: phát âm không chuẩn, độ nhạy của giác quan kém, chữ viết không rõ ràng, điện

thoại bị trục trặc...

- Các yếu tố tâm lí ở người phát và người nhận: sự không tập trung, sự nóng vội, những định kiến, thành kiến, tâm trạng không

tốt

Ví dụ : thông tin ban đầu có thể là việc chỉ định rõ ràng về các bước cần thực hiện và thời hạn để triển khai quy trình mới.

Nhưng khi thông tin này đi qua các cấp quản lý, nó có thể bị hiểu sai hoặc không truyền đạt đúng ý. Dẫn đến việc mỗi bộ phận

thực hiện theo cách của riêng mình, chậm trễ trong triển khai, hoặc thậm chí không áp dụng quy trình mới hoàn toàn. Điều này

dẫn đến nhiều rắc rối và nhầm lẫn trong công việc, làm giảm hiệu suất làm việc và gây mất đồng nhất trong cách tiếp cận công

việc. Nhiễu thông tin trong trường hợp này có thể gây ra sự lãng phí tài nguyên, thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp. Điều này

chỉ ra tầm quan trọng của việc duy trì luồng thông tin chính xác và mở rộng trong doanh nghiệp.
Câu 8: Trình bày các thành phần của một hệ thông thông tin doanh nghiệp? Dưới góc độ nhà quản trị thành phần nào
quan trọng hơn? Vì sao (c4)

Các thành phần của 1 hệ thống thông tin doanh nghiệp

-Thành phần Technoware (công nghệ - kỹ thuật): các trang thiết bị kỹ thuật kể cả máy tính, thư viện, thiết bị đa phương tiện,
truy nhập Internet. Trong nghiên cứu, đây là nhân tố quan trong thứ hai nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kiến
thức, kỹ năng và năng lực của các đối tượng quản lý và thực hiện nghiên cứu khoa học. Đây là thành phần thiết yếu của hệ thống
đảm bảo sự định lượng (phần cứng) của tổ chức như là cơ sở vật chất và hạ tầng thiết bị-công nghệ-khoa học.

-Thành phần Humanware (nhân lực): như là chủ thể của hệ thống là độ phức tạp của tài nguyên con người bao gồm kỳ vọng về
kỹ năng, năng lực cá nhân như là kỹ năng quản lý, suy nghĩ (thinking), kỹ năng giao tiếp, các kỹ năng cơ bản trong việc phát
triển, thiết kế, và sử dụng của hệ thống mà chủ thể là con người. Trong quản lý và nghiên cứu, đây là yếu tố hay sự ưu tiên cao
nhất được xem xét bởi năng lực của con người như sự tinh thông (nghiệp vụ, chuyên môn) là cấu thành sự thành công của một tổ
chức về mặt tác nghiệp, chiến thuật và chiến lược.

-Thành phần Infoware (Cấu thành phần mềm) với kỳ vọng về khả năng cung cấp kiến thức, cung cấp các cơ chế truyền bá kiến
thức cũng như khả năng tự học (nghiên cứu) mà hệ thống cần phải phát triển. Đây là thành phần tạo nên hình dạng, format,
phương thức và phương tiện để cung cấp thông tin và được phát triển qua các phần mềm hệ thống thông tin/kiến thức phục vụ
cho sự phát triển kỹ năng, khả năng nghiên cứu và năng lực sáng tạo. Đây cũng là thành phần quan trọng hỗ trợ cho mọi thành
viên của tổ chức tiếp cận tới kiến thức, công nghệ (như là thành phần thông tin) thông qua các công nghệ truyền thống kể cả
Internet, trong doanh nghiệp như thương mại điện tử (e-commerce), chính phủ điện tử (e-government).

Thành phần Orgaware: Thành phần tổ chức cấu thành lên môi trường cấu trúc của tổ chức và môi trường văn hoá của tổ chức
theo nghĩa phương pháp luận (methodology), kỹ thuật quản lý, các thủ tục điều hành chuẩn. Đây là thành phần quan trọng góp
phần quyết định cho sự phát triển các thành phần công nghệ, nhân lực và thông tin của tổ chức đó và hạt nhân liên kết các thành
phần nêu trên trong sự phát triển bền vững và thống nhất.

Dưới góc độ của nhà quản trị thì thành phần quan trọng hơn là thành phần nhân lực .Vì

-Một doanh nghiệp hoặc công ty muốn tồn tại thì điều cần thiết nhất là có một đội ngũ nhân viên đầy kinh nghiệm và giàu năng
lực. Để xây dựng và phát triển công ty thì nguồn nhân lực là yếu tố quyết định, không thể thiếu. Không một đơn vị nào có thể tồn
tại nếu không có nguồn nhân lực đáp ứng được sự hoạt động và vận hành của bộ máy công ty.

- Nguồn nhân lực bao gồm tất cả những người đã và đang làm việc tại công ty ở tất cả các vị trí khác nhau. Đây là nguồn chính
quyết định đến lợi nhuận và sự phát triển của công ty.Con người dù ở mọi vị trí, mọi đơn vị khác nhau đều là những chủ thể quan
trọng trong việc sáng tạo và phát huy những lợi thế của đơn vị

Câu 9: Trình bày vòng đời của một hệ thống thông tin doanh nghiệp?
Giai đoạn 1, chuẩn bị: Giai đoạn này tính từ khi trong tổ chức xuất hiện nhu cầu xây dựng hệ thống thông tin mới nhằm cung
cấp thông tin chính xác, kịp thời cho việc điều hành các hoạt động sản xuất trong tổ chức.

-Xác định mục tiêu, kế hoạch phân tích, từ đó lập ra các kế hoạch chi tiết về: nguồn thông tin sử dụng, thời gian tiến hành phân
tích, số lượng nhân sự phục vụ cho công tác phân tích, tổ chức phân công công việc khoa học...

-Lập kế hoạch phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình phân tích.

-Lựa chọn các phương pháp và nội dung phân tích nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.

-Thu thập và xử lý sơ bộ các nguồn thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Giai đoạn 2, hình thành và phát triển, trong giai đoạn này, các dự định xây dựng hệ thống thông tin được triển khai thực hiện
trong thực tế. Các chuyên gia phân tích hệ thống, nhà quản lý và các lập trình viên cùng nghiên cứu, khảo sát, phân tích, thiết kế
và xây dựng hệ thống thông tin quản lý. Hệ thống thông tin được thử nghiệm, cài đặt và chuẩn bị đưa vào sử dụng.

-Tính toán các chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu cần thiết. Trên cơ sở đó, tuỳ theo góc độ nghiên cứu khác nhau sẽ đi sâu vào phân tích các
nội dung có liên quan.

-Lập bảng biểu để so sánh, phân tích các chỉ tiêu đã tính toán, nhằm tìm ra nguyên nhân gây ra thực trạng của tình hình.

-Lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác phân tích ( cập nhật dữ liệu đầu vào phục vụ công tác phân tích và phân tích hệ thống chỉ
đánh giá họat động công tác quản lý của doanh nghiệp.

-Xây dựng hệ thống phần mềm nhằm đảm bảo việc cập nhật, xử lý và in ấn các bảng biểu báo cáo họat động quản lý, theo yêu
cầu quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp và phục vụ công tác quản lý.

Giai đoạn 3 khai thác và sử dụng: Thông thường đây là giai đoạn dài nhất trong vòng đời của hệ thống thông tin quản lý. Trong
giai đoạn này hệ thống được vận hành phục vụ cho nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin trong tổ chức. Trong quá trình sử
dụng, hệ thống được bảo trì hoặc sửa chữa để phù hợp với sự thay đổi về thông tin hoặc nhu cầu thông tin.

⁸ - Xây dựng qui trình quản lý, phân tích thông tin thống nhất.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nghiệp vụ, khai thác hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý thống nhất trong
doanh nghiệp.

Giai đoạn 4 thay thế: Trong quá trình sử dụng và khai thác hệ thống, luôn gặp phải sụ thay đổi về thông tin (thay đổi về dung
lượng và về cấu trúc) và những sửa chữa và thay đổi trong hệ thống làm cho nó trở nên cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Vì
vậy, hệ thống thông tin cũ cần phải được thay thế bởi hệ thống thông tin mới hoặc nâng cấp.

-Đưa ra nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào đó, đề xuất những giải pháp
nhằm phát huy những thành công và khắc phục những hạn chế.

-Lập kế hoạch, dự báo cho năm tới

Câu 10: Vì sao các doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP?

Doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP vì :

- Tích hợp thông tin tài chính: Các bộ phận kinh doanh khác nhau có thể có các phương thức hoạt động khác nhau. ERP sẽ tạo
ra một hệ thống chung duy nhất giữa các bộ phận kinh doanh trong toàn doanh nghiệp.

-Tích hợp thông tin về đơn đặt hàng: Với ERP, doanh nghiệp có thể kiểm soát các đơn đặt hàng dễ dàng hơn khi các đơn đặt
hàng rải rác ở các hệ thống khác nhau mà không được kết nối.

- Chuẩn hoá và cải tiến quá trình sản xuất: ERP sẽ chuẩn hoá các quy trình và phương thức hoạt động để tự động hoá một số
bước trong quá trình sản xuất nhằm tiết kiệm được thời gian và nâng cao năng suất cho doanh nghiệp.
- Giảm bớt hoá đơn: ERP giảm bớt hoá đơn thông qua việc giúp người sử dụng lập kế hoạch phân phát sản phẩm tới khách hàng
tốt hơn, giảm khâu đánh giá sản phẩm cuối cùng ở kho và nơi nhận hàng.

- Chuẩn hoá thông tin nhân sự: Đối với các doanh nghiệp vừa và lớn có nhiều đơn vị kinh doanh, ERP có thể cung cấp một
phương thức đơn giản, thống nhất để thực hiện hoạt động quản lý nhân sự sao cho hiệu quả và tiết kiệm.

You might also like